Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 24-12-2020
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Bình đẳng là bằng nhau.
Ví dụ: tôi cao bằng anh. Vì anh 1m6; tôi cũng 1m6.
Phật và chúng sanh đều bình đẳng. Như vậy từ bình đẳng này được hiểu như thế.
Cái gì bằng (bình đẳng)?
Và vì sao bằng (bình đẳng)?
Kính xin Thầy chỉ dạy.
Ngày gửi: 24-12-2020
Câu hỏi:
Kính thầy, đọc câu hỏi của một bạn con chợt thắc mắc về bản thân về sự rèn luyện trong tục đế, con tìm được mấy cuốn sách rất hay về vẽ. Con đọc rồi thấy si mê rồi con bỏ, con đọc lại thấy mình đang tạo tác rồi lại bỏ, rồi lại đọc với cái mục đích xa vời rồi con lại bỏ, nhưng có cái gì đó trong con cứ thôi thúc không muốn bỏ hẳn. Nhất là hoàn cảnh bây giờ có thể con phải đổi việc làm mà con lại ngán ngẩm những công việc cũ, ngán ngẫm những trò đùa của cuộc đời, con không muốn tạo tác gì thêm nữa mà để pháp tự vận hành. Con đang tự hỏi những quyển sách này là pháp đem tới xem con có buông được hay không hay là pháp muốn con thông thạo những quyển sách này hoặc là chỉ ra bản ngã của con đang muốn níu giữ. Con rất phân vân. Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 23-12-2020
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con xin được đảnh lễ sư Ông ạ.
Sư Ông cho phép con hỏi. Con là một Phật tử nhưng sống và làm việc ở vùng quê nông nghiệp làm ruộng.
Con thích ăn chay, mà ăn chay ở quê thì chủ yếu rau là nhiều nên con thường hay mệt mỏi và da hơi xanh xao, nhợt nhạt ạ. có phải do vậy mà con bị thiếu máu không sư Ông?
Xin sư Ông cho con lời khuyên cân bằng với cuộc sống để con làm việc, vì con còn có gia đình ạ.
Xin kính tri ân sư Ông.
Ngày gửi: 23-12-2020
Câu hỏi:
Thầy kính quý,
Nhân mùa Giáng Sinh và Tết Dương lịch sắp đến, con xin kính chúc Thầy và toàn thể mọi người thân tâm thật an lạc và mạnh khỏe. Sẵn tiện đây con xin chia sẻ cùng với các đạo hữu về một câu trả lời mà Thầy mới dạy cho con mà con rất tâm đắc.
Hỏi: thưa Thầy, mới đây giữa cuộc trò chuyện của vợ chồng con, chồng con bảo con rằng: “Trên đời này có nhiều người đạo đức giả lắm, em đừng nên tin ai hay thần tượng ai. Tốt nhất em nên tự mình tư duy, trải nghiệm và khám phá."
Nhưng thưa Thầy, dẫu biết rằng giữa cuộc đời đầy sự gian trá và mâu thuẫn của chúng sanh thì làm sao con tin ai được, hay con sẽ nghe theo lời chồng con cho rằng mọi người đều là “đạo đức giả”? Xin Thầy cho con lời dạy. Con xin cảm ơn Thầy.
Trả lời: Thực ra chồng con nói cũng có lý, nhưng con cần hiểu rõ hơn thêm là có hai loại đạo đức giả:
1) Loại đạo đức giả để lừa gạt người. Loại đạo đức giả này cần được cảnh giác cao nếu không sẽ bị lừa vì họ khoác bề ngoài lớp áo đạo đức.
2) Loại đạo đức giả theo nghĩa Krishnamurti nói là tuy có đạo đức nhưng chưa thật sự hoàn toàn vì còn tồn tại những cái sai trên đường tiến hoá, như con ve lột xác chưa hết. Chính những cái sai còn tồn tại này giúp họ nhận ra cái đúng cho đến khi giác ngộ hoàn toàn.
Cần phân biệt rõ để không "vơ đũa cả nắm."
Ngày gửi: 23-12-2020
Câu hỏi:
Con chào thầy!
