loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 87 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tưởng tri, thức tri & tuệ tri'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-03-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Khi tham sân khởi lên, trước con biết khởi lên xong sau đó cái bản ngã xen vào muốn chọn lựa. Giờ khi tham sân khởi lên, con biết nhưng lại biết thêm lý do tại sao lại như vậy và thấy rằng trong nhiều trường hợp, tham sân cũng tốt. Con thấy như vậy có đi lạc hướng không thưa thầy? Con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-03-2017

Câu hỏi:

Kính Bạch Sư,
Hôm trước có Đạo Hữu trình với Hòa Thượng là, "khi ngồi thiền mình chỉ cần biết hơi thở ra vô thân mình, buông thả tất cả, pháp nào đến thì chỉ cần thấy rõ, quan sát thì ắt sẽ tự sinh và tự diệt."
Con hiểu rằng việc hành thiền (đi, đứng, nằm, ngồi, quán, định) chỉ là phương tiện giúp con tập được khả năng trực giác nhìn thấy sự thực không qua khái niệm. Cho nên những chuyện sanh diệt, trí tuệ hoặc gì khác đều không phải là những gì mà việc hành thiền chủ ý đạt tới.
Kính xin Hòa Thượng từ bi khai thị.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-01-2017

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Bạch Sư, con có những vấn đề thắc mắc mong Sư giúp con. Sống ở đời là chúng ta sống với Tuệ tri hay là cái dụng của tuệ tri. Xin Sư chỉ dạy cho chúng con làm thế nào để được cái dụng của tuệ tri.
Con cám ơn Sư, mong Sư hoan hỷ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2017

Câu hỏi:

Bạch Sư,
Con hành pháp như Sư dạy rằng các pháp như thế là như thế, con mong Sư chỉ dạy cho con khi ăn biết ăn, con có biết vị hay không biết, nếu biết thì rơi vào phân biệt là thức tri, còn nếu không biết vị thì như gỗ, đá. Xin Sư hoan hỷ chỉ dạy cho con.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2017

Câu hỏi:

Bạch sư!
Con nghe một vị sư Thầy nói: "thường tri lặng lẽ chưa phải thấy tánh vì còn dùng lục căn, người thấy được tánh khi thấy mà không dùng mắt, nghe mà không dùng tai..."
Bạch sư, mong sư chỉ dạy cho chúng con. Con xin cám ơn sư.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-12-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con không hiểu câu nói "tất cả hiện hữu bằng thức". Kính xin Thầy giảng rộng ra và câu nói đó có đúng không?
Cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy.
Các oai nghi chính như đi, đứng, nằm, ngồi hoặc các oai nghi như co tay, duỗi tay, gắp thức ăn, nhai, nuốt... trước khi thực hiện mỗi hành động có cần phải ghi nhận ý muốn tác ý trong tâm rồi mới thực hiện hành động đó không ạ? Hay cứ thực hiện hành động tự nhiên mà không cần quan sát ý khởi lên trước khi thực hiện một hành động ạ?
Trong khi đi kinh hành, ta thấy có cái tâm đang quán sát và sự đi đang diễn ra một cách tự nhiên. Có khác với cách đi chú ý tới bước chân từng giai đoạn dở, bước, đạp để thấy đặc tính của tứ đại như nặng, nhẹ, chuyển động hay sự sanh diệt vô thường... không ạ? Tuệ giác đạt được của mỗi một cách đi này là gì ạ, có khác nhau không ạ?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-10-2015

Câu hỏi:

Ta nhận biết là hành động dựa trên kiến thức, kinh nghiệm quá khứ! Sự nhận biết không là hành động, do vậy nhận biết ngay nơi đối tượng không qua ngôn ngữ. Và Ta nhận biết và sự nhận biết là "hành động của suy nghĩ". Thưa Thầy con chưa thật rõ điều nầy, kính mong Thầy soi sáng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-04-2015

Câu hỏi:


Thưa sư. Con nghiệm điều nào nên cho lọt qua 5 giác quan, điều nào không.<p>
Khi tiếp xúc với thế giới, trần cảnh, thì việc nghĩ rằng đó là thường, là lạc, là ngã của ta là điều không nên, phải bỏ qua. Vì nó sẽ sinh ra hữu, bám víu, đau khổ kèm theo sau. <p>
Khi tiếp xúc với thế giới, trần cảnh, thì việc nghĩ rằng đó là vô thường, là khổ, là vô ngã. Những thứ này không nên dính mắc, vì không dính mắc, không chối bỏ nên tâm buông dần khổ đau. <p>
Mong sư từ bi giảng dạy về những ý kiến trên. Dù biết rằng sự bình yên không thể đạt được bằng lý luận, song con nghĩ như lý tác ý thật sự rất quan trọng. <p>
Con kính tri ân sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2015

Câu hỏi:

Con xin thành tâm sám hối trước Thầy vì hí luận nhiều quá. Ý của con là như vầy Thầy ạ: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều sinh diệt không ngừng, khi thân hoại mạng chung thì mọi thứ đều đi con đường của nó, nói diệt cũng đúng mà nói sinh cũng đúng ví dụ như Sắc, tánh vẫn là tứ đại chẳng sinh chẳng diệt, tướng thì thay đổi (chuyển) thành con giun chẳng hạn, cái này con cũng hiểu, cũng như thế đối với Thọ, Hành, Thức con cũng hiểu! Nhưng với Tưởng (trí nhớ) thì con không biết nó chuyển thành cái gì? Rõ ràng kiếp trước học toán rất giỏi, thuộc nhiều áng văn thơ, khi chuyển kiếp bị (xóa) luôn như là format bộ nhớ của computer vậy! <p>
Và nếu ngồi một mình, thư giãn, buông xả suy ngẫm những thứ như trên thì có gọi là quán Pháp không ạ? <p>
Một lần nữa con sám hối trước Thầy!

Xem Câu Trả Lời »