loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 35 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tâm tham'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-01-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Thầy cho con hỏi thế nào là tục sinh bằng tâm tam nhân ạ? Tâm nhị nhân là như thế nào ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-01-2017

Câu hỏi:

Thầy kính,
Tâm con đã khá hơn nhiều rồi ạ. Thưa Thầy, công việc của người đời là để kiếm thu nhập. Nhiều chương trình đưa ra để tăng doanh số thường để mọi người cạnh tranh và thi đua với nhau. Con không biết việc dẫn dắt một tổ chức dựa theo kiểu như vậy có làm tăng trưởng lòng tham của mọi người hay không? Con nghĩ đó là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến con chần chừ trong công việc. Việc khơi gợi và làm tăng trưởng lòng tham ắt hẳn là việc không tốt. Mặc dù lòng con không gợn chút gì, nhưng mọi người thì lại rất sôi động xung quanh những chương trình đó. Câu chuyện về người diễn viên hài nghĩ rằng khi chết sẽ được lên Hý Tiếu Thiên nhưng được trả lời sẽ bị đoạ địa ngục cứ ám ảnh con mãi. Con phải làm sao hả Thầy?

Con đọc mấy câu về Dịch Lý. Con không hiểu lắm, nhưng con biết cách tính để gieo quẻ Dịch. Nhiều lúc hỏi, quẻ Dịch ra đúng lắm Thầy ạ. Nhưng nhiều lúc thì con chịu thua, không thể hiểu được quẻ nói gì, mà cũng chắc quẻ muốn giấu không cho mình biết duyên cơ.

Con xin cám ơn Thầy. Và kính chúc Thầy năm mới được nhiều bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-11-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy,
Sáng nay con vào mục Hỏi Đáp thì có câu hỏi của một bạn về việc bạn băn khoăn giữa việc tranh, tham và không tranh, không tham. Con thấy mình cũng có băn khoăn giống bạn nên đã đọc kỹ phần trả lời.
Trong phần trả lời, Thầy có nói đến không tham ưu, không thủ xả và thái độ nhị nguyên. Con là người mới tìm hiểu Phật Pháp nên không chắc mình hiểu đúng những khái niệm này nên con kính mong Thầy có thể giải thích rõ hơn giúp con.
Con xin lỗi nếu như những thắc mắc của con đã được Thầy giải đáp trong các phần trả lời trước đây và xin Thầy chỉ giúp con việc tìm lại các phần trả lời này như thế nào.
Con cám ơn và kính chào Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2015

Câu hỏi:

Thầy kính! <p>
Dạ thưa thầy, con đọc câu hỏi ngày 14/07/2015 của một bạn đạo, "Sư nói, Thận trọng, chú tâm, quan sát là một cách tu mà theo đó mình đang sống trong thực tánh chân đế (sống trong cái thực hoàn toàn, tức là sống trong đạo đế và diệt đế). Thưa Sư! Như vậy, so sánh khi một người ăn trộm họ cũng thận trọng khi đi bước chân nhè nhẹ, chú tâm nghe ngóng, và quan sát hoàn cảnh khi đột nhập vô nhà người ta... thì có gì khác hoàn cảnh tu thưa Sư?" làm con nhớ đến một câu chuyện đã từng đọc. <p>
Có một tên trùm ăn trộm, muốn cải tà qui chánh nên tìm đến một vị Sư nọ xin tu. Vị Sư truyền 5 giới và bắt anh ta giữ 5 giới. Sau một thời gian, anh ta lại trộm cắp. Sư phụ không chấp nhận và anh ấy tìm một vị Sư khác xin tu, vị này cũng truyền 5 giới rồi khuyên anh ta giữ 5 giới. Một thời gian sau anh ta vẫn trộm cắp trở lại... thế là chia tay vị thầy thứ 2. Ngồi trong ngôi miếu nhỏ với tâm trạng buồn chán cho chính mình thì anh có duyên gặp vị Sư thứ 3 vào miếu trú mưa. Qua hồi lâu trò chuyện anh ấy thấy mình rất hợp với vị Sư này nên kể hết mọi chuyện với Sư, và xin được theo Sư để tu tập, nhưng chỉ thọ 4 giới thôi, còn giới "không trộm cắp" thì xin không thọ vì anh ta không thể bỏ tính trộm cắp. Vị Sư hiền từ nói: <p>

