Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 24-08-2019
Câu hỏi:
Cho con hỏi khi ngồi thiền hay nhớ nghĩ đến chuyện khác thì cách khắc phục như thế nào ạ? Sadhu!
Ngày gửi: 20-08-2019
Câu hỏi:
Dạ con kính chào Sư Ông.
Từ khi biết đạo, 5 năm qua ngày nào con cũng hành thiền (ngồi thiền kiết già). Lúc ngồi con nghĩ mình sẽ được phước, sẽ xinh đẹp, tâm sẽ bình yên, không sân. Con cảm nhận, mình cũng có xinh đẹp hơn, đỡ sân hơn nhưng vẫn còn sân rất nhiều.
Từ khi nge pháp thoại của Sư Ông, con biết mình đang hành thiền hữu vi, hữu ngã.
Con cảm nhận thiền mà con học được từ những vị thiền sư trước là thiền định, mà thiền này thì chỉ giúp mình định chứ không thể thấy ra sự thât. Đức Phật đã nói "không dừng lại - không bước tới", cái định này nó khiến mình dừng lại. Mà chỉ có giác ngộ sự thật thì mới giải thoát được.
Bây giờ con cũng không còn ham ngồi thiền định như trước kia, giống như việc mình không còn động lực nào để ngồi. Có nhiều khi cái ta ảo tưởng nói với con rằng, mày là đồ lười biếng, không ngồi nữa mày sẽ bị cái này, sẽ bị cái kia... Rồi có một cái ta lại lay động con.
Mặc dù con biết chỉ cần thận trọng chú tâm, ngay nơi hiện tại này thì mình sẽ không làm việc gì sai, không tham sân si, không bị cái ta ảo tưởng chi phối, thì ngay đó là an lạc, là niết-bàn. Nhưng cái ta của con luôn đấu tranh qua lại, ngồi thiền hay không ngồi.
Những cái thấy của con có gì sai không ạ, con mong Sư Ông cho con lời khuyên để con có thể vững bước trên con đường mình tu học.
Con xin cảm ơn Sư Ông rất nhiều.
Ngày gửi: 19-08-2019
Câu hỏi:
Thưa Thầy, cho con hỏi, các trạng thái Vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ mà kinh điển hay nhắc đến, đại khái mình hiểu như thế nào ạ?
Con kính đảnh lễ Thầy!
Ngày gửi: 13-07-2019
Câu hỏi:
Xin thầy từ bi cho con hỏi khi con ngồi thiền tại nhà chú tâm vào đề mục chỉ được vài phút thì bị trạo hối hoặc hôn trầm không thể định được con phải làm gì để có thể an định được thưa thầy? Dù con ngồi cũng lâu nhưng vẫn không có kết quả. Cám ơn thầy ạ!
Ngày gửi: 12-07-2019
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, thầy cho con xin hỏi:
Cũng gọi là chánh định (tứ thiền) như chánh định trong bát chánh đạo vậy sự khác nhau về đối tượng tầm tứ ở đây cụ thể là như nào. Cũng là chánh định nhưng chánh định trong bát chánh đạo bắt đầu từ chánh kiến. Còn chánh định trong tứ thiền thì tầm tứ đối tượng là gì ... từ chánh định trong tứ thiền có phải là thiền mà đức phật đã từ bỏ hai ông thầy không ...
Con không phân biệt đc rõ nên thành kính xin thầy từ bi chỉ dậy
Con thành kính đảnh lễ thầy .
Ngày gửi: 06-07-2019
Câu hỏi:
Kính thưa Sư, con hành thiền nằm, nhắm mắt, một lúc sau thấy tâm yên, cảm giác trong tâm có một điểm gút lại, ngày càng nhỏ, nhưng con chú ý vào điểm đó, nó càng nhỏ, thân thể con càng có cảm giác nặng như khối đá rất lớn, đồng thời con cũng thấy thân con rất lớn và nặng, khi xả ra thì hết... Xin sư giải thích giúp con ạ. Con kính cảm ơn Sư!!! Mô Phật.
