Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 07-05-2016
Câu hỏi:
Bạch Thầy! Con muốn Thầy giúp con hiểu rõ tình huống sau. Có vị lãnh đạo trong khi điều hành cuộc họp, vị này sử dụng một tờ khăn giấy để lau mặt bàn đang ngồi. Sau đó một lúc, vị này lại sử dụng chính chiếc khăn đó để lau miệng mình. Vậy, có phải vị lãnh đạo đó đã mất chính niệm khi sử dụng chiếc khăn đó khi lau miệng, chúng con nên nhìn nhận việc đó thế nào cho đúng ạ? Với một phật tử như chúng con nếu để xảy ra việc tương tự thế, mình chỉ cần hiểu khi đã chót sử dụng chiếc khăn lau bàn rồi để lau miệng nhưng miễn sao vẫn có thái độ trọn vẹn, trong sáng trong từng động tác khi thực hiện là được thì có đúng không Thầy? <p>
Trong cuộc sống có nhiều lúc những nhầm lẫn đó vẫn thường xảy ra. Vậy chúng con chỉ cần học ra bài học sau mỗi hành động nhầm lẫn đó để không lặp lại nữa là được phải không Thầy? Nhưng nếu có thể thì nên để những việc đó không xẩy ra, đặc biệt là những việc trước đông người thì sẽ tốt hơn; chúng con có thể tập luyện, hoặc thay đổi thái độ thế nào để hạn chế được ạ. <p>
Mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy! Kính Bạch Thầy!
Ngày gửi: 28-04-2016
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy,<p>
Hôm trước tết con có về Việt Nam tìm pháp môn Phật để tu. Con đã đến chùa và gặp thầy lúc buổi chiều và may mắn gặp được vị cư sĩ đã thức tỉnh con. Những lời vị cư sĩ đó nói cũng chính là hoàn cảnh của đa số cư sĩ sống tại gia như chúng con. Giờ thì con hiểu được phần nào thiền định và thiền tuệ. Lúc ngồi thiền có lúc ánh sáng trắng tràn ngập, con biết là đây là thiền định chứ không phải thiền tuệ thì tự nhiên ánh sáng đó mất. Giờ con cũng chẳng ham thích gì cảm giác nhẹ nhàng mát mẻ toàn thân nữa. Con cũng đang tập chánh niệm tỉnh giác (thầy thường gọi là thận trọng chú tâm quan sát) nhưng con chưa thuần thục. Phần nào con hiểu lời thầy dạy. Con cảm tạ ơn thầy và đặc biệc biết ơn sâu sắc đến vị cư sĩ con gặp buổi chiều hôm đó.
Ngày gửi: 27-04-2016
Câu hỏi:
Thầy ơi, con có đọc một số tác phẩm về thiền nhưng con chưa rõ lắm: tại sao đam mê các loại hỷ lạc do thiền định đem lại, lại làm chướng ngại cho sự tu tập ạ? Trong kinh Thanh Tịnh Đức Phật có dạy rằng đam mê bốn loại hỷ lạc đó sẽ đưa đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, niết bàn, diệt trừ các kiết sử đạt được bốn lợi ích là bốn thánh quả. Như vậy là sao ạ? Con cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 22-04-2016
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, thưa thầy, xin thầy hoan hỷ giải đáp thắc mắc của con về việc định sinh ra tuệ ạ. Và nếu định không sinh ra tuệ thì định có đúng là định nữa không ạ. Con xin thành kính đảnh lễ thầy.
Ngày gửi: 21-04-2016
Câu hỏi:
Kính Thầy,
Làm thế nào để diệt cái ngã. Đức Phật phải ngồi dưới cây bồ đề nhiều năm nỗ lực thiền định. Làm sao người phàm có thể không nổ lực để tinh tấn ạ.
Ngày gửi: 30-03-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Con thường có thói quen, làm công việc gì, làm mải miết cho xong, quên nhắc tâm tỉnh thức, như vậy có mất tỉnh thức không thưa Thầy? <p>
Con xin thành kính tri ân và đảnh lễ Thầy!