"Ta chấp nhận với một điều kiện, khi con đi trộm cắp, lúc lấy đồ người ta thì phải "biết mình đang đi trộm cắp", con có làm được không?" <p>

Anh ấy mừng rỡ và nói con làm được! Thế rồi anh ấy đi trộm cắp, trước khi và trong khi trộm cắp anh ấy nhớ lời Sư phụ "biết mình đang trộm cắp". Trộm được một vài vụ rồi anh ấy thấy mình không thể trộm cắp được nữa, anh ấy "ngộ" ra, chạy về ôm chầm lấy sư phụ mà khóc! Sư phụ chỉ cười! <p>
Qua câu chuyện này con thấy, khi trọn vẹn chú tâm quan sát, trở về trọn vẹn với cái toàn thể (thân tâm cảnh) như nó đang là thì "tâm Tham" (trộm cắp) tự động bị mất năng lượng (như bị mất điện) liền biến mất và nó là một ảo tưởng không thật! <p>
Con xin chia sẻ câu chuyện này với bạn đạo, xin Thầy chỉ dạy thêm cho con! Con cảm ơn Thầy, chúc Thầy luôn mạnh khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2015

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy, <p>

Con năm nay 35 tuổi, đã có vợ nhưng con có một vấn đề với bản thân là nhiều khi con không làm chủ được cảm xúc tình dục của mình. Vấn đề này đã chi phối con trong một thời gian dài và nó đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của con. <p>
Con đã tìm đến Đạo Phật như một cứu cánh cho mình (vì con thấy các Quý Thầy có thể sống một cách thong dong tự tại giữa cuộc đời này thì ắt hẳn có một phương pháp nào đó để làm chủ hoàn toàn được cảm xúc của mình, trong đó có cả cảm xúc tình dục!). Và bây giờ con cảm thấy rất may mắn là sau hơn 10 năm tìm học Phật pháp thì nay con đã gặp được Pháp của Thầy chỉ dạy. (đến với Đạo Phật đã giúp ích cho cuộc sống của con rất nhiều nhưng vấn đề làm chủ cảm xúc tình dục thì con chưa thể hóa giải nó). <p>

Một tháng nay từ khi con biết đến trang web trutamhotong.org của Thầy, con đã cố gắng nghe đi nghe lại tất cả các bài giảng của Thầy và cố gắng hiểu và thực hành theo Pháp của Thầy, con thấy vấn đề (làm chủ cảm xúc tình dục của mình) phần nào được hóa giải, con dần thấy rõ bản chất của nó. Con thấy rõ cảm xúc đó khởi lên rồi mất đi chứ nó không lôi cuốn mạnh mẽ như trước nữa. Nhưng con vẫn không chắc là sau này nó có quay lại làm chủ con không? <p>

Trong cuốn sách “ Thiền Phật Giáo- Nguyên Thủy và Phát Triển” của Thầy ở phần: II.5) TÁNH (carita) CỦA HÀNH GIẢ VỚI CÁC NIỆM XỨ ở mục 2) Thầy có viết: <p>
………
"2) Hành giả tánh tham ái có trí tuệ mạnh nên hành thọ niệm xứ để dễ trừ tham ái do thấy thực tánh khổ của thọ. Thọ hay cảm giác là đối tượng vi tế đối với một lòng tham ái cao, vì vậy cần một trí tuệ sâu sắc hơn mới có thể thấy được. Ví dụ một người ghiền ma túy đã đẩy lòng tham ái của mình lên cao cùng với sự dính mắc vào những cảm giác giác quan (thọ). Nếu người đó có trí thì nên lấy chính cảm giác ấy làm đối tượng để chú tâm quan sát. Khi lắng nghe trung thực cảm giác đang hiện khởi người đó sẽ thấy ra bản chất thật của cảm thọ và nhờ đó lòng tham ái được hóa giải. Nhiều trại cai ma túy trên thế giới đã ứng dụng thành công phương án này." <P>
Thầy cho con hỏi là: <p>
1) Cảm xúc tình dục và cảm xúc nghiện thuốc phiện về bản chất có giống nhau không? Và vấn đề của con thì thực hành theo phương pháp này nó có giúp con làm chủ hoàn toàn được cảm xúc tình dục của mình không? <p>
2) Hành giả tánh tham ái có trí tuệ mạnh và Hành giả tánh tham ái có trí tuệ yếu, con phải hiểu thế nào cho đúng ạ? <p>

Con kính mong Thầy chỉ dạy và Con xin chân thành cảm tạ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »