Trung Tâm Hộ Tông
Trang Chủ
Tiểu Bộ Kinh - Tập IX
Chuyện Tiền Thân Đức Phật (VI)
Giáo sư Trần Phương Lan dịch Việt
Chương XIX -ooOoo- 529. Chuyện Hiền giả Sonaka (Tiền thân Sonaka) Một ngàn đồng trẫm tặng cho người ..., Câu chuyện này bậc Ðạo Sư kể lại trong lúc Ngài ngụ tại Kỳ Viên, về Ðại Sự Xuất thế viên mãn của Ngài. Vào dịp này, bậc Chánh Giác ngồi ở Chánh pháp đường giữa các Tỷ-kheo trong lúc Tăng chúng đang tán thán công hạnh viên mãn của việc Ngài xuất thế, Ngài bảo: - Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ bây giờ mà cả ngày xưa nữa, Như Lai đã thật sự thoát tục và làm Ðại sự Xuất thế. Nói xong Ngài kể câu chuyện quá khứ. * Ngày xưa vua Magadha (Ma-kiệt-đà) cai trị tại thành Rajàgaha (Vương Xá). Bồ-tát sinh làm con Chánh hậu, vào ngày đặt tên, hoàng gia gọi ngài là vương tử Arindama. Chính ngày ngài ra đời, một cậu trai khác cũng ra đời tại nhà vị quốc sư, được cha mẹ đặt tên là Sonaka. Hai cậu bé lớn lên khi đến tuổi khôn lớn đều cực kỳ xinh đẹp lạ thường, hình dáng thật khó phân biệt nhau; họ cùng đến Takkasilà, sau khi luyện tập xong đủ các học thuật, họ ra đi với ý định học các nghề thực dụng và xem các tập tục địa phương, dần dần đi du hành đến tận Ba-la-nại. Tại đó họ cư ngụ trong ngự viên và hôm sau đi vào kinh thành; chính ngày hôm ấy, một số người dự định cúng dường thực phẩm cho các vị Bà-la-môn, đem ra món cháo và sắp đặt ghế sẵn, khi trông thấy hai vị nam tử này đến gần, liền mời họ vào nhà ngồi trên các ghế đã soạn ra. Trên ghế dành cho Bồ-tát có trải tấm vải trắng, còn ghế dành cho Sonaka trải tấm thảm len đỏ. Khi thấy điềm ấy, Sonaka hiểu ngay là ngày hôm ấy Arindama, bạn chàng sẽ lên ngôi vua tại Ba-la-nại và phong cho chàng chức đại tướng. Sau khi ăn xong, hai vị cùng trở về ngự viên. Lúc bấy giờ đã đến ngày thứ bảy từ khi vua Ba-la-nại băng hà, hoàng gia không có người kế vị. Vì thế các quân sư cùng hoàng tộc sau khi tắm rửa đầu mình xong, tụ tập nhau lại và bảo: - Các người hãy đến nhà người xứng đáng lên ngôi vua. Họ bắt đầu đánh xe hoa ra đi. Khi rời thành, xe đi dần đến ngự viên và dừng tại cổng ngự viên, sẵn sàng đợi một người bước lên xe. Bồ-tát đang nằm nghỉ với y ngoài đắp quanh đầu, trên phiến đá dành cho vua, trong khi nam tử Sonaka ngồi bên cạnh. Khi nghe tiếng nhạc cụ, Sonaka nghĩ thầm: "Ðây là xe hoa đến đón Arindama, hôm nay ngài sẽ lên ngôi vua và phong ta chức đại tướng. Song thật ra ta không muốn trị dân; khi ngài đi rồi, ta sẽ rời thế tục và làm ẩn sĩ khổ hạnh. Thế rồi ngài đứng ẩn mình sang một bên. Vị quốc sư đi vào ngự viên thấy bậc Ðại Sĩ nằm đó, liền ra lệnh thổi kèn lên. Bậc Ðại Sĩ thức dậy quay mình nằm thêm