Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 13-10-2017
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Xin Thầy phân tích 2 trường hợp tu tâp: "trong định có tuệ" và "trong tuệ có định"!
Con xin cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 11-09-2017
Câu hỏi:
Con kính chào Thầy!
Con có câu hỏi là trong chương 8 của cuốn "Sống Trong Thực Tại" Thầy có đề cập đến một loại "tâm định tịch tịnh vi diệu" mà Thầy gọi đó là Định Tĩnh Lặng.
1. Loại định này khác gì so với Sát-na định và cận hành định ạ?
2. Nó có phải là tâm định khi mà tri kiến được thanh tịnh không ạ (khi tâm thanh tịnh thì thấy tất cả các pháp đều thanh tịnh)?
Con mong Thầy từ bi chỉ dạy ạ!
Con kính chào Thầy.
Chúc Thầy thân tâm thường an lạc!
Sadhu! Sadhu! Sadhu!
Ngày gửi: 28-08-2017
Câu hỏi:
Dạ con kính đảnh lễ Thầy.
Xin cho con hỏi Định trong thiền Hiệp thế và chánh định khác nhau như thế nào ạ?
Phật dạy về vấn đề tự giác và giác tha trong bài kinh nào?
Con kính tri an Thầy.
Ngày gửi: 22-08-2017
Câu hỏi:
Con chào Thầy.
Lại là con nữa, thưa Thầy.
Sáng nay đang ngồi bỗng nhiên con nhận ra, có 1 vấn đề mà khoảng 1 tháng nay hành pháp của Thầy con ít gặp phải như trước đây. Con ngồi suy nghĩ lại và nhớ lại những lời giảng của Thầy thì có vài cái thấy nên xin trình đến Thầy xem có đúng không ạ.
Như trước con có trình với Thầy con hành thiền từ Thiền chánh niệm cho đến Vipassana đã 2 năm. Khoảng 2 tháng trước (trước khi thật sự hành pháp của Thầy) thì con rơi vào 1 trạng thái là nhìn mọi thứ 1 lúc thì mờ mờ (con không rõ đây là hôn trầm hay là tâm si). Con lo lắng và đi hỏi thì nhiều người bảo đây là bệnh của việc định quá nhiều. Lúc đó con không đồng ý vì con thấy đa số thời gian con hành thiền là Vipassana mọi lúc mọi nơi chứ con rất ít có thời gian ngồi lại 1 nơi để thiền định sâu. Nên lúc đó con không nghĩ đây là bệnh của thiền định. Con chỉ nghĩ do mình thiếu ngủ hay là làm việc nhiều quá nên mệt mỏi.
Sau khi nghe Thầy giảng về Lý và sau đó thực hành thì tâm con linh hoạt trở lại, sáng nay con mới nhận ra mình ít bị vướng vào trạng thái nhìn mọi thứ mờ ảo ảo như lúc trước. Lúc này con mới nghiệm lại và đồng ý vấn đề của mình trước đây đúng là bệnh của Định.
Con thấy khoảng 2 năm qua con hành theo nhiều phương pháp nên tâm lúc nào cũng tầm tứ theo các đối tượng. Vì tầm tứ nên nó được bình an, hỷ lạc nhưng vì liên tục bắt chụp và duy trì từ đối tượng này qua đối tượng khác, và do tinh tấn từ ngày này qua năm kia nên cũng đến lúc tâm nó bị mệt mỏi, như tình huống của con là rơi vào trạng thái luôn nhìn mọi thứ không rõ ràng, mờ mờ.
Lúc này con mới thấy đúng là Thiền chánh niệm hoặc các phương pháp hành Thiền Vipassana mà các thiền sư chủ trương thực ra là 1 hình thức Thiền định nhưng kết hợp ưu điểm của Vipassana là có thể hành mọi lúc mọi nơi, cho hành giả dễ hành Thiền mà không vướng kẹt vào thời gian, không gian. Dù vậy nhưng từ nguyên lý cho đến hiệu quả và hạn chế của nó con thấy đều là đặc trưng của Thiền định, mặc dù trên hình tướng thì giống như hành Vipassana. Khi con hành theo Thầy thì đúng là Vipassana “chánh tông” nên tâm không còn trì trệ như hành theo kiểu tầm tứ nữa. Chỉ có 1 chỗ khác rất vi tế đó thôi nhưng cái trở ngại và hậu quả thì quá lớn.
Con xin trình với Thầy và các đạo hữu thấy vướng kẹt của con lúc trước. Nếu có gì sai xin Thầy chỉ điểm thêm cho con ạ.
Và nếu nó đúng thì con hy vọng những chia sẻ từ câu chuyện của con mấy hôm nay (cái nào cũng rất dài dòng, tốn không gian trang web hơn những người khác) cũng sẽ hữu ích cho các đạo hữu để không còn bị kẹt vào phương pháp như con.
Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 16-08-2017
Câu hỏi:
Thầy ơi, hôm trước con có vấn đề muốn xin lời khuyên của Thầy, nhưng do có nhiều câu hỏi và chia sẻ quá nên câu của con không được đề cập đến, cho tới buổi trà đạo hôm nay vẫn vậy, nên con xin phép được hỏi ở đây ạ.