Ngày gửi: 29-03-2016
Câu hỏi:
Con xin thầy chỉ dạy cho con vấn đề sau. Trước đây con hành thiền định, sau một thời gian (khoảng 2 năm) con bị bế tắc (càng định sâu chừng nào thì càng bất an, chao đảo trước những sự việc xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày thậm chí bất an, chao đảo hơn so với không hành thiền, và nhiều bế tắc khác nữa thầy ạ). Hiện con đang hành theo pháp của thầy (được khoảng 6 tháng) và con đã giải quyết được rất nhiều bế tắc của thiền định trước đây con gặp phải, càng ngày con càng thăng bằng hơn rất nhiều. Không có lời lẽ nào để nói lên hết lòng tri ân của con đối với thầy. Trong mọi hoạt động hàng ngày, con Thận trọng – Chú tâm – Quan sát, khi không làm gì thì thả lỏng người, nhận biết Thân – Thọ - Tâm – Pháp đến đi. Khi con Thận trọng – Chú tâm – Quan sát làm một việc gì đó thì bỗng nhiên con cảm nhận được sự mát mẻ ở nơi con và con cứ nhận biết trạng thái mát mẻ đó, nhưng con không bị chìm đắm trong trạng thái này, và trạng thái này thường xuyên đến với con hơn. <p>
Vào những lúc không làm gì con để cho thân tâm nghỉ ngơi, con không cần phải tọa thiền như trước đây, con ngồi tự nhiên, thoải mái, nhắm mắt, nhận biết Thân – Thọ - Tâm – Pháp, nhưng lúc nào cũng vậy, chỉ sau một vài phút thì con chỉ còn biết sự thở (trong khi trước đây con phải mất thời gian tập trung, căng thẳng thì mới tập trung vào hơi thở được) mặc dù con không tác ý tập trung vào sự thở, con không biết đây có phải là do trước đây con thiền định bây giờ chuyển sang thiền tuệ nhưng vẫn còn định của thiền định? Ngay lúc này con lại cảm thấy bất an vì con sợ con bị rơi vào định như thiền định trước đây, đồng thời con cũng nghe thầy giảng có 2 loại định (định sanh tuệ và định không sanh tuệ). Xin thầy chỉ bảo cho con trong tình huống này thì con nên thế nào, con xin tri ân thầy và thành kính đảnh lễ thầy.
Ngày gửi: 26-03-2016
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ thầy. <p>
Thưa thầy đề tài mà con muốn trình pháp với thầy là thiền minh sát và thiền định. Vì đêm qua con nghe bài pháp mới nhất của thầy giảng tại chùa Xá Lợi. <p>
Thiền không phải là một giải pháp cho đời sống theo kiểu tìm kiếm hạnh phúc từ thiền hay thông qua hành thiền để rèn luyện một khả năng hơn người hơn đời. Mà thiền chính là khám phá ra sự thật, thiền là tất cả những gì Đức Phật và Thầy đã khai thị, thiền là đời sống toàn diện chứ không phải là một ngành, một lĩnh vực cục bộ mà nhiều người vẫn đang theo đuổi. Thiền khi nhận thức sai là một thứ xa xỉ phẩm của cuộc đời, không phải để trở về với sự thật mà làm cuộc sống thêm phức tạp và không đi về đâu. Những sách dạy về thiền mà trước đây con đọc, con thấy nó cũng giống như sách dạy võ, dạy nấu ăn... chỉ khác nhau về đối tượng. <p>
Thiền định có phương pháp có cách thức thực hiện, còn thiền minh sát thì ngược lại không có phương pháp, chỉ có khai thị, nhiều lắm là nguyên lý nhưng khi thực tu thì nguyên lý cũng phải bỏ. Mà tánh biết tự khám phá ra sự thực chứ không thể nương tựa hoài vào đáp án của bật giác ngộ. Đề mục của thiền minh sát là toàn bộ cuộc sống do đó không có đề mục cụ thể, cho nên khi đi thì đề mục là đi, khi làm việc thì đề mục là làm việc… Điểm đặc biệt của thiền minh sát là tánh biết thấy pháp. Nói đến tập trung tư tưởng thì ai cũng có thể hiểu nhưng nói đến tánh biết thấy pháp như nó đang là (danh – sắc) thì là điều quá xa lạ. Tu thiền minh sát thì phải bỏ đi ham muốn trở thành vì còn ham muốn trở thành thì không thể tự nhiên và không thể thấy pháp. Tu thiền minh sát thì phải đương đầu với mọi trở ngại cuộc sống, đương đầu không phải để rèn luyện sự chịu đựng mà chính khi phiền não khổ đau đó thấy ra được bản chất ảo của vấn đề và bản chất ảo của tâm cho là. <p>
Khi con trải nghiệm những nghịch cảnh con hiểu ra được tại sao thầy dạy: “trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thì là hoàn hảo rồi”. Tu thiền minh sát không phải trở thành một người bất khả chiến bại với những khả năng ghê gớm, mà là trở về với con người giản dị nhất. Tu thiền minh sát không cần hoàn thiện bản thân theo một tiêu chuẩn nào đó mà khi thấy ra sự thật thì sẽ tự hoàn thiện. Con xin phép thầy cho con dừng tại đây. Con thành kính tri ân thầy và con chúc thầy luôn mạnh khoẻ. Con xin chào thầy.