Con đang hoang mang sau thời gian dài thất nghiệp không biết phải làm gì. Con đã đi sai sở trường của mình, bây giờ rẽ ngang khá là khó khăn, tuy con không hề vội vã nhưng ba mẹ luôn hối thúc con phải thành công, phải kiếm tiền. Nhưng con thấy mình thiếu đủ thứ để bắt đầu lại, thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu tính kiểm soát cảm xúc, thiếu bản lĩnh, trí tuệ. Đi làm thuê trong văn phòng hay quán ăn thực sự làm con cảm giác như bị tù đày bởi công việc con không đam mê. Khi nghỉ việc con không biết như vậy con có lười biếng như ba mẹ con hay chỉ trích vậy không nữa... Nếu là công việc con mê thì con sẽ làm hết sức không thấy mệt, nhưng việc gì lặp đi lặp lại nhiều lần là con uể oải không chịu nổi và thường xuyên ngủ gật. Người ta bảo một nghề cho chín còn hơn chín nghề, nhưng con lại hơi đam mê học nhiều thứ cùng một lúc, vì chúng cũng có liên quan tới nhau nữa nên con biết thành công sẽ tới hơi lâu. Mẹ con nói cứ có việc gì làm việc đó, nhưng nhiều sách lại dạy nên làm điều mình đam mê, yêu thích chứ không phải vì tiền. Vậy con nên làm đại một việc gì đó hay con nên học tập trau dồi việc mà con yêu thích để sau này có thể thực hành ạ?
Con thấy ba mẹ con cũng vất vả kiếm tiền, sau này con cũng muốn có sự nghiệp tốt để ba mẹ đỡ cực, nhưng hiện tại nhà con không thiếu thốn tới mức con phải đi kiếm, nếu con có kiếm được cũng chưa bằng 1/10 ba mẹ con.
Vậy nếu con quyết định ở nhà cho ba mẹ nuôi để con có thời gian nghe Pháp, tu tập, thiền, và tự học hỏi trau dồi thêm về những ngành nghề cần thiết cho ước mơ của con sau này thì con có tội và sai ở đâu không thưa thầy? Con nên làm gì trong hoàn cảnh của mình thì tốt nhất ạ?
Con cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 20-12-2020
Câu hỏi:
Thưa Thầy, cho con hỏi là từ ngày chồng con tìm hiểu nghe pháp nhiều và thực hành thuận theo tự nhiên, ai sống phần nấy không can thiệp thì con lại thấy hình như mình khổ hơn vậy ạ? Ví dụ con làm gì ảnh cũng không can thiệp. Ảnh làm việc gì cũng bảo là không ảnh hưởng tới con. Ảnh bảo những gì con thấy khổ đều nguyên nhân từ con mà ra thôi. Trong khi trước đây hai vợ chồng hay biết nghĩ cho nhau, nhường nhịn, chia sẻ với nhau. Con nên thực tập như thế nào bây giờ? Xin Thầy cho con lời khuyên. Con cảm ơn Thầy nhiều ạ!
Ngày gửi: 19-12-2020
Câu hỏi:
Kính bạch Sư Ông,
Con là Panna Citta, con xin tri ân Sư Ông đã kiên nhẫn giảng dạy cho con, con đã về và nghiêm túc nghĩ về điều Sư Ông dạy, nay con đã ngưng bớt cố gắng rồi ạ.
Con xin phép hỏi Sư Ông câu hỏi mà con chưa kịp thỉnh pháp là:
1. Có khi con lấy một vài việc thiện gần nhất, ấn tượng nhất mà mình nhớ đi hồi hướng cho người này người kia. Một việc thiện mà lấy ra hồi hướng nhiều lần, hoặc việc thiện cũ, đột nhiên nhớ lại rồi lấy nó đi hồi hướng, liệu con có làm đúng pháp không ạ?
