ĐỊNH MỆNH
Triết Hựu sinh ra và lớn lên trong một
gia đình quý tộc, nhưng là một gia đình quý tộc bất hạnh, sự có mặt của chµng
chỉ làm cho những người trong thân tộc hổ thẹn, không dám ngẩng mặt nhìn mọi
người, không dám nói to tiếng trước đám đông. Điều này Hựu biết rõ hơn ai hết
qua thái độ lạnh nhạt của mọi người, cái nhìn nghiêm khắc của cha và tình cảm
giấu giếm của mẹ.
Một hoàn cảnh như vậy bắt Hựu phải thu
rút lại, như một con ốc sên chỉ tìm được sự an toàn trong lớp vỏ của mình - lớp
vỏ bao giờ cũng lạnh lùng ngăn cách nó với thế giới bên kia - bên kia của ánh
sáng và sự sống. Tuổi xuân mòn mỏi, héo úa, hình như chỉ chờ ngày để rụng
xuống; nằm yên lặng, vô danh trong đám rừng già hoang
nguyên quên lãng
của cuộc đời. Hoàn cảnh ấy,
phải chăng là một định mệnh? Một định mệnh tiền khiên mà chàng chưa hề tham dự,
biết tới? Nó phủ vây như một màn lưới trên thân phận chàng từ bao giờ. Và khi
mở mắt ra, chàng đã là như vậy, không thể là khác hơn? Một vài niềm vui hiếm
muộn đến với chàng là những giây phút ngồi một mình, ngồi rất lâu trong thế
giới cách biệt, riêng đơn, cắt đứt mọi tương quan với đồng chủng. Chàng với thế
giới vô tình hình như có một mối dây liên hệ sâu xa hơn, cảm thông chan chứa và
thù thắng hơn. Đây là một đám mây lang thang bên kia đầu núi pha loãng ánh mặt
trời hồng. Kia là dòng sông bình lặng với mấy chiếc thuyền con nổi trôi bập
bềnh trên sóng nước. Chúng tĩnh nhưng chúng lại chảy trôi nhịp nhàng, đồng
điệu, khởi phát từ một uyên nguyên xưa - một uyên nguyên tròn đầy, hoan lạc và
vô nhiễm? Chàng thường để dành suốt buổi chỉ để nhìn một nụ hoa dại hay một lá
cỏ xanh. Thỉnh thoảng chàng bị chìm ngập hoặc hòa tan mơ hồ vào các đối tượng
ngoại giới; và không còn một ý thức nào về sự hiện hữu của mình nữa. Chàng như
mất đi, vong ngã. Nếu gọi được là vong ngã, thì đấy là một vong – ngã – tuyệt -
vời. Trong các sinh hoạt với gia đình, học đường, xã hội; nếu càng sống với ý
thức thường nghiệm, khôn ngoan, đầy kiến thức của mình bao nhiêu thì khổ đau
lại hoàn trả về chàng bấy nhiêu. Chỉ có cái được gọi là vong ngã ấy, chàng mới
thực sự tìm ra được mình, sự lạc phúc và thế quân bình nội tại. Đây là “một quê
hương bất đắc dĩ”? Một chạy trốn bi tráng? Một nương trú tạm bợ, phù du? Bạn
chàng - Vọng Việt, con một giáo chủ bà-la-môn thông thái đã luận về cái vong
ngã ấy như sau:
- Sự ly tính của một tự hữu, tự thể
khởi nguyên từ một vô thức quá thâm sâu - thâm sâu đến nỗi hầu như chưa bao giờ
ý thức ta với tới được. Thật ra, cái thâm sâu đó không thể hiện tồn nếu thế
giới khách thể không tấn công ồ ạt, xâm lăng tự thể. Cái định mệnh gọi là bất
mãn của bạn nó lập căn từ một ý thức về bản ngã. Có bản ngã là có xung đột, đấu
tranh. Mọi nỗ lực nhằm tự vệ đều là dấu hiệu đầu hàng, thua cuộc. Khi mà thế
lực bên ngoài càng gia tăng ảnh hưởng thì ta thường rút lui để bảo toàn thực
lực, nghĩa là tìm kiếm sự an toàn giai đoạn. Sự an toàn giai đoạn đó là một
trạng thái lạc thú cần thiết, là thực phẩm dưỡng sinh cho cuộc lên đường dài,
là một cơn gió mát cho kẻ lữ hành giữa sa mạc. Nhưng thiện hữu ơi! Nói theo
minh triết, thì nó cũng là màyà nó chẳng phải là cái đời đời, cái chân phúc!
- Tôi cũng biết vậy hỡi bạn yêu quý -
chàng nói - nhưng nó là chất nước, là giọt sương, là tia nắng ấm bình minh cho
những cuộc đời hiu hắt và bé mọn!
Vọng Việt cau mặt lại:
- Hãy kham nhẫn. Và hãy lên đường, này
thiện hữu. Đừng dễ dãi và yếu đuối. Đừng nằm ngủ quên trong vòng tay ngọc của
màyà. Rồi bạn sẽ khổ đau.
Giọng nói của Triết Hựu chợt chảy ra
nhừa nhựa:
- Giây phút vong ngã ấy tôi không khổ
đau.
Vọng Việt kêu lên:
- Như loài khỉ khôn ngoan, biết là
cành cây khô gãy thì chẳng dại gì mà nhởn nhơ leo chuyền trên ấy. Như những nhà
thám hiểm giữa đại dương, biết rằng đã lạc đường thì hãy chuyển hướng. Bão tố
và tử vong sẽ đến với bạn, thiện hữu! Phía dưới những lớp cỏ mượt là cạm bẫy,
là bóng tối và địa ngục, thiện hữu!
- Tôi thản nhiên chờ đợi chúng.
Lâu lắm, Vọng Việt thở dài:
- Hãy nên đến với một vị chân sư,
thiện hữu, kẻ có đầy đủ thẩm quyền về Thượng đế, nghĩa là minh triết và chân
phúc - rồi bạn sẽ biết đâu là con đường để bước ra khỏi cái gọi là định mệnh
tiền khiên của mình.
Vọng Việt nói không sai, Triết Hựu
nghĩ. Nhưng dù sao thì cái giây phút vong ngã ấy nó đã nâng đỡ, dưỡng nuôi
chàng bấy lâu. Mỗi người mỗi hoàn cảnh chủ quan riêng biệt. Mỗi một hạt trần vi
chúng cũng có một quá trình tự sinh, tự hóa khác nhau. Cường độ
khổ đau trong chàng âm ỉ
như thế nào,
cương mãnh
như thế nào, Vọng Việt làm sao biết? Y
đã lần nào chưa cảm nghiệm cái vong ngã ấy như chàng? Vọng Việt sinh ra và lớn
lên trong một định mệnh khác, thế giới khác, hoàn cảnh khác, truyền thống và sự
di truyền khác; ở đấy - cái gì cũng như là trật tự, là an toàn, là dễ dãi, là
tiện nghi, là thích hợp, là vừa lòng… Là tất cả những gì đối nghịch với chàng;
là bóng tối và ánh sáng. Muốn giải quyết bóng tối, phải chăng là dùng thẩm
quyền của ánh sáng và ngược lại?
Cảm ân bạn yêu quý - Triết Hựu thầm
nghĩ, nếu có sự ganh tỵ nào đó đến trong tôi thì cũng do điều kiện phát sinh
thôi. Tôi đau khổ quá.
Có những giây phút bất quân bình như
vậy, rồi cũng qua đi, trả lại chàng với ý thức bình thường của đời sống - cái
đời sống quá mệt mỏi, úa vàng, khiếm diện những màu xanh, tiếng cười và hoa cỏ
mùa xuân. Đôi khi chàng cũng ghê sợ cho cái xấu xa và tầm thường của mình khi
chợt so sánh với Vọng Việt. Nhưng chẳng bao giờ chàng lại như Vọng Việt được.
Phải thú nhận rằng, Vọng Việt là một người bạn tốt, rộng lượng, đôi khi lại như
là minh đức và thánh thiện nữa. Ở y là sự tỏa sáng của một ngôi sao diễm phúc:
vừng trán thẳng và mịn, đôi mắt xanh và to, ẩn chứa sự thông minh và trung hậu
mà ít người có được. Có lẽ Vọng Việt là một danh sĩ bà-la-môn trong tương lai
gần, một giáo chủ vô đối
thủ nếu y
trọn vẹn với con
đường. Con đường, con đường! Nghĩ đến
con đường là chàng lại liên tưởng đến hai hình ảnh đối nghịch: một con đường
đầy ánh sáng nơi đó bạn chàng đang đi lên, và một con đường đầy bóng tối nơi đó
chàng đang vẫy vùng không lối thoát.
Có một bức tường thành lạnh lùng và
kiên cố dựng đứng ở đây, ngăn cách chàng và ngoại giới. Một dòng sông, chỉ một
ngõ nguồn duy nhất là ồ ạt tuôn đổ vào phía bên trong, bức phá vùng bình nguyên
thầm mật nội tâm. Sự câm nín bấy lâu của vô thức bị sự xâm phá này đã trở nên
tan hoang - bật thành những vang động thống thiết. Sự gọi kêu này quả thật là
cấp bách và cường liệt mà chàng chẳng đủ khả năng xoa dịu hoặc đáp ứng. Nhưng
mâu thuẫn thay, nhờ vậy mà chàng có được một đời sống nội tâm sung mãn.
- Thượng đế vì thương yêu con cái ngài
nên chẳng bao giờ ngài để cho sự khổ đau quá sức người chịu đựng. Vì là hơi thở
của ngài nên linh hồn kia cũng hưởng được một vài ánh sáng của chân phúc.
Quả thật vậy, trong chiếc vỏ đầy tối
tăm của ta cũng có được một chút ánh sáng, sự an lành hiếm hoi, đủ để nương tựa
sau những khổ đau dài hạn. Và đây là nơi ẩn núp thường khi của chàng. Nhưng cha
chàng đã không cho chàng ở yên trong một lần đối thoại:
- Có hai sự tệ hại trong đời sống -
cha chàng nói - một là sự hưởng thụ và hai là sự trơ lì về sự hưởng thụ ấy. Cơm
bánh trần gian chẳng phải để dành phần cho những kẻ thiếu đức tin.
Triết Hựu cúi đầu xuống, giọng ôn hòa
nhưng chắc nịch:
- Nếu không phải vì thiên ý mà con
hiện hữu, thì làm gì con có được cơm bánh trần gian, thưa cha? Phải chăng vì
mặc khải của Thượng đế mà con phải gánh chịu căn phần này? Định mệnh nghiệt ngã
này? Tác ý và nỗ lực đơn bạc của cá nhân không thể hoàn thiện vẹn toàn một nhân
cách, một đời sống. Dù sao thì con cũng đã có một nhân cách, một đời sống, dù
tối tăm, do Thượng đế sáng hóa. Nói cách khác, thân xác và tư tưởng của con
cũng được tách ra từ Đấng vô hạn. Cơm bánh trần gian là những ân sủng dĩ nhiên
cho cháu con lưu lạc của ngài. Do vậy, thưa cha, con chẳng thể vong bản đến nỗi
quên mất cội nguồn. Vì là thân xác cùng tư tưởng, nên bổn phận và sứ mạng
thiêng liêng trong đời để tạ ân Thượng đế, không phải chỉ đơn thuần ở ngoài bề
mặt của biểu hiện hình thức, vật chất, thân xác. Nó còn có cái bên trong: cái
nội dung, cái thần thể, cái tư tưởng. Phải rồi, hình như chỉ có cái bên trong
ấy mới là cái sáng hóa của linh hồn, cái của Đấng vô hạn, cái tối thượng, thưa
cha!
Người cha cau mặt lại, giận dữ:
- Mẹ mày là một người đàn bà thiếu đức
hạnh. Danh giá của tổ tiên một sớm một chiều
đã do tay mẹ
mày mà trôi theo dòng nước. Sự ngoại
tình của mẹ mày - từ đó mày hiện hữu - cái giây phút ấy nó không tương ưng với
tư tưởng của mày sao? Dù không là tác ý cá nhân nhưng là một vận hành đồng lõa,
phải thế? Lý suy, sự hiện hữu của mày đã là đồng lõa với tội ác, vô hạnh, đê
hạ, kéo theo sự xuống dốc và phủ hắt bóng tối lăng nhục lên gia tộc. Ôi! Không
thể khác hơn, vì đấy là chân lý. Dù mày có học thói lý luận “con lươn”, cũng
không thể phủ nhận chân lý để tồn tại ngoài chân lý!
Triết Hựu đanh mặt lại:
- Thế thì cha cũng đồng lõa với tội
ác, vô hạnh, đê hạ - nghĩa là đồng lõa với sự ngoại tình của mẹ. Minh triết
hơn, cả vũ trụ này đều phạm tội, đều ngoại tình, thưa cha! Cái bài học vỡ lòng
thuở thơ ấu về duyên khởi, do cha dạy, con đã được hiểu rằng, vũ trụ là sự
tương quan trùng trùng và tất yếu. Vũ trụ đã không là sợi dây xích vĩ đại vô
thủy, vô chung? Con người, gia
đình, xã hội đã được gắn bó thiết cốt trong một định mệnh không rời - những bộ
phận hỗ tương trong chiếc máy vĩ đại thiên diễn của tạo hóa. Vậy thì - con -
một hiện hữu quyết định cho sự vận hành của pháp giới, không thể không có mặt
ngay giây phút ấy - giây phút ngoại tình của mẹ! Nói khác hơn, trong bối cảnh
vừa chủ quan lẫn khách quan của nó, thì con đã là như vậy. Con như vậy, hiện
hữu như vậy trong giây phút như vậy và hoàn cảnh như vậy - chứ không thể khác
hơn!
- Mày lại có ý đổ lỗi cho Thượng đế
phải không? Đồ ngoại đạo.
Triết Hựu trầm thản, lạnh lùng:
- Thượng đế đui mù - chàng nhấn mạnh -
ít nhất là đấng Thượng đế trong nghĩa truyền thống và kinh viện. Thượng đế,
theo nghĩa ấy là sáng tạo phẩm của mọi tội ác con người, thưa cha - trong đó,
dĩ nhiên có cả sự ngoại tình của mẹ. Mẹ không phạm tội mà Thượng đế phạm tội!
Triết Hựu đang còn muốn nói nữa thì
chợt thấy tối tăm mặt mũi bởi một đồ vật rơi đổ loảng xoảng. Một cảm giác âm ấm
bò từ trán xuống mũi, qua miệng... Hình như đâu từ xa xăm có tiếng khóc ấm ức
của mẹ chàng vọng lại. Giây phút ấy Hựu thấy mình bình tĩnh và sáng suốt hơn
bao giờ. Hai chân chàng chôn cứng xuống đất như một trụ đồng. Tất cả đang im
lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế
giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim. Nghĩa là chỉ còn một
sự sống duy nhất, là của chàng, đồng thời là sự sống của vũ trụ, là một, chẳng
còn biên giới nào ở đây, giữa tiểu ngã và đại ngã, khi ta trú vào miền tịch
lặng thâm sâu này. Tiếng khóc, nụ cười, nước mắt, niềm đau, nỗi
buồn chỉ còn là những
cơn gió phù
du xôn xao thoảng qua vô hình, vô ảnh. Thân xác cũng ngủ quên, có phải?
Mọi ý thức về mình cũng vong bặt khi ta trơ lì với cái một, nhập thể với cái
một, với cái Nhất-thể-kiên-cố-bất-động. Chỉ còn nó là tồn tại. Nhưng sự tồn tại
ấy không lâu bền, Hựu biết. Nó chẳng phải là Thực-tại-nhất-thể-vĩnh-cửu, tuy là
cái Nhất-thể-không-thời-gian. Nó tử sinh.
Quên mình là vong ngã. Thấy mình kiên
cố, bất động với cái một là đại ngã. Hai trạng thái tuy đồng tướng, đồng dạng
nhưng khác nhau, Hựu cũng biết rõ ràng như vậy.
NGƯỜI XIN LỬA
Sau lần đụng chạm với
cha, Hựu chớm có ý định thoát ly gia đình, chạy trốn gia đình càng xa càng hay.
Tình cảm đeo níu yếu ớt của người mẹ không thể cưỡng lại, làm dịu lại nỗi thúc
hối thâm sâu đã trở nên dai dẳng và cường liệt.
Trình bày ý ấy với
Vọng Việt, chàng chỉ nhận được một lối lý luận của đầu óc, sách vở và từ
chương:
- Đào tẩu định mệnh
cũng là vong ngã ở hình thức khác. Nó cũng là mâyâ đấy, thiện hữu!
Đây có lẽ là lần thứ
nhất Triết Hựu thấy mình ghét bạn thậm tệ. Hình ảnh thiếu cân đối của một người
què quặt chợt hiện ra trong trí chàng. Hắn là một thanh niên bà-la-môn tinh
thông phạm điển. Là một học giả uyên bác, được trưởng thành trong khí hậu
tiện nghi và dễ dãi, có biết gì về đời sống? Hắn là
một động vật chỉ có
đầu óc mà không có tứ chi, thân thể. Hắn đi một đầu xuống đất mà vào cuộc đời.
Hắn chỉ biết suy tưởng chứ biết gì về hành động?
Hựu không muốn hỏi
han gì nơi Vọng Việt nữa.
Chàng biết rằng đây
là định mệnh của mình, sự bế tắc này phải tự chàng giải quyết lấy, không bởi từ
đâu và do ai. Hạnh phúc hay đau khổ cũng do ta, có phải? Nhưng khi mà đặt niềm
tin tuyệt đối vào nơi ta, thì chính ta đã là Thượng đế. Sự tôn sùng
cái-ta-cực-đoan, có phải là thẩm quyền tuyệt đối của trí năng, lại là một hình
thức đại ngã khác?
Triết Hựu bất lực và
bối rối ở điểm này, và chàng lại đi thơ thẩn đến các đại tự, thánh đường, bờ
sông, công viên… Ở thánh miếu, thánh đường, chàng chiêm ngưỡng những hình
tượng, những ngẫu tượng cùng những tư thế kỳ bí của chư thần. Ở đại tự, thiền
viện chàng chiêm ngưỡng dung sắc cùng nụ cười huyền nhiệm của đức Phật. Ở bờ
sông, chàng nhìn những chiếc thuyền xuôi ngược khứ lai của khách thương. Ở công
viên, chàng ngồi thầm lặng nhìn bộ hành qua lại, từng nụ cười, từng dáng đi,
từng khuôn mặt. Chàng chẳng biết có sự mầu nhiệm nào từ trong đời sống mà nó
vẫn tỏa ra trên bề mặt của mọi sinh hoạt cái sinh khí tràn trề và đa lực. Cái
sinh khí ấy, cái hơi thở ấy, cái linh hồn của sự sống ấy, nó có ở đấy nhưng
không biết ở đâu?! Nó có ở đấy làm cho vũ trụ
chuyển động, tuy đa
diện, đa tạp, đa phức, nhưng mà vẫn ở trong một trật tự cùng quy củ thật là
kinh khiếp. Hình như chẳng có một cái gì thừa thãi cả trong cái
vườn chơi
của Thượng
đế. Ôi, cái lão tặc – thiên
– xích - tử bất - khả - tư - nghị đáng ghét và đáng yêu, cái gì cũng toàn bích
và tuyệt mỹ hết sao? Một ngọn lá vàng bên đường, một tiếng cười trên sông, một
viên gạch vụn trong khu vườn hoang, một hạt bụi dính trên gót chân của ngôi
tượng cổ, một đứa trẻ mồ côi nằm co ro trên sạp hàng của khu chợ chiều, một
giọt mồ hôi của người mẹ già bên bếp lửa trưa, một cái nhìn ân tình vụng trộm
của thiếu phụ, một tên hoạt đầu chính trị, một lão gian thương, một kẻ sát
nhân, một người đói khổ. Trong tất cả những hiện hữu không thừa, không thiếu
ấy, cũng có chàng. Có chàng đang ngồi đây để nhìn ngắm cuộc đời và nhìn ngắm sự
vận hành. Chàng ở bên trong hay bên ngoài cuộc đời? Nếu là bên ngoài thì làm
sao chàng lại có được đời sống tư duy, cơm ăn, áo mặc? Nếu là bên trong thì sao
chàng chẳng có được sự nhiệt tình, sinh thái trẻ trung để bước vào, nhập cuộc?
Vậy thì rõ ràng chàng đang ở đâu đó, xa lạ với mọi sinh hoạt. Rõ ràng chàng
đang bị đẩy bật ra khỏi sức quay, bị tước đoạt mất linh hồn của sự sống. Chàng
bị tách lìa khỏi đồng chủng. Chàng cô độc giữa mọi hiện hữu.
Một
lần kia, ngồi một mình
giữa công viên đến chín rục thân xác, chàng lững thững ra về. Sương đêm
xuống lạnh, từng bước một rã rời trên con đường tối tăm. Hựu chợt thấy mình
thích con đường tối tăm và ước mong con đường tối
tăm này kéo dài vô tận. Ánh
sáng được chiếu hắt ra từ những căn nhà làm chàng nhức nhối và khó chịu vô
cùng. Cái ánh sáng ấy, nó là cái biểu tượng cho thế giới thực, thế giới mà
chàng đang bị bắt buộc phải đối diện, đã bóc trần truồng sự cô đơn của chàng
ra. Nơi cái thế giới ánh sáng ấy chàng có quen biết, thân thiện với ai nữa
không? Với bóng đêm, chàng trọn vẹn với mình và không bị ai dòm ngó, chiếm hữu.
Với bóng đêm, chàng được nguyên vẹn trong ý thức tự quy mà không sợ bị tha thể
hóa. Cái thế giới ánh sáng đầy kênh kiệu và khả ố, hình như chỉ biết soi rọi
hoặc tước đoạt những cái thầm mật của mỗi tự hữu. Chúng muốn sử dụng chàng, làm
mất chàng, đồng hóa chàng, để biến chàng thành những công cụ cho xã hội, cho
các giá trị phạm trù, các công thức và quy củ ước lệ, những khuôn mẫu hình thức
cho tập quán và luân lý cưỡng chế. Chúng muốn nô lệ hóa hết thảy. Bởi chỉ muốn
tự do nên chàng đã bị chúng bao vây, nhốt kín. Bao ngày, bao đêm chàng đã tự
lực vùng vẫy một cách vô vọng. Vòng đai càng lúc càng được siết chặt lại, vòng
đai được kết dệt bằng máu, hơi thở, cay đắng và tư duy không lối thoát.
Cuộc chiến đấu tuy
đơn điệu, thầm lặng nhưng cường liệt này - đúng như Vọng Việt nói - là thái độ
tự kháng bắt buộc trên lộ trình tự sinh, tự hóa. Đôi lúc quá tuyệt vọng, chàng
nghĩ là chàng
không còn
ngồi dậy được nữa, đã vĩnh viễn nằm xuống, còn thực tại kia - cái ánh
sáng kia - vẫn lạnh lùng kiên cố ngàn đời. Thế hệ, lịch sử, thời đại, kỷ
nguyên, thành quách, vàng son dù qua đi, dù thành hoại, tử vong thì nó vẫn tồn
tại vô tri, vô đạo ngoài dòng chuyển dịch của không thời. Chàng có thể là một
con vật hy sinh trong cuộc tế lễ lớn không? Nếu không thì có sinh lộ nào, lối
thoát nào để nhảy vọt ra ngoài định mệnh?
- Thỏa hiệp là đồng
lõa, cam phận với cái thông tục là nô lệ, xuẩn ngốc. Mà chạy trốn ra ngoài là
mâyâ. Bạn ơi, có một lối thoát nào không ngoài hai phạm trù ở và đi, ly và trụ,
khi một ý nghĩ vượt thoát như vậy đã là một tiền đề bất khả tri nhận của lý
trí? Vượt thoát là cái nghịch lý của mọi nghịch lý, mâu thuẫn của mọi mâu
thuẫn.
Triết Hựu hỏi như vậy
và đăm đăm nhìn Vọng Việt, bạn chàng. Có nhiệm mầu nào ở phía bên trong vầng
trán cao rộng mênh mông kia? Có ánh sáng huyền bí nào sẽ được tuôn ra từ cái
tâm linh vốn được dưỡng nuôi từ suối nguồn của Vệ-đà, của minh triết?
Hôm đó, Vọng Việt
không trả lời, y đưa tay ngắt những đọt lá non. Triết Hựu ngồi trên tấm thạch
bàn,
kiết già phu tọa nhìn
mông mông vào dòng sông bát ngát chiều hôm. Từ chiếc lá này đến chiếc lá khác
được Vọng Việt nhồi nát, vo tròn, rỉ nhựa rồi thả trôi theo lạch nước.
Hựu thấy
cái hành
động của
Vọng
Việt chừng như là vô
tâm, nhưng thật ra là do cái “vô thức hủy diệt” ở phía bên trong ngấm ngầm thúc
đẩy. Là một môn sinh mẫn tuệ, trí thức, một giáo chủ của tương lai, một con
người tự hào là có giáo dục và văn hóa; và nhất là một kẻ tự nhận là một hành
giả đang lên đường - lại ngầm chứa bên trong cái năng lực tàn bạo, vô nhân
tính, là cái vô-thức-hủy-diệt, là cái từ đó, bóp nát những sự sống! Kẻ không
biết kính trọng và yêu thương một sự sống thì không thể biết kính trọng hoặc
yêu thương ai. Nếu có chỉ là nhãn hiệu trá ngụy. Hựu chợt nghĩ rằng mình chẳng
nên tin cậy lắm ở một nhân cách như vậy.
Khi Triết Hựu lặng lẽ
định quay đi thì Vọng Việt gọi giật lại:
- Đấng sáng hóa là
đấng ở ngoài ngôn và lời. Tôi thâm hiểu và cảm thông bát ngát niềm đau định
mệnh khôn nguôi của thiện hữu. Cái biết của bạn không khác cái biết của tôi,
thì làm sao tôi có được một ngôn và lời ở ngoài đấng ngôn và lời? Chúng ta nên
biết rằng - Vọng Việt nhấn mạnh, đôi mắt nhìn sâu, hai tay nắm chặt - là nó
thuộc thẩm quyền của con mắt
thứ ba, là một bước chuyển nghịch lý tự căn, nó bóp vụn không - thời trả
cho tại thế hữu hạn. Và nó bay cao chóa ngợp vòm màyà hư hóa, siêu việt mà hiện
tồn, vô-hình-kỳ-trung mà thực tại. Bạn cũng đã hiểu như vậy mà, thiện hữu!
Hựu lơ đãng nghe bạn
nói. Đằng sau những ngôn và lời ấy có bóng tối, Hựu nghĩ. Bóng tối của riêng
mỗi người mà chúng đã thâm nhập thành máu huyết, tủy xương và hơi thở. Bóng tối
ấy là gì nơi Vọng Việt? Riêng chàng thì chàng hiểu rõ lắm. Sự yêu thích bóng
tối thường là dấu hiệu của tội ác, hoặc là từ nơi bóng tối ấy, tội ác được hình
thành, nẩy mầm. Chàng rất minh bạch về thiện ác nhưng chẳng bao giờ muốn giải
quyết thiện ác vì chúng đôi khi cũng hàm hồ và bất xác. Ở nơi này là tội ác và
ở nơi kia là thiện lương. Thiện ác bao giờ cũng đóng đinh trên môi trường chủ
quan của nó. Cả bóng tối cũng vậy nữa chứ sao. Bóng tối trong Vọng Việt phải
chăng có quá nhiều ánh sáng bao bọc che phủ? Hoàn cảnh làm cho bóng tối kia bị
chế ngự hay tưởng như nó được chế ngự? Nhưng dù sao chẳng có nơi nào có ánh
sáng mà không có bóng tối, Hựu thấy rõ như vậy vừa bằng lý trí vừa bằng cả trực
giác nữa. Vậy thì đây đâu là vấn đề mà chàng phải bận tâm? Cái vấn đề vốn đã
hiển nhiên như hai với hai là một, cái phi lý đã là tất hữu thì mọi kiếm tìm
thành ra vô vọng sao? Thái độ yêu thích bóng tối có phải là yêu thích tội ác?
Hay nhờ tội ác mới hiển bật các giá trị thiện đức? Nghĩa là nhờ bóng tối mới có
được ánh sáng và ngược lại?
Tuyệt đối không giải
quyết gì được qua các phạm trù của lý trí, chàng nghĩ. Lý trí là kiếm
tìm, là
câu hỏi nhưng chưa
bao giờ là đáp số chung cuộc. Những đáp số bị bỏ quên trên đường đi trong cuộc
tiến hóa. Những đáp số phủ nhận những đáp số để cùng nhau ngẩn ngơ và tuyệt
vọng trước hố thẳm vô lượng của cuộc đời, phải thế? Chỉ có một điều duy nhất là
chàng hiểu được thôi: nhờ bóng tối mà chàng thấy mình được tự do. Tự do suy
tưởng và tự do cô độc, khổ đau. Trong bóng tối chàng được nguyên vẹn chứ không
bị chia lìa.
- Cho già xin một
chút lửa!
Một bóng đen lù lù
trước mặt cất tiếng nói khi Hựu sắp bước vào con đường nhỏ.
- Tiện sinh không có
lửa, lão trượng ạ!
- Thì ánh sáng vậy.
Ánh sáng có được từ Đấng lửa. Hãy cho già xin một chút ánh sáng.
- Sao kỳ vậy, lão
trượng có lầm chăng
- Lão xin ánh sáng
đấy mà, lầm sao được.
- Xin ánh sáng? Triết
Hựu lắp bắp - tôi lại đang tư duy về bóng tối. Tiện sinh chỉ là bóng tối và
đang là với bóng tối. Làm gì có ánh sáng nơi tôi, nơi này?
- Hãy bi mẫn với kẻ
thiếu ánh sáng, người tuổi trẻ! Hãy cho lão ánh sáng
có từ trong trái tim người!
Như một luồng điện
cực mạnh va chạm các đầu dây thần kinh, Hựu giật lùi trở lại nhìn cho rõ mặt
người xin lửa. Đấng đại sĩ đã đến với chàng trong cái cô đơn tuyệt đối này sao?
Ngài đã đến đúng lúc để xin ánh sáng - nghĩa là thắp lửa trong trái tim chàng!
- Hãy cho già xin cái
ánh sáng ấy, người tuổi trẻ! Cái ánh sáng có thể nhìn suốt qua hai màu trong
đôi mắt hữu hạn trần tục của người.
Hựu vươn tay thật
nhanh và mạnh chụp vào vai người lạ mặt. Nhưng chỉ có khoảng không! Và giọng
nói kia vẫn còn rõ mồn một trong tai chàng:
- Không có ánh sáng
ấy thì sao người trẻ tuổi nhìn thấy được ta? Không có ánh sáng ấy thì làm sao
người tuổi trẻ nhìn được ánh sáng và bóng tối? Thiên đường không có thừa chỗ
cho người dối trá đâu. Nguyện cầu cho địa ngục đến với ngươi! Nguyện cầu cho
ngươi thấy rõ địa ngục.
Ôi, giọng nói gì mà
thu hút làm sao? Ôi, giọng nói gì mà chan hòa êm ái đến thế? Nó mang một tiết
điệu nhịp nhàng, là kết cấu của từng cung bậc diệu hóa, từ bàn tay ngọc của
thần Vichnou. Trong một lúc mà Triết Hựu nghe được ngôn ngữ viên dung, viên âm
của đấng ấy - đấng cõi ngoài - nghiêm khắc mà từ ái, lạnh lùng mà bao dung.
Hựu
đưa mắt kiếm tìm quanh quất
rồi cất mình chạy theo âm hưởng của giọng nói vừa mất. Hựu ngây ngất và hăm hở
chạy mãi về phía núi. Chàng không hề thấy bụi bờ, gai góc mà chỉ thấy ánh sáng
- một vùng hào quang tròn ở phía trước - như hào quang của đức Phật và của chư
thần mà chàng
thường thấy trên các điện
thờ.
Không biết Hựu chạy
được bao lâu thì đến một vùng hoang dã. Bây giờ thì ngày đã lên trong ánh sáng
nhờ nhợ. Có tiếng động và hơi thở trong không gian của mọi vật đang cựa mình
sau một đêm dài thiếp ngủ.
Nhìn quanh chàng thấy
mình đang đứng ở một nghĩa địa. Và rải rác đây đó là những đầu lâu, sọ người,
xương khô. Chúng như nhìn trừng trừng vào nỗi hoang liêu cô độc của đời chàng.
Cái thế giới tĩnh vật đúng là tĩnh vật này, chúng cũng có tiếng nói nội tâm?
Hựu cũng không đã từng lắng nghe ngôn ngữ của một đám mây, lời thì thầm của
gió, sự hoan ca của nắng, niềm ngây ngất của bình minh rồi đó sao? Có những
dòng sông đã trườn mình qua bao thác, bao ghềnh và cũng đã từng tâm sự với
chàng về nỗi phế hưng thăng trầm của cuộc đời. Có những đỉnh núi đã ngạo nghễ
cất lời ca cao vút bạt ngàn hoặc vỗ tay chế nhạo những bẩn chật, những tranh
giành đê hạ của con người. Và bây giờ là lũ “cốt khô” này, chúng nói gì? Chúng
đang yên nghỉ ở đây, như một tay lực sĩ điền
kinh đã
về đến
đích, nhìn
chàng và đồng loại chen
lấn, xôn xao, mòn hơi, kiệt sức. Ta là cái đích của chúng, ta đang ngồi ở cuối
đỉnh vinh quang trong cuộc trở về của chúng, lũ cốt khô nói như vậy? Thảm
thương thay các ngươi đang mệt lả,
đang khổ
đau và hoan lạc giữa đường trường!
