Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 12-12-2016
Câu hỏi:
Kính bạch Chư Tôn Đức!
Đệ tử vì mang nhiều nghiệp tội nên phải mang bệnh lãng tai (điếc), và bệnh tim mạch. Nay con một lòng hướng về Phật pháp, nguyện tu học pháp thiền định. Ngưỡng mong Tôn Sư hoan hỷ dẫn dạy cho con pháp tu học Thiền Định.
Vì bị "điếc" nên chúng con không thể nghe được những lời giảng dạy qua hệ thống âm thanh (loa), mà chỉ nghe được trực tiếp tiếng nói người đối diện hay gần kế bên tai. Kính xin cảm tạ hồng ân của Chư Tôn Đức cho con lời khuyến tu học Phật.
Kính!
Ngày gửi: 01-12-2016
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,
Hiện nay, con thấy biết tâm con hay có trạng thái thư thái, khinh an, lặng lẽ... đặc biệt là không có trạng thái tâm bồn chồn, lo âu dù khi quên mất chùm chìa khóa hay ví có giấy tờ cá nhân và tiền bạc. Trước kia, khi phát hiện quên những việc như thế này, thì tâm trạng rất lo âu sợ hãi. Còn bây giờ thì như không có vấn đề gì xảy ra.
Vậy trạng thái này do con chánh niệm, thường biết thân tâm từ đó có "định" vững mạnh nên mang lại tâm trạng bình thản này phải không Thầy?
Con rất mong nhận được lời khuyên từ Thầy. Con xin kính chào tạm biệt Thầy!
Ngày gửi: 08-11-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Nhân có bạn hỏi về tứ thiền Phật nói trong kinh Pali (kinh "Phân biệt về sự thật"), con xin trình bày điều con hiểu qua tìm hiểu và xem bài giảng của Thầy. Nếu có sai xin Thầy chỉ dạy để bản đồ đạo lộ được rõ. Con cảm ơn Thầy nhiều.
Tứ thiền vô vi là có, nhưng khác với cách thực hành đạt tứ thiền của ngoại đạo (Bà La Môn). Đầu tiên, định vô vi có được nhờ thực hành sống theo Bát chánh đạo, do đó tâm dần trở nên không vọng động, tức "bình thường tâm" khi xúc chạm việc đời. Tâm chánh niệm tỉnh giác sẽ tự ứng Giới Định Tuệ khi có việc. Tâm lúc này ly dục ly bất thiện pháp, định tĩnh trong cuộc sống và mọi oai nghi. Đây là điểm khác biệt của định Phật giáo so với (dính mắc) vào sự cố ý ngồi rèn luyện để có định của ngoại đạo (sở đắc của bản ngã).
Còn khi ngồi thả lỏng vô sự, tâm rỗng rang, tĩnh lặng, trong sáng thì tâm cũng tự ứng Giới Định Tuệ. Nếu ứng yếu tố "Định" mạnh thì có định vô vi một cách tự nhiên, tuỳ lúc giải thoát khỏi các uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành hoặc cả bốn uẩn một lúc mà không cần phải xác định xem đó là chứng những bậc thiền thứ mấy. Nếu ứng yếu tố "Tuệ" mạnh thì tâm "nhu nhuyễn dễ sử dụng", biết tuỳ lúc ứng pháp, đến mức độ phù hợp sẽ tự ứng các tuệ giải thoát và biết đến lúc có thể hướng tâm giải thoát.
Mọi thứ đều đến đi một cách tự nhiên đến khi rốt ráo, nhờ thực hành theo Bát chánh đạo. Vì thế trong kinh Tứ Niệm Xứ hay kinh Chuyển Pháp Luân khi độ 5 anh em Kiều Trần Như, Phật không nói về các tầng thiền mà nói về tứ Thánh đế.
Ngày gửi: 03-10-2016
Câu hỏi:
Bạch thầy, trước khi ngồi thiền con đọc chú, một chút người xoay đủ kiểu, có khi là xoay tròn, khi gập trước sau, biên độ xoay cũng không giống nhau. Nhưng tối qua thì tự nhiên xoay tích cực đến độ các khớp xương cổ kêu rắc rắc, cổ ở nhiều tư thế quái lạ như có ai dùng lực điều chỉnh cổ gáy vậy, có khi bật căng cơ hẳn về phía sau gáy. Con không sợ, tâm vẫn bình thường và khi xả thiền ra thấy khỏe chứ không vấn đề gì, nhưng tỉnh queo khó ngủ. Con mới tập ngồi thiền khoảng 3 tháng thôi. Xin thầy chỉ dạy.
Ngày gửi: 25-09-2016
Câu hỏi:
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa Thầy con có khúc mắc này xin Thầy chỉ dạy cho con ạ. Ví dụ như khi con ngồi thiền (thiền tuệ) lúc đó tâm nhập định mà bên ngoài có người gọi mình hay làm phiền mình thì mình có bị ảnh hưởng gì không ạ?
