Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 02-09-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Con nghe trong một bài pháp, thầy giảng: “Không cần tin mà khi Pháp đến, cứ thận trọng, chú tâm, quan sát”. Khi con trải nghiệm một việc gì đó, con thấy đúng, từ đó, con có niềm tin cho việc tương tự vào những lần sau. Đối với những chuyện con chưa biết thực hư, con thường đặt niềm tin để bản thân có động lực làm, từ đó mới biết được đúng/sai, con cảm thấy niềm tin là điều thúc đẩy con người hành động. Vậy trong trường hợp của con, niềm tin có gì sai không thầy? Con cảm ơn thầy ạ.
Ngày gửi: 21-06-2022
Câu hỏi:
Kính bạch Sư Ông.
Con xin kính tặng Sư Ông bài thơ và cũng là sự trình pháp của bản thân con.
Chánh niệm là trách nhiệm
Chánh kiến là nghe thấy
Nghe thấy có trách nhiệm
Đạo giải thoát là đây
Con xin chân thành biết ơn Sư Ông.
Nguyện cho tất cả chúng sanh đều giác ngộ chân lý tứ thánh đế, giải thoát khỏi phiền não khổ đau.
Ngày gửi: 17-06-2022
Câu hỏi:
Con xin thành kính tri ân Thầy ạ. Con đã nghe các bài pháp thoại của thầy được 1, 2 năm nay và thấy rất gần gũi đời sống, đi sát theo tứ diệu đế và bát chánh đạo, con thấy gần gũi và hợp lí nhất trên con đường tu học để thấy ra chân lý.
Con đang có trăn trở bao lâu nay chưa thông. Con là sinh viên mới ra trường đang băn khoăn về nghề chánh mạng, con biết là 5 nghề trực tiếp tạo nghiệp nặng nề Đức Phật khuyên không nên làm mà nên tránh càng xa càng tốt, nhưng nghĩ xa hơn thì chả nghề nào 100% trong sạch chánh mạng cả, nghề làm nông cũng phải phun thuốc trừ sâu, nghề làm sản xuất kinh doanh cũng phải marketing nói không đúng sự thật phần nào đó hoặc phải kích cầu mua sắm, kích tâm tham của khách hàng để tăng tiêu thụ, tăng trưởng tâm tham sân si của khách hàng, phá hoại môi trường, nghề kỹ sư xây dựng theo gói thầu thì cũng nhiều khi làm dự án xây các khu trung tâm thương mại giải trí kích tâm tham sân si, phá hoại môi trường cũng nhiều, xét rạch ròi ra thì con thấy nghề nào cũng có vấn đề cả ạ
Đương nhiên là vẫn có nhiều người có năng lực cao để kinh doanh, buôn bán hay làm giáo dục theo hướng ngày càng tăng trưởng giới định tuệ hơn như giáo dục rèn đủ giới định tuệ, làm ở các tổ chức phi chính phủ với công việc chính là vì cộng đồng, nhưng tâm con đang dính sự lo sợ rất nặng nề, sợ mình sẽ không dành toàn bộ thời gian làm những công việc ấy mà vẫn đủ kinh phí trang trải cho bản thân và gia đình, thêm 1 phần lo sợ vì năng lực yếu (phần lớn là do hậu quả của việc con vừa trải qua trầm cảm nên gây ra những tâm lí xấu ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ, sự tập trung và sức khỏe dẫn đến hiệu suất công việc kém), mà càng lo sợ thì càng rối không tìm được lối ra.
Sư ông có thể chỉ ra cho con cách giải quyết để con vẫn có thể yên tâm tu học đi dần về hướng giới định tuệ mà vẫn có tâm huyết với các công việc phổ thông của thế gian như tài chính, ngân hàng, xây dựng, marketing,... không được hoàn toàn là chánh mạng được không ạ
Thứ 7 chủ nhật hàng tuần con vẫn dành thời gian đi làm các công tác thiện nguyện ạ, con chỉ còn băn khoăn về chánh mạng phải làm hàng ngày để có những bước tiến trên con đường tu học, một phần những liên đới của biệt nghiệp vì công ty nào cũng sẽ có sai phạm cả, con nhận thức được rằng theo đuổi phát triển kinh tế sẽ phải trá giá đắt cho những vấn đề khác như môi trường, sức khỏe, xã hội,...
Con xin thầy cho con lời khuyên để con bình tâm bước tiếp trong giai đoạn này ạ!
Ngày gửi: 13-06-2022
Câu hỏi:
Thưa Thầy cho phép con hỏi, những thứ mình ngộ ra nhờ do chiêm nghiệm trong đầu có khác gì tự ngồi lẩm nhẩm một mình mà ngộ ra không? Đôi lúc con có thói quen độc thoại, tự đối diện vấn đề, tự hỏi, tự trả lời. Sau những lần độc thoại, con dễ thấy ra bản chất vấn đề nếu như trước đó ngồi im chiêm nghiệm không được. Điều này diễn ra không thường xuyên, chỉ lâu lâu con stress vì chấp thủ, biết mình chấp nhưng không thấy ra vấn đề mình chấp.
