loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 194 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tùy duyên thuận pháp'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-07-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy hoan hỉ cho má con được hỏi 1 câu, vì má con có bệnh tim mạch và suy nhược thần kinh nên má con không thích hợp ở chỗ đông người, má con thường thích hợp chỗ vắng người thì má con mới thực hành pháp buông xả và theo dõi thân tâm được, như vậy có phải má con đang thực hành pháp "chọn duyên thuận ngã" không thay vì "tùy duyên thuận pháp"? Nếu má con tiếp xúc nhiều người thì má con bị căng đầu, tim đập mạnh và lên huyết áp. Nếu ít tiếp xúc thì má con đỡ bị những chứng bệnh trên. Con thay mặt má con xin cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-06-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Thầy thường dạy nên sống tùy duyên thuận pháp, nên thận trọng chú tâm quan sát. Trong trường hợp của con, con không biết làm như thế nào để tùy duyên thuận pháp. Công ty con có đợt giảm biên chế trong đó có con, con thì muốn tiếp tục xin việc nơi khác không muốn ăn bám vào chồng, chồng con lại muốn con ở nhà nội trợ. Con đang rất phân vân không biết phải làm như thế nào để tùy duyên thuận pháp thưa thầy. Xin thầy hướng dẫn giúp con với!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-04-2015

Câu hỏi:

Thầy Quý Kính,<p>
Hôm nay được đọc câu trả lời của Thầy cho một bạn về thái độ đúng trong việc chỉ đường cho người khác, con sadhu vô cùng!<p>
Kính bạch Thầy, đây là câu hỏi mà con đang ôm ấp trong lòng, nhưng do vụng về con chưa biết làm sao để diễn đạt lại ý tưởng đó để thưa trình lên Thầy. Thầy cho con được gởi lời cám ơn đến bạn đã đặt câu hỏi.<p>
Bạch Thầy, trong khoảng thời gian mới bắt đầu nghe Pháp Thoại của Thầy, con nghe Thầy dạy là “sự vận hành của Pháp tự nó đã hoàn hảo, đừng thọc gậy bánh xe Pháp” con không cách chi thấm được, sau đó nhờ những đụng chạm lốp cốp lảng cảng mà Pháp từ bi và kiên nhẫn đưa đến cho con, giờ đây con bắt đầu thực chứng được lời dạy này của Thầy, và nhờ nhìn ra được những chỗ vấp váp, non kém của mình, con tương đối đã biết làm sao để điều chỉnh lại nhận thức và hành vi cho được khéo léo hơn một chút.<p>
Mỗi khi học ra được bài học của chính mình, trong niềm hạnh phúc trào dâng, con chấp tay hướng về nơi Thầy đang cư ngụ, thành kính đảnh lễ Thầy, đảnh lễ Pháp, trong tâm con thầm tạ ân Thầy, tạ ân Pháp đã giúp con học ra được những bài học nhiệm mầu đến như vậy. <p>
Con thành kính tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-04-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Theo con hiểu, mang tâm Bồ Tát là mong cho tất cả chúng sinh đạt đến giác ngộ để dứt khổ. Khi chúng sinh nhận thức được mình đang khổ thì bản năng đẩy đi tìm một đường thoát như một con tàu nhỏ tìm cách rời biển động để về lại bến. Con đã đọc những câu hỏi đáp của Thầy ở đây và con nhận thấy nhiều câu hỏi gần như là những lời cầu cứu trong cơn sóng gió. Mặc dù vậy con thấy những người này thật may mắn vì họ biết đi đâu để tìm câu trả lời. Câu hỏi của con ở đây là: vậy khi chứng kiến những chúng sinh khác cũng đang lặn hụp trong biển khổ mà hoàn toàn không biết phía nào, nơi đâu để bơi về thì thái độ của một người nuôi dưỡng tâm Bồ Tát phải là ra sao? Nếu chỉ rải tâm từ thì có đủ trong trường hợp này không? Người nuôi dưỡng tâm Bồ Tát có hay không bổn phận chỉ hướng thoát cho người đang cần? Nhưng nếu làm như vậy thì có phải đang vô tình truyền bá đạo không? <p>
Thỉnh thoảng, trong lúc nói chuyện với bạn bè hay người quen, con cũng thấy họ có nhiều nỗi khổ tương tự như đã chứng kiến nhiều lần trong trang mục này cùng với ngón tay chỉ đường của Thầy sau đó. Thưa Thầy, trong những trường hợp này, thái độ đúng của mình phải là sao để tránh chuyện làm người bạn hiểu lầm mình đang tìm cách dẫn dắt họ theo một Thiền phái hay theo đạo Phật? Có nên hay không chia sẻ với bạn đó về những câu chỉ dạy của Thầy? Cái rủi ro trong này là với trình độ hiểu biết non nớt và khả năng diễn đạt không chuẩn mình lại làm cho người ta thay vì thấy đường thoát lại tìm cách tránh xa thì thật là đáng tiếc. <p>