một lát rồi ngồi xếp chân trên phiến đá. Lúc ấy vị quốc sư giơ tay ra cầu khẩn ngài: - Tâu Ðại vương, quốc độ này thuộc quyền ngài. - Sao thế, không có kẻ thừa kế ngai vàng ư? - Quả vậy, tâu Ðại vương. - Thế thì được. Ngài bảo. Họ liền làm lễ quán đảnh (rảy nước thánh trên đầu) cho ngài lên ngôi vua ngay tại đó. Rồi để ngài lên xe hoa xong, họ rước ngài vào thành cùng đám tùy tùng rầm rộ. Sau lễ rước ngài thật trọng thể quanh kinh thành, ngài đi lên hoàng cung, trong cảnh đại huy hoàng vinh quang ấy, ngài quên bẳn người bạn trẻ Sonaka. Nhưng khi vua đi rồi, Sonaka trở lại ngồi trên phiến đá, và chính một ngọn lá úa của cây Sà la lìa cành rơi trước mặt ngài, khiến ngài trông thấy, liền kêu lên: - Thân ta rồi cũng bị hư hoại như chiếc lá này! Và khi chứng đạt được Thắng trí nhờ Ngài quán sát tính vô thường của các pháp, Ngài đắc quả vị Ðộc Giác Phật và ngay lúc ấy những đặc tính của con người thế tục trong ngài biến mất đi, và những dấu hiệu của một bậc chân tu hiện rõ ra, Ngài bảo: - Ta không còn tái sinh vào đời sau nữa. Trong khi thốt lên ý nguyện này, Ngài khởi hành tiến về hang Nandamùla. Còn bậc Ðại Sĩ, sau bốn mươi năm trôi qua, chợt nhớ đến Sonaka và nói: - Sonaka nay ở đâu trên đời này? Dần dần mỗi khi nhớ lại thân bằng, vua không thấy ai báo cho ngài biết: "Hạ thần có thấy vị ấy, hạ thần có nghe nói đến vị ấy". Khi lên ngồi xếp bằng trên ngai vàng đặt trên chiếc bệ nguy nga có đám nhạc công và vũ nữ ca kịch vây quanh, tận hưởng cảnh vinh hoa phú quí ấy, vua bảo: Bất kỳ ai nghe được có người nói Sonaka đang ở nơi này nơi nọ và báo tin cho trẫm, trẫm hứa sẽ ban tặng một trăm đồng tiền; còn ai thấy chàng tận mắt và báo cho trẫm, trẫm hứa tặng một ngàn đồng tiền. Rồi để làm cho lời cảm khái này được linh động thêm thành một bài ca, ngài ngâm kệ đầu: Một ngàn đồng trẫm tặng cho người Lúc ấy một vũ nữ bắt được điệu hát từ miệng vua, liền hát lên khúc ca ấy rồi dần dần một người khác, rồi một người nữa hát lên cho đến khi khắp cả hậu cung cho rằng đó là điệu hát được vua ưa chuộng, nên đồng hát lên. Dần dần dân chúng khắp thị thành đến thôn quê đều hát bài ấy và chính vua cũng thường hát bài ấy. Sau năm mươi năm, vua đã sinh hạ nhiều vương tử và công chúa, vị thái tử tên là Dighàvu. Vào lúc ấy vị Độc Giác Phật nghĩ thầm: "Vua Arindama rất nóng lòng gặp lại ta. Vậy ta muốn đi giải thích cho ngài hiểu nỗi khổ đau của tham dục và công đức của việc xuất gia, ta sẽ chỉ cho ngài con đường tu hành ẩn sĩ". Rồi nhờ thần lực, Ngài đến đó ngay và an tọa trong ngự viên. Lúc bấy giờ một đứa bé lên bảy để tóc năm chòm, được mẹ sai đến đây vừa lượm củi khô vừa hát đi hát lại bài