Con xin thành kính đảnh lễ tri ân Thầy ạ.
Ngày gửi: 17-09-2016
Câu hỏi:
"Không cần cận định hoặc định (an chỉ) vẫn thấy, vì chỉ cần sát-na định là đủ thấy sự thật rồi. Thậm chí định còn trở ngại sự thấy nữa là khác".
Con đã thử làm theo lời thầy như thế này: ngay khi tâm muốn định hơn con liền thấy tâm "muốn định hơn", khi bị cảm giác đau con liền biết "đau"... Con biết ngay như vậy có phải là nhờ sát-na định không ạ?
Ngày gửi: 08-09-2016
Câu hỏi:
Kính Bạch Thầy.
Trong sự chuyển động dữ dội của một trận cuồng phong cũng hiện hữu một santi tịch tịnh và trong tận cùng của mọi khổ đau và vô vàn điều bất toại cũng tìm thấy một paramam sukham phải không Thầy? Trên nguyên lý điều này hoàn toàn mang tính khả thi nhưng vì mọi người không hành santi nên cứ mãi triền miên trong đau khổ. Cá nhân con tuyệt đối tin tưởng vào nguyên lý trên và hành santi mọi lúc mọi nơi, "Santi paramam sukham" như một câu thần chú, mỗi khi có điều bất toại hay có ai đó chửi con, con liền "santi paramam sukham", lập tức tình hình căng thẳng được cải thiện ngay lập tức và rồi thì chuyện gì cũng có thể giải quyết một cách thỏa đáng.
Vấn đề của con muốn hỏi Thầy là con có bị rơi vào thiền chỉ mà đối tượng là "santi paramam sukham không hả Thầy, vì mỗi sáng sớm, trước khi thức giậy, điều con nghĩ đấu tiên là santi paramam sukham" sau đó thì con thấy tâm con thật yên tĩnh rồi gần như đi vào trạng thái của định, con đã nghe pháp thoại của Thầy 3 năm nay nên con rất quan ngại vướng kẹt vào thiền an chỉ định, kính mong Thầy từ bi khai thị.
Nhân tiện con cũng xin thay mặt một số Phật tử tại Canada gồm Montreal và các vùng phụ cận, kính thỉnh Thầy qua Canada với chúng con một chuyến vì nghe đâu năm 2017 Thầy có dự định qua Mỹ hoằng pháp, chúng con thiết tha được gặp mặt và đảnh lễ Thầy. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 22-08-2016
Câu hỏi:
Con kính chào Thầy, kính Thầy chỉ dạy giúp con vấn đề sau:
1. Con đã làm theo lời dạy của Thầy (ngày 19/07/2016), hiện con đã khắc phục được tình trạng trì trệ của định xả nhiều. Thời gian gần đây con thường niệm sự chết, việc này rất có hiệu quả đối với con, qua việc niệm sự chết những phiền não, ràng buộc đã được giải phóng, nhưng con không biết nếu con tiếp tục niệm sự chết thì con có bị rơi vào tình trạng xả nhiều hay không?
2. Trước đây hành thiền định con đã bị tình trạng định (hữu vi hữu ngã) và xả nhiều, sau này chuyển sang hành theo pháp của Thầy con cũng rơi vào tình trạng định (vô vi vô ngã) và xả nhiều làm cho con bị trì trệ mặc dù con hoàn toàn không có chủ ý tìm kiếm trạng thái định xả này. Con không biết là con sai chỗ nào hay vì lý do gì?
Kính Thầy cho con lời khuyên, con thành kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 19-07-2016
Câu hỏi:
Con chào Thầy.
Con là Phật tử đã đặt câu hỏi ngày 29/03 về việc bế tắc của thiền định và đã hóa giải bằng pháp hành của Thầy. Tuy nhiên, hiện nay con dễ rơi vào tình trạng định và xả nhiều quá, đối với tình trạng định nhiều con đã cân bằng được khi nghe bài giảng "Thất giác chi" khóa giảng lần 4 của Thầy. Nhưng đối với tình trạng xả quá nhiều dẫn đến thờ ơ, dửng dưng đối với mọi chuyện thì con không biết xử lý làm sao để lấy lại quân bình để vẫn cảm nhận và xử lý được mọi việc nhưng không bị mất thăng bằng. Trước đây hành thiền định con đã bị rơi vào tình trạng định và xả này nên bây giờ con khá thận trọng với hai trạng thái này. Kính Thầy cho con lời khuyên.
Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 09-07-2016
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Vấn đề của con là tại sao khi hành thiền lại bị mất kiểm soát thân và tâm. Nói, cười, khóc đan xen nhưng lại không biết. Vậy thì có pháp đối trị không và thoát ra khỏi tình trạng này như thế nào mà không cần đến bệnh viện tâm thần. Trường hợp này có phổ biến đối với hành giả tu thiền không?
Kính tri ân!