KHÍA CẠNH THỰC TẾ CỦA ĐẠO PHẬT
Nhiều
người khi tìm hiểu Phật giáo đã đặt ra những câu hỏi xa vời như: Niết-bàn là gì?
Làm sao biết có kiếp sau? Vũ trụ do đâu mà hiện hữu? Con người từ đâu đến và
sau khi chết sẽ đi về đâu? v.v... nhưng ít khi họ nghĩ đến những vấn đề
thiết thực như: Đạo Phật có đáp ứng được những nguyện vọng của chúng ta trong
hiện tại không? Đối với Đạo Phật có chủ trương xây dựng một xã hội lành mạnh
hay không?
Thực
tế hơn, câu hỏi mà chúng ta nênđặt ra nhất là: Nhân loại đang căng thẳng bất an
vì tranh giành ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quyền lợi v.v... Vậy Đạo Phật có
giải pháp nào giúp con người thoát khỏi những lo âu sợ hãi ấy không?
Không
phải vấn đề Niết-bàn hay kiếp sau… hoàn toàn không nên đặt ra để tìm hiểu,
nhưng có những vấn đề thiết thực và cấp bách hơn cần được giải quyết ngay trong
chính đời sống hằng ngày của chúng ta.
Một
hôm có người đến nói với Đức Phật rằng ông ta không tin có kiếp sau. Đức Phật
dạy rằng: “Nếu có kiếp sau thì người hành thiện chắc chắn sẽ được an lạc. Nếu
không có kiếp sau thì người hành thiện vẫn được an lạc ngay trong kiếp hiện tại
nầy”.
Vì
vậy trong một cuốn sách viết về Phật giáo, Đại sư nanda nhấn mạnh: “Bí
quyết
của một đời sống thành công và hạnh phúc là luôn luôn làm những việc cần làm
trong hiện tại, không thắc mắc tương lai, không hối tiếc quá khứ”.
Nguyện
vọng của con người là làm saođể sống một đời sống hạnh phúc, mà bí quyết để tạo
nên hạnh phúc phải được thực hiện ngay trong hiện tại.
Đức
Phật dạy rằng hạnh phúc là vấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước
mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ. Chính cách
sốngtrong giây phút hiện tại quyết định phẩm chất hạnh phúc của mỗi người. Ngài
dạy trong kinh Samyutta Nikàya rằng: “Không nên phiền muộn hối tiếc những gì đã
qua, không nên tò mò tìm hiểu những gì chưa đến. Hãy sống trong hiện tại”
(Atìtam nànasocanti nappajappanti anàgatam, paccuppannena yàpenti).
Nhiều
lần Đức Phật từ chối trả lời những vấn đề về nguồn gốc vũ trụ và con người.
Ngài dạy rằng, một người đi rừng bị trúng tên độc, từ chối không cho thầy thuốc
nhổ tên để băng bó, cứu chữa, ông ta khư khư đòi trước tiên phải biết cho bằng
được kẻ nào bắn tên, thân thế y ra sao, anh ta sinh trưởng ở đâuv.v. Nhưng đợi
cho đến khi được trả lời thỏa mãn thì anh ta đã mất mạng từ lâu rồi, làm sao
cứu chữa được.
Đó
là chúng ta chưa nói, nếu Niết-bàn là tuyệt đối, siêu việt thì làm sao dùng
những lời lẽ, những ngôn từ tương đối, thường tục để diễn đạt được. Nhiều vị
luận sư đã viết về Niết-bàn, Phật tánh, bản thể chân như, tánh không v.v... đã
cho chúng ta thấy càng suy luận, bàn cãi vấn đề càng rắc rối hơn trong rừng ý
niệm và ngôn ngữ ước định. Những bộ luận ấy có thể rất hay về lý nhưng chỉ để
thỏa mãn kiến giải triết học chứ không giải quyết được những vấn đề thiết thực
hiện tại. Có khi còn làm cho vấn đề lệch lạc, đưa đến những hiểu lầm tai hại.
Vì
vậy chúng ta không nên đặt những vấn đề quá cao siêu, huyền bí mang tính triết
học hay siêu hình, vượt khỏi trình độ hiểu biết của mình, hay vượt khỏi thực tế
của đời sống, mà thực ra đó chỉ là những giả định của lý trí giàu tưởng tượng
không thực.
Mục
đích của đạo Phật không phải nhằm thỏa mãn trí tưởng tượng của con người, mà
chỉ nhằm “chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc” cho nhân loại. Và
người muốn được chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc không thể chỉ cả tin, chấp
nhận hay tìm hiểu suông giáo lý của Đức Phật mà phải tư duy chín chắn rồi thể
nghiệm xem có đúng là con đường chuyển hóa thật sự đem lại giác ngộ giải thoát,
an lạc hạnh phúc hay không?
Đức
Phật dạy nguyên nhân của mọi đau khổ là vô minh và ái dục, hay nói một
cách khác chính tham lam, sân hận, si mê là nguồn gốc của mọi tranh
chấp, oan trái để rồi đem lại những lo âu, sầu muộn, bất mãn. Đó chính là những
yếu tố làm cho đời sống thoái hóa và khổ đau.
Ngày
nọ, có một vị tỷ kheo đang thực hành đời sống xuất gia phạm hạnh trong rừng
bỗng tự thốt lên lời hoan hỉ rằng: “Hạnh phúc thay! Hạnh phúc thay!” Vô
ý nói lớn quá làm cho những người bạn cùng tu nghe được và đem thuật lại với
Đức Phật. Đức Thế Tôn muốn nhân cơ hội này thuyết pháp cho các vị tỷ kheo, nên
cho gọi vị ấy đến hỏi nguyên nhân. Vị ấy trả lời rằng: “Quả thật con có thốt ra
những lời như thế,vì trướckia con là một vị vua có giang sơn xã tắc,
có cung điện nguy nga, ngọc ngà châu báu, cung phi mỹ nữ,binh hùng tướng
mạnh... nhưng không ngày nào con cảm thấy yên tâm,con luôn sợ ngoại xâm,nội
loạn, âm mưu thoán đoạt v.v... nên luôn phải đề phòng thù trong giặc
ngoài, không bao giờ thật sự được yên bình thoải mái. Trái
lại, từ khi xuất gia, tuy chỉ có ba mảnh y, một bình bát nhưng không có điều gì
làm con phải lo âu sợ hãi, tâm con luôn được an vui tự tại, do vậy con đã thốt
lên những lời cảm thán ấy.” Nhân đó Đức Phật dạy các vị tỷ kheo rằng nếu
các thầy sống đúng theo đời sống phạm hạnh, không chấp thủ điều gì, không bị
dục vọng chi phối thì đời sống sẽ được an lạc hạnh phúc.
Kinh
Sàmannaphala trong Dìgha