ấy. Ngài Sonaka gọi cậu bé lại và hỏi: - Này con, sao con cứ hát mãi bài ấy mà chẳng hề hát bài nào khác, con không biết bài nào khác hay sao? - Thưa Tôn giả, con biết nhiều bài khác, nhưng bài này đức vua yêu thích lắm, vì thế con cứ hát hoài. - Thế có ai hát điệp khúc của bài này không? - Thưa Tôn giả, không. - Vậy ta muốn dạy con một điệp khúc rồi con đi về hát cho đức vua nghe. - Thưa vâng. Thế là Ngài dạy câu bé điệp khúc "Một ngàn đồng" và cả đoạn sau, đến khi cậu bé hát thật thông thạo, Ngài để cậu bé về và bảo: - Này con, con hãy đi về hát điệp khúc này trước đức vua, ngài sẽ ban cho con nhiều quyền thế. Con cần gì phải lượm củi khô nữa? Thôi hãy đi về hết sức nhanh lên. - Thế thì tốt lắm. Cậu bé đáp sau khi đã thông thạo khúc hát, liền từ tạ Tôn giả Sonaka: - Thưa Tôn giả, xin Ngài ngồi lại đây cho đến khi con thỉnh đức vua đến. Nói xong, cậu vội vàng chạy thật nhanh về gặp mẹ và bảo: - Mẹ hãy tắm rửa cho con và mặc áo quần vào thật đẹp, hôm nay mẹ con ta sẽ thoát cảnh nghèo hèn. Sau khi cậu đã tắm rửa, ăn mặc lịch sự xong, cậu đến cửa cung bảo: - Này ông lão canh cổng, xin hãy đi trình Ðại vương biết: "Có một cậu bé đến đây, đang đứng ở cửa, chuẩn bị ca một bài dâng lên Thánh thượng". Người giữ cổng vội phi báo với vua. Vua triệu cậu bé vào yết kiến và bảo: - Này hiền hữu muốn hát đối cùng trẫm chăng? - Tâu Ðại vương, đúng thế. - Vậy thì hát đi. - Tâu Ðại vương, con không muốn hát ở đây, mà con muốn xin cho tiếng trống đánh lên khắp kinh thành báo hiệu dân chúng tụ tập tại đây, con mong muốn hát trước mặt dân chúng. Vua ra lệnh làm như vậy, rồi ngự giữa bảo tọa dưới một ngôi đình thật lộng lẫy và dành một chỗ ngồi xứng đáng cho cậu bé, ngài bảo: - Bây giờ hãy hát đi. Cậu bé đáp: - Tâu Ðại vương, xin Ðại vương hát trước rồi con sẽ xin hát điệp khúc của bài đó. Vua liền hát trước tiên vần kệ này: 1. Một ngàn đồng trẫm tặng cho người * Lúc ấy bậc Ðạo Sư, muốn làm sáng tỏ việc cậu bé còn để tóc năm chòm này ca điệp khúc do vua khởi xướng; và với Trí tuệ Tối thắng Ngài ngâm hai vần kệ: 2. Rồi cậu bé kia bỗng nói rằng: * Các vần kệ sau đây, được hiểu theo tương quan diễn tiến của câu chuyện: Ðức vua: 3. Thành thị, thôn quê, quốc độ gì Tiểu nhi: 4. Trong quốc độ này, chính ngự viên, Bậc Ðạo Sư: 6 - 7 . Vua liền khởi sự quyết lên đàng, Vua không đảnh lễ ngài, mà chỉ ngồi xuống một bên, và bởi lẽ bản thân vua đã đắm mình vào ác dục, nên cứ tưởng vị cố bằng hữu này là một kẻ khốn khổ bần hàn lắm, liền ngâm kệ bảo bạn: 8. Trọc đầu, mất cả mẹ cùng cha, Ngài đã khiển trách Bồ-tát như vậy, còn vua giả vờ không biết mình bị khiển trách, cứ làm vẻ thân hữu trò chuyện cùng Ngài, nêu