Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 26-08-2019
Câu hỏi:
Con kính chào Thầy!
Con xin Thầy từ bi khai thị. Con đang tu tập tại gia và con thấy đời sống tại gia có rất nhiều chướng ngại mà tâm con còn yếu nên dễ bị hoàn cảnh bên ngoài và phiền não bên trong chi phối. Con vẫn biết là mình cần học ra bài học theo nhân duyên hiện có. Nhưng con thấy một thời gian dài mình càng chìm sâu vào sự tầm thường, dễ duôi và phóng dật. Như vậy con có nên tìm đến môi trường giới luật, có thiện tri thức để được nhắc nhở và nâng đỡ không ạ? Vì con nghĩ môi trường có sự hỗ trợ quan trọng cho việc sống Đạo, có lẽ đó cũng là nguyên nhân Đức Phật và chư tăng lựa chọn xuất gia. Con kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy!
Con thành kính cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 20-08-2019
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Con có ý nguyện muốn xuất gia và muốn được xuất gia theo phái Nam Tông. Nhưng con còn bị kẹt và dính mắc về chuyện ăn uống vì con biết bên Nam Tông thì ăn mặn con lại không ăn được thịt cá con vẫn chưa buông xả được chuyện ăn uống. Nếu con xuất gia bên phái Nam Tông nhưng ăn chay thì có được không ạ. Con xin đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 11-08-2019
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ thầy! Bây giờ con đã xuất gia rồi nhưng con muốn đến chỗ thầy để xin tu học, thầy có nhận và đồng ý không ạ?
Con kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 31-07-2019
Câu hỏi:
Kính đảnh lễ sư ông!
Con xin sư ông chỉ bảo. Năm nay con 21 tuổi và mẹ 66 tuổi, con là đứa con một trong gia đình, ba con đã mất. Sau những biến cố của cuộc đời con học được bài học vô thường - khổ - vô ngã. Và nhiều điều khác nữa con nhận ra lời Phật dạy thật sâu sắc nhưng cũng thật dễ hiểu. Con hạnh phúc khi sống trong giáo pháp. Con hiện tại đang bị tâm thần phân liệt và trầm cảm. Con đã từng thử qua rất nhiều công việc nhưng có lẽ số phận đi tu nên con không hợp và thành công với cái nào cả. Câu hỏi con muốn hỏi, nếu con xuống tóc với một Tỳ kheo Tăng Nam tông và phát nguyện giữ giới tu nữ về nhà tu tại gia, vừa tu vừa chăm sóc mẹ, như vậy có hợp luật mà Phật dạy hay không ạ?
Mong sư ông trả lời thắc mắc của con.
Tri ân sư ông.
Ngày gửi: 13-07-2019
Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy,
Trước giờ con đi chùa có rất nhiều Sư nói con có duyên với Phật. Con đi xin chữ thư pháp, con nói với các Sư con muốn xin chữ Phật, các Sư nói trong cô có chữ Phật rồi mà. Thưa Thầy có duyên thì ở nhiều mức độ, và duyên như thế nào. Trong con có chữ Phật nhưng chữ Phật như thế nào. Con cũng muốn xuất gia tu tập, con cũng muốn đường tu lâu dài, nhưng con lại không có lòng tin nơi bản thân mình. Lâu nay con cứ chần chừ mãi, chần chừ hoài.
Kính xin Thầy một lời khuyên.
Ngày gửi: 29-06-2019
Câu hỏi:
Thưa Thầy, xuất gia có ý nghĩa gì ạ?
Người muốn xuất gia cần có những điều kiện gì ạ?
Ngày gửi: 22-06-2019
Câu hỏi:
Thưa Sư Ông, con thấy mình ít tham lam không muốn công danh sự nghiệp tiền tài hưởng thụ và không muốn lập gia đình con cái gì cả. Mặc dù ở đâu cũng là Đạo đều thấy ra sự thật được cả, nhưng con thấy mình nên xuất gia Thầy ạ.
Người xuất gia có lỗi gì với cha mẹ hay thân quyến... không thưa Sư Ông? Con thì nghĩ xuất gia hay tại gia cũng chỉ là duyên nghiệp sự quy ước đặt ra thôi không cần phải chấp vào bên nào cả, cứ tuỳ duyên mà sống dù ở bất kỳ đâu miễn sao sống trong sạch tỉnh giác tuỳ duyên lợi ích thôi. Con nghĩ vậy có đúng không ạ, mong Sư Ông đính chính giảng giải giúp con hiểu hơn ạ. Con cám ơn Sư Ông.
Ngày gửi: 21-06-2019
Câu hỏi:
Bạch thầy, con vốn được sinh ra trong gia đình bình thường, nhưng từ nhỏ con đã tự lập sớm, con được học hành tử tế, nhưng con đi nhiều biết nhiều con thấy cuộc sống này bon chen với cơm áo gạo tiền ai ai cũng tất bật hơn thua chèn ép nhau. Con năm nay 32 tuổi, nam giới, con muốn nương nhờ cửa Phật vì nơi ấy là bình yên và tĩnh lặng nhất, thích hợp với con.
Xin thầy chỉ giúp con nơi nào nhận những người muốn xuất gia như con ạ?
Con ở Bắc Giang ạ.
Ngày gửi: 10-06-2019
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ Thầy. Kính thưa Thầy, gần đây con luôn băn khoăn về việc như sau ạ:
1. Con không còn ham muốn chuyện vợ chồng nữa. Tuy nhiên vì để giữ cho gia đình hạnh phúc để nuôi dạy con cái trưởng thành nên chiều theo ham muốn của đối phương, như vậy có ảnh hưởng đến việc tu tập không ạ?
2. Người đó luôn tìm cách chống phá việc tu hành của con bằng nhiều cách, trong đó có cả việc làm tròn bổn phận, nghĩa vụ vợ chồng. Đó có phải do nghiệp của quá khứ ạ?
Việc giữ tâm xuất gia nhưng thân tại gia thực sự khó khăn với con. Xin Thầy từ bi xá tội và chỉ dạy con thêm.
Con xin đảnh lễ Thầy và mong thầy bỏ qua cho việc quấy rầy này ạ.
Ngày gửi: 29-05-2019
Câu hỏi:
Con kính chào thầy.
Con ngu muội mong thầy hoan hỷ chỉ dạy. Con có ý nguyện xuất gia, nhưng chưa dứt được ái tình, không phải con luyến tiếc cái ái dục ấy, mà vì cô ấy không cho con được đi. Cô ấy đòi sống đòi chết nếu như con bỏ cô ấy. Cô ấy bắt con phải có trách nhiệm với cô ấy, con biết là do duyên nghiệp, nhưng thật sự con đã mang trong tâm mình một niềm hy vọng cầu đạo quá lớn. Con nguyện trước Tam bảo rằng nếu như trong kiếp hiện tại này con không xuất gia, tu học để hóa độ chúng sanh, thì con nguyện đọa xuống địa ngục để chịu khổ cùng chúng sanh. Khi con phát nguyện ấy xong, thì một hai năm gì đó con lại gặp cô ấy và con không thể từ chối được. Con hối hận vì đã mềm lòng nên giờ đây khó buông bỏ được, suốt ngày cô ấy bắt con phải cưới vì sợ con bỏ rơi! Nhiều khi con muốn trốn đi xuất gia, rồi cho cô ấy hay, nhưng lại sợ cô ấy suy nghĩ ngốc nghếch, buồn rồi hận, cô ấy chết rồi con lại mang thêm nghiệp nữa. Giờ con không biết làm sao, mong thầy chỉ dạy.
Con kính lễ Thầy tôn kính!