Hựu phác một cử chỉ
khinh miệt rồi ngửng đầu bước qua một bộ xương trắng hếu. Và từ đằng xa kia,
trên tảng đá dưới một cội tùng già, vị sa-môn đang ngồi nhập định. Đấy có phải
là người xin lửa? Sứ giả của Thượng đế là ngài đây chăng? Hiện thân của đấng
cõi ngoài là bậc đại sa-môn đây chứ không ai khác. Ở thời đại này, con người
man dã thú vật và thân xác này, nhất là xứ này, thành phố này, chẳng thể có
những đạo sĩ, sa-môn trong dáng dấp khổ hạnh toát ra sự thanh cao, xuất trần,
vô nhiễm như vậy.
Hựu lần bước tới và
quỳ xuống. Trên tảng đá, vị sa-môn đang còn nhắm mắt tham thiền. Sương xuống
trên đầu vây phủ xung quanh một làn khói mỏng. Hình như có vài giọt đọng lại
trên hàng lông mày bạc có từng sợi dài - những hạt ngọc phù du đang còn đọng
lại ở đó; hiện thân của một nhân cách đã chiến thắng phù du?
- Xin đại sa-môn cho
con xin một chút ánh sáng! Con là kẻ đang đầy bóng tối, hỡi ngài!
Lần
thứ hai
Hựu cất tiếng nói nhưng vị sa-môn
Vẫn
im lìm, bất động.
Người như đã hóa thạch. Hựu
nhìn chiếc thân gầy
như hạc, chiếc y hoại sắc đã bạc màu vì gió mưa của vị sa-môn mà cảm nghe trong
lòng dâng lên một niềm thành kính cao độ. Người này, đấng này, là hiện thân,
tôn vinh của thế giới tinh thần sáng láng. Là bậc đã làm chủ. Diễm phúc thay
cho ta được diện kiến cùng người.
Khi mặt trời bắt đầu
chan hòa trên vạn vật thì vị sa-môn già cũng vừa mở mắt. Ngài bình thản nhìn
Triết Hựu từ đầu đến chân, lặng lẽ không nói gì. Đôi mắt có mở ra mà như là vô
tình, vô cảm. Đấy chỉ là sự mở ra của hai cánh cửa từ một căn nhà sau một mùa
đông dài khép kín. Vị sa-môn thôi nhìn Triết Hựu, lại nhìn về phương đông, nơi
mặt trời vừa nhô lên khỏi đỉnh núi, soi dài con đường mòn dẫn về thị trấn.
Đưa tay xoa bóp nhẹ
nhàng, chậm rãi ở mấy ngón chân, bàn chân, ống chân, vị sa-môn vươn vai đứng
dậy. Thở một hơi dài. Manh áo cà sa được làn gió ban mai thổi nhẹ và mặt trời
đã pha lên đấy một màu hồng loãng. Cúi người về cành cây phía trước, vị sa-môn
lấy bình bát mở ra. Khi đã có trong tay chiếc bầu nhỏ đựng nước cùng chiếc khăn
mặt, vị sa-môn bắt đầu làm vệ sinh buổi sáng.
Hựu vẫn còn quỳ đấy,
tất cả mọi động tác của vị sa-môn đều lọt vào mắt chàng. Ôi, cử động nào cũng
chậm rãi và trầm tĩnh. Cử
động nào cũng nói ra, nói
lên, tuôn phát bởi sự nhàn tịnh sâu xa ở phía bên trong. Có phải là người đang
dạy cho ta cử chỉ cùng phong thái của một người giác ngộ?
Khi đã làm xong những
công việc cá nhân, vị sa-môn khoác bình bát lên vai, chiếc gậy trên tay và đưa
chân từ giã vùng
hoang mộ.
- Hỡi ngài! Hỡi đại
sa-môn khả kính - Triết Hựu gọi giật lại - Hãy cho con ánh sáng!
Vị sa-môn dừng lại,
có vẻ ngạc nhiên.
- Ngươi nói gì vậy?
Ngươi đòi xin ánh sáng? Với từng ấy tuổi đầu mà ngươi chưa hề biết rằng ánh
sáng đến từ mặt trời? Chúng ta đều chan chứa bởi ngài, phản chiếu bởi ngài và
tin nhận từ ngài. Chúng ta đều là kẻ nhận chứ không phải kẻ cho!
- Xin đại sa-môn cho
con xin ánh sáng từ tâm linh!
Ngước lên nhìn trời
một lúc rồi vị sa-môn lẩm bẩm:
- Cả chúng nhân trần
gian thiểu trí này đều như vậy. Mặt trời có đó mà chúng vẫn thấy tối. Nếu chúng
là thực-tại-tối thì chúng nhìn đâu mà thành sáng được? Mặt trời nào mà đến với
chúng được? Nếu chúng là thực-tại-sáng thì đâu không là sáng? Mười muôn triệu
hố thẳm không đáy dày đặc lên nhau chúng cũng nhìn thấy được, sá gì chỉ một
bóng đêm? Kỳ lạ, kỳ lạ! Nhưng nếu
chúng tối
thì lấy gì để nhìn cho rõ
cái sáng? Kỳ lạ.
Kỳ lạ. Tất cả đạo sĩ, sa - môn, người có năng lực suy tư, giáo phái chủ,
giáo phái sư, kẻ có kiến thức, bậc trí giả - đều đi tìm cái đại khái như vậy,
cái na ná như vậy - À! Coi nào, một người, hai người, ba người; những
kẻ gặp ta
giữa rừng,
nơi miếu hoang, trong nghĩa địa, trên đường phố, nơi đám đông, giữa chợ
búa… đều tra vấn ta những điều si ngốc như vậy: xin ánh sáng! Kẻ này, bậc tuổi
trẻ thánh thiện này lại xác nhận là xin ánh sáng từ tâm linh!
Chợt nhiên vị sa-môn
già nói lớn:
- Ta tìm hoài mà
chẳng biết tâm linh ta ở đâu. Tâm linh ta với ngươi là một hay là hai? Ta không
biết. Huống hồ là ánh sáng từ tâm linh. Ta chịu thôi!
- Ngài đang đầy ắp
cái ấy hỡi bậc đại sa-môn! Ngài hãy cho con cái gì mà ngài đang có, con đang
thiếu thốn và khổ đau.
Triết Hựu tha thiết,
hai tay chắp lại và thành kính nói với theo.
Vị sa-môn lại một lần
nữa lẩm bẩm:
- Ta có cái ấy à? Cái
ấy là cái gì nhỉ? Quả thật là ta có một cái gì đây chăng? Cái ấy nó hiển lộ ra
bên ngoài để đấng-tuổi-trẻ-thánh-thiện này nhìn thấy? Y thấy cái gì đó nơi ta
mà sao ta không thấy? Kỳ lạ. Kỳ lạ. Thân xác ta, tư tưởng ta là cái mà y vẫn
có? Ta có cái gì để cho y, khi thân xác và tư tưởng này ta cũng đã vay mượn từ
Đấng hư không!
Đến đây,
vị sa-môn
quay lại, đôi mắt sáng rực,
uy nghi, trừng trừng nhìn Triết Hựu:
-
Bước đi! Chán lắm rồi cái trò xin xỏ thống thiết bi lụy của thế gian. Ta
đã từng gặp hằng chục, hằng trăm, hằng ngàn tên khất sĩ vô loại như vậy. Kẻ vô
loại nhất trần đời là kẻ mạo danh cao thượng, chiêu bài Thượng đế để đi khất-sĩ
tâm linh! Xéo đi!
Đôi mắt vị sa-môn già
toé lên tia lửa hắt tạt vào
niềm hi vọng của
Triết Hựu. Niềm hy vọng chợt như bốc thành khói loãng tan nhòa vào hư không.
Hựu còn lại với nỗi trần trụi cô liêu của mình.
Bóng vị sa-môn già
nhạt nhòa ở phía trước, trên con dốc sỏi đỏ, chậm rãi từng bước một, buông thả
và nhàn tịnh. Từng bước chân như là không chờ đợi gì, thành tựu gì! Mỗi bước đi
như là không đạt cái phía trước, phóng vọt tới đằng trước - mà tự nó đã nói lên
cái thành tựu, đã trọn vẹn với chính nó, vừa nhân và quả, tại thế và xuất thế,
sinh và tử, đi và về, vô sinh vô tử!
Khi bóng vị sa-môn
chỉ còn là một chấm nhỏ chìm trong ánh mặt trời, thì Triết Hựu thở một hơi dài.
Thế là hết. Y đã mang ánh sáng rồi chìm khuất trong mặt trời, về với mặt trời,
hòa tan trong mặt trời. Y đã mang của Hựu niềm hy vọng rộn rã vừa lóe sáng
trong đêm để đi về phía ấy. Cả thiên hạ bao la này chàng
chưa hề thấy một nhân cách
thứ hai có đủ một phần mười sáu cái ánh sáng sâu thẳm từ phía bên trong tỏa ra
ngun ngút bằng vị đại sa-môn này. Chỉ có ngài, ở nơi ngài ta mới thật sự tìm ra
chính mình, và chân phúc: một bước nhảy ra ngoài định mệnh.
Bước
chân của
Hựu rơi theo
mục đích chàng: theo chân
vị sa-môn khổ hạnh.
Đến thị trấn, vị
sa-môn khoan thai từng bước một, đôi mắt nhìn xuống, lần lượt từ nhà này sang
nhà kia để xin ăn. Đầu trần, chân đất, lặng lẽ không nôn nả, không mong ngóng,
trầm thản, bình an, tròn đầy và vô dục. Ở nơi người toát ra một từ lực đức hạnh
khiến xung quanh phải mở mối thiện tâm cùng lòng tôn kính. Hựu đi ở phía sau,
giữ một khoảng cách vừa phải. Và quả là điều trái ngược, ở nơi y, tự tâm nội
vẫn còn mong với một cái gì, nhìn thấy một cái gì, đạt một cái gì. Một động lực
vô danh âm ỉ thúc hối chàng tìm kiếm và lên đường. Chàng vẫn chưa tuyệt niềm hy
vọng là sẽ được vị sa-môn ban cho ánh sáng.
Hai chân Hựu rã rời,
nhức buốt. Kéo lê đôi chân trên đường tìm đạo cũng nặng nề như kéo lê thân xác
đi qua cuộc đời, chàng nghĩ; một bên thì phải nhấc chúng lên, lửa, gai, vực
thẳm, sự kiên trì, kiêu dũng; một bên thì phải nuôi dưỡng, bảo vệ, bệnh tật,
uống ăn, mệt mỏi, chết và già. Ngay giây phút này đây, Hựu mới thâm hội ẩn
nghĩa của cuộc lưu đày tại thế. Ôi!
những thân
phận không ngớt vươn lên
kiếm tìm tuyệt đối, tuyệt đối của vật chất hoặc tinh thần. Chạy đuổi cái vô hạn
đến một cấp độ nào đó cũng đồng nghĩa với tự sát trong vòng quay của hữu hạn!
Ôi! Chàng đã mệt mỏi
quá rồi! Cái ấy chàng đã không thể
tư duy được, lại không thể
kiếm tìm được.
Chợt như thấy đó rồi
lại mất đó. “Cái ấy xua đuổi chàng chạy điên đảo trên hai bờ vực thẳm sinh và
tử - hay là chàng chạy điên đảo trên hai bờ vực thẳm sinh và tử để tìm đạt cái
ấy?”
Ôi! Chàng đã mệt mỏi
quá rồi!
SỰ RÀNG BUỘC CỦA SỢI CỎ XANH
Nắng đã chênh chếch
về hướng nam, bây giờ thì vị sa-môn đang đứng ở ngõ nhà Hựu. Chàng thu rút mình
lại trong một góc sợ người thân bắt gặp. Chiếc cổng sắt hé mở và cha chàng bước
ra với một gói vật thực trên tay. Cha chàng cung kính nghiêng mình xá vị sa-môn
trước khi để bát.
Hựu như không còn tin
ở mắt mình. Nơi bóng tối có ánh sáng, chàng nghĩ. Nhưng ở nơi ấy ánh sáng quá
ít ỏi. Con người đã từng được thế nhân trọng vọng, tôn kính lại chẳng thể tha
thứ một lỗi lầm “rất người” của vợ. Có lẽ là vì đời sống suy tưởng trong ông
quá mạnh, nên ông đã quên đi hoặc què quặt khả năng sinh lý - để đến nỗi không
đáp ứng được sự thèm muốn của người đàn bà? Sao cha chàng, với khả năng kiến
thức của một người thông thái lại không đánh giá được
đời sống bản năng và nhục dục ở nơi người nữ – bản chất là một động vật
đang phôi thai về lý trí? Điều mà kẻ ít kiến thức cũng hiểu rằng đàn bà là thú
vật, trẻ con, hy sinh, ích kỷ, vừa phản trắc vừa chung tình – lại
không được cha
chàng hiểu đến? Đàn bà là đóa hoa thơm mát dịu dàng nhưng cũng là chiếc
gai độc rướm máu… lẽ nào ông không hiểu? Hay ông chỉ là kẻ thâu thập kiến thức
để đổi chác lợi lộc và danh vọng, hoặc làm một món điểm trang thời thượng? Đời
sống vốn đã được rào che chung quanh bởi những lớp hào quang giả dối, nay bị
bóng tối bức phá - bóng tối điếm nhục của mẹ chàng - làm sao ông không cuồng
điên lên, lồng lộn lên, hoặc hiện mặt trần truồng là một con thú tàn bạo mà bấy
lâu được giấu kín sau lớp vỏ trí thức và minh triết? Hựu đã nhìn thấy cha
chàng. Đôi kính trắng trinh nguyên thuở đầu đời bị nhuộm màu từ lúc chàng thấy
rõ bộ mặt thực gớm ghiếc sau những lớp ngụy trang. Tình yêu của thế nhân dù cao
thượng cách mấy cũng là những hình thức trá hình của dục vọng và bản ngã. Trong
tình chồng vợ thì là sự chiếm hữu và cưỡng đoạt nhau. Cả hai đàng đều là kẻ thủ
lợi. Nếu không thế thì tình yêu thương ban đầu sớm biến thành nghĩa vụ, rồi cả
hai phải mang vác cả trăm năm. Đấy có nên gọi là giá trị của vạn cuộc đời?
Bóng
vị sa-môn
đã khuất
sau một góc phố mà
Hựu còn
đứng chôn chân một chỗ để
tư duy. Chàng
nản quá. Chàng chẳng
biết rồi mình sẽ thế nào? Đời mình sẽ trôi dạt về đâu? Đi đâu? Nương gá đâu?
Cuộc đời đầy hôi tanh và hạ liệt kia chẳng thể thỏa hiệp được rồi. Trong cuộc
đời thì không thể mà ngoài cuộc
đời thì chỉ có hư vô. Vị sa-môn là nơi nương tựa cuối cùng thì chàng cũng đã bị
xua đuổi. Còn cơ hội nào nữa ở nơi Đấng ấy để chàng khai thông cho nỗi bế tắc
khôn nguôi này? Chỉ có ngài. Phải, chỉ có thứ tiếng nói ấy, nhân cách ấy, ánh
sáng ấy mới đưa chàng đến được cõi trời sao mai và chân phúc.
Phải lên đường. Phải
ra đi. Phải thoát ly. Xin lễ độ từ giã gia đình, “tổ ấm”, niềm chắt chiu đầu
đời của mẹ và sự khổ đau của cha cùng sự dưỡng nuôi khôn lớn, thành người. Nếu
chẳng có mặt trên cuộc đời này lại quý hơn. Nếu chẳng có sự hiểu biết và ý thức
thì lại càng quý hơn nữa! Các ngài cho con thân xác và tư tưởng để làm gì? Có
gì khác hơn là bệnh hoạn và khổ nhục?
- A! Anh đây rồi. Lạy
Thượng đế. Mong rằng chẳng phải anh vĩnh biệt gia đình để làm một sa-môn không
cửa không nhà.
Một người con gái
chạy tới và ôm siết cánh tay chàng trong tiếng khóc nức nở. Hựu nhìn Triết
Nguyệt, em gái chàng, mà lòng chùn lại. Cái nhìn chợt như
mềm ra và như rỏ từng giọt
dài theo mái tóc của em.