rõ danh tánh, gia tộc qua vần kệ: 11. Vua Kà-si nọ chính là ta, Vị Ðộc Giác Phật liền đáp: - Không chỉ khi an trú nơi đây, mà bất cứ ở nơi nào khác, ta cũng không gặp điều gì phiền phức cả. Rồi Ngài bắt đầu ngâm kệ nêu lên các niềm phước lạc của bậc tu hành: 12. Một kẻ xuất gia chẳng bạc tiền, Như thế vị Ðộc Giác Phật Sonaka đã nêu lên tám phước lạc của một tu sĩ, rồi hơn thế nữa, Ngài có thể kể cả trăm cả ngàn vô lượng phước lạc, nhưng vì vua đang tham đắm dục lạc nên vội ngắt ngang lời Ngài, bảo: - Trẫm không màng các phước lạc của đời tu hành kia. Và để làm sáng tỏ việc mình mê đắm dục lạc ra sao, vua ngâm kệ: 20-21. Phước lạc ngài ca, trẫm chẳng màng, Vị Ðộc Giác Phật liền đáp lời: 22. Ai cử tham lam muốn hưởng tràn * Như vậy nhờ ví dụ kia, Ngài đã khuyến giáo vua và để cho vua ghi nhớ mãi điều này, Ngài ngâm kệ: 34. Vì từ tâm nói một hai lần, Ðây là vần kệ phát xuất tứ Trí tuệ Tối thắng của đức Phật. * Bồ-tát đứng ngắm Ngài bay qua không gian trong lúc còn nhìn thấy hình bóng Ngài, song khi Ngài đã khuất dạng, Bồ-tát vô cùng xúc động nghĩ thầm: "Người Bà-la-môn này thuộc dòng giống thấp kém thế, mà sau khi phủi bụi bặm trên bàn chân lên đầu ta, một người xuất thân từ quý tộc được kế tục từ đời này qua đời khác, đã biến mất trong bầu trời; vậy hôm nay ta phải giã tứ thế gian và thành người tu khổ hạnh ngay". Trong niềm ước mong làm ẩn sĩ, và rời quốc độ, ngài ngâm hai vần kệ: 36. Các quản xa nay được lệnh ban Nghe vua muốn thoái vị như vậy, các quốc sư tâu: 38. Ðại vương có Thái tử Dì-ghà Tiếp theo đây, khởi đầu bằng vần kệ do vua ngâm, các câu sau tuần tự được hiểu theo diễn tiến câu chuyện: 39. Mau triệu Dì-ghà-vu đến đây, Phụ vương: 41. Thôn làng sáu vạn ấy ngày xưa Thái tử: 56. Chúng bảo con: "Vương mẫu mất rồi" Phụ vương: 59. Như thương nhân, chủ các con tàu, Thái tử: 66. - "Phụ vương đã tránh chốn bùn nhơ, Cung phi: 68.- "Cung nghênh Thánh thượng đến hoàng
cung, * Nói xong cả đoàn cung nữ cùng đánh nhạc cụ vang lừng và biểu diễn đủ loại ca múa, cảnh vinh quang huy hoàng tuyệt diệu đến độ Thái tử say mê quên hết mọi sự về phụ vương. Nhưng sau đó chàng cai trị đúng Chánh pháp, rồi đi theo nghiệp của mình. Còn Bồ-tát tu tập Thiền định làm phát khởi Thắng trí và khi mạng chung, ngài sinh lên cõi Phạm thiên. * Bậc Ðạo Sư chấm dứt Pháp thoại và bảo: - Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ bây giờ mà ngay cả ngày xưa nữa, Như Lai cũng đã làm Ðại sự Xuất thế. Rồi Ngài nhận diện Tiền thân: Vào thời ấy, vị Ðộc Giác Phật chứng đắc Niết Bàn, vương tử là Ràhula (La-hầu-la) và vua Arindama chính là Ta. -ooOoo- 530. Chuyện hiền giả Samkicca (Tiền thân Samkicca) Vừa