Ngày gửi: 22-03-2016
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy. Kính xin Thầy cho con hỏi. <p>
1. Trước kia con có ngồi Thiền theo kiểu là cố gắng tập trung vào hơi thở để cho Tâm được Định và Tâm con dường như có sự An định hơn sau mỗi lần ngồi như vậy. Khi làm những công việc hằng ngày con dường như ít bị Vọng tưởng hơn trước. Điều đó đem đến cho con một sự An lạc khi Tâm được Định ít bị vọng tưởng. Nhưng từ khi nghe Thầy giảng về Thiền là phải buông xả tất cả không có tập trung làm gì để đạt được gì, dù đó là cố tập trung vào hơi thở để được Định. Thì con cũng làm như lời Thầy dạy là khi ngồi Thiền chỉ để cho Tánh biết thấy tất cả mọi Pháp đến đi mà không can thiệp vào. Khi làm theo cách Thầy dạy con thấy Vọng tưởng trong Tâm con khởi lên nhiều hơn lúc trước kia (là ngồi theo kiểu tập trung vào hơn thở để được Định) và cảm giác An lạc dường như cũng biến mất theo. Vậy xin Thầy cho con hỏi là tu theo kiểu Thiền Vipassana thì nó có sự hấp dẫn, lợi lạc gì khi phải liên tục đối mặt với vọng tưởng mà ít có được An lạc khi Định? Tại vì khi con tu theo kiểu Thiền Định thì Tâm con ít vọng tưởng và khi ngồi Thiền có Định thì cảm thấy An lạc ngay. <p>
2. Thiền Vipassana, khi ngồi Thiền thì mình trụ Tâm ở đâu? <p>
Kính xin Thầy chỉ dạy. Con xin cảm ơn!
Ngày gửi: 22-03-2016
Câu hỏi:
Thưa thầy, thầy hay dạy rằng luôn phải sống trọn vẹn trong thực tại đang là, ngay tại đây và bây giờ, luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Trong trường hợp con áp dụng vào sự thở lúc ngồi thiền thì con làm như sau: <p>
1. Lấy sự thở làm trọng tâm, để tâm rỗng rang buông xả, tri nhận sự thở vào, ra, dài, ngắn, thô, tế. Một lúc sau, thân tâm vắng lặng, chỉ còn tâm tri nhận với sự thở, mọi cảm giác ở trên thân vẫn ghi nhận rõ nhưng những tiếng động nhỏ xung quanh dường như con không để ý đến (như tiếng đồng hồ kêu, tiếng giun dế kêu… đại khái những tiếng động luôn có, không mang tính nhất thời phát sinh lên), như vậy, tâm có xu hướng định hay không? <p>
2. Nói về sự “Ghi nhận” và “Tri nhận”, trong thư trước, thầy có dạy con rằng: Ghi nhận là sự cố ý hướng tâm vào thở, tri nhận là hướng tâm vào sự thở một cách tự nhiên. Tuy nhiên ranh giới giữa ghi nhận và tri nhận đôi lúc còn mong manh con chưa nhận ra được. Có phải rằng “Ghi nhận” là sự nỗ lực của tâm để theo dõi hơi thở hoặc đặt tâm ở một điểm cố định (chóp mũi) để bám sát hơi thở (Tứ) còn “Tri nhận” là để tâm rỗng rang, không nỗ lực, không đặt ở đâu cả nhưng vẫn theo ngắm nhìn sự thở đó một cách khách quan, để tánh biết của tâm tự làm việc còn tâm cứ rỗng lặng, định tĩnh. <p>
3. Lúc pháp đến đi (như tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, mùi hương… những tiếng động nhất thời phát sinh rồi diệt) thì “hiện tại đang là” ở đây là Sự thở hay là Pháp đến đi? Trong trường hợp này, con thường ghi nhận cả 2 cùng lúc, cả hai đều “hiện tại đang là” hay sao? <p>
4. Thầy dạy rõ thêm cho con về “cảm giác toàn thân”, “an tịnh toàn thân”. Ở đây, con thường để tâm đến cả sự thở và cảm giác toàn thân, an tịnh toàn thân cùng lúc. <p>
5. Cho con hỏi thêm, trong năm nay, thầy có tổ chức khóa thiền nào không? <p>
Trên đây là những điều con còn băn khoăn, vướng mắc, kính mong thầy chỉ bày tường tận, con xin chúc thầy sức khỏe, an lành.