- Về đi anh! Anh đi
thì cha mẹ buồn đến bao nhiêu. Tuổi già của người, niềm cô đơn của người, sự
hối hận của người, anh ơi!
Hựu đưa mắt âu yếm
nhìn em
rồi lấy khăn lau những giọt
nước mắt. Đôi mắt của Triết Nguyệt vừa to vừa sáng vừa xanh - ở nơi ấy - Hựu
thấy phản chiếu màu hồng của tuổi trẻ, mùa xuân, bướm hoa và những dòng sông
bình lặng. Chàng không thể nói gì, chỉ im lặng nhìn em với một tình yêu mông
mênh, vô danh. Sự quằn quại bao ngày bao đêm chợt rã tan tăm bóng, chỉ còn đọng
lại, nếu được gọi thế - trong tâm hồn: một giọt nước xanh. Bất giác Hựu nắm
tay em và bước đi với từng bước nhỏ.
Hựu hy vọng nói với
em một vài điều, có thể là sự chia xẻ, có thể là sự phân trần, biện minh. Nhưng
có một điều chẳng biết là chàng có nên thú nhận với em không, nói thẳng với em
không, là, vòng tay của em chàng quá yếu ớt, quá mỏng manh, chỉ như là một sợi
tơ trời hay như là một ngọn cỏ xanh mọc trên tâm hồn hoang phế chàng. Một sợi
cỏ xanh đơn độc, đìu hiu có đủ để làm một thảo nguyên trù mật, một đồi xuân
diễm lệ không? Cái vòng tay ấy và giọt nước mắt ấy làm sao có đủ sức để níu kéo
chàng ở lại với cuộc đời này - cái cuộc đời không nên còn để dính lại dù một
gót chân. Sự
cay nghiệt của hoàn cảnh và nỗi thao thức
khôn nguôi về chân phúc đã
đẩy chàng đi quá xa. Xa cho đến
nỗi tất cả tình cảm thân quyến chỉ còn là một bóng mờ ở sau chân trời tư duy
đầy bụi khói. Hựu quên bẵng quá lâu rồi, rằng chàng còn có một người em khác
cha, một người
em gái
rất mực thương yêu chàng. Một người em gái hầu như không biết băn khoăn
là gì, niềm tê tái tuyệt đối ra sao. Ở nơi nàng chỉ có sự sống hồn nhiên và sự
tin yêu. Ở nàng toát ra mùa xuân, tuổi trẻ, con chim nhỏ với đôi cánh bay và
đôi chân hồng cùng chiếc mỏ xinh xắn hát ca bài ca diễm phúc cuộc đời. Hựu biết
nói gì với thực tại ấy? Thực tại cách biệt nhiêu khê với thực tại chàng. Có nên
tung rải bóng tối của tư duy ta lên vầng trán mịn màng bình yên thanh thản?
Phân trần cũng là hình thức của chia xẻ, là một nỗ lực tác động tạo sự hòa
điệu, cảm thông, mở hé cánh cửa tâm hồn để cho cơn gió vô cực giao thoa từ hai
miền câm nín. Mỗi hiện hữu thường cô lập mình lại, tự vây nhốt êm ái trong một
bản ngã vị kỷ, nhỏ nhen - thì làm sao rung động nhịp nhàng được với ngoại giới?
Chàng muốn khác đi, nhưng hai tầng số vốn khác nhau thì coi chừng sự lạc điệu.
Đôi khi chàng nên nói chuyện với hư không còn hơn nói với em chàng. Hoặc là
chàng sẽ nói khác đi, bắt một tầng số khác? Nói về sự tuyệt vời của đời sống?
Nói về giá trị ngàn đời trên những
sinh hoạt hỗn mang vô căn vô cội
này? Chúng cũng có một cái gì
như là vĩnh cửu làm nền
tảng cho
mọi sinh thành và hủy
diệt đấy mà! Cái gọi là sinh khí của sự sống, cái mầu nhiệm của sự sống vẫn tỏa
ra từ những xác chết, những cống rãnh, những dục vọng, những cái đẹp úa tàn,
những nỗ lực phù phiếm... đã được
chàng mơ hồ nhìn thấy, ngửi được ở công viên dạo này. Do vậy, sự tìm kiếm của
anh, s ra đi, cuộc dấn thân vô đích - nếu được gọi là thế - cũng là dấu hiệu
quá yêu thương đời sống này đó thôi! Yêu thương đến quằn quại xót xa. Yêu
thương đến độ ghét bỏ. Hựu nói điều ấy với Triết Nguyệt, hy vọng nàng sẽ sống
an phận với những gì đang có, với cuộc đời tuổi trẻ hồn nhiên của mình. Trong
cái đầu óc nho nhỏ xinh xinh ấy, không phải nhét cho thật đầy kiến thức - mà
hãy làm cho nó rỗng đi - có rỗng đi mới dung chứa hài hòa muôn vạn nghịch lý
của cuộc đời.
- Em không biết rõ
lắm nhưng bất hạnh của anh, của gia đình - Triết Nguyệt nói - Em không cân
lường được cái mức trầm trọng của vấn đề ra sao. Nhưng em chẳng muốn có sự bất
hòa hoặc rạn nứt nào. Em sợ sự bủa vây của nghịch cảnh. Em ao ước mọi người
trong đó có cha mẹ, anh em nên quây quần đoàn viên dưới chân Thượng đế. Anh hãy
cho em niềm tin ấy Triết Hựu ạ!
Hựu nắm bàn tay xinh
xắn của em, mỉm cười:
- Em
là vị tiên nhân
từ của anh, vậy là quá đủ.
Em là vì sao thánh
thiện cho anh, vậy là quá đủ!
“Nhưng đồng thời em
cũng chính là quyến niệm, là buộc ràng, là sinh tử…” Hựu không dám nói thêm như
vậy. Làm thế nào để Triết Nguyệt hiểu được sự băn khoăn siêu hình từ một
định mệnh
đầu đời?
Sự
rạn nứt của gia đình
chỉ là một nguyên nhân, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất quyết định. Nó
là giọt nước cuối cùng để cho bát nước tràn. Trên tất cả nó chính là “cái gì”.
Cái gì nó tạo nên đời
sống, mọi sinh hoạt? Cái gì làm cho người mẹ thương con, người cha làm việc để
nuôi gia đình? Cái gì làm cho con bò kéo dốc, chiếc thuyền căng buồm ra giữa bể
khơi? Cái gì làm cho dòng sông chảy và cuốn trôi lá vàng, lá xanh, phù sa cùng
những xác chết người và sinh vật. Cái gì làm cho những đạo sĩ lên non và những
vị vua chễm chệ trên ngai vàng; những cung nữ, cô gái trang sức diễm lệ, hát ca
và nhảu múa? Cái gì làm cho mũi tên xuyên qua mình một con chim đang đậu nhỡn
nhơ trên cành? Cái gì làm cho con trâu lê mình trên luống cày dưới sức lửa
thiêu đốt của mặt trời? Cái gì làm cho hàng ngàn súc vật bị giết để hy sinh
trong những cuộc tế lễ lớn? Cái gì làm cho những vị cô nương thao thức trong
phòng the để mộng mơ một chàng hoàng tử tài cao và anh tuấn? Cái gì làm cho
người ta tuy ghét nhau mà
vẫn mỉm
cười tay bắt tay siết chặt?
Cái gì làm cho con người mòn hơi kiệt sức để bôn ba săn tìm, chạy đuổi một đời?
Cái gì làm cho con người khi mở mắt ra là tích lũy, chở mang của cải, địa vị,
sự nghiệp, danh vọng, tiền tài? Cái gì làm cho con người tưởng là mình sẽ sống
ngàn năm, sống vĩnh cửu?
Hựu cũng vậy, chàng
cũng vậy chứ có khác chi? Cái ấy. Cái ấy! Hằng ngàn cái ấy thúc đẩy cuộc đời đi
tìm “cái ấy”! Hựu cũng bị “cái ấy” săn đuổi, điên đảo chạy đi tìm “cái ấy”. Để
bây giờ nhìn ở đâu chàng cũng băn khoăn siêu hình về “cái ấy”. “Cái ấy” ở trước
mặt, sau lưng, ám khói cả vạn cuộc đời, vạn thời đại, kỷ nguyên. Hựu muốn ở
ngoài “cái ấy” để nhìn ngắm, để khỏi bị nó cuốn lôi và điều động. Vì là ở ngoài
nên không liên hệ gì với đời sống này, nên đang trú giữa hư vô, nên đang chới
với giữa thinh không chẳng có một điểm tựa nào. Đã thế, thân xác quá nặng nề
đang trì xuống và tinh thần đang đổ dồn mọi sinh lực cuối cùng để bay lên. Sự
giằn co của chúng làm cho chàng bị rách nát tả tơi. Ánh sáng thì không nhìn
thấy mà bóng tối thì đang bủa vây. Càng ngày càng bủa vây dày đặc. Một giọt
sáng của em, trong bóng đen địa ngục đó - chẳng thể cho ta thấy cửa sổ cao của
thiên đường.
Hựu nói với Triết
Nguyệt:
- Anh sẽ bằng lòng
kham nhẫn ở trong hoàn cảnh hữu
hạn trói buộc cho đến bao giờ cảm thấy bất kham. Anh bằng lòng ở lại để
chiến đấu trơ lì gan góc cho đến lúc nào hiểu rằng đấy chỉ là những nỗ
lực vô ích, tuyệt vọng. Anh bằng lòng tạm thời thỏa hiệp với cuộc đời vô vị, hy
sinh anh cho niềm vui của cha, mẹ và
nhất là
em, nếu
gọi được
thế. Nhưng
tạm thời
không phải là vĩnh
viễn, rồi anh cũng phải lên đường, mệnh lệnh của chân lý bắt buộc như vậy, các
giá trị cao vời hét to bên tai anh như vậy. Ngai vàng, đế vương, bảy báu, tình
yêu thương thế gian hãy quẳng đi như đôi dép bỏ, tiếng gọi cao cả tối thắng của
tự do còn vọng lại từ ngàn xưa như vậy. Em ơi, do vậy, anh chẳng thể hứa khác
hơn, anh chẳng thể phản bội anh. Còn em thì chẳng nên bị đầu độc bởi suy tư,
chẳng nên tra hỏi về Thượng đế mà nên sống bình nhiên với mọi ân sủng của ngài.
Triết Nguyệt mỉm
cười:
- Anh quả là người
chân thật và thẳng thắn. Phải vậy. Minh triết cũng dạy rằng, chân thật là cái
cao quý của mọi cao quý. Trong nhân gian cũng có truyền tụng một dụ ngôn: có kẻ
trí tuệ kia chỉ kết một chiếc bè nhỏ bằng mấy cọng-cỏ-chân-thật thế mà y đã
vượt qua được biển lớn. Nhưng anh ơi, cuộc đời này chưa hẳn là phải bị bỏ đi.
Có cái bỏ tất có cái không bỏ. Có màu trắng ắt phải có màu đen. Có tình thương
do dục vọng thối tha thì cũng có tình thương do tâm từ vô lượng. Có mùa đông ắt
có mùa xuân. Có ác đảng tất có thiện hữu!
Triết Hựu ngạc nhiên
nhìn em.
Triết Nguyệt lẳng
lặng nhĐ tiếp li:
- Anh đi bằng đầu óc
mà vào cuộc đời nên mọi cái nhìn
của anh đều
bị đảo
ngược! Ôi! Sao sông mà không nhìn là sông? Ôi! Sao núi mà không nhìn là
núi?
- Ai dạy cho em như
vậy? Ai?
Triết Hựu vừa hỏi dồn
dập vừa lắc mạnh vai em. Triết Nguyệt cười ròn rã:
- Anh sợ những ý nghĩ
như vậy ư? Anh muốn khỏa lấp sự thực bằng lý luận hay bằng những khổ đau chủ
quan? Chỉ có kẻ đi bằng đầu óc mà vào cuộc đời thì mới suy tư và tra hỏi. Suy
tư và tra hỏi đồng nghĩa đảo ngược. Kẻ đi bằng hai chân thì nhìn mọi sự trong
giá trị nguyên vị của nó. Nên y chỉ sống. Như Vọng Việt!
Vì tức giận quá nên
Triết Hựu chỉ cười:
- Hay! Chỉ có Vọng
Việt mới dạy cho em những điều kỳ diệu như vậy. Hay! Nhưng hãy coi chừng!
- Coi chừng sao ạ?
- Sự thông minh quá
mức đã là điều nguy hiểm, mà nô lệ vào sự thông minh của kẻ khác lại là điều
nguy hiểm hơn. Giá trị nguyên vị? Ôi, đây là chiếc bẫy sập êm ái, cái nhà ngục
bằng vàng mà các nhà trí thức thường tình nguyện đi vào. Em ơi, kẻ vô văn phàm
phu cũng nhìn
cuộc đời trong giá trị nguyên vị,
nguyên vị với tham,
với sân, với hạ liệt,
với nhiễm ô, với cái gì thật là thân xác. Chúng đã không suy tư và tra
hỏi, chúng vẫn sống với những gì mà chúng “đang là”. Bậc giác ngộ cũng nhìn
dòng sông là dòng sông mà kẻ phàm phu
cũng nhìn
dòng sông là dòng sông.
Đừng nhồi bóp trí,
ngu làm một. Đây là sợi tóc ngăn chia địa ngục và thiên đường, tinh thần và
thân xác, ánh sáng và bóng tối. Em ôi! Thật là nguy hiểm làm sao khi em đã nói
những điều mà em không thật hiểu. Vọng Việt, y là cái gì? Y là một
con-thú-trí-thức. Chỉ có con thú được ngụy trang trí-thức mới dã nhân và tàn
bạo. Bóp nát một đọt lá xanh thì có khác gì hủy diệt một sự sống? Y đã không
biết tôn kính và lễ độ đến một sự sống thì làm sao biết lễ độ, tôn kính hoặc
yêu thương mọi loài. Trong Vọng Việt, cái vô-thức ấy, cái vô-thức-hủy-diệt,
luôn luôn tìm cơ hội thò móng vuốt ra để chiếm hữu ngoại giới, bóp nát ngoại
giới, nghĩa là tiêm nọc độc mọi sinh mệnh, nghĩa là cào cấu hiện tính, hiện
thể. Sự hiện hữu của y chỉ tạo thêm hỗn loạn và xấu xa cho cuộc đời này mà
thôi. Y là kẻ khai chiến với Thượng đế. Ta là kẻ tìm về ngài. Nếu khai chiến
với Thượng đế một cách minh bạch và công khai, như sa tăng thì cũng nên đấng
mày râu và khí phách lắm. Ở đây, y núp trong chéo áo của ngài, y lấy nhãn hiệu
của ngài để ngụy trang. Y là tên phản bội. Y là tên tiểu nhân. Phải có
đôi-mắt-rừng-rú, đôi-mắt-không-phải-mắt-người
mới nhìn
thấy được cái bên trong của
Vọng Việt…Triết Hựu lại miên man nói về điều ấy, trong lúc Triết Nguyệt càng
nghe càng chẳng hiểu gì.
- Y thường
nói về chân
thể, về
Thượng đế, về ngài. Y cũng
hiểu rằng đấng ấy sáng hóa muôn loài nhưng lại đứng ngoài cuộc tự sinh tự hóa.
Ngài dung nhiếp mọi hỗn loạn, hỗn tạp, hỗn mang nhưng ngài bất động. Ngài là kẻ
bất động nên ngài là kẻ “nhập lâm bất động thảo, nhập thủy bất lập ba” (Vào
rừng không động cỏ, vào nước không dậy sóng.). Vậy thì kẻ tìm về ngài, muốn
được như là ngài thì phải đi qua cuộc đời không một lưu tích, lưu ảnh. Như mây
trên trời, không lưu, không luyến. Như cơn gió ngàn không trụ, không vương.
Muốn hoàn toàn được như ngài thì phải trang bị một nội tâm trống rỗng, đôi cánh
nhẹ như mây và mỏng như sương. Nếu khác thế, nếu không là thế, nếu chôn cứng
hai chân mình dưới đất, cột trói đời mình trong những danh vị, bạc tiền, áo
cơm, thường tình nhi nữ - nghĩa là bằng đôi chân và thân xác mà vào cuộc đời
thì ...
Triết Hựu chợt lắc
đầu rồi thở ra một hơi dài ngao ngán:
- Cái bóng mát mà y
cho cuộc đời không đủ để đền bù những dưỡng chất mà y tước đoạt, cưỡng nuốt từ
lòng đất. Y sinh thực đồng loại. Y là loài thú bạo
tàn, man dã. Y là cái
hủy diệt.
Triết Nguyệt nghĩ
thầm: Ôi, ông anh của ta đã có định kiến sâu nặng với Vọng việt rồi...