thấy Brahmà, bậc Ðế vương..., Câu chuyện này bậc Ðạo Sư kể lại trong khi trú vườn xoài của Jivaka, về việc mưu sát phụ vương vua Ajàtasattu (A-xà-thế). Theo sự xúi giục của Devadatta (Ðề-bà-đạt-đa), vua ấy đã nhờ vị này sát hại phụ vương. Nhưng khi bệnh tật tràn lan trong đám giáo hội ly khai tiếp theo sau sự chia rẽ trong Tăng chúng, Ðề-bà-đạt-đa quyết đính ra đi và xin đức Như Lai thứ tội trong lúc đi đường đến Sàvatthi (Xá-vệ), trên một chiếc cáng, vị này bị nuốt vào lòng đất ngay tại cổng Kỳ Viên. Khi được tin trên, vua A-xà-thế suy nghĩ: "Vì Ðề bà-đạt-đa thù nghịch với đức Thế Tôn nên phải bị mất xác vào lòng đất và đọa vào địa ngục Avìci (A-tỳ). Vì lão ấy mà ta đã can tội giết hại phụ vương thánh thiện, vị vua của công lý, chắc chắn ta cũng sẽ bị nuốt vào lòng đất". Vì thế vua kinh hoàng đến độ không còn hứng thú an hưởng cảnh vương giả trong triều đình và trong khi tưởng rằng chỉ nằm nghỉ ngơi chốc lát, vua đã ngủ thiếp dần, rồi thấy mình dường như rơi vào một cảnh giới toàn bằng sắt dày chín dặm, bị đâm bằng cọc sắt nhọn và bầy chó xâu xé, chúng cứ nhe răng dọa nạt ông, làm ông kêu lớn và giựt mình tỉnh dậy. Vì vậy vào ngày lễ hội Rằm trăng tròn tháng Mười, khi được đám đông quần thần vây quanh, ông nghĩ đến cảnh vinh quang của mình, lại thấy cảnh vinh quang của phụ vương còn vượt xa hơn mình nữa, mà chỉ vì Ðề-bà-đạt-đa, ông đã giết một vị vua chân chính như vậy, trong khi nghĩ đến điều này, một cơn sốt nổi lên khắp thân thể, mồ hôi đổ ra như tắm. Rồi ông xem xét ai có thể xua tan nỗi sợ hãi này khỏi lòng mình, ông kết luận là ngoại trừ đấng Thập Lực (danh hiệu của đức Phật), không còn ai nữa, ông suy nghĩ: "Ta đã có tội lớn đối với đức Như Lai, vậy ai có thể đem ta đến yết kiến đức Thế Tôn? Và xem ra không còn ai ngoài Jìvaka, ông tìm cách mời vị này cùng đi đến yết kiến đức Phật. Vua thốt ra một tiếng kêu vui mừng: - Này Hiền khanh, đêm nay trăng sáng đẹp quá - Vua bảo - hôm nay ta muốn đi cúng dường đảnh lễ một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, có nên chăng? Khi nghe các công đức của Puràna và các vị Đạo Sư khác được các đệ tử của họ tán thán, vua không quan tâm mà chỉ hỏi lại Jìvaka, và khi nghe vị này kể các công đức của Như Lai cùng kêu lên: - Xin Thánh thượng, hãy đi đảnh lễ đấng Thế Tôn. Vua ra lệnh cho các tượng xa chuẩn bi đi đến vườn xoài của Jìvaka. Khi đến gần đức Như Lai, vua đảnh lễ và được đức Phật thân ái đáp lễ lại, vua hỏi đức Phật về công quả của việc tu hành trong đời này, và sau khi nghe được bài thuyết Pháp êm dịu về vấn đề này từ đức Như Lai, cuối cùng vua xin làm đệ tử đức Phật, và ra về sau khi đã được hòa hợp với