Ngày gửi: 23-06-2019
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con có một khúc mắc khi hành thiền, xin Thầy giải đáp cho con. Có một lần khi con hành thiền, sau một hồi quan sát hơi thở của mình, tuy nhắm mắt nhưng con thấy trước mắt là một màu trắng như mây, thân con nhẹ đi, hòa vào môi trường xung quanh như không còn thân nữa. Con không biết đây có phải là hỷ (pīti) - một trong mười trở ngại của Thiền Minh sát hay không. Nếu phải thì con nên làm thế nào? Xin Thầy hoan hỷ chỉ lối cho con. Con xin đảnh lễ Thầy!
Ngày gửi: 13-06-2019
Câu hỏi:
Con chào các sư ạ. Hiện tại con đang thực tập pháp tu Thiền Chỉ. Con được biết là phải thành tựu được 5 Thiền Chi là Tầm-Tứ-Hỷ-Lạc-Định. Hiện tại con không hiểu về cái Hỷ. Trong quá trình thực tập và suy nghĩ con có nghĩ ra 3 ý kiến là:
+) Hỷ là do mình thành tựu được Tứ (tức là bám được đối tượng tới một cường độ nào đó) thì sẽ sinh Hỷ.
+) Hỷ là do tự mình cảm thấy vui vì biết mình bám được vào đối tượng.
+) Ban đầu tự mình phải cảm thấy vui sau đó cái vui tự sinh (như kiểu người ta nhóm lò, mình phải mồi lửa sau đó củi lửa mới cháy).
Con muốn hỏi các Sư, trong 3 điều trên thì điều nào đúng để con có lòng tin thực tập. Nếu 3 điều trên không cái nào đúng thì con xin các sư chỉ cho con cách thực tập. Dạ con xin cảm ơn.
Ngày gửi: 31-03-2019
Câu hỏi:
Namo Phật
Namo Pháp
Namo Tăng.
Con Kính Chào Thầy!
Thưa Thầy, con mới biết Thầy và trang trungtamhotong.org gần đây thôi ạ. Con thật sự hoan hỷ và xin thành Kính Tri Ân Thầy. Con cảm ơn Thầy nhiều nhiều lắm ạ.
Con định dông dài trình bày với thầy quãng thời gian trước khi biết thầy thì cuộc sống đời và đạo của con ra sao, nhưng con nghĩ, đã mang chung một chữ Khổ rồi thì ai cũng giống như ai. Thầy biết mà, không cần phải nói ra đâu. Có chăng chỉ khác nhau cái nhân duyên. Đúng không Thầy? Con hạnh phúc biết bao khi lời nguyện “khắp pháp giới chúng sinh ai ai cũng đều được biết đến Chánh Pháp của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni” của con là nhân duyên cho con biết tới Thầy ạ.
Thầy Kính, nghe Thầy giảng đến đâu, con thấm đến đó ạ. Con thật sự nghiêm túc học và hành. Con thấy có sự chuyển biến. Con thường thận trọng, chú tâm, quan sát ngay cái thân thọ tâm pháp đang là trong công việc hàng ngày. Con cũng rất thận trọng mỗi khi thiền để chỉ là thiền ngồi chứ không phải ngồi thiền sẽ bị mắc vào định như Thầy hằng cảnh cáo. Nhưng con vẫn còn mông lung lắm ạ, chưa thật rõ ràng. Con nghĩ như vầy: vào buổi sáng, lúc con vừa ngủ dậy hoặc bất kỳ lúc nào trong ngày cho tới lúc trước khi con ngủ, con dành khoảng từ 1 đến 2 thời lên phòng thờ, đóng cửa, lễ Phật rồi ngồi xuống trang nghiêm trên toạ cụ (con dùng từ trang nghiêm, là ngồi bán già, là tỏ sự tôn kính của con trước bàn Phật. Trên toạ cụ là để tư thế thoải mái nhất, cơ thể dễ thả lỏng ạ). Con thấy mình không cầu đắc gì đâu ạ. Con nghĩ là mình biết đường rồi thì cứ đi thôi, không nên nghĩ nhiều. Con ngồi trên đó (phòng thờ nhà con trên tầng 5), cũng có chút cố gắng buông thư thân tâm, trong lành định tĩnh sáng suốt. Con cảm thấy sự thở, cũng thấy nhịp đều đặn, lúc thì thô thấy phồng xẹp động cả người, lúc thì thấy nhẹ nhàng vi tế ạ. Rồi đau ở lưng con cũng thấy. Đau ở chân hay vai cổ con cũng thấy. Tất cả cái đau nổi lên con hướng tâm về vị trí đó thì con thấy một lúc sau là hết. Tiếng hót của 1 con chim, nhiều con chim, tiếng to hay nhỏ con đều biết. Tiếng chó sủa, thậm chí là tiếng con chó của nhà hàng xóm nào con cũng biết nữa. Tiếng đóng mở cửa của nhà con hay nhà hàng xóm xung quanh con cũng đều biết. Tiếng nói cười của người lớn hay trẻ con của người nhà mình hay của người hàng xóm con cũng nghe biết... và con nghe vậy thôi. Tiếng động ở xa con thấy bình thường, càng gần thì tâm có hơi căng ra một chút.