KẺ NẮM CẨM NANG THƯỢNG ĐẾ
Vọng Việt bước lên
khán đài thì mọi người im phăng phắc. Danh vọng của cha chàng, giáo chủ Minh
triết giáo đã là một nhãn hiệu chóa mắt đám đông. Hơn nữa, ở nơi chàng tỏa ra
một từ lực thu hút, hấp dẫn nên các cuộc hùng biện, tranh luận, diễn thuyết
chàng thường chiếm ưu thế.
Triết Hựu đứng ở một
góc, nhìn nghiêng dáng bạn và thầm nghĩ, hắn sẽ thắng lớn và thắng to như một
con mãnh sư hiên ngang trước đám cử tọa này. Các bậc danh sư trong quốc độ đã
từng ngợi khen gia tộc của y, đời đời làm những bác học bà-la-môn khả kính,
thông tuệ. Bức bình phong truyền thống đó đã như một thứ hào quang có thể chế
ngự được bóng tối, vẹt tan bóng tối, nghĩa là có thể đảo lộn được mọi giá trị,
nghĩa là có thể làm cho hữu lý những cái gì phi lý!
Cuộc diễn thuyết này
do cha chàng tổ chức, nói về Minh triết, vừa thăm dò dư luận mà cũng vừa khôn
khéo giới
thiệu một
thiên-tài-trẻ-tuổi đầy danh vọng cho mai hậu. Nếu Quốc vương biết đến thì chàng
sẽ là người kế thừa, coi sóc nền Tôn giáo Văn hóa Quốc gia. Do vậy, buổi diễn
thuyết được tổ chức chu đáo và quy mô. Có những cỗ xe bốn ngựa rèm nhung. Có
những thiếp vàng đóng triện đỏ. Có những chàng kỵ sĩ áo trắng phi ngựa vun vút
ngày đêm giăng mắc như màn nhện khắp mấy phương trời. Những nhân vật được mời
đều là những kẻ có danh vọng, uy quyền, địa vị. Ấy là các đạo sĩ, sa-môn, giáo
sư, đạo sư, chân sư, minh sư, giáo phái chủ, giáo phái sư, tôn sư, đại danh
gia, danh sĩ... Dĩ nhiên là có cả các vị đại thần, công tử, vương tôn - những
kẻ lãnh đạo, chiến sĩ hoặc quý tộc có mang trong mình năng lực suy tư cùng kiến
thức về Thượng đế. Đề tài được thông báo trước như thách thức các sự tra vấn từ
các hướng đối phương, khắp thiên hạ! Triết Hựu thầm khen Vọng Việt gan góc dám
một mình hứng chịu, đón đỡ búa rìu dư luận. Nhưng không có gan lì như vậy thì
làm sao dám hy vọng được quàng vương miện cao cả mà thế gian không có người thứ
hai? Y đã dám nhìn thiên hạ như cỏ rác thì cũng dám liều lĩnh đỏ đen với định
mệnh. Hắn sẽ thành công, Triết Hựu nghĩ vậy. Những bậc danh sư cũng đã từng
thúc thủ trước đầu óc uyên bác và lối lý luận có thể dắt voi qua lỗ kim của hắn
đó sao?
Hơn bao giờ hết,
Triết Hựu chờ đợi…
“- Minh triết là ánh
sáng từ Phạm thể, từ Thượng đế, từ ngài - thưa chư tôn, hiền giả - Vọng Việt -
cất giọng sang sảng trên diễn đàn - Ánh sáng từ Thượng đế nghĩa là ánh sáng
nguyên vẹn, chưa hề bị pha chất, trộn lẫn - mà là dung nhiếp tạp sắc, tạp đa,
và đồng thời, soi rọi vô minh, chọc thủng lưới mâyâ và vén mở đêm đen sinh tử.
Thưa chư tôn hiền,
Vậy thì Minh triết là
gì? Là sự thật tồn tại ngoài các giá trị. Là sự hiện hữu ở ngoài và ở trên mọi
hủy diệt cùng sinh thành. Là con đường nối dài từ tuyệt lộ. Là thực tại vô trụ
ở trên đầu cao trăm trượng. Là thảm nhung dưới vực thẳm. Là bình nguyên ở trong
ruột núi lửa. Là ốc đảo giữa sa mạc. Trên tất cả, Minh triết chính là chiếc
lưới lớn phủ trùm mọi tư kiến, thiên kiến, não kiến, loạn kiến, điên đảo kiến
của trí thức chủ quan nhân loại. Nó là chiếc cầu duy nhất, độc đạo, độc lộ dẫn
về nhất thể. Cuối cùng, Minh triết chính là sự-sống-đời-đời bất khả hủy diệt.
Từ lâu, chúng ta
không biết gì về Thượng đế, tuy thường đầy ắp kiến thức về ngài. Ngài sáng thế
ra sao, tin nhận từ ngài thế nào và con đường dẫn về nhất thể ra sao. Chúng
ta biết rõ cả. Chúng ta có thể đọc thuộc lòng trong giấc ngủ, diễn tả
không bập bẹ phều phào những chữ và những lời chỉ có giá trị biểu tượng. Chúng
ta đã từng
víu bắt
hư không trong đôi tay trần tục đã mấy triệu kỷ nguyên rồi. Chúng ta đã
từng vẽ trên mặt nước những tòa lâu đài cùng những cung điện nguy nga để tọa
thị bình yên hoặc ám thị với chính mình rằng đó là những ảnh thực. Ôi, bi thảm
biết bao nhiêu, bi đát biết bao nhiêu, lại đại vọng nữa, mà, trong chúng ta ít
có người dám nhìn nhận sự thật ấy. Minh triết cũng chính là đối diện tuyệt đối
với chính mình, là tước trần mình ra để hoàn nguyên những gì mà ta chưa từng
vay mượn từ cuộc đời.
Thưa chư tôn hiền,
Vậy thì Minh triết là
gì? Minh triết là Thượng đế. Nhưng ai biết về Minh triết thì kẻ đó chưa biết
Minh triết. Ai biết về Thượng đế thì kẻ đó chưa biết Thượng đế. Biết ve ngài là
chối bỏ ngài, phủ nhận ngài, phản bội ngài. Kẻ thật sự biết ngài thì không biết
về, nghĩ về, suy tư về. Thật sự biết ngài là sống-với-ngài, sống-cùng-ngài,
sống-trong-ngài, cùng ăn, thở, nói và bước đi. Cùng là một. Cùng trái tim, khối
óc, niềm vui, nỗi buồn. Chúng ta có thể biết về mọi thứ trên trần gian mà chúng
ta thường không biết mình. Ấy là sự thực: chúng ta thường quên mình. Chao ôi!
Đấng ấy và ta, không hai, không khác. Quên mình chính
là quên
Đấng ấy. Đấng
ấy chính là chân ngã được
gói kín trong thân xác và tư tưởng trần tục. Ngài đang có đó, đầy khắp, trong
chư tôn hiền, trong tôi, trong cọng cỏ,
trong tên trộm
cướp, trong muôn vật muôn loài. Vì tình yêu mà ngài cùng chịu định luật
sinh thành và hoại diệt. Vì tình yêu mà ngài đã đi bằng hai chân đất với vừng
trán rướm máu hằn đau hữu hạn.
Thưa chư tôn hiền,
Chúng tôi vừa gặp
ngài nơi ven thung lũng sông linh thánh. Và ngài vừa trao cho thế gian một
thông điệp tuyệt vời: “Ánh sáng từ nhất thể, cẩm nang của ta, hãy tin và hãy
nhận.”
Vọng Việt ngưng nói
và cử tọa cùng im lặng. Triết Hựu nghĩ là, Vọng Việt đã không thu hút gì mấy ở
tràng lý luận có quá nhiều sơ hở đó. Nhưng y thành công ở điểm khác, ở nhập đề
ởm ờ, hư thực, chân giả lẫn lộn. Ở đây, bóng tối lẫn lộn với ánh sáng, hai nhập
trong một. Hai và một là nhất
như. Chỉ có một lối đối trị duy nhất, với hắn, không phải là bằng lý
luận mà bằng một nụ cười bát ngát sự khinh miệt. Đám môn sinh đi theo các bậc
thầy nhỏ to bàn tán: Y sẽ nói rằng, y có thẩm quyền về Thượng đế rồi đây, y có
cẩm nang của ngài, nghĩa là sẽ độc quyền về chân lý!
Thưa chư tôn hiền,
Ngài gặp chúng tôi vào một buổi sáng mù sương, khi chưa có bình minh và ngôi
sao mai đầu tiên - Vọng Việt hùng hồn tiếp lời - Ngày ấy mặt trời chưa mọc.
Nghĩa là khi mà huyền nghĩa còn ẩn tại huyền tính. Khi mà đạo, thái cực, vô cực
chưa phân
ranh, chưa đọa xuống tượng
khí và tượng hình. Và tượng hình chưa đọa xuống tượng chữ và tượng nghĩa. Khi
mà âm dương nhị khí đang còn chan hòa trong nhất thể. Khi mà chư thần chưa có
đôi cánh để bay lượn trên trần gian, tất cả đang còn ôm nhau ngủ ngon trên
giường không tịch. Càn khôn, khi ấy mới chỉ là giọt sương, trong ấy long lanh
cả mấy triệu châu hà và đậu lại trên đầu ngọn cỏ. Ngọn cỏ biến thành
sợi-chỉ-huyết-thiên-thu để khâu lại thánh kinh và cũng để khâu lại từng cuộc
đời, từng thân phận cút côi, riêng lẻ. Thánh kinh được ghi bằng một ngôn ngữ
đời đời. Ấy là ngôn ngữ của vạn vật, của chim, suối, lá, hoa, mây chiỊu và nắng
sớm - mà may mắn thay - còn có kẻ đọc được - ấy là tượng đá trong đền đức Thánh
mẫu Kàlì.
Vọng Việt lại dứt
lời. Có tiếng vỗ tay và có cả tiếng la ó phản đối. Triết Hựu nhíu mày lại. Sao
y lại dám lộng ngôn trước đám cử tọa khả kính này? Động lực nào làm cho một
người tuổi trẻ thánh thiện này, từ một thuở ấu thơ trong trắng biến thành một
tên hề vô loại trước đám đông? Động lực nào làm cho Vọng Việt bị nhô ra ngoài
cái bên trong của con người vốn đã hoạt kê, hí lộng từ sơ thủy? Động lực nào
làm cho chàng ba
hoa nhảm
nhí đối với đám cử tọa thức giả, đánh lận con đen với Thượng đế? Cái ấy
có tham dự, thúc động ở phía bên trong như đã với chàng không? Hay là mọi nỗ
lực của tri thức và kiến
thức ở nơi y là nhằm tìm đạt cái ấy, thỏa mãn siêu hình cái ấy?
- Thưa chư tôn hiền,
Trong một lần nằm
mộng, chúng tôi đã được ngài dẫn đi cùng với quyển sách. Quyển sách được mở ra
trước tượng đá. Thượng đế thú thật là đã quên ngôn ngữ của ngài, chỉ có tượng
đá mới đọc được. Chỉ có cái không đọc được ngôn ngữ mới đọc được ngôn ngữ của
ta. Thượng đế phán như vậy!
Cuộc nói chuyện hôm
nay, thưa chư tôn hiền, do vậy, chẳng phải là một buổi diễn thuyết. Chúng tôi
chẳng dám lộng ngôn với các bậc thức giả, trí giả hôm nay - mà chỉ là sự chia
xẻ lớn lao, thông điệp của bậc tối thượng. Chúng tôi chỉ lặp lại, như lấy lửa
từ mặt trời, còn hơn là sự phản chiếu linh thánh trong đôi mắt phàm tục. Lý trí
chủ quan ngu xuẩn của con người như chân núi ngàn đời im lặng trước tiếng vỗ
xói mòn vô tận của đại dương. Lý trí có thể kiêu căng, ngã mạn, khám phá vũ
trụ, chinh phục thiên nhiên, nhưng nó luôn luôn bị công kích, xâm lăng, chế
ngự, chẳng bao giờ vượt thoát ra khỏi giới hạn tại thế của nó.
- Này các con của ta
- Thượng đế phán, đã một thời ta sai
chư thần xuống
trần gian, chúng sáng tạo thế
giới nhưng đồng thời cũng hủy diệt thế giới!
Hỡi các con của ta!
Sáng tạo để làm gì và hủy diệt để làm gì, các con đừng bao giờ tìm hiểu như
vậy.
Các con chỉ cần hiểu
rằng, khi mà ta hiện hữu thì các con hiện hữu, thế giới này hiện hữu. Vì tình
thương mà ta sáng thế, vì tình thương mà ta hủy diệt. Các con hãy tin như vậy!
Hỡi các con của ta!
Ta mặc khải điều này, do huyền nhiệm mà các con đã từ ta mà đi, bởi ta mà sống,
do ta mà về! Cũng do huyền nhiệm nên chỉ có hai con đường: con đường của bóng
tối là bỏ ta mà đi và con đường của ánh sáng là do ta mà về. Bóng tối thì rơi
xuống mà ánh sáng thì bay lên. Chẳng có con đường nào nữa, hỡi các con của ta,
ta đã khải thị như vậy.
Quả thật, ta nói cùng
các con của ta rằng, chỉ có vâng theo hay phản bội. Vâng theo như Áp-bra-ham
thì hắn sẽ mất. Vì mất nên được. Phản bội như Giu-đa thì hắn sẽ được. Vì được
nên mất. Các con của ta, do huyền nhiệm tối thượng mà ta nói với các con điều
chưa từng nói: không được, không mất là chân phúc đời đời!
Hỡi các con của ta!
Khi ta mặc khải về nhất-thể, ta quên nói là có nhất-thể-vong-ngã và cũng có
nhất-thể-đại-ngã - nên các con đã phỉ báng và hủy diệt ta trong bao lâu. Vì bất
toàn nên cũng có khi ta lầm lẫn.
Nay ta sẽ nói với các
con rằng: vong ngã cũng có địa ngục, thiên đường. Đại ngã cũng có địa ngục,
thiên đường. Chỉ có kẻ nào vô ngã mới hết thiên đường, hết địa ngục. Đấy là
điều tối thượng mà ta chưa từng nói.
Thiên đường cũng chán
lắm, có kẻ nói như vậy. Nay ta cũng xin mặc khải thêm: cõi chân phúc còn tối
thượng hơn cái được gọi là thiên đường nữa. Ai đến, sẽ thấy. Ai gõ, cửa sẽ mở."
Nghe đến đây, Triết
Hựu run lên bần bật. Quả là kỳ lạ. Y hình như chỉ nói với ta thôi! Y nói về
bóng tối và ánh sáng. Y nói về vâng theo hay phản bội. Y nói về thiên đường và
địa ngục. Sau hết là vong ngã, đại ngã. Và chân phúc. Đây có phải là hai lộ
trình cực đoan của thế giới? Cũng là lưỡng cực của vũ trụ, nhân sinh, xã hội?
Cũng là con đường của thân-xác-bản-năng và lý-trí tinh-thần? Đại ngã chính là
tôn sùng cái tôi-chủ-quan, vạn năng của lý trí, từ đó y hưởng thụ thân xác,
thành tựu lý tưởng, phe nhóm tâm linh - từ đó y nói năng, hành động, tư duy, tu
hành và lập giáo cùng phụng sự quần sanh. Vong ngã là quên mình, mất mình. Quên
mình, mất mình trong vật chất hoặc trong tinh thần. Chúng thường được hiện hữu
trong những lúc đi đứng nằm ngồi, sáng tác, đắm say hí tiếu dục lạc, trầm mịch
ngây ngất trong các cơn xuất thần của thiền định. Vong ngã là vậy. Đại ngã là
vậy. Đúng lắm. Nhưng
còn vô ngã? Vọng Việt
có biết
gì về vô ngã?
Trên diễn đàn, giọng
Vọng Việt càng lúc càng như thác đổ:
-Hãy đứng lên, này sư
tử! Hãy cúi xuống, này cừu
non! Trong đêm trường dạ mịt mù, ai đứng lên, kẻ ấy thắng. Trong cơn sấm to bão
lớn, ai cúi xuống, kẻ ấy còn. Nay ta cũng khải thị thêm một điều tối thượng:
Chân phúc là cái không thắng, không còn. Không thắng, không còn chẳng phải là
thua hay mất!
Thiên đường dành cho
kẻ sáng, địa ngục dành cho kẻ tối. Nhưng ta cũng rao giảng thêm điều minh
triết: Chân như nó gồm hai: cả cái sáng và cái không sáng. Chân tri cũng gồm
hai: cái tri và cái bất tri. Chân ngã cũng gồm hai: vong ngã và đại ngã.
Chân như là gì? Hỡi
các con của ta! Chân như là như chân như thực. Ấy là sự điều hành nhân quả của
pháp giới và pháp giới trong nhân quả điều hành. Không do ai và không bởi từ
đâu, nên gọi là vô công.