Con cảm ơn Thầy đã đọc mail. Kính chúc Thầy nhiều sức khoẻ.
Ngày gửi: 31-05-2022
Câu hỏi:
Kính Thầy,
Khi nghe thầy giảng con đã có thể bước đầu nhìn đúng sự thật, ko qua bất cứ ý niệm nào, nếu có ý niệm nào khởi lên thì con đều hay biết. Nhưng đôi lúc con thấy có những ý niệm phải làm một cái gì đó để cuộc sống mình tốt lên. VD như công việc hiện giờ con làm chưa được tốt, con muốn mình làm việc hiệu quả hơn, tạo nhiều giá trị hơn. Nhưng khi suy nghĩ làm sao để cải thiện chất lượng công việc con thấy mình bị mất Chánh Niệm (bị cuốn theo suy nghĩ), mà khi Chánh Niệm thì ko thể suy nghĩ. Con bị luẩn quẩn ko biết tại sao. Mong thầy giải đáp thắc mắc của con ạ.
Ngày gửi: 08-05-2022
Câu hỏi:
Kính Sư, xin cho con hỏi.
Thế nào là Chánh kiến? Làm sao biết mình có chánh kiến?
Con cảm ơn Sư, kính chúc Sư nhiều sức khỏe.
Ngày gửi: 16-04-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy "thấy thực tại đang là" là "chánh niệm" hay "chánh kiến" trong "bát chánh đạo" ạ?
Ngày gửi: 30-03-2022
Câu hỏi:
Con kính lễ thầy!
Cho con nói ý kiến về bạn nói bạn giăng nhện. Trong cuộc sống, một cái cây, cọng cỏ đều có giá trị của nó. Sự chiêm nghiệm qua quan sát một cách tò mò trong sự trong sáng chính là chánh tư duy, và đôi lúc tư duy qua quan sát các tập tính của các loài quanh mình mà mình có duyên gặp như rắn, chim,… cũng sẽ rút ra những bài học cho chính mình. Lời bạn nói như lời thầy nói đó là sự lập lại không phải chia sẻ từ sự thấy biết hay trải nghiệm. Vì con cũng đã từng có sự yên lặng quan sát những con chim bay loạn xạ khi trời mưa gió lớn làm con nhận ra rằng tư duy ngược với bình thường hay kiến thức nếu biết sử dụng sẽ là phao cứu cánh trong những hoàn cảnh khó khăn. Cũng như lời Phật nếu hiểu qua trải nghiệm chiêm nghiệm nơi mình, sự thú vị, sự quan sát trong cuộc sống thì sẽ là những nấc thang hướng đến sự tự do, tự tin nơi chính mình. Từ đó, nương nhờ nơi mình, nơi nhân duyên của mình để thấy ra những sự thật mà những bậc giác ngộ muốn chỉ dạy.
Con kính chúc thầy và quý bạn đọc mạnh khỏe, bình an! Con kính tri ân thầy, tri ân pháp!
Ngày gửi: 07-03-2022
Câu hỏi:
Mô Phật! Kính bạch Thầy cho con hỏi ạ:
Con thấy Chánh kiến cũng nhiều mức độ theo trình độ của từng người ạ!
Ví dụ: Khi một người này đối xử tệ bạc với người kia. Theo suy nghĩ phàm tình ở đời thì sẽ trách móc, oán ghét người làm sai đó.
Nhưng người có Chánh kiến sẽ quan sát và thấy rằng ko có việc gì xảy ra mà ko có nhân duyên v.v...
Và mức độ Chánh kiến cao hơn nữa là: Thấy sự việc như vậy thì chỉ BIẾT vậy thôi. Ngoài ra ko thêm bớt gì khác.
Con thấy vậy có đúng ko ạ? Con xin cảm ơn Thầy ạ!
Ngày gửi: 21-02-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy,
Con xin hỏi, trong quyển Soi sáng thực tại có nói "Ai thấy sự thật ngay nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, nơi tất cả cảm giác cảm xúc, nơi những phản ứng, những thái độ, những trạng thái nội tâm, nơi sự tương giao và mối quan hệ với vạn pháp xung quanh... người ấy dễ thông suốt toàn bộ lời dạy của Phật mà không bị giới hạn bởi ngôn ngữ được thuật lại và biên tập về sau thành kinh điển" Sự thật ở đây là sự thật gì. Con mong Thầy giúp con hiểu. Con xin tri ân Thầy ạ.