Con xin cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-04-2015

Câu hỏi:

Con thưa thầy! Con muốn hỏi thầy việc sống tuỳ duyên thuận pháp và như lý tác ý trong hành động của mình có mâu thuẫn với nhau không ạ! xin thầy chỉ dạy thêm cho con được rõ! Con xin thành tâm đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-04-2015

Câu hỏi:

Con xin kính chào thầy, <p>
Thưa thầy, nếu tin vào sự vận hành của pháp thì có phải giống như tin vào số mệnh hay không? Con làm ăn có lúc thuận, lúc nghịch. Vậy sự thuận nghịch này là sự vận hành tự nhiên của pháp hay do con làm việc lúc hay lúc dở mà thành ra lúc làm ăn được, lúc thì không ra gì? Trong công việc kinh doanh của con nếu xảy đến những chuyện không hay thì sự việc đó là do sự vận hành của pháp đưa đến hay do con thiếu thận trọng tính toán chưa chu đáo mà tạo nghiệp? Con nhờ thầy giải thích giúp con. Con cảm ơn thầy và chúc thầy luôn khoẻ.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, <p>
Hôm nay con có một câu hỏi về việc tùy duyên thuận pháp xin nhờ thầy khai ngộ. Số là hôm nay trên đường đi làm, con nhìn thấy có một người thanh niên đang nằm bất động trên bãi cỏ ven đường, cạnh bên là một chiếc xe đạp cũng nằm ngã một phần trên người anh ta. Lúc ấy có rất nhiều người qua lại cả đi bộ lẫn đi xe, nhưng không ai ngó ngàng cả. Bản thân con lúc ấy rất khó xử, vì nửa muốn dừng lại xem anh ta có bị sao không, nửa lại sợ gặp đối tượng nguy hiểm lừa đảo hoặc một người nhậu nhẹt say xỉn, phần vì đang trễ giờ đi làm. Lúc đó, tâm con rất lúng túng không biết phải làm sao mới đúng với câu tùy duyên thuận pháp? Con nghĩ nhiều người trong xã hội hiện nay cũng có cùng tâm trạng với mình, vừa muốn giúp người, vừa lo sợ, đề phòng vì báo chí đã cảnh báo quá nhiều trường hợp lừa đảo. Như vậy, làm thế nào để thể hiện lòng thương người và giúp người cho đúng nghĩa? <p>
Con cảm ơn Sư!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2015

Câu hỏi:

Con xin đa tạ thầy đã chỉ cho con tìm ra chỗ sai và chỗ cần học. Con cũng bận nên hôm nay mới được đọc trả lời của thầy và tiếc là con chưa tìm thấy mười điều cản trở tuệ. Nhận thấy điều này không chỉ có lợi ích cho mình nên con xin làm phiền hỏi thêm là chính vì niệm Phật là thiền định con đang tầm tứ câu A-di-đà nay chuyển sang tầm tứ hơi thở và các duyên khác chứ chưa phải tuệ soi chiếu với tâm rỗng lặng mà tùy duyên thuận pháp. Có điều con thấy tùy duyên thuận pháp nó vẫn cứ còn năng quán sở quán và con thấy vậy rất khó vô ngã ở chỗ này. Mong thầy hoan hỷ chỉ bày. Con hoan hỷ đa tạ thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-03-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>
Con cảm ơn Thầy đã gieo duyên lành cho con được hưởng trọn 2 ngày an vui trong thiện pháp tại Lễ Đầu Đà Rằm tháng Giêng vừa qua ở chùa Bửu Long. <p>

