Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 01-09-2021
Câu hỏi:
Con thành tâm đảnh lễ Thầy. Xin Thầy chỉ điểm cho con về cái biết của ý căn và cái biết của tự tánh... Nó khác nhau thế nào? Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 20-07-2021
Câu hỏi:
Kính thưa Sư Ông!
Trong kinh Kim Cang thường hay xuất hiện câu đại ý là: A không phải A tức là A. Sư Ông khai thị giúp con. Con cám ơn Sư Ông.
Ngày gửi: 14-06-2021
Câu hỏi:
Thưa thầy, cho con hỏi về năng lực tưởng tượng, con thấy được đặt trong một việc có ích nó rất cần thiết, khiến cho xã hội phát triển. Nhưng khi đặt trong một mối quan hệ, tưởng tượng nhiều phần cho con cảm thấy mình suy diễn, đi quá xa sự thật của vấn đề. Thầy có thể giúp con gợi mở cách sử dụng tưởng tượng cho phù hợp được không thầy? Con cảm ơn thầy nhiều.
Ngày gửi: 09-05-2021
Câu hỏi:
Kích chào thầy,
Con có một vướng mắc là khi 1 ý nghĩ khởi lên để làm 1 việc gì đó thì làm sao biết nó có bản ngã hay không nếu không qua phân tích của lý trí. Ví dụ tự nhiên thấy làm một việc đầu tư rất nhiều lợi ích, thì con thấy muốn làm. Mà qua phân tích một hồi thì con thấy mình hơi tham. Vậy cái sự phân tích làm mất tự nhiên cũng là bản ngã. Một trường hợp khác là con thấy đồ ăn bán rất rẻ, nên con lấy nhiều một tí. Nhưng nếu phân tích ra thì chắc sẽ có người cần nhiều hơn con, nhưng đó cũng chỉ là suy đoán không thật. Mà lúc con để tự nhiên thì con cứ thấy rẻ là mua, không phân tích đúng sai. Như vậy con có sống đúng tốt không ạ?
Ngày gửi: 22-04-2021
Câu hỏi:
Con kính chào thầy!
Mỗi khi con nhận biết được trong con đang có suy nghĩ thì suy nghĩ tự động dừng lại, dù con luôn muốn quan sát được trọn vẹn các dòng suy nghĩ của mình và để nó được diễn ra một cách tự nhiên.
Kính mong thầy hướng dẫn cho con làm sao để thực tập đúng điểm này. Con xin cám ơn thầy.
Ngày gửi: 25-03-2021
Câu hỏi:
Thầy ơi!
Tới bây giờ con mới nhận ra con luôn luôn lạc lối trong lối tư duy và thế giới quan của người khác. Cho đến tận bây giờ con vẫn luôn sống dựa theo tư duy thế giới quan của người. Mỗi khi bế tắc gì đó con lại tìm đến những câu nói, hay sự chỉ dẫn để có được một phương pháp giải quyết vấn đề. Con chưa bao giờ chịu nhìn nhận lại vấn đề mà chỉ tìm cách giải quyết. Mỗi khi làm điều gì con luôn tìm so sánh, đối chiếu, giải pháp từ người khác.
Thì ra thầy ơi con không hiểu gì về cuộc đời và con người cả. Tất cả những gì con nhìn chủ quan về cuộc đời để rồi cuối cùng khi va chạm hoàn toàn ngược lại. Con đã rơi vào hụt hẫng và tuyệt vọng cùng cực.
Ngay cả việc tìm nơi bám víu khi đau khố để có thể vực dậy con cũng lại lên Hỏi đáp trungtamhotong để tìm kiếm keyword về vấn đề rồi đọc, rồi lại bám víu.
Cuối cùng con đã hiểu ra. Con CHƯA BAO GIỜ HIỂU bản thân mình. Con lạc lõng, cô đơn, chán nản, sợ hãi và đầy mệt mỏi. Thì ra con chỉ là một kẻ đứng ngoài rìa cuộc đời.
Thầy ơi con phải làm gì để có thể hiểu rõ bản thân mình? con phải làm gì để không còn rơi vào lối tư duy hay thế giới quan của người khác? Con phải làm gì để không còn những ảo tưởng chủ quan về cuộc đời của con? Con phải làm gì để có thể hiểu bản chất con người và cuộc sống là gì?
Xin hãy giúp con thầy ơi! Con xin cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 13-03-2021
Câu hỏi:
Sư thầy cho con hỏi về thiền quán. Ví dụ như khi con đang rửa chén mà trong tâm con suy nghĩ đến 1 vấn đề khác và tánh thấy của con biết tâm đang suy nghĩ thì con để yên quan sát suy nghĩ tiếp hay con chú tâm vào rửa chén ạ. Con cảm ơn.
Ngày gửi: 12-03-2021
Câu hỏi:
Con bạch thầy.
Thầy có thể miêu tả hay nói rõ hơn về trạng thái "thực chứng" 1 vấn đề, để phân biệt đâu là tuệ giác đâu là tri kiến. Và trong câu hỏi của con có sai ở đâu không ạ? Con cảm ơn thầy nhiều ạ.
Ngày gửi: 11-03-2021
Câu hỏi:
Kính thưa sư,
Con nhận thấy bản thân mình quá lý trí. Muốn tìm hiểu cái gì thì phải cố gắng biết tường tận. Và khi biết được thì có cái tôi thích chỉ bảo người này người kia, và có 1 chút tự ngã. Con càng hiểu nhiều về Phật pháp thì tâm con nhiều lúc lại tưởng tượng lại mình sẽ chỉ bảo người này người kia trong gia đình con. Đây có phải là một cạm bẫy do cái tôi tạo ra không sư? Con cảm thấy nó giống với các nhà khoa học hay những người đang cố tìm chân lý. Họ muốn biết tường tận mọi việc.
Ngày gửi: 20-02-2021
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Hôm nay con ngồi đọc lại những quyển sổ kiến thức mà con đã viết cách đây 8 năm. Ngày xưa con rất quý nó, giữ gìn nó và thậm chí coi những gì mình viết trong này không phải ai cũng biết. Nhưng giờ đọc lại con thấy con chẳng nhớ gì về những điều con đã viết. Chợt con nghĩ rằng kiến thức cũng chỉ là sự vay mượn, hoàn toàn không phải của mình. Vậy việc chia sẻ kiến thức với người khác để họ tùy cơ sử dụng tốt cho họ, tốt cho đời vẫn tốt hơn là giữ cho mình. Mà chắc gì... những điều mình biết đã thật sự là "to lớn" và "giúp được" cho người khác mà cứ "giữ khư khư".
Thoáng rồi con nhận thấy, ở đời là sự vay mượn, vay mượn kiến thức, vay mượn cơ thể này... chứ rồi mọi thứ sau này tan biến mất cũng chẳng có gì là của mình. Con thấy so với những kiến thức ngày xưa con trân trọng nó cũng giúp con hiểu thêm về thế giới ở mặt trí thức, chứ còn về thân tâm con, sự trở về của con thì không nhiều giá trị. Vậy chỉ là vay mượn nhau trong cuộc đời này thôi thầy nhỉ? Con mong được thầy từ bi chỉ bày giúp con. Con cảm ơn thầy nhiều.