Chân tri là gì? Hỡi
các con của ta! Đó là cái sáng láng. Nó biết được chính nó và có thể nắm vũ trụ
trong lòng bàn tay như nắm một quả xoài. Nó biết được, nhưng không có cái mà từ
đó nó biết. Tri với sở tri là một. Nên cũng gọi là vô kỷ.
Chân ngã là gì? Hỡi
các con của ta! Kẻ nào như thực biết ta là, ta là hiện tính thì kẻ ấy có thẩm
quyền về chân
ngã. Chủ tri, năng
tri hòa
nhập với
dòng
sống. Dòng sống cũng
chính là Thượng đế, cái đời đời. Và khi ấy, y chính là hiện thân của Thượng đế,
trong y có
đầy đủ
thập giới,
thập loài,
muôn hình, vạn tượng.
Vì làm Thượng đế nên y không hiện hữu riêng cho một loài, một loại, một giống.
Y là tất cả nhưng không tên gọi - nên gọi là vô danh.
Vô kỷ, vô công, vô
danh là vô ngã vậy.
Các con của ta, nay
ta phán truyền thêm điều này: Ta là Thượng đế mới, các con là loài người mới
sống trong kỷ nguyên mới. Đây là kỷ nguyên của bình đẳng và tự do tối thượng.
Ta cho phép các con thành tựu đấng vô ngã. Đấng vô ngã và ta, không hai không
khác. Ta cho phép các con được làm Thượng đế cùng ta và bằng ta, ấy là bình
đẳng tối thượng vậy. Khi làm Thượng đế rồi thì các con được quyền sáng hóa và
sáng tạo, ấy là tự do tối thượng vậy."
Các kiến thức của y
tương đối quảng bác. Có những điều y căn cứ để lập luận chưa được mọi người
công nhận như một định luật phổ quát. Y độc đoán và độc tài về chân lý. Nhưng
quả thật, nhờ thông minh, y đã làm cho những cái vô lý trở thành hữu lý. Chẳng
có gì mới mẻ cả, Triết Hựu nghĩ. Tại sao y lại dám vọng ngôn là “đoạt cẩm nang
của Thượng đế”? Hay do từ cẩm nang này, rồi y sẽ nhân danh là hậu duệ, là đích
tử của ngài để lập giáo và xiễn dương? Cũng từ cẩm nang này y sẽ rêu rao với
quần chúng, là chỉ có y mới có thẩm quyền về tri thức? Để độc quyền chiếm hữu
Thượng đế trong bàn tay lông lá thú vật của y?
Trong lúc Triết Hựu
đang miên man suy nghĩ thì Vọng Việt vẫn đều đều cất tiếng nói. Y bắt đầu nói
về sự bế tắc của các con đường, các tông giáo. Y lập luận từ cái cục bộ để đi
đến toàn diện, từ cá thể để đi đến toàn thể. Trên tiến trình về tuyệt đối, y
phá hủy từng bước một, phủ nhận từng bước một, đồng thời, xác định giá trị, tuy
hữu hạn của các con đường. Hầu như y không phủ nhận gì nhưng lại chối bỏ toàn
triệt. Đây là cái khó khăn của y, đồng thời cũng là thành công lớn của y. Như
tên thợ gốm lành nghề, y nhồi bóp nghịch lý trong đôi tay thiện nghệ rồi nắn
đúc thành một tạo phẩm tuyệt mỹ. Như một tên thợ dệt, y tướt tư tưởng ra từng
sợi rồi dệt nên một tấm vải tổng hợp tư tưởng vĩ đại. Rồi cuối cùng, giống như
một tên thợ khảm, y đập vỡ ly tách, lọ kiểu, chén kiểu rồi khảm thành một con
phụng hoàng to lớn giữa hư không. Con phụng hoàng có tên là minh triết, được
điểm nhãn, rồi tung cánh bay rợp trời tư tưởng Ấn Độ. Và từ đó, những phần tử,
yếu tố, căn để cấu tạo nên con phụng hoàng ấy chỉ còn là cái vô danh, bị hy
sinh, bị quên đi - hay là được dính liền vào thân xác con
phụng-hoàng-nhất-thể-minh-triết để sống mãi đời đời trong chân lạc, chân phúc
và chân tri.
Đấy
là toàn
bộ cẩm
nang của
Thượng đế mà Vọng Việt nhân danh sứ giả giải kết lại. Cả đám thính giả
rã rời, tê liệt trước ngôn ngữ sấm chẻ của chàng. Vọng Việt đắc thắng và
hân hoan nhìn đám thức giả cử tọa: những mái tóc bạc, những manh áo cà
sa, những thân thể tượng đồng rám nắng, những vừng trán bao la, những đôi mắt
sâu thẳm, những rèm mi khép lại, những dáng ngồi trầm mặc, những chiếc khố rách
thân hạc, những kẻ phong trần, những chiếc áo sặc sỡ, những thân thể phì nộn,
những đôi mắt xanh, áo the, áo lụa, những giải điều hồng…...
Không ai chất vấn.
Triết Hựu nghĩ. Chất vấn là phản kháng, là dấu hiệu bối rối hoặc bất an ở phía
bên trong - nó chứng tỏ một non yếu về nội lực, sự ngây thơ của lý trí, thiếu
sự trưởng thành của trí tuệ, một suy kém về tâm linh! Có lẽ là đám cử tọa quá
minh triết, đã lãnh hội điều minh triết nên đã im lặng đầy minh triết? Nghịch
lại với nó là hình thức im lặng khác. Là hạ trí, ngu độn, tối tăm? Vọng Việt đã
lợi dụng hai trạng thái dị tánh mà đồng tướng này chăng? Cái khôn ngoan quá mức
của Vọng Việt làm chàng se lòng lại. Mà thế gian, có phải, rồi cuối cùng, chỉ
biết hoạch đắc những cái tầm thường đến ghê tởm như vậy? Đấy có phải là diệu
dụng lớn của ma vương, sa tăng hay là trò diệu hóa của Thượng đế? Vọng Việt đâm
gốc rễ từ trong lòng thế gian, đã bám chặt vào truyền
thống gia
tộc, danh vọng, địa vị,
tiền tài, thế lực, quyền uy - cái đống bùn tanh hôi - mà dám nói về minh triết?
Ngôn ngữ của y rõ ràng là tỏa ra quá nhiều
xú khí
đến lợm
giọng, nôn
mữa - ma
sao y không sợ xúc phạm đến ngài? Với những thuộc tính trần ai, tử sinh
kia mà dám nói đến một cách tự mãn, tự hào về những điều tối thượng, về nhập
thể, minh triết, ly xuất thế gian, Thượng đế!
Than ôi! Cái ấy có
phải chỉ cần tư duy? Chỉ cần nói năng mà không cần ba ngàn oai nghi và tám muôn
tế hạnh?
Một nỗi buồn nản đến
tê tái xâm lấn tâm hồn Triết Hựu, nên chàng đã quay lưng đi với mọi danh vọng
của người bạn thân. Chàng đã để lại trên khán đài huy hoàng kia một người bạn
chân tình. Có lẽ vì quá chân tình nên phải đành phản bội! Vương miện đó cuộc
đời sẽ trao cho ngươi nhé - cả tình yêu, danh vng và giàu sang nữa - sau buổi
diễn thuyết này. Xin chào, xin chào thế giới đầy ánh sáng quang vinh của ngươi,
Vọng Việt nhé! Còn ta? Rốt cùng, vẫn chui rúc trong bóng tối đơn điệu nhưng
cũng đầy kiêu hãnh của ta.
Trong lúc tuyệt vọng
ấy, một tiếng nói mỏng như hơi sương thoảng qua tai chàng:
- Hãy tỉnh trí lại,
người tuổi trẻ!
Triết Hựu đứng sững
lại. Đây quả là một huyền nhiệm mới,
truyền thông
mới: Thượng đế, qua hiện
thân của Người-xin-lửa lại đến với chàng.
- Con đã vừa bỏ quên
Thượng đế. Bỏ quên mình chính là
bỏ quên Thượng
đế. Con vừa bị đọa xuống
trần gian nên đã để cho các niềm vui, nỗi buồn chi phối. Con vừa nghe những lời
phán truyền của ngài qua ngôn ngữ của minh triết giáo mà con có hiểu gì đâu.
Chàng vừa bị vong
ngã? Quả thật vậy. Bị sự thúc hối của ngoại cảnh, của tư duy, chàng bị đẩy bật
ra khỏi chàng lúc nào không biết, không hay. Tiếng nói của Người-xin-lửa đã đưa
chàng trở về! Ôi! Hạnh phúc biết bao nhiêu, chàng đã có một vị từ mẫu, đã có
một quê hương…! Triết Hựu chấp tay giữa hư không. Và quả thật, chàng thấy mình
như đang ở giữa hư không bát ngát.
- Con vẫn tối đen,
thưa ngài. Con hiểu nhưng chưa thực hiểu.
Giọng nói giữa không
trung vẫn từ hòa, êm ái:
- Con hãy trình bày
lại những sở kiến của con về cái gọi là “cẩm nang của Thượng đế” kia.
- Đấy chỉ là ngôn và
lời, chẳng phải là Đấng ấy. Cái tư duy của y không khác với tư duy của con, lại
càng không khác với kinh điển tự ngàn xưa còn để lại. Y chỉ hâm nóng thôi.
Trước mặt, con vẫn vô định. Sau lưng, con bị định mệnh săn đuổi. Bên trong, rối
loạn, đau khổ và hoang mang. Con chỉ muốn xin ánh sáng của ngài thôi, của thầy
thôi. Xin thầy hãy cho con ánh sáng mới và đôi cánh mới
để con
thấy đường
và bay qua vực thẳm cũ xưa
này!
- Con có tin ta
không?
Triết Hựu lại chấp
tay xá:
- Con tin, hỡi ngài
đại sa-môn, hỡi đức thầy cao cả. Con giao trọn tính mệnh con cho ngài!
- Có mù quáng không?
- Không. Nếu gọi được
là đức tin thì đây chính là đức tin tuyệt đối, đức tin tối thượng. Cũng gọi là
trí tuệ bất khả tư nghì. Con tin ngài.
Có tiếng cười rất nhỏ
giữa mù sương:
- Nếu ta bảo con chết
đi? Vì chết mới phục sinh?
- Con sẽ chết - Giọng
Triết Hựu đầy vẻ tín phục và cương quyết.
- Nếu ta bảo con hãy
trở về với gia đình, vì, phiền não dấy sinh nơi đâu thì phải dập tắt ở nơi đấy.
- Con sẽ trở về gia
đình, an phận thủ thường và làm đầy đủ bổn phận tại thế hữu hạn.
- Nếu ta bảo con xuất
gia? Vì xuất gia mới trọn vẹn với con đường, mới đáp đền tứ trọng ân một cách
tròn đủ, hợp lẽ và cao thượng?
- Con sẽ xuất gia và
theo gót đức thầy.
Im lặng hồi lâu.
- Được rồi! Nhưng,
những biện pháp kia chẳng có biện pháp nào sai, tuy thế, chúng chẳng phải là
cách giải quyết của bậc tâm linh. Tất cả đấy chỉ là pháp đối trị, là trò chơi
như huyễn. Con hãy nghe!
Và Triết-Hựu chờ đợi.
Một lúc chợt có tiếng thở dài:
- Rồi ta cũng phải
dùng ngôn và lời thôi, có khác gì minh triết giáo đâu.
- Chắc chắn rằng ngôn
và lời của đức thầy khác.
- Khác như thế nào?
- Đằng sau ngôn và
lời của y, của Vọng Việt, có bóng tối. Và tử sinh.
- Con lấy gì mà nhìn
để biết rằng y có bóng tối và tử sinh?
Triết Hựu ngập ngừng
giây lâu:
- Cái linh quang vô
sinh của con!
- Vậy ngay cái linh
quang vô sinh ấy đã là cái sáng suốt mầu nhiệm. Nó thấy rõ con đi, đứng, nằm,
ngồi, làm việc ác, làm việc thiện. Vì vô sinh nên nó bất tử. Không những nó
thấy rõ bóng tối mà còn thấy rõ ánh sáng. Con đã có được cái linh quang sáng
suốt mầu nhiệm vô tử bất sinh ấy mà sao còn đi tìm cái ánh sáng tâm linh nào
khác nữa?
Triết Hựu bàng hoàng.
Chàng lặng người một lúc và cảm thấy rằng: mình đi tìm cái mà từ lâu mình đã có
sẵn rồi.
Giọng nói vô hình còn
rót nhẹ vào tai chàng:
- Con
đã từ
cái linh
quang vô sinh ấy ma đến,
trong
cái linh quang vô sinh ấy mà sống và cũng bởi cái linh quang vô sinh ấy mà về.
Con còn
sợ bị lạc lối
đi đâu nữa? Nó
thường hằng và ở mãi bên
con không
rời nhưng vì màyà che
lấp nên không thấy đó thôi.
Triết Hựu im lặng,
chàng không biết nói gì nữa cả.
- Bấy lâu con bị vọng
hoặc săn đuổi, ma vương tiếp tay, vô minh bịt mắt nên đã đông, tây, nam, bắc
kiếm tìm. Đấng ấy chỉ cần thấy chứ không phải kiếm tìm, có phải? Bấy lâu con
cũng đã không còn tin ai và hoài nghi tất cả mọi người, nhưng con đã không dám
hay không biết tin mình và hoài nghi chính mình. Tin chính mình là tin vào chân
ngã tối thắng, từ đó, đạp đổ tất cả mọi giá trị ước lệ, những niềm vui thúc
phược, những hiểu biết, tri thức, giáo điều. Nghĩa là đạp đổ và san bằng ba
ngàn thế giới trong một niệm hiện tiền tỉnh thức. Chỉ có đức tin rốt ráo vào
chính mình như vậy mới thực hiện nổi §ấng ấy trong con. Như vậy, trên lộ trình
vô thượng ấy làm gì có những cái gọi là giáo chủ, đức thầy, tôn sư, đệ tử? Dám
tin chính mình cũng dễ đưa đến đại ngã, tăng thượng mạn, do vậy, phải biết hoài
nghi mình nữa. Hoài nghi mình là để quân bình lại cái bản ngã vốn được khuyếch
đại do tự tín cực đoan đem đến. Hoài nghi mình là gì? Là coi chừng bị cái ấy
điều động, thúc giục, chi phối. Cái ấy nó ở ẩn thâm sâu trong tự ngã của mỗi
chúng sinh. Dục vọng là tự ngã. Tự ngã cũng chính là Đấng ấy. Nhưng Đấng ấy là
vô dục mà tự ngã hữu dục. Tự ngã
cũng minh mà cũng vô
minh.Nhưng chân phúc thay cho ai là kẻ thực hiện dung nhiếp hài hoà và trọn vẹn
hai bề mặt của thực tại ấy. Bậc ấy gọi bậc tự do và tự tại.
Triết Hựu thấy mình
lãnh hội đầy đủ từng chữ, từng lời, từng nghĩa. Trên tất cả, Triết Hựu hiểu ở
phía sau những chữ, những lời, những nghĩa ấy. Nó như là một thứ ánh sáng không
màu, chan hoà, không nhân, không quả, không trước, không sau. Nó tràn lan đầy
ắp không gian, xuyên sâu vào các tế bào, nguyên tử, phân tử, điện tử. Nó vô
ngại không thời gian. Cái ánh sáng vô căn và tuyệt đối ấy – nó đẩy lùi mất cái
bóng tối trong chàng.
- Kẻ nào muốn làm sư
tử, coi chừng đại ngã. Kẻ nào muốn làm cừu non, coi chừng vong ngã! Nhưng chân
phúc thay cho ai thấy rõ mình vừa là sư tử vừa là cừu non. Đấng ấy gọi là đấng
thành tựu vô thượng tối thắng hậu đắc trí!
Sứ mạng của thiên
thần khác sứ mạng của cọng cỏ - nhưng chân phúc thay cho ai thấy rõ cả hai sứ
mạng đều được Thượng đế giao phó và đều bình đẳng trước ngài. Đấng ấy gọi là
đấng hoà bình, thuận nhĩ và vô chấp.
Có hai con đường dẫn
về chính mình:Đường bên ngoài và đường bên trong. Kẻ nào thực hiện con đường
bên trong, coi chừng đại ngã và nội ma. Kẻ nào thực hiện
con đường bên ngoài coi chừng vọng ngã và ngoại ma. Nhưng chân phúc thay
cho ai thấy rõ cả hai con đường là một, là bất nhị. Đấng ấy gọi là đấng trung
đạo, đấng trung dung, đấng tự chủ.
