Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 03-07-2020
Câu hỏi:
Kính bạch Sư,
Con có thắc mắc xin sư chỉ giúp con ạ.
1. Con có đọc và biết được 2 ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên chứng sơ quả ngay khi nghe ngài A-Xa-Chí đọc lên bài kệ nhân duyên. Rồi sau đó gặp đức Phật lại trực tiếp dạy cho ngài Mục Kiền Liên tu thiền định, sau 14 ngày thì đắc Alahan với thần thông đệ nhất. Vậy thì thiền định lúc này có tác dụng gì đối với một vị thánh sơ quả? Trong khi sư dạy là thiền định gây trở ngại cho mình thấy ra sự thật.
2. Nếu không qua thiền định thì mình có thấy được tiến trình sanh diệt của thân và tâm trong từng sát na để thấy ra không có gì là tôi cả. Có thấy được tuệ nhân duyên (nhân quả các kiếp trước, kiếp này), từ đó thấy được tam tướng và buông xuống bản ngã của mình.
Con xin chân thành cảm ơn Sư.
Ngày gửi: 04-06-2020
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Trước đây, khi con ngồi quan sát hơi thở vào ra nơi đầu mũi, 1 thời gian sau con thấy an tĩnh, mọi thứ ngưng bặt như đang ngủ, khi mở mắt ra thì đã hơn 30ph hoặc 1 giờ. Ý con là thời gian đồng hồ có vẻ trôi qua nhanh hơn thời gian cảm nhận bằng tâm lý.
Nhưng dạo gần đây, khi con thực hành thì không có trạng thái ngưng bặt như ngủ nữa mà vẫn có sự an tĩnh và con thấy rõ sự an tĩnh, thân thể nhẹ nhàng. Nhưng trong tình huống này thì khi con mở mắt ra thời gian thực tế lại ngắn hơn thời gian cảm nhận của tâm lý. Ví dụ con cảm thấy trạng thái an tĩnh này dường như diễn biến hơn 30ph, 1 tiếng, nhưng thời gian đồng hồ thì khoảng 15-20ph thôi.
Nhờ Thầy chỉ giúp con, liệu như vậy có bình thường hay có thực hành đúng không ạ?
Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 07-05-2020
Câu hỏi:
Sư ông ơi con có hai câu hỏi ạ
1) Chánh định có nghĩa là tâm buông xả tự nhiên, không có bất cứ ý đồ bám trụ vào đâu là chánh định đúng không ạ?
2) Không trụ thiền định sắc giới, vô sắc giới nên không cần đoạn tận 2 kiết sử sắc ái và vô sắc ái đúng không ạ?
Ngày gửi: 20-04-2020
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy.
Thưa thầy,
Khi 1 người đã trở về với tự tánh, tự soi chiếu, thì không thể hành thiền định phải không thầy (hết ảo tưởng)? Lúc trước, khi con khởi tâm thiền định thử cho biết và hành tập trrung vào 1 đề mục, tự nhiên tánh biết thấy rõ đó vẫn là chiêu trò của bản ngã, và lại trở về với tâm rỗng lặng vậy. Con thấy rõ ràng là 2 con đường trái ngược nhau. Một là con đường giải thoát. Một là con đường trói buộc dính mắc. Khi nhận ra được con đường ảo tưởng kia thì sẽ tự bỏ chứ không thể theo con đường đó được. Con chỉ thắc mắc người tu thiền định hay không tu thiền định, khi thấy ra cái thực thì sẽ không thể tu thiền định đúng không thầy? Làm sao có thể "tu cho biết" và vẫn dưới sự soi sáng được chứ? Nếu thế thì vẫn là dính mắc chứ làm sao nói, "... cứ tu thiền định đi mà đừng dính mắc là được"! Trừ khi hiểu theo ý khai thị là lúc đầu căn cơ trình độ như thế thì cứ tu đi, đừng dính chấp gì vào đó hết (như một lời nhắc nhở).
Nếu có hiểu lầm qua ngôn từ nào, xin Thầy từ bi chỉ dạy bỏ qua cho con.
Con cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 08-04-2020
Câu hỏi:
Dạ thưa Sư Ông
1/ Khi ngồi thiền buông xả thư giãn. Bất kì mọi trạng thái hiện tượng dù thô đến tế, thần kì hay gì đó đều không quan trọng, quan trọng nhất là tâm lúc đó có soi sáng thấy biết hết tất cả những điều đó mà tâm vẫn không dính mắc.
2/ Tầm và tứ chỉ có trong định ngoại đạo. Nhưng khi con ngồi buông xả tự nhiên con thấy ra rằng tâm tự hướng đến đối tượng mà không cần nỗ lực và trọn vẹn với đối tượng đó. Đây là thấy biết trọn vẹn tự nhiên đúng không ạ, vì con vẫn cảm thấy nó giống tầm tứ theo kiểu vô vi vô ngã. Con xin lỗi Sư Ông, mặc dù con vào được pháp thư giãn buông xả nhưng trong tâm con ý muốn hiểu tên gọi của sự thấy biết trên cứ khởi lên và con tìm kiếm thì thấy có vẻ giống tầm tứ, có điều tầm tứ thì dùng bản ngã, còn cái này cũng tầm tứ nhưng rất tự nhiên không nỗ lực.
3/ Khi con thư giãn buông xả tự nhiên, có những lúc tâm con khởi lên ý muốn hướng đến để thấy đối tượng nhưng không phải hướng đến để tập trung vào đối tượng. Ví dụ: Hướng đến hơi thở thấy sự thở vào ra tự nhiên chứ không tập trung vô bụng hay mũi. Cho con hỏi vậy sự hướng đến này có được gọi là Tầm Tứ hay không?