Có lần con đang ngồi, con gái con nó không biết nên mở cửa phòng thờ thì lúc đó con vẫn ngồi yên nhưng ở phần mặt, con thấy nó nổi dần dần, nóng ran ở tai, con cố tập trung vào cảm giác đó nên tâm cũng thấy căng thẳng. Một lúc sau, khi con gái con xuống rồi thì con cảm giác mặt con nó cứ bị lệch sang một bên. Con có tác ý xoay cái đầu thẳng lại, nhưng vẫn có cái cảm giác lệch. Con hé mở mắt ra nhìn thì thấy đầu vẫn ở vị trí cũ. Vậy là con cứ mặc kệ cái cảm giác lệch í, một lúc sau thì hết Thầy ạ. Rồi cũng có lần con đang ngồi, ngoài những tiếng động bên ngoài, sự thở và các cảm giác đau tê nơi thân, con còn cảm thấy cả cơ thể mình từ từ động đậy rồi xoay tròn, nhẹ thôi, như mình ngồi trên cái đĩa xoay í ạ. Con không căng thẳng lắm, chỉ hơi ngạc nhiên chút thôi, rồi con cứ kệ nó, một lúc nó xoay chậm dần rồi ngưng lại ạ. Mọi cảm giác con thấy rõ như vậy ạ.
Mấy ngày đầu thực tập, con có bị hôn trầm, có lúc rất buồn ngủ, thì con cũng ngủ mặc dù tâm nó không muốn đi ngủ vì cho rằng nếu chiều theo là sẽ bị buông lung. Chỉ bị mấy ngày đầu như vậy thôi ạ, còn sau này con tỉnh táo cả ngày, vừa nghe Thầy giảng vừa làm việc này việc nọ hoặc thư thả nghe nhạc đọc sách... con thấy mình trầm hơn, tâm tính nhẹ nhàng hơn thoải mái hơn. Mọi việc đều ổn, chỉ có buổi tối con khó vào giấc ngủ một chút.
Thưa Thầy, ngay từ đầu, biết đến mục hỏi đáp, con thấy rằng chỉ cần làm theo đúng lời Thầy dạy thì sẽ không phải làm phiền Thầy nhọc công. Nhưng chắc là con nhầm rồi ạ, vì sao mà con chắc đã làm đúng theo như Thầy hướng dẫn.
Dạ thưa Thầy, tối hôm qua, sau khi xong xuôi mọi việc, con lên phòng thờ ngồi thiền như mọi hôm. Ngồi một lúc, vẫn thấy những cảm giác trên thân và nghe các tiếng động như mọi khi thì trong tâm con nẩy lên cái suy tư: nó nhớ tới lời thầy nói nguyên nhân của việc con bị khó vào giấc ngủ đó là do con tập trung quá. Vậy là con nghĩ rằng có thể do tập trung nên tâm con nó bị nhậy. Ví dụ như nghe thấy tiếng chó sủa, tâm nó hình như có xu hướng phóng ra hướng có tiếng chó sủa thì phải. Con liên tưởng đến dây đàn, bị căng quá, khi kéo thì nó sẽ bị bật ra xa hơn là lúc nó bình thường, còn lúc nó bị chùng thì ngược lại. Ngay lúc dứt cái ý nghĩ về dây đàn thì con tác ý là phải để tâm bình thường thôi và rồi con bắt đầu thả lỏng hơn như lời thầy dạy: trong lành định tĩnh sáng suốt. Khi vừa thả lỏng ra như vậy, thì ngay lúc này con thấy có cái gì đó nó lớn dần, choáng đầy, nặng như đá đè hết lên tư tưởng con, trên thân không còn cảm giác, nhưng vẫn thấy sự thở ạ. Trước thì có lần con thấy cái tay con cũng có cảm giác to dần và nặng như đá vậy, con cứ để vậy, một lúc thì nó cũng hết cảm giác đó. Lần này nó to lớn bao trùm và nặng hơn cảm giác ở tay nhiều, con cũng để kệ vậy, vẫn thấy nó cùng với thấy sự thở, và các tiếng động xung quanh. Thầy ạ, con chờ một lúc, vẫn thấy cảm giác đó. Tâm Con bắt đầu động, mất kiên nhẫn vì thấy sao lần này có vẻ lâu vậy, hơi thở mạnh hơn, thô hơn, gấp hơn. Con hơi cuống, con mở mắt ra, vẫn thấy mình ngồi im, mọi thứ vẫn bình thường, con nhắm mắt lại vẫn còn i nguyên cảm giác đó, con hơi hoảng, tâm trí giao động hơn, con thấy sợ. Đúng rồi, con gọi tên nó, con nói là sợ à. Thế là bắt đầu con lại bình tĩnh lại rồi một lúc sau cái cảm giác đó nó nhẹ dần nhẹ dần rồi hết, con xả thiền. Nhưng trong tâm trí con vẫn có căng thẳng hơn mọi khi Thầy ạ. Con lại ngồi nghe nhạc và uống trà thư giãn với chồng con và vào mục hỏi đáp gõ các từ khoá tìm kiếm các câu hỏi xem có ai giống con không để xem thầy trả lời, nhưng con chưa tìm thấy. Con vẫn còn căng thẳng cho tới lúc đi ngủ và vào giấc ngủ cũng khó hơn mọi ngày ạ. Tâm nó suy tư thắc mắc nhiều lắm, không biết mình có bị sai không? Cuối cùng con cũng ngủ được. Sáng hôm nay tỉnh dậy, con quyết định ngày hôm nay sẽ không làm gì cả. Buổi sáng con chỉ lên thay nước thắp hương và lễ Phật rồi con ngồi thư giãn uống trà viết câu hỏi gửi Thầy. Chờ chồng con xong việc, con sẽ nói anh đưa mẹ con con đi đâu đó buông thư xem sao.
Dạ thưa Thầy, Thầy giúp con ạ. Con như vậy đã đúng chưa? Có lạc sang thiền định không? Thầy hướng dẫn con với. Con cảm ơn Thầy.
Con xin dừng ở đây ạ. Dài quá rồi và chắc lủng củng nữa, Thầy cố đọc và giúp con nha.
Con hiện ở ngoài Hà nội. Thời gian đầu con theo Tịnh độ, đã từng có đôi ba lần theo đạo tràng Tịnh độ đi hộ niệm. Con có biết đến Thiền tông qua các bài pháp của một số thầy nhưng con chưa thâm nhập hay hành thiền gì sâu đâu ạ. Ngồi tĩnh toạ niệm Phật thì có.
Con thành kính tri ân Thầy.
Con chào Thầy ạ.
Ngày gửi: 11-03-2019
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Con có một câu hỏi liên quan đến sự tu tập trong đời sống là trong công việc có lúc phải rất tập trung suy nghĩ làm một việc gì đó như lập kế hoạch, nghiên cứu, giải một bài toán khó, v.v... thì sự tập trung này có phải là dùng năng lực của định không thưa thầy.
Thầy vẫn dạy sống với chánh niệm, nhưng khi cần định tâm như trên thì có phải vừa niệm vừa định, hay là chỉ tập trung định tâm suy nghĩ vấn đề rồi sau khi quay lại ra khỏi suy nghỉ thì lại trở về với chánh niệm.
trong kinh đức phật nói có trường hợp trong định có tuệ có áp dụng trong trường hợp giải quyết vấn đề cần tập trung sâu như trên và đồng thời cần sự thấy biết của tuệ trong định không thưa thầy?
Có thể nào một hành giả có thể đồng thời niệm, định, và tuệ trong trường hợp phải tập trung định sâu như trên không?
Xin thầy từ bi giải thích cho con.