Cũng có hai con đường
dẫn về chính mình nữa: địa ngục và thiên đường. Thân xác cho địa ngục và tinh
thần cho thiên đường. Nhưng chân phúc thay cho
ai thấy rõ mình không phải là thân xác cũng chẳng phải là tinh thần.
Đấng ấy gọi là đấng cõi ngoài, đấng toàn diện.
Hãy lên đường, người
tuổi trẻ! Nay ta cũng vừa trao cẩm nang của Thượng đế cho con. Ta không chúc
con chứng nghiệm đau khổ hay thành tựu hạnh phúc mà chỉ chúc con nhìn thấy
Thượng đế trong chính mình...
Tiếng nói đã chấm dứt
từ lâu mà Triết Hựu còn quỳ lạy mãi. Hình như cả thế gian chỉ có tiếng nói ấy
là thực. Ngoài tiếng nói ấy, không còn ai, không có gì nữa cả... nhà cửa, đường
phố, ngựa xe...
Lúc ấy một đám đông
đang vây quanh chàng. Người, ngựa, xe dồn nghẹt cả một góc đường. Chàng chợt
mỉm cười vô cảm với đám đông: chúng đi xe, đi ngựa thì ta đi chân! Con đường
nào rồi cũng dẫn về chính mình. Cuộc đời sở dĩ có sự sống, màu sắc trăm hoa là
nhờ có muôn vạn con đường sai khác. Nếu trong một ng«i vườn mà
thuần một
loài hoa thì chán
Mắt
biết bao
nhiêu? Nếu
cuộc đời
chỉ có một loại người như
chàng thì vũ trụ này sẽ huỷ diệt!
Triết Hựu đứng phắt
dậy và cười ngô nghê như tên loạn trí:
- Mọi sự đều tốt
lành. Mọi sự đều tốt lành!
Và chàng chấp tay xá
mọi người:
- Thâm tạ bộ hành,
thức giả, bậc tâm linh, đại trí, thượng nhân! Thâm tạ mọi người, cuộc đời, vạn
cuộc đời, cây cỏ, đất cát, gió mây, nắng mưa, vui khổ... Thâm tạ… Thâm tạ!
Một thanh niên, bỏ
ngựa, bước tới nắm vai chàng lắc mạnh:
- Hằng trăm người ở
đây, chẳng lẽ rỗi công để chứng kiến cái ngu ngốc điên loạn của ngươi sao? Cút
nhanh đi!
Con cừu non trong
Triết Hựu nói nhỏ: Xin vâng, xin vâng! Và chàng mỉm cười nhẹ, không nói. Thanh
niên xô mạnh chàng vào một cột trụ. Có máu chảy trên trán thì phải. Chàng lập
lại tiếng cừu non: “Xin vâng, xin vâng!” ri lại mỉm cười. Bình an biết bao
nhiêu, chàng nghĩ.
“Chân phúc cho ai
thấy rõ mình vừa là cừu non vừa là sư tử”. À, trong ta không chỉ có cừu non! Và
tiếng sư tử chợt
rống lên bên trong chàng: “xin đừng, xin đừng”. Thế rồi, sau cái mỉm
cười thầm lặng nhưng chắc nịch và nặng
ngàn cân,
chàng mạnh bạo nhấc người
thanh niên rồi quẳng vào phía một chiếc xe hai ngựa. “Xin đừng, xin
đừng”, con sư tử trong ta nó rống như vậy đó mà. Triết Hựu cười hô hố rồi co
giò chạy mất.
- Chúng nó không biết
rằng, ngoài cừu non, trong ta còn có cả sư tử nữa.
Chàng để lại tiếng
nói đó cho đám đông.
THOÁT
LY
Một sáng kia, cha
Triết Hựu gọi chàng lại, với giọng nghiêm khắc, nói rằng:
- Vọng Việt cùng một
lứa tuổi, sở học với anh, nhưng y đã là kế thừa sự nghiệp của giáo chủ Minh
triết giáo. Bao nhiêu quang vinh đã đến cho gia tộc, họ hàng, cả bản thân y
nữa. Còn anh? Anh làm được gì? Cho thế gian? Cho gia đình? Hay ít nhất là cho
anh?
- Tất cả cái ấy đều
là mµyµ, là huyễn hóa. Nó không thực. Thượng đế dạy như vậy.
Hựu trả lời rồi nhìn
sâu vào mắt cha chàng trong tư thái hoàn toàn tự chủ.
- Nó không thực nhưng
nó đã làm nên cơm áo, nhà cửa, tôi tớ, ngựa xe, điền sản…! Anh vì chấp nó không
thực nên anh sẽ là tên áo
rách, đầu đường, xó chợ, bị mọi người phỉ nhổ, chà đạp, khinh bỉ. Không những
thế, anh còn hắt cái bóng tối của anh lên gia tộc. Cả sự nguyền rủa nữa!
- Sứ mạng
của thiên thần khác sứ mạng
của cọng cỏ, nhưng nó tạo sự hỗ tương, hòa điệu trong nhịp vận hành chung của
pháp giới. Thiếu một trong hai, vũ trụ sẽ tàn phế, què cụt. Thượng đế dạy như
vậy. Mọi loài đều bình đẳng trước ngài. Ngài không đặt ra giá trị và không
thiên vị. Các bảng giá trị chỉ do bọn thế nhân phàm tục quy ước với nhau.
Người cha vẫn bình
tĩnh nói:
- Mỗi người mỗi khác.
Dĩ nhiên. Thượng đế không bao giờ lầm lẫn. Chỉ có sự lầm lẫn của con người. Lầm
lẫn để chọn địa ngục mà tưởng là thiên đường đó thôi.
- Thưa cha! Địa ngục
và thiên đường là hai con đường cách biệt. Nhưng đều là con đường dẫn về chính
mình. Nhưng chân phúc là cái không phải địa ngục cũng chẳng phải là thiên
đường, Thượng đế dạy như vậy!
Lại một lần nữa,
Triết Hựu nhìn vào mắt cha chàng với niềm thanh lặng vô biên. Nhưng người cha
đã không còn tự chủ được:
- A! Hóa ra anh nhân
danh Thượng đế để phủ nhận trọn vẹn cha, mẹ, áo cơm? Anh nhân danh ngài để lý
luận vô thần và địa ngục với tôi?
- Cha đã hiểu sai đi,
thưa cha! Địa ngục cho thân xác. Và thiên đường cho tinh thần. Con khinh bỉ vật
chất, hí tiếu dục lạc, thế là địa ngục không ở trong con. Con khinh bỉ
tinh thần
vì nó
là cái bản ngã, sở tri,
kiến chấp, kiến thủ. Thế gian đã vì điều ấy mà đánh lận con đen với Thượng đế.
Chúng đã nhân danh tinh thần, còn hơn nữa, lấy nhãn hiệu Thượng đế để có một
đời sống vinh thân phì gia, hưởng thụ thân xác. Dù sao, kẻ nhân danh thân xác
mà không qua một nhãn hiệu nào, chẳng thèm nhân danh ai, chúng thành thật, thế
mà đáng kính trọng hơn! Còn con ư? Con là một cái gì ở ngoài tinh thần lẫn thể
xác. Thiên đường, vì vậy, chẳng có một chỗ đứng nào trong tâm con.
- Vậy thì anh làm gì?
Chỉ dùng ngôn và lời như vậy là thành tựu được Đấng ấy ư?
Người cha đã trầm
tĩnh trở lại. Hựu nói:
- Làm gì? Sao lại
phải làm gì? Làm gì thì coi chừng bản ngã và tham dục thúc động. Chỉ có kẻ nắm
trọn tinh nghĩa, mật nghĩa của Thượng đế trong tay, mới biết sáng hóa được đời
mình, mới biết là nên “làm gì” và nên “không làm gì”. Con nhìn thấy cái ấy, cha
không nhìn thấy.
Người cha đứng bật
dậy như chiếc lò xo, hai tay nắm chặt lại, run run. Triết Hựu thấy mình sáng
suốt hơn bao giờ.
Thượng đế cũng có hiện hữu ở đây, phía bên trong cái cuồng nộ của cha
chàng!
Người cha chợt bỏ tay
xuống. Và tự chủ:
- Anh hãy bước ra
khỏi căn nhà này và vĩnh viễn đừng bao
giờ trở lại. Trí
khôn bảo
với tôi rằng: hãy nên lý luận với đầu gối mình còn hơn là lý luận với
phường vô loại, nghịch tặc, bất tiếu và vô đạo. Ngựa chướng bất trị thì giết,
gà không biết gáy thì làm thịt, cây lớn mà vô dụng thì đốn bỏ. Rồi anh sẽ hiểu
rằng, anh chỉ là phường vô hạnh, quần rách, áo ôm. Rồi anh sẽ hiểu rằng, kiến
thức quảng bác của anh chẳng đủ để nuôi sống thân xác. Rồi anh sẽ hiểu rằng, sự
hiện hữu của anh còn tệ hơn một đống củi mục, một đống thịt thối, một bộ xương
khô. Anh không nghe lời tôi thì Thượng đế sẽ quẳng anh xuống địa ngục, xua anh
ra khỏi thiên đường. Hãy cố gắng mà làm một xác ma ôm nỗi sa đọa và điêu tàn
cho đến ngày mãn kiếp. Tôi đã hết ngôn ngữ để nguyền rủa anh. Hãy đi vào bóng
tối trong niềm kiêu hãnh xuẩn ngốc đó. Hãy bước đi!
Triết Hựu quỳ xuống
và lạy cha hai lạy:
- Một lạy: vì cha đã
cho con thân xác hay ít nhất là nuôi dưỡng thân xác! Một lạy: vì cha đã cho con
trí thức hoặc tưởng như được nuôi dưỡng tri thức! Thế là con đã hết nợ nần,
thưa cha! Bây giờ con vĩnh viễn giã từ ra đi và bắt đầu sáng tạo lại đời mình.
Con phục sinh.
Triết Hựu
tỏ thái
độ với
cha chàng
như vậy.
Lạnh lùng, phản bội
và vô cảm như vậy. Nhưng còn mẹ chàng? Tiếng khóc ấm ức, đeo níu ấy lại làm
chàng bật cười:
- Con chẳng con
thiếu nợ gì nơi mẹ nữa cả.
Hơn
hai mươi năm trời
chịu đựng tủi nhục, đắng cay, cưu mang định mệnh trần ai, vác thập tự giá trên
vai qua bao chặng đường tân khổ cũng khởi từ cái giây-phút-địa-ngục ấy của mẹ.
Chẳng biết là con nên đền ơn mẹ hay là mẹ nên đền ơn con? Hay rồi ai cũng đến
với nhau, gặp nhau trong những cuộc đổi chác, trả vay? Bây giờ thì hết rồi. Khi
mà con sư tử trong con nó rống lên rằng: “Hãy thoát ly”, thì còn quyến niệm nào
mà cột trói con được? Mẹ yêu quý, đấy là sự thật. Kẻ trí thì chẳng bao giờ đau
lòng về một sự thật, dù là sự thật xót xa. Con xin đi. Và dù có gục ngã, dù có
nếm trái đắng mật đen, dù có bỏ thây giữa cuộc đời gai lửa - con cũng không
quay về. Con sẽ làm một hoang tử vô quy!
Thế là Triết Hựu ra
đi. Chàng ra đi không hành trang, hành lý, chỉ một bộ áo quần đang mặc với niềm
tin mãnh liệt vào điểm linh quang ở trong người chàng. Lòng Hựu dậy lên một nỗi
rộn ràng kỳ thú. Tất cả đều như mới mẻ trong mắt chàng. Ông già bán hàng ở đầu
ngõ nhìn chàng lặng lẽ như chia sẻ cái niềm vui đang nghi ngút bốc cháy trong
tâm chàng. Cô bé ở
tiệm nước
bên kia căn phố đối diện đưa đôi mắt huyền nhìn chàng như thể âu yếm với
tình nhân. Đứa bé bán đồ vặt trước hiên một tiệm bách hóa, thấy chàng, đưa tay
vẫy với nụ cười vu vơ. Cuộc đời như sống lại. Chàng nghĩ. Tất cả như đang thân
thiện, gợi mời. Tỉnh táo và ráo hoảnh như vừa ngủ dậy. Thế giới ấy, từ lâu tại
sao chàng không nhìn thấy? Từ lâu, ý thức chàng đâu phải không ghi nhận những
sinh hoạt của đời người? Có lẽ, từ lâu, đắm chìm trong suy tưởng và bị ám ảnh
nhức buốt bởi một định mệnh, nó tạo thành một bóng tối ngăn cách to lớn, một
tình cảm chủ quan mưng độc - làm tê liệt tất cả mọi quan năng chăng?
Ra đi, quả thật là
giải thoát. Chàng nghĩ. Cái ách lớn của định mệnh kia chàng đã hất tuộc ra khỏi
cổ rồi. Hay tưởng như hất tuộc đi rồi thì cũng thế. Hựu không xác quyết hoặc
khẳng định như thế này như thế kia vội. Mất thì giờ. Vì còn cả một đời sống
trước mặt: Ôi, cái trước mặt cao rộng, to lớn và tuyệt mỹ biết bao nhiêu!
Ô kìa! Một chú bê
con! Thượng đế không những chí thiện, chí nhân mà còn chí mỹ nữa! Một chú bướm
vàng! Ồ, tuyệt diệu! Một cụ già nước da đen sạm đang
chống gậy lê từng
bước một. Ôi, yêu thương làm sao? Ro ràng là cuộc đời chợt tuôn tràn sáng láng
kéo theo niềm lạc thú vô hạn. Chàng nhìn về phía ấy, phía
chân trời – và thấy mình đang đi với từng bước nhảy...
GẶP LẠI SA-MÔN ĐẦU ĐÀ
Đi? Nhưng đi đâu? Một
câu hỏi lóe lên làm cho Triết Hựu lúng túng. Làm thế nào để có đời sống và cơm
áo? Rồi mình sẽ làm gì? Rồi mình sẽ tư tưởng ra sao? Điều mà chàng tưởng là đã
giải thoát rồi, nhưng khi bắt gặp thực tế, với hiện hữu tương quan, dính liền
với mọi sinh hoạt xung quanh, chàng lại bị trói chặt lại y như cũ - nghĩa là
vẫn còn những cái gọi là ràng buộc, hữu hạn, bóng tối và khổ đau.
Triết Hựu bần thần
dừng chân lại. Sự giải thoát không phải chỉ giản dị như trong tư tưởng thôi,
như tư và tưởng thôi - mà là một cái gì khác thế - một cái gì được thể hiện
rỗng rang, tự do và vô ngại ở trong đời sống cụ thể - một cái gì sờ nắm được,
ngửi được, tiếp xúc được như sự vật, thân xác, chén cơm và hơi thở nồng nặc của
mọi người. Kẻ
giải thoát họ làm gì? Họ uống ăn sinh sống ra sao để khỏi hệ lụy, mưu
toan và thúc phược? Ngồi một chỗ - giải thoát toàn diện, vô duy - đợi sự chết
đến lôi đi một cách bình thản? Có
lẽ không phải thế. Là một cái gì tối thượng, nhiệm mầu hơn nhưng không khác lắm
với cái bây giờ, chàng nghĩ.
Bước chân vô định dẫn
chàng đến một đám đông. Người ta vừa nghỉ ngơi sau một đám rước các ngẫu tượng.
Người ta tìm kiếm gì ở phía đằng sau hai tượng trưng âm dương linh thánh của
thần Shìva? Những khuôn mặt đầy no thỏa mãn kia có đạt được một phần mười sáu
bình an và chân phúc? Những tiếng: “aum, aum, aum...” từ sông Gangµ vọng lên -
vọng lên từ ngàn đời có tẩy uế được tội lỗi? Đấng Krishna có hiện hữu đâu đây,
trong thân xác trần tục nào - để nhìn ngắm công trình của Brµhma đã đến hồi rối
ren và và ảo diệu. Phải chăng, con đường nào rồi cũng dẫn về nhất thể? Con
đường hành động (karma yoga) không đã là một hình thức đại ngã đó sao? Con
đường chiêm ngưỡng thờ phượng (bhakti yoga) không đã là hình thức vong ngã đó
sao? Con đường trầm tư, thiền định (inana yoga) không đã từng cô lập mình trong
một thế giới cách biệt, riêng tư, khoanh tay ở ngoài cuộc đời đó sao? Nó có thể
là vong ngã hoặc đại ngã - con đường trầm tư, thiền định này - nhưng cả hai đều
chẳng phải là chân phúc.
Triết Hựu uể oải lắc
đầu bởi những câu tự vấn, tự giải liên tiếp tuôn tràn ra. Phải có thầy. Phải có
một đấng Guru cho tâm hồn mới mong dẫn lộ cho ta từng bước một. Lý trí, kiến
thức, kinh điển, hiểu biết chẳng dẫn ta đi đến đâu. Chúng đi vòng quanh!