Con xin kính tri ân Sư Ông ạ.
Ngày gửi: 19-03-2020
Câu hỏi:
Thưa Sư ông, ta có nên thực tập thiền định để cho tâm định tĩnh trước khi bước vào thiền minh sát hay không. Xin Sư ông từ bi khai thị.
Con xin cảm ơn.
Ngày gửi: 18-03-2020
Câu hỏi:
Dạ, con thưa Thầy!
Trong lúc ứng dụng thận trọng - chú tâm - quan sát, vì căn cơ còn yếu nên con bị nghi không phân biệt được giữa theo dõi và quan sát; chú tâm và tập trung. Con kính xin Thầy từ bi khai thị để con thấy ra sự khác nhau của theo dõi và quan sát; chú tâm và tập trung? Mà không bị nhầm lẫn ạ (Thầy kèm ví dụ cho dễ hiểu).
Con cảm ơn Thầy! Mong Thầy luôn mạnh khỏe.
Ngày gửi: 11-03-2020
Câu hỏi:
Kính thưa Sư Ông, con có 3 điều mâu thuẫn muốn hỏi, kính xin Sư Ông chỉ dạy cho con:
1/ Tại sao khi tiếp xúc với một số vị thầy, con lại không cảm nhận được sự cảm thông, vị tha, mà việc vị đó dạy dỗ con cảm thấy áp lực và căng thẳng. Ví dụ như con gặp đau khổ và sám hối với vị đó cho nhẹ lòng, nhưng lại bị trách mắng rằng con đã phạm giới và họ tỏ ra bất ngờ đến mức thất vọng về con. Trong khi nghe Pháp của Sư Ông thì con học được quá khứ là quá khứ, cái sai đã phạm nếu nhìn sâu thì nó thành bài học giác ngộ. Con đã lấy cái sai đó thành bài học cho sự tu, và thấy bản thân trưởng thành nhiều hơn trước, nhưng khi nghe vị đó nói vậy, con vô cùng áp lực và sợ hãi, tâm lý như bị đày xuống địa ngục và sợ trả nhân quả. Từ đó con có tâm lý mặc cảm tự ti, đến giờ đã gần 1 năm vẫn chưa thoát khỏi. Con có nên gần gũi vị thầy đó nữa không, thưa Sư Ông?
2/ Khi con quan sát 1 cách trong sáng định tĩnh, ngay đó gần như chạm vào "diệt đế", thì có 1 ý niệm nảy sinh rất nhanh, đó là ý niệm sợ hãi sẽ rơi vào "không" - không có chỗ bám, không nhân cũng không quả. Và lúc đó con bị rớt mất sự chú tâm trong sáng đó. Cảm giác ấy chới với bất an, dù lúc chú tâm trong sáng, con không hề nảy ý muốn là được buông hay diệt hay khởi bất kỳ điều gì. Thưa Sư Ông, con đã sai điều gì chăng?
3/ Thỉnh thoảng lúc nghe Pháp của Sư ông, con chợt được bình an trong sáng trong hiện tại, nhưng cái "chợt" đó cũng đi rất nhanh. Vậy đó là cái gì ạ, nó có thể kéo dài lâu hơn nếu như định lực của tâm vững chắc hơn không, thưa Sư Ông?
Kính xin Sư Ông chỉ cho con được sáng rõ để con không lầm lẫn nghi hoặc trên đường tu. Con chào Sư Ông.
Ngày gửi: 06-03-2020
Câu hỏi:
Con kính bạch thầy!
Con đọc quyển soi sáng thực tại của thầy, trong mục trà đạo ngày 02/08/2016 thầy có nói "... Chánh định là định đúng hướng, Ko vô tướng vô tác vô cầu mà Đức Phật dạy, vì vậy chỉ cần thân thư giãn, tâm buông xả mọi ý đồ trở thành của bản ngã để trả tâm trở về với bản chất thanh tịnh văng lặng tự nhiên của nó, đó là định vô vi vô ngã..."
Trước nay khi hành thiền (đặc biệt là thiền ngồi) con theo hướng dẫn này của thầy để tâm buông xả thì tâm liền lắng dịu và tự đi vào định, lúc đó tâm tự an trú tự nhiên. Tuy nhiên ngày 03/03/2020 con thấy thầy trả lời cho một đạo hữu rằng: "2) Định có hai yếu tố chính là nhất tâm và xả, vậy khi hoàn toàn thư giãn buông xả chính là định, mà định thì hiện tại lạc trú.". Con phân vân quá ko biết hành thế nào cho đúng mong thầy chỉ dạy giúp con (là với thân thư giãn, tâm buông xả để đi vào định thì đó là định vô vi vô ngã hay là hiện tại lạc trú ạ). Con kính chúc thầy vạn an.
Ngày gửi: 03-03-2020
Câu hỏi:
Con cám ơn Sư Ông đã trả lời câu hỏi giúp con. Con xin được làm phiền Sư Ông thêm về câu số 2.
Dạ cho con hỏi Hiện Tại Lạc Trú của Định buông thư thân tâm có đi theo hướng hạnh đoạn giảm "xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, chánh trí giác ngộ Niết-bàn" không ạ?. Trong sự trải nghiệm của con khi ngồi buông xả như vậy những tập khí hay suy nghĩ hằng ngày do hoạt động không thấy được khi ngồi sẽ trồi lên và con chỉ thấy cho đến khi chúng diệt đi. Nó không phải là cảm giác căng thẳng do đè nén.
Con xin tri ân Sư Ông!