2. Nữ có nhu cầu chăm sóc thân thể nhiều hơn nam, vậy người nữ có tu học, nhưng vẫn chăm sóc thân thể của mình cho chu đáo, vậy có sai pháp không thưa Sư Ông? Vì con thấy có nhiều người hay chê trách khi thấy người cư sĩ nữ nào đó dùng ít phấn, ít son khi ra đường. Quan niệm hễ tu học nhiều là phải bỏ hết chăm sóc thân thể sắc đẹp. Xấu xấu chút thì mới là tu đúng. Nếu có suy nghĩ: mình giữ gìn thân thể sạch đẹp, ưa nhìn một chút là phương tiện để giúp mình có cơ hội đưa chánh pháp đến gần những người ưa cái đẹp, như bây giờ chùa xây lên cũng phải có thẩm mỹ mới thuận gieo duyên cho thập phương. Nghĩ như vậy có sai không thưa Sư Ông?
Con xin cảm ơn Sư Ông đã dành thời gian đọc và trả lời chúng con. Con xin hồi hướng phước báu hôm nay con trong sạch làm cúng dường đến Sư Ông và gửi đến tất cả mọi người.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngày gửi: 17-12-2020
Câu hỏi:
Dạ thưa Sư cho con hỏi,
Em trai con nghiên cứu môn Thần Số Học, một dạng xem tử vi, tướng số của Phương Tây rất thịnh hành bây giờ. Con nói em con như vậy là tà đạo trái lời Phật nhưng em con lập luận là chỉ dùng môn này như phương tiện để phỏng đoán hiện trạng của 1 người, và có làm gì tiếp theo sau đó thì phải dựa trên Bát Chánh Đạo để gỡ nghiệp, chuyển nghiệp.
Quan điểm như vậy có sai không ạ?
Con tri ân Sư giúp con giải đáp ạ.
Ngày gửi: 17-12-2020
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! Con ly hôn từ khi con trai con đc 1 tuổi và con ở vậy nuôi con 12 năm nay. Hai mẹ con con cảm thấy cuộc sống rất ổn không có gì phải phiền não cả, chỉ có điều con rất phiền lòng khi mọi người rất hay trêu con của con, cứ gặp là lại hỏi cháu "mẹ có người yêu chưa, mẹ sắp lấy chồng chưa". Con trai con giờ đã lớn, có chút hiểu biết nên con không muốn mọi người hỏi cháu như vậy, con đã nhiều lần nhắc nhở nhưng họ vẫn trêu cháu như thế. Con xin Thầy cho con lời khuyên để nói chuyện, tâm sự với cháu để cháu không bị tổn thương. Con xin cảm ơn Thầy ạ!
Ngày gửi: 16-12-2020
Câu hỏi:
Con kính bạch thầy,
Con đang ở trong một tình huống công việc mà gây ra cho con rất nhiều phiền não, chán chường và nản chí từ nhiều phía. Tâm con liên tục hiện ra những phương án để rời bỏ tình huống này, tìm kiếm một công việc "phù hợp" hơn với mình mà con biết nó khởi phát từ vô minh muốn chạy trốn, không thể đối diện được với cường độ của phiền não trong hiện tại. Trí năng rất nhanh và khôn khéo, tìm được nhiều lí lẽ để thuyết phục mình bỏ cuộc, nhưng giọng nói bên trong này đi ra từ sự hỗn loạn và mất cân bằng, không phải từ sự sáng tỏ. Tình trạng này diễn ra được vài tuần này, khiến con căng thẳng, bất an và mông lung rất nhiều.
Con vẫn làm theo lời thầy dạy, thường quan sát và thấy đây chỉ là thân và tâm, nhẫn nại theo dõi cách đau khổ xuất hiện, diệt đi, diễn ra như thế nào, có đang đồng hóa mình với chúng không. Nhưng ẩn sâu bên dưới, con vẫn thấy một dòng chảy ngầm liên tục của sự không chấp nhận, kháng cự và mong cầu sự việc diễn biến khác đi, có áp lực của thời gian tâm lý muốn đổi ghét thành thích, ưu phiền thành như ý, cực nhọc thành dễ dàng mau chóng. Tinh trạng này khiến con rất đau khổ. Thưa thầy, sao con thấy bài học lúc này quá sức với con quá thầy ơi! Xin thầy từ bi chỉ dẫn giúp con nên làm gì với ạ.
Con xin kính tri ân thầy.