đức Phật. Từ đó thực hành bố thí và trì giới, vua thường kề cận đức Như Lai, nghe Ngài thuyết Pháp êm dịu và nhờ thân cận bậc thiện hữu tri thức, nỗi lo sợ giảm bớt và cảm giác kinh hoàng của ông dần dần biến mất, ông đã được an tâm trở lại và hân hoan tu tập Tứ Nhiếp pháp. Một ngày kia, Tăng chúng bắt đầu bàn luận tại Chánh pháp đường, bảo nhau: - Này các Hiền giả, sau khi giết phụ vương, vua A-xà-thế quá kinh hoàng không còn muốn hưởng cảnh vương giả nữa, cứ luôn luôn bị cảm giác khổ đau trong mọi hành động. Sau đó vua tìm đến đức Như Lai, và nhờ thân cận với bậc thiện hữu, vua đã quên mất hết mọi nỗi lo âu và an hưởng vinh hoa hạnh phúc của đời vương giả. Bậc Đạo Sư đi đến và hỏi: - Này các Tỷ-kheo, các ông đang bàn luận vấn đề gì? Và khi nghe các vị ấy nói vấn đề kia, Ngài bảo: - Không phải chỉ bây giờ mà cả ngày xưa nữa, người này sau khi giết cha mình, đã nhờ ta mà phục hồi sự thanh thản tâm trí. Rồi Ngài kể câu chuyện quá khứ. * Ngày xưa tại thành Ba-la-nại, vua Brahmadatta sinh được một con trai, đó là vương tử Brahmadatta. Vào thời ấy Bồ-tát được sinh vào nhà của vị quốc sư. Ngày ngài ra đời, họ đặt tên ngài là cậu Samkicca. Hai hài nhi cùng lớn lên trong cung vua nên trở thành đôi bạn chí thân. Khi hai vị đến tuổi khôn lớn, và sau khi đã hoàn tất mọi môn học tại Takkasilà, liền trở về nhà, vua phong cho con làm phó vương và Bồ-tát vẫn sống chung cùng bạn. Một ngày kia khi vua cha du ngoạn tại lạc viên, phó vương nhìn thấy cảnh đại vinh quang của ngài, sinh lòng ao ước và nghĩ thầm: "Phụ vương còn mạnh khoẻ hơn một vị vương huynh, nếu ta đợi chờ vua cha chết thì ta già nua khi lên ngôi báu. Lúc ấy ta được giang sơn thì có lợi gì? Ta muốn giết cha và làm vua ngay". Chàng liền nói với Bồ-tát về dự định sẽ làm gì, Bồ-tát phản đối dự tính đó, và bảo: - Này hiền hữu, giết cha là một tội trọng. Chuyện ấy sẽ đưa đường đến địa ngục, xin ngài đừng làm việc ấy, xin đừng giết đức vua. Song phó vương cứ nhắc đi nhắc lại chuyện ấy, và bị bạn thân phản đối đến lần thứ ba. Phó vương liền vấn kế bọn hầu cận, bọn chúng đồng ý, và lập mưu giết vua cha. Nhưng Bồ-tát nghe tin này, nghĩ thầm: "Ta không muốn thân cận với hạng người như thế". Rồi không kịp từ giã song thân, ngài trốn đi bằng cửa hậu, và sống cảnh ẩn dật trong vùng Tuyết Sơn. Tại đó, ngài theo đời khổ hạnh và chứng đắc các Thắng trí phát xuất từ Thiền định, chỉ nuôi thân bằng các thứ củ quả rừng. Còn vương tử, khi bạn bỏ đi rồi, đã mưu giết phụ vương và tận hưởng cảnh vinh quang. Nghe tin nam tử Samkicca xuất gia tu hành, nhiều thiện gia nam tử cũng rời bỏ thế tục và xin thọ giới với ngài để sống đời khổ hạnh. Ngài