Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 14-03-2017
Câu hỏi:
Con chào thầy!
Con là một Phật tử Hà Nội. Con đã tự ngồi thiền khoảng 1 năm nay, nhưng thời gian con ngồi không đều (không liên tục). Thời gian đầu khi mới ngồi, con thấy toàn thân nóng ấm, ngồi lâu hơn chút con thấy mỏi và cứng đầu, mặt. Về sau thì con biết đó là do con chưa thả lỏng các cơ. Thời gian sau con ngồi thì con thấy hơi thở của con nhẹ dần rồi như nó tự biến mất (con cảm nhận như không còn hơi thở nữa). Lần tiếp theo con lại thấy sáng bừng trước mặt như ánh sáng mặt trời rồi lại tối sầm, sau đó lại sáng trắng ra trước mặt như ánh sáng mặt trăng vậy. Lần tiếp theo, con vừa ngồi một lát thì thấy toàn thân nhẹ bẫng và thật mát mẻ, xung quanh người con như có một vòng tròn trắng bao bọc, con thấy hỷ lạc vô cùng và không muốn xả thiền, chỉ muốn tận hưởng cảm giác đó mãi. Nhưng con cũng chỉ ngồi thêm một chút rồi xả thiền. Thầy cho con hỏi như vậy là con đã nhập định chưa ạ? Và con cần phải điều chỉnh thế nào để việc hành thiền đúng hướng ạ?
Ngày gửi: 11-03-2017
Câu hỏi:
Bạch thầy,
Cho con xin hỏi trong thiền định có những trải nghiệm gì? Chúng được gọi là gì? Thiền định mang lợi ích gì cho cá nhân bạch thầy?
Ngày gửi: 27-02-2017
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ Sư ông,
Con xin hỏi Sư ông, khi tâm chánh niệm vào định rỗng lặng vô tác vô cầu thì có ánh sáng (tợ tướng, quang tướng) như khi vào các loại định hữu sắc (lúc chuyển từ tâm Dục giới sang tâm Sắc giới) không ạ? Con thấy nhiều người quan tâm đến ánh sáng, mà con không biết trạng thái định của tâm rõ biết không mong cầu thì sao?
Con hỏi có gì sai con xin thành tâm sám hối Sư ông.
Ngày gửi: 22-02-2017
Câu hỏi:
Thưa Sư! Cảm ơn Sư vì câu trả lời, vậy nếu hành giả ngồi thư giãn buông xả tự nhiên, không mong cầu đạt được điều gì mà hỷ lạc tự đến thì đó là hỷ lạc do ly dục sinh thì tiếp theo nên làm gì ạ, có cần tịnh chỉ tầm tứ như trong kinh sách vẫn thường nêu hay theo như pháp của sư là vẫn xem hỷ lạc ấy như đang là để nó tự đến tự đi, chỉ quan sát nó, hay là còn phải tác ý hướng tâm trở về trạng thái ban đầu để biết hơi thở và các pháp xảy ra trên thân, tâm ạ?
Cảm ơn Sư! Chúc sư sức khỏe!
Ngày gửi: 21-02-2017
Câu hỏi:
Con chào thầy ạ!
1)Thưa thầy, con đọc trên trang
http://www.dharmasite.net/bdh29/CanhGioiThien.html
có nói rằng người nhập sơ thiền thì ngưng thở, nhập nhị thiền thì không những ngưng thở mà tim cũng ngừng đập.
Nhưng trên trang wiki thì đến bậc thiền thứ 4 các hoạt động vô thức như hô hấp, tuần hoàn bài tiết mới ngưng:
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Tứ_thiền_định
Con không biết đâu mới đúng ạ?
2) Thầy cho con hỏi một người tu 30 pháp ba la mật theo hạnh nguyện thì sẽ "không vội thấy ra sự thật" vì khi đó họ đã chứng ngộ rồi nên phải nhập niết bàn sẽ không còn thời gian để cứu độ chúng sanh nữa phải không ạ. Như vậy việc phát nguyện có ảnh hưởng gì đến việc" thấy ra sự thật" không thưa thầy? (Vì con đọc trong tích truyện bồ tát đạo sĩ sumedha trong một kiếp nào đó có đầy đủ căn tánh có thể đắc quả giải thoát ngay trong kiếp đó nhưng ngài lưỡng lự chưa chịu nhập niết bàn sớm, tiếp tục tu thêm cho đến khi gặp Đức Phật Ca diếp thọ ký thành Phật toàn giác)
Con cảm ơn thầy ạ!