Lúc trước con có phát tâm trì chú đại bi và có tu theo cách thiền định sai lầm nên có nhiều kinh nghiệm không tốt. Cho tới bây giờ vùng đan điền có cái gì đó rất kích động, mà mỗi lần con khởi lên dục vọng muốn có hay muốn đạt thành một chút là nó nhân lên 10 lần, nhiều khi thì khởi lên tham vọng mãnh liệt mà con thấy hình như nó không phải của con. Tay chân con thì hay vô thức giật, nhiều khi trời nóng mà lạnh người một cách kỳ cục. Con chỉ biết và chấp nhận vậy thôi vì có lẽ đó là nghiệp của mình. Nhưng mới đây khi con vừa nghe pháp thoại vừa buông xả rỗng rang như những lần trước, thì lần này có cái gì đánh vào con làm người con giật nhẹ, sau đó con sợ hãi và bản năng tự vệ đề phòng khởi lên, nên không dám tiếp tục nữa. Con không biết có nguy hiểm không và cũng không biết những chuyện này có liên quan đến nhau không, vì sao nó xảy ra và con nên làm gì ạ? Bây giờ khi rỗng rang là bản năng lại sợ hãi báo động nên con không dám tiếp tục ạ.
Nhưng cái buông xả rỗng rang, nhất là lúc nghỉ ngơi, thì tự nhiên quá mà con thì vẫn lo sợ, cho đến sáng nay nằm nghỉ thì người con giật thật mạnh, nhưng lần này con thấy không phải là bị đánh vào mà là từ đan điền, sau đó con cảm giác hình như nó khát vọng được như ý. Con không biết đó có phải là do tập khí dồn nén gì đó hay không. Con thì không chắc chắn điều gì, và dù tìm hiểu và được giải thích về hồi hướng, con vẫn không biết hồi hướng. Con nên làm thế nào ạ?
Ngày gửi: 02-08-2017
Câu hỏi:
Dạ con xin kính đảnh lễ sư ạ.
Thưa sư xin cho con hỏi một vài thắc mắc ạ. Con thường lặng lẽ ngắm nhìn và theo dõi các hoạt động của thân và tâm. Có lúc (dạo này thường hơn) con nằm con hay nghe tiếng rè rè như ve kêu (không có tác ý) mà cái nghe tự nhiên, và lúc nghe đó vẫn phân biệt được các âm thanh bên ngoài lúc đó luôn. Lúc làm việc mà rảnh thì quan sát hơi thở, tối trước khi ngủ con thực tập ngồi thiền, khi thực tập con có vài thắc mắc là dạo này con thấy con ngồi được 30p là thấy toàn thân như bị nghiêng, bị đè nặng xuống và cảm giác như sắp chìm, hoặc có lúc nghe tiếng ve kêu re re mà thấy điếc cả tai.
Ngoài ra lúc nước bọt tuôn ra nhiều (nước bọt khá trong).
Xin sư cho con biết con phải làm gì khi gặp những hiện tượng đó và cách vượt qua ạ.
Con xin cảm ơn sư ạ.
Ngày gửi: 22-07-2017
Câu hỏi:
Kính bạch thầy!
Từ khi hiểu lời thầy dạy con không dụng công tu hành nữa, con không thấy mình tu nhưng khi tâm con nỗi sóng thì con thấy nhanh hơn lúc trước, khi không tập trung tâm ý thì con thấy chẳng có gì nhưng tập trung lại thì vọng niệm khởi không dừng. Con không hiểu được điều này ra sao, kính mong thầy từ bi chỉ bày.
Ngày gửi: 19-07-2017
Câu hỏi:
Con xin kính chào thầy ạ. Bạch thầy, con có cơ duyên may mắn thấy được giáo pháp của đức Phật và đặc biệt là cách truyền đạo giản dị chân thực của thầy, đó là dùng trí tuệ tánh không, rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng để thấy mọi thứ như nó đang là, nhưng bởi vì con còn rất nhiều si mê nên còn rất nhiều nghi ngờ xin thầy mở cái gút mắc này cho con.
Đó là con đọc 1 bài viết dạy phải trải qua các tầng thiền cho đến Phi phi tưởng mới hành Tứ Niệm Xứ được, như vậy thì rất lâu. Con là Phật tử tại gia không thể nhốt mình ẩn dật để tu hành được. Khi con nghe những bài giảng của thầy thì con thấy mình có thể làm bất cứ việc gì đi bất cứ đâu cũng có thể hành được một cách thoải mái, dễ dàng. Chính vì điều đó thầy cho con hỏi là không cần hành các tầng thiền, mà đi thẳng vào quán như thực, như thế có đạt đến trí tuệ và niết-bàn được không ạ? Xin thầy từ bi mở đường cho con ạ. Con xin đảnh lễ và chúc sức khỏe thầy, con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 12-07-2017
Câu hỏi:
Thật lạ là khi có những thiền sinh đặt câu hỏi dạng, khi con gặp phải cảm thọ đặc biệt này thì phải xử lý ra sao, thì theo như những thiền sư khác con tìm hiểu, họ sẽ cho lời khuyên là: tiếp tục tinh tấn thực hành, rồi bạn sẽ vượt qua cảm thọ này, khi đã vượt qua thì nó sẽ không quay lại nữa, nó nằm trong tiến trình thiền, ai cũng phải gặp không cảm thọ này thì cảm thọ khác, bạn đừng lo lắng gì cả. Còn thầy có vẻ cho lời khuyên khác các vị này, thầy cho rằng thiền sinh này đã thực hành sai 1 cái gì đó và thầy gợi ý cho vị này 1 hướng hành thiền khác. Đây là điểm sai biệt con nhận thấy. Thầy nghĩ gì về những lời con trình bày ạ?
Ngày gửi: 10-07-2017
Câu hỏi:
Con chào Thầy.
Thưa thầy, tại sao khi con tu thiền nhiều năm rồi mà một phút lắng tâm hoàn toàn con cũng không làm được, nghĩa là con không thể vào định được dù chỉ là một xíu? Con cảm ơn thầy ạ.