sống tại đó với hội chúng đông đảo các vị khổ hạnh kia, và tất cả đều đạt các Thiền chứng. Phần vua, sau khi giết cha và hưởng thọ dục lạc đời đế vương một thời gian ngắn, lại thấy lo sợ và bất an như thể một người đã thấy rõ hình phạt mình trong địa ngục. Lúc ấy vua nhớ đến Bồ-tát, liền nghĩ: "Bạn ta đã cố ngăn cản ta, bảo rằng giết cha là một việc kinh hoàng, song đã không thuyết phục được ta, nên đã bỏ đi để khỏi vướng lụy; nếu trước kia có bạn ta ở đây, ắt hẳn đã không để ta phạm tội giết cha và đã cứu ta thoát được nỗi kinh hoàng này. Không biết bây giờ bạn ta ở đâu? Nếu ta biết được chàng ở đâu, ta sẽ cho mời chàng về. Ai có thể cho ta biết nơi chàng ở chăng?". Tứ đó ở trong hậu cung cũng như ngoài triều đình, vua vẫn thường tán dương Bồ-tát. Một thời gian lâu sau đó, khi đã sống ở Tuyết Sơn cả năm mươi năm, Bồ-tát nghĩ thầm: "Vua đang nhớ đến ta. Ta phải đi tìm bạn và thuyết Pháp để bạn ta khỏi lo sợ". Thế là được năm trăm vị khổ hạnh theo hầu, ngài bay qua không gian rồi hạ xuống hoa viên Dàyapassa, và ngài an tọa trên phiến đá, với các hiền nhân vây quanh. Người giữ vườn thấy ngài , liền hỏi: - Thưa Thánh giả, vị nào là bậc Thượng thủ của hội chúng hiền nhân này? Khi được biết đó là Hiền giả Samkicca, và lão cũng nhận ra ngài, liền thưa: - Thưa Tôn giả, xin ngài ở nán lại đây cho đến khi tôi đi thỉnh hoàng thượng đến. Hoàng thượng đang nóng lòng gặp ngài. Đảnh lễ ng ài xong, lão vội đến cung tâu trình về việc ngài trở về. Vua đến thăm ngài, và sau cung kính đảnh lễ theo đúng phép xã giao xong, liền đưa ra vấn đề hỏi ngài.* Bậc Đạo Sư ngâm kệ làm sáng tỏ việc này: 1. Vừa thấy Brah-ma-dat đại vương, Bậc Đạo Sư nói thêm để làm sáng tỏ việc này: 10. Như vậy Sam-ca bảo Đại vương * Ngài đã khuyến giáo vua như vậy, và hơn nữa ngài còn dạy vua Pháp lành: 13-14. Đường cái khác nào lẽ chánh chân, Ghi chú: (1) Ussada; (2) Kekakà; (3) Kisavaccha; (4) Màtanga; (5) Dipàyana; (6) Andhaka; (7) Khuradhàra; (8) Vetaranì Như vậy, ngài đã miêu tả các địa ngục trên và bây giờ vừa mở một chỗ trên mặt đất, ngài vừa chỉ vua thấy thiên giới, vừa bảo: 67. Nhờ tích đức trên cõi thế gian Nghe xong bài thuyết giáo của bậc Đại Sĩ, vua bình tâm lại, còn Bồ-tát sau khi ở đó một thời gian nữa, liền trở về nơi an trú của mình. * Đến đây, bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại v à bảo:- Không chỉ bây giờ mà cả ngày xưa nữa, vua ấy cũng đã được ta làm cho an tâm. Và Ngài nhận diện Tiền thân: - Vào thời bấy giờ, vua Ajàtasattu (A-xà-thế) là nhà vua kia, các đệ tử đức Phật là hội chúng của vị khổ hạnh, và Ta chính là Hiền giả Samkicca. -ooOoo- |
[Mục lục Tiểu Bộ][Trở Về Trang Thư Mục]