Ngày gửi: 14-02-2017
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con tuy theo dõi mình nhưng cũng còn thất niệm quá, đi đụng đầu, chân đá cửa, rót nước bị đổ,... dù là sân hận hay vọng tưởng đều quán được nhưng đôi lúc nóng giận cũng không theo kịp. Con nghĩ việc tu tập của con về thiền cũng cần phải bài bản như nhạc sĩ cần phải học nốt nhạc trước, muốn qua sông phải tìm đò,.. Khi qua sông được rồi mình mới không cần đò hoặc hiểu rõ âm lý rồi mới sáng tác nhạc theo cảm xúc của mình được. Theo tình hình của con con thấy mình vừa phải thiền tuệ và cũng phải thiền định. Thiền tuệ giống như chăn trâu, theo dõi vọng tưởng của con và thiền quán hơi thở mỗi ngày khi nào có thể để mình giảm thất niệm lại và bản thân mình tỉnh táo hơn. Con thấy mình cần phải tinh tấn hơn. Con nghĩ như vậy có đúng không thầy.
Ngày gửi: 14-02-2017
Câu hỏi:
Kính Sư Trưởng lão,
Upacāra dịch ra tiếng Việt là Cận định hay Cận hành định?
Kính xin thầy cho biết chữ "Cận" có nghiã là gì?
Con chân thành cảm ơn sự chỉ dạy của thầy.
Ngày gửi: 24-01-2017
Câu hỏi:
Con thưa Thầy,
Con có nghe Thầy giảng về tùy duyên thuận pháp, nay con muốn hỏi về chuyện tình cảm ạ.
Con đang ở giữa dòng, với 1 người bạn đồng tu, sau khóa thiền con nhận ra mình với anh ấy rất có duyên, nảy sinh trong con tình cảm muốn gần gũi quan tâm chăm sóc đúng kiểu hai bạn tu tập. Con trong lúc hành thiền sinh tâm muốn biết nhân duyên của hai người kiếp trước ra sao mà con thấy anh ấy gần gũi lạ kỳ. Thế là con đi vào định con thấy 2 hình ảnh một là con ong và bông hoa, hai là cô gái nước ngoài chăn 1 con bò. Không biết đây có phải tưởng của con cao quá? Nhưng anh đó giỏi ngoại ngữ lắm, còn con ăn chay. Có lần sau khóa thiền con cũng tự nhận ra mình đã nhiều kiếp từng là hoa, lá, cây cối...
Vấn đề là con chủ động kết nối với anh ý, nói về ý muốn rằng chúng ta có nhân duyên, con không muốn đi xa hơn, và anh ý cũng muốn làm bạn đồng tu. Tuy nhiên con trong lòng cũng hướng tâm như vậy. Thế nhưng sâu trong tâm con vẫn tham ái, vẫn muốn quan tâm, và có anh ý bên mình ạ... Con không biết phải buông thế nào để sống tùy duyên thuận pháp, nhưng con không làm được. Xin Thầy cho con lời khuyên ạ.
Con sống đời sống cư sĩ tại gia, và không có nhu cầu lấy chồng, nhưng một người bạn đồng tu thì con vẫn muốn anh ý là tri kỷ, muốn trò chuyện, ở bên chăm sóc, một mặt lại không muốn ràng bụôc nhau.
Con phải làm gì để vượt qua tình trạng này?
Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 12-12-2016
Câu hỏi:
Kính bạch Chư Tôn Đức!
Đệ tử vì mang nhiều nghiệp tội nên phải mang bệnh lãng tai (điếc), và bệnh tim mạch. Nay con một lòng hướng về Phật pháp, nguyện tu học pháp thiền định. Ngưỡng mong Tôn Sư hoan hỷ dẫn dạy cho con pháp tu học Thiền Định.
Vì bị "điếc" nên chúng con không thể nghe được những lời giảng dạy qua hệ thống âm thanh (loa), mà chỉ nghe được trực tiếp tiếng nói người đối diện hay gần kế bên tai. Kính xin cảm tạ hồng ân của Chư Tôn Đức cho con lời khuyến tu học Phật.
Kính!
Ngày gửi: 01-12-2016
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,
Hiện nay, con thấy biết tâm con hay có trạng thái thư thái, khinh an, lặng lẽ... đặc biệt là không có trạng thái tâm bồn chồn, lo âu dù khi quên mất chùm chìa khóa hay ví có giấy tờ cá nhân và tiền bạc. Trước kia, khi phát hiện quên những việc như thế này, thì tâm trạng rất lo âu sợ hãi. Còn bây giờ thì như không có vấn đề gì xảy ra.
Vậy trạng thái này do con chánh niệm, thường biết thân tâm từ đó có "định" vững mạnh nên mang lại tâm trạng bình thản này phải không Thầy?
Con rất mong nhận được lời khuyên từ Thầy. Con xin kính chào tạm biệt Thầy!