Hôm qua, con định về nhà sáng sớm, nhưng sau đó con thấy hoan hỷ quá nên con muốn ở lại thêm để thực hành “Lời Thầy Dạy”, nhờ vậy con học được nhiều bài học thú vị. <p>
Lúc 12h trưa, con ra Cây Bồ Đề để tưởng nhớ công ơn Đức Phật, và đọc kinh “Tứ Niệm Xứ”. Trong lúc con đang ở đó có một chị cầm 3 cây nhang đốt nhưng đốt hoài không cháy, sau đó chị ấy lại gần con bắt chuyện và kể lể khóc lóc về hoàn cảnh khổ của mình để xin tiền con 50K mua vé xe về quê. Lúc đó, con đang ngắm cây Bồ Đề và cảnh vật xung quanh, nhưng con vẫn nghe rõ tất cả lời chị ấy nói, và tâm con không có phản ứng, phán xét gì cả, con lấy ra cho chị ấy 50K, chị ấy lại xin thêm cho đủ 100K. Con không bực tức, mà chỉ thấy chị ấy có vấn đề, nên con bỏ 50K lại vào túi, con nói chị ấy là: "Lúc đầu chị xin 50k sao bây giờ lại 100K? Em đâu biết chị là ai? Và nhà nước đã ra quy định cấm ăn xin" <p>

Con định đi khỏi cây Bồ Đề, nhưng tâm con thấy thương chị ấy nên con kiên nhẫn quan sát thấy chị cố gắng đốt nhang thêm 15 phút nữa mà vẫn không cháy, con đốt giúp thì cháy liền. Đốt nhang xong, chị ấy bình tâm hơn và xin lỗi con, nói con đừng nghĩ xấu cho chị. Con hỏi chị ấy về Phật Pháp, chị ấy nói được vài điều, nên con vui vẻ chia sẻ thêm cho chị ấy ngắn gọn lời Phật dạy. <p>

Chị ấy hỏi sao thấy con vô tư, thoải mái, an lạc và vui vẻ quá mặc dù nghe chị ấy than khóc. Con nói: "Vì con đang sống trong hiện tại, đang ngồi đây thì trọn vẹn chiêm ngưỡng cây Bồ Đề với tâm trong sáng bình an, khi về nhà rồi đâu có Cây Bồ Đề mà ngắm". Con thấy mặt chị ấy rạng rỡ, tươi cười và nói dù con không cho tiền chị ấy cũng thấy vui rồi, ước gì chị ấy ở gần con để nghe con nói chuyện Phật Pháp, vì các Thầy trong Chùa gần nhà chị nói cao siêu khó hiểu quá. Lúc đó, con nói chị là: bây giờ chị biết làm sao để có niềm vui rồi chứ gì? Chị ấy lại cười, nên con lấy ra cho chị ấy lại 50K, chị ấy cười và nói là Rằm tháng 2 tới chị ấy sẽ lên Chùa trả lại tiền cho con. Con nói nếu chị lên Chùa thì nên đặt bát cúng dường, chứ em không nhận lại đâu. <p>

Thầy có thể cho con biết là con thực hành “Tùy Duyên Thuận Pháp” như thế đã đúng chưa? Cảm ơn Thầy và các bạn đã chịu khó đọc .


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-03-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Con tập theo thiền quán tâm, thì được dạy rằng mỗi khi có việc gì xảy ra, thì đừng chú tâm nơi đối tượng, mà hãy quay trở về để ý nơi tâm mình xem nó như thế nào. <p>
Kính thưa Thầy, thực tập như vậy có giống với thận trọng, chú tâm, quan sát không ạ? Con kính xin Thầy chỉ dạy thêm cho con.

Xem Câu Trả Lời »