Triết Hựu định quay
lưng tránh một cuộc tranh luận giữa đường, nhưng có một giọng nói quen thuộc
làm chàng chú ý: giọng nói của vị sa-môn đầu-đà. Một đám đông thanh niên đang
vây lấy cội cây nhỏ.
- Chư hiền hỏi bần
tăng thế nào là Thượng đế, bần tăng xin thưa là bần tăng không biết gì về ngài.
Chư hiền hỏi bần tăng thế nào là nhất thể, bần tăng cũng xin thưa là chưa lần
nào bần tăng tìm hiểu nhất thể để làm gì, nó có ích cho bần tăng ra sao. Đấng
hằng cửu là ai? Tồn tại thế nào? Ngài hiện thân nhập thế có y báo, chánh báo
hay vô sở bất tại? Có một điều, phải rồi, có một điều duy nhất thôi, là bần
tăng tu hành để thoát khổ, để thoát khổ và giác ngộ đời sống - còn ngoài ra -
xin thưa là bần tăng không biết gì đâu.
Triết Hựu đã đứng
chen chân trong đám đông. Và nhìn vị sa-môn đầu-đà, chàng nghe lòng mình dâng
lên một cảm xúc vô hạn.
Vị sa-môn nói xong,
đám đông thanh niên bà-la-môn chợt cười rộ. Một người hỏi:
- Tôn giả không biết
tại sao
mình xuất gia làm
sa-môn Thích tử? Lại
không biết cả mình đang nói gì và nói với ai?
- Chư hiền –
vị sa-môn chậm rãi đáp -
Quả thật
vậy, giới vọng ngữ là
giới thứ tư mà một người cư sĩ áo trắng phải hành trì, nếu muốn được gọi là một
Phật tử chơn chánh. Bần tăng là kẻ đã phát nguyện thọ trì những giới luật thù
thắng hơn thế nữa. Chư hiền không tin ư?
- Chúng tôi xin rửa
tai để nghe lời tôn giả.
Đôi mắt của vị sa-môn
già chợt lóe sáng lên, đảo quanh một vòng - rồi gật đầu:
- Chư hiền, quý hóa
thay, bần tăng sẽ nói. Chư hiền bảo bần tăng xuất gia nhưng bần tăng là cái gì
mới được chứ! Nếu thân xác là bần tăng thì thân xác ấy là cái vô tri, nếu đắp y
mang bát cũng không thể gọi là “xác chết xuất gia” được. Cái thân xác này thì,
một bà-la-môn hay một thủ-đà-la thì cũng không khác mấy. Còn tư tưởng - thì cái
tư tưởng ấy niệm niệm sinh diệt... Niệm này là bần tăng hay niệm nọ là bần
tăng? Chư hiền ơi, thú thật là bần tăng đã bất khả tri. Đã không biết ngã thì
làm sao biết về ngã sở? Suy lý ra thì quả thật, bần tăng nói mình không biết
gì, đâu phải là lời nói dối?
Có một thanh niên
bà-la-môn tức giận, nhưng bạn y đã lấy tay ngăn lại, hỏi tiếp:
- Cái thân
xác thì
ông Cù-đàm
hoặc đống
rác
cũng giống nhau. Đồng
ý. Rig-Veda dạy rằng: ý thức, ngươi phải im đi thì Atman mới hiển lộ. Nhưng
Minh triết giáo chúng tôi nói rõ
ràng hơn: Đấng ấy là thân
xác và tư tưởng.
- Còn con người?
- Cũng thân xác và tư
tưởng.
- Có gì khác nhau
không giữa Đấng ấy và con người?
- Có chứ. Đấng ấy
trong sạch, vắng lặng, thanh tịnh, sáng láng và thánh thiện. Đấng ấy là cha
muôn loài, là bậc sáng-hóa-chủ, đại tự do, đại giải thoát, đại tự chủ, đại tự
tại. Còn con người là nhiễm ô, tục lụy, ồn ào, não động, tối tăm, nô lệ, tử
sinh và tội lỗi.
Vị sa-môn chắp tay
lên trán nói:
- Cao thượng thay
Đấng ấy. Vĩ đại thay Đấng ấy. Phúc lành thay Đấng ấy. Bần tăng chúc chư hiền
lên đường để đến với ngài.
- Sao tôn giả không
cùng lên đường với chúng tôi? Giáo lý Minh triết giáo và con đường nhập thể vô
thượng?
- Vì bần tăng là kẻ
tầm thường nên chỉ xin làm những việc tầm thường trong cuộc đời tầm thường.
- Tôn giả chịu an
phận, đắm mình trong chốn bùn nhơ thế tục mà không chịu vươn ra cõi ngoài bằng
phạm hạnh cao thượng ư?
- Cõi ngoài thì cao
siêu quá. Cõi ngoài là ở ngoài
cuộc đời chứ không
phải ở trong cuộc đời. Bần tăng với thân xác và tư tưởng hữu hạn - ở trong cuộc
đời - nên chỉ xin trọn
vẹn, phận mệnh, tính thể
với những
gì hữu hạn.
- Chẳng khác gì một
kẻ đang sống đời thân xác. Té ra tôn giả chỉ ngụy trang là sa-môn thôi?
- Bần tăng đang sống
đời mở rộng! Chư hiền, bần tăng không có sống đời để đi đến cõi ngoài, cõi vô
tự tính, cõi “chẳng liên hệ gì đến trần gian” này, mà quả thật, bần tăng chỉ
sống đời mở rộng để đón nhận hài hòa muôn vạn ân sủng của cuộc đời.
Cuộc đối thoại đến
đây đã làm cho đám thanh niên bà-la-môn không còn chịu đựng được nữa.
- Vậy ra tôn giả là
một tên “khất cái” vô loại - một người thanh niên mỉm nụ cười độc địa nói - tôn
giả sống trên tài sản và máu xương của kẻ khác. Sống và hưởng thụ. Sống và tiêu
cực. Sống và thủ lợi. Sống và vị ngã. Sống và tham dục. Đấy có phải là sở tri,
sở hành, sở đắc của những sa-môn Thích tử?
- Một §ấng-biếng-lười
- bạn y tiếp với nụ cười khinh mạn - Một bậc thất nghiệp cao thượng!
- Một thân xác vật
chất được quàng chiếc áo tinh thần, phạm hạnh để ngụy trang che mắt mọi người.
Thượng đế sẽ không dung thứ cho những kẻ mạo danh là con cái của ngài như vậy.
- Một
du thủ
vô công rỗi nghề đang thực
hành
cái
vô công rỗi nghề của y: hạnh “du thủ”. Hạnh du thủ phải chăng là mật hạnh của
tôn giả?
Tiếng cười đắc thắng,
ngạo mạn của đám
thanh
niên môn sinh Minh
triết giáo vọng vào tai Triết Hựu làm chàng lùng bùng nhức nhối khó chịu. Chúng
đã sống đời xa hoa, thân xác lại dám chỉ trích kẻ sống đời tinh thần phạm hạnh
bằng lý luận tinh thần phạm hạnh. Thật chẳng có nghịch lý nào nghịch lý hơn thế
nữa. Phải mà! Giáo chủ chúng cũng đã không từ bỏ đời phạm hạnh để tranh danh
đoạt lợi như kẻ thế tục đó sao? Những lý luận về cái gọi là cầu an, tiêu cực,
thụ hưởng - quả thật là âu trĩ và thối tha không chịu được. Hay chúng đã thật
sự bị sa-tăng cám dỗ? Sa-tăng đã đầu độc rỉ tai chúng nó - là loại khỏi cuộc
đời những hình ảnh tâm linh, tự do và vô dục - để cho thế gian phóng túng vô
độ, giết người, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, ích kỷ, tham lam, giật giành, vật
chất, nhục thể…? Minh triết Vệ-đà, Áo-nghĩa-thư có dạy cho chúng như vậy đâu.
Trái cây ngon ngọt của Adam và Eva là nọa tính từ uyên nguyên, từ đó lưu đày
xuống trần gian thống khổ - thì không ai mà không hiểu rằng: Sa-tăng là ông tổ
của duy vật luận - từ đó đánh mất thiên đàng. Không ăn trái cấm là chối từ
sa-tăng và duy vật, là đi ngược dòng nghịch lưu, là hoàn nguyên bản mạt, là quy
hồi nhất thể, là về bên chân Chúa. Ăn trái
cấm là bắt tay với quỷ dữ, đồng
lõa với ma vương để gieo rắc tai họa, lầm than và bóng tối lên trần gian. Chiếc
thuyền Noe có còn không để chúng nó thấy rõ cơn phẫn nộ của Thượng đế? Tất
cả chỉ là vật chất và thân xác, không có kiếp này và kiếp kia, đấy là
lời rao của quỷ. Và đấy cũng là tư tưởng dẫn đạo cho những đời sống phi nhân,
vô đạo và thú vật.
Cơn phẫn nộ của Triết
Hựu chẳng khác gì cơn phẫn nộ của Thượng đế. Chúng đụng chạm đến cái thánh
thiện bên trong chàng, đụng chạm đến nhân cách vời vợi của vị sa-môn - là chúng
đã khai chiến sinh tử với chàng rồi. Bao nhiêu kiến thức mang theo từ cẩm nang
của Thượng đế, chàng quên hết, chỉ còn nghe một tiếng rống duy nhất của con sư
tử bên trong: “Hãy nhai nuốt lý luận của bọn chúng”. Thế là chàng chững chạc,
hiên ngang, xô vẹt đám thanh niên, bước vào…
Triết Hựu cúi mình
thật thấp đảnh lễ vị sa-môn - mà chàng vẫn đinh ninh là đấng Guru duy nhất của
mình, là Ngườii-xin-lửa trong đêm.
- Xin đức thầy cho
phép con tranh luận với quý ngài môn sinh minh triết giáo đây về minh triết.
Xin đức thầy cho phép con dùng đôi cánh tay của thần Sh×va để bẻ gãy lý luận
của sa-tăng, của các bậc kim tiền này. Bạch đức thầy sa-môn! Lũ chúng chẳng
hiểu gì minh triết, lại chẳng dám làm đồ đệ của sa-tăng - vì sa-tăng đã dám
công khai khiêu chiến với Thượng đế, tách đôi vũ trụ ra làm hai - còn chúng thì
ở ẩn, dấu mặt ở bên
sau Thượng đế,
sống trong
ân sủng
của ngài rồi phản bội ngài, sự phản bội còn đê hạ hơn Giu-đa đối với
Christ, hơn Devadatta đối với Gotama. Minh triết là sống đời xa hoa, lòe loẹt,
thắt đai tía, đai hồng, áo mão sặc sỡ, vợ con thê thiếp, là kẻ cầm muỗng ở các
chiếu tiệc tùng, là võng lọng, ngựa xe, là cừu dê, là tôi tớ. Minh triết của
chúng là vậy. Còn ngôn ngữ chữ nghĩa kia, chỉ là lớp trí thức cặn bã, thời
thượng, rơm rác, uế trược, đã bị quẳng ra bãi hoang, xông lên mùi xác chết đã
mấy ngàn năm chôn lấp lại… Mỗi danh từ, ngữ ngôn của chúng sử dụng là mỗi con
rắn độc hai đầu đối với cuộc đời. Chúng lý luận với đức thầy là như nhổ nước
miếng giữa hư không, như tung bụi trước đầu gió ngược...
Triết Hựu say sưa
nói, quay lưng với đám thanh niên và thái độ thật là vô cùng lễ độ đối với vị
sa-môn già lúc ấy đang trong tư thế kiết già thanh tịnh. Đám thanh niên đã đổ
xô lại, vung tay múa chân, mắt trợn ngược, chân mày xếch lên, răng nghiến lại -
nhưng quả bọn chúng không phải là kẻ vũ phu!
Một người thanh niên
chững chạc, bệ vệ, có lẽ là huynh trưởng trong bọn, trang nghiêm cúi đầu chào
Triết Hựu:
- Tôn
huynh đã
mạt sát chúng tôi quá thậm
tệ.
Những lỗi lầm của
huynh đệ chúng tôi chưa đến nỗi phải nhận chịu quá nhiều bóng tối, sự nguyền
rủa đến như vậy. Quốc độ này, truyền
thống minh triết không có chỗ cho những kẻ tiểu nhân ác khẩu, nhưng cho phép
các cuộc tranh luận hiên ngang và thẳng thắn giữa nhau. Tôn huynh có thể dạy
cho chúng tôi những lời có tính cách đứng đắn hơn, có văn hóa hơn, quân tử hơn,
cao thượng hơn, được chăng?
Triết Hựu thẹn mặt
liếc nhìn người thanh niên. Phải rồi. Trong bóng tối, có ánh sáng. Thần Vichnou
cũng có mặt ở đây, trong việc bảo tồn tạo hóa.
Triết Hựu quay qua vị
sa-môn đầu đà chờ đợi.
Bây giờ, vị sa-môn
mới bắt đầu mở mắt, im lặng nhìn quanh một lượt, chậm rãi khoác bình bát lên
vai, cầm chiếc gậy trong tay, đứng dậy:
- Xin ăn bần tăng đã
có bát gia truyền của đức Phật. Bước đi, bần tăng đã có đôi chân già nua trần
tục. Hiểu biết, bần tăng đã có trí-vô-tri vay mượn của càn khôn. Chư hiền! Bần
tăng không thấy thiếu thốn gì trên trần gian. Người tuổi trẻ, bần tăng không
thấy cần thêm gì trên trần gian. Bần tăng là cụ túc tỷ-kheo. Cụ túc tỷ-kheo là
tên gọi của bần tăng. Kính chào và tạ ơn tất cả các người tuổi trẻ!
Nói xong, vị sa-môn
hướng theo con đường lớn, bước đi.
Đám đông lại được dịp
nhạo báng Triết Hựu.
- Truyện kể rằng:
trong vườn chơi của Thượng đế có một loài bò bụng to được sủng ái. Cóc kia thấy
vậy, về hạ giới
tu hành, hít
hơi phình
bụng hy vọng
thành bò. Ngàn năm
sau y đến chầu Thượng đế và xin được vào ở trong vườn chơi của ngài. Thượng đế
ngạc nhiên hỏi:
- Ngươi là cóc mà!
- Muốn thành bò có
khó gì, chỉ cần hít hơi, phình bụng thôi. Ngài hãy xem.
Thế rồi cóc phình
bụng lên. Thượng đế cười rồi phán:
- Bụng ngươi to thì
to thiệt đấy. Nhưng ngươi có phình bụng đi nữa cũng chỉ là “loài cóc bụng to
thôi”, chẳng phải là bò!
Thế rồi cóc bị đuổi
xuống trần gian!
Lại có tiếng cười phụ
họa:
- Đấy là quyển
thượng, trang 7, dòng 15, tiết 1 - quyển hạ còn chép tiếp rằng: Sau đó, cóc
thất vọng, qua xin làm tôi tớ bộ hạ sa-tăng. Sa-tăng bảo:
- Ngươi tưởng làm tôi
tớ của ta dễ lắm sao? Muốn làm tôi tớ ta thì không được hít hơi, phình bụng,
rống to mà phải ngậm miệng, cắn răng lại.
Cóc nghe lời, một
ngàn năm tinh tấn hành theo hạnh ngậm miệng, cắn răng.
Gặp sa-tăng, sa-tăng
bảo:
- Ngậm
miệng, cắn
răng thì
được rồi,
nhưng trong hàng tôi tớ nhà ta chẳng có đứa nào là cóc cả. Ta không
nhận.
Một
thanh niên khác chợt “chậc,
chậc” lưỡi rồi gật đầu đầy vẻ hiểu biết:
- Hèn gì, vĩnh kiếp
nay cóc chỉ còn biết ngậm miệng cắn răng thôi! Phình bụng to cũng bị đuổi, xẹp
bụng lại cũng bị đuổi. Ôi! Cóc ôi! Khổ thay!
Triết Hựu nghe râm
ran và lùng bùng trong lỗ tai. Chúng nó cũng độc địa, thâm trầm, sâu sắc lắm
chứ không vừa đâu. Chàng đã bị hạ phong rồi, khi xuất chiêu đầu tiên. Mũi tên
đã lìa khỏi cung rồi, chẳng thể nắm lại. Phải nắm lại. Phải nắm lại mới là bàn
tay đại xạ thủ. Làm một con cóc cắn răng ngậm miệng cũng được chứ không sao. Và
chàng lại nghe bên trong tiếng cừu non nói dịu dàng: “Hãy nín, hãy nín.”
Khi chàng từ giã đám
đông, thất thểu ra đi, thì hai môi đã bị hàm răng cắn chặt đến rướm máu. Chàng
biết là chàng vừa chiến thắng trong thất bại.
Tiếp theo
|