loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 43 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'chánh định & sát-na định'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-12-2017

Câu hỏi:

Kính thầy,
Xin thầy giải đáp cho con thắc mắc khi không đắc thiền định gì hết vậy con có thể nhìn vào "Danh sắc" rõ ràng như nó đang là được không ạ? Và "thiền cận định" có hỗ trợ quan sát rõ ràng "Danh sắc" không ạ?
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Khi con đang có vọng tưởng, con tỉnh giác thì mọi suy nghĩ tự buông xuống, tâm liền vắng lặng yên tĩnh trong sáng là đúng, là vô trụ, chánh định phải không thầy? Ở chỗ vô trụ con vừa tả thì thân-tâm-cảnh là một vì ở đó không có khái niệm, phân biệt, cũng không có cái ngã mà chỉ một cái biết thuần nhất không có tư tưởng hay lời nói! Còn khi trước con dùng ý chí đưa tâm vào trạng thái không suy nghĩ, như vậy là định tự tạo vì còn bám vào "cái không suy nghĩ" đó.
Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Đầu tiên con kính chúc Thầy được nhiều sức khoẻ, những Phật sự Thầy đang làm và sẽ làm được thành tựu viên mãn.
Con có 2 câu hỏi, mong Thầy soi sáng cho con.
Hôm nay con có dự khoá thiền và được giảng dạy 4 tầng thiền của Đức Phật, phương pháp thể nhập vào tầng thiền thứ tư và thể nhập Niết-bàn. Xin Thầy cho con hỏi, Phật giáo Nam Tông có giảng dạy 4 tầng thiền và phương pháp để đạt đến 4 tầng định này không ạ?

Câu thứ 2 là, mục đích của định là nhờ định phát huy trí tuệ. Như vậy "đạt" trí tuệ để thấy ra mọi sự như nó đang là. Nếu vậy mình có thể chỉ thấy ra sự thật, nhìn thấy mọi thứ như nó đang là mà không cần "hạ thủ công phu", "trầy vi tróc vảy" để đạt được định?
Con xin đảnh lễ và tri ân những lời dạy của Thầy.






Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Chư Tôn Đức!
Đệ tử vì mang nhiều nghiệp tội nên phải mang bệnh lãng tai (điếc), và bệnh tim mạch. Nay con một lòng hướng về Phật pháp, nguyện tu học pháp thiền định. Ngưỡng mong Tôn Sư hoan hỷ dẫn dạy cho con pháp tu học Thiền Định.
Vì bị "điếc" nên chúng con không thể nghe được những lời giảng dạy qua hệ thống âm thanh (loa), mà chỉ nghe được trực tiếp tiếng nói người đối diện hay gần kế bên tai. Kính xin cảm tạ hồng ân của Chư Tôn Đức cho con lời khuyến tu học Phật.
Kính!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Trong kinh tạng Pali, có đề cập đến việc Đức Phật sau khi rời bỏ việc tu thiền định khổ hạnh, nhớ đến việc ngồi thiền trong trong buổi lễ hạ điền. Ngài đã thực hành việc ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú thiền thứ nhất cho đến xả lạc xả khổ... chứng và trú thiền thứ tư. Giữa tu tập tứ thiền nói trên và tu tập thiền tứ niệm xứ có mối quan hệ như thế nào?
Kính xin Thầy giải thích. Kính chúc Thầy dồi dào sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-09-2016

Câu hỏi:

"Không cần cận định hoặc định (an chỉ) vẫn thấy, vì chỉ cần sát-na định là đủ thấy sự thật rồi. Thậm chí định còn trở ngại sự thấy nữa là khác".
Con đã thử làm theo lời thầy như thế này: ngay khi tâm muốn định hơn con liền thấy tâm "muốn định hơn", khi bị cảm giác đau con liền biết "đau"... Con biết ngay như vậy có phải là nhờ sát-na định không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Gần đây có nhiều bạn nói về Thiền Định. Con cũng xin chia sẻ một chút Thiền Định.
Ngày xưa (khoảng hơn 12 năm trước) khi vừa lớn lên thì cảnh gia đình con rất khổ vì chuyện nợ nần. Hầu như ngày nào anh chị em con đều sống trong nước mắt cả. Khi vừa tốt nghiệp đại học con luôn muốn kiếm nhiều tiền và thật nhiều tiền. Vì cái muốn đó mà làm con khổ lắm.
Con chẳng theo đạo gì cả. Có lần con đọc đâu trên mạng người ta viết là khi đạt được tứ thiền thì có thể kết thúc sự sống theo ý muốn và người ta cũng diễn tả các hỷ lạc trong các tầng thiền định. Thế là con quyết tâm ngồi thiền (mục tiêu chính là để thoát khổ và kết thúc sự sống càng nhanh càng tốt, khổ quá mà). Đọc trên mạng người ta chỉ cách quán sổ tức gì đó rồi làm theo. Con ngồi thiền chăm chỉ lắm. Tự ngồi chứ cũng chẳng ai chỉ gì cả. Kết quả của một thời gian rất dài ngồi thiền quán sổ tức (theo hơi thở) là con bị đau ngực dữ dội.
Công việc càng bận rộn thêm, con phải làm việc một ngày trên 12 tiếng. Không còn thời giờ ngồi thiền nữa. Và con cũng quên hẳn đi chuyện ngồi thiền một thời gian vài năm. Vì sống trong hoàn cảnh như vậy nên con sợ cảnh lập gia đình lắm và cũng cố kìm nén chẳng yêu đương gì cả. Thế rồi con cũng không thoát khỏi chữ tình. Con bị thất tình, khổ sở vô cùng. Lúc đó như người không còn biết làm gì. Khổ, đau, tuyệt vọng, chán nản ngày nào cũng như vậy. Con nhớ đến việc thiền định trước kia con đã làm. Thế là tối tối con tìm một nơi yên tịnh ngồi thiền và con tạm vượt qua cảnh khổ được vài tuần. Khi con gặp người đó thì con bị khổ đau còn khinh khủng hơn nữa chứ.
Có một hôm vì đau khổ quá nên con mới quan sát nỗi đau khổ (thật ra bây giờ con mới biết cái này là con quan sát toàn bộ thân, thọ và tâm của con cùng một lúc). Nhanh hơn cả một chớp mắt, toàn bộ nỗi khổ niềm đau của con nó tan biến hết, một cái gì đó rỗng lặng mà nó vẫn biết. Chấm dứt toàn bộ đau khổ. Từ đó con sống nhẹ nhàng thoải mái. Mà con cũng chẳng biết đó là cái gì.
Trải qua một thời gian cũng lâu. Có lần con nghe người ta đọc kinh sa môn quả. Con nghe đọc tới các tầng thiền và sau khi đạt tứ thiền thì bước thêm nhiều bước nữa. Con nghe tới đoạn “với tâm định tĩnh, thuần thuần tịnh… thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu”, chấm dứt khổ đau. Nghe tới đoạn này con thật sự hiểu là trong nhà Phật có một cái đoạn tận sầu, bi, khổ, ưu não. Vậy nên con lại quyết tâm ngồi thiền để mong đạt được tứ thiền rồi mình sẽ thoát khỏi sầu bi khổ ưu não. Có lần ngồi thiền con đạt được cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ toàn thân, một niềm hỷ lạc mà chẳng thể tìm được bằng niềm vui vật chất. Thế là con bị vướng mắc vào trạng thái này. Ngày nào ngồi thiền con cũng mong trạng thái mát mẻ đó. Nhưng chẳng được gì cả. Thế là con mới quyết tâm đi tìm trên mạng xem có ai giảng giải về chuyện này không. Con bôn ba đi tìm đến các chùa chiền để hỏi các thầy nhưng hơn một năm mà cũng chẳng được gì. Tự dưng còn rước thêm một phiền não vào tâm của mình.
Duyên may giờ con hiểu được có cũng được mà không cũng được. Chẳng cần tìm kiếm gì nữa. Cứ sống vậy thôi. Hễ mà mình còn tỉnh còn quan sát thân thọ tâm pháp thì chuyện gì xảy ra cũng để nó xảy ra. Khi không còn tỉnh thì bị lôi cuốn theo. Nhưng cũng có lúc giật mình tỉnh lại chút thì bình thường trở lại. Sống vậy cũng thoải mái rồi.
Bạn nào muốn tìm Thiền Định thì cứ hành đi giống mình. Rồi sẽ trải qua mà thôi. Mong sao còn tỉnh ra một chút để còn thấy rõ tai hại của Thiền Định mà không có Tuệ.
Cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-06-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Con thấy thầy nói "tứ thiền bát định ngoại đạo mà Phật đã thấy đó chỉ là sắc ái, vô sắc ái nên đã từ bỏ hơn 6 năm trước" cái này con đồng ý, vì đây là thiền ngoại đạo. Nhưng trước khi thành đạo, Phật ly dục ly ác pháp nhập sơ thiền, diệt tầm tứ nhập nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Từ thiền thứ 4 này Phật hướng tâm đến Tuệ Tam Minh. Phật dạy chánh định trong Bát Chánh Đạo là 4 định này chứ đâu phải thiền ngoại đạo đâu ạ. Sao Thầy nói chưa tu chứng không nhập được ạ?
Con nghĩ nếu hành giả nhập 4 định này gọi là Chánh Định, còn bậc Thánh nhập thì gọi là Chánh Thánh Định đúng không ạ?
Con cũng nghĩ việc hành Tứ Niệm Xứ cũng là 1 bước trong Chánh Niệm (Bát Chánh Đạo) để hành giả ly dục ly ác pháp tiến đến 4 định này.
Xin Thầy chỉ bảo thêm khúc mắc này!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2015

Câu hỏi:

Kính Thầy,<p>
Nghe, hiểu và thực hành theo băng thầy dạy về thiền định, thiền tuệ thì con thấy gần gũi và dễ thực hiện mang lại hiệu quả. Con xin hỏi 2 câu sau:<p>
1. Con không hiểu tại sao lại phân biệt thành thiền/định vô sắc và hữu sắc? <p>
2. Mục đích chia thiền thành các bậc nhất, nhị, tam, tứ,... là để làm gì chứ như cách dạy của thầy thì thực chất là thay đổi cách sống. Mới đầu có thể là tọa thiền sau lan tỏa ra các hoạt động khác tương tự là được.<p>
Trân trọng cám ơn thầy<p>
Con Minh Trí<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>

Trong một lần nghe pháp thoại của thầy có nói đến việc đạt được Định và sống với định quá lâu cũng không phải là đúng lắm, vì giống như dòng sông mà không chảy thì không còn giá trị của nó nữa. <p>

Con xin thầy nói cho con rõ chỗ này hơn và khi ngồi thiền hàng ngày thì nên như thế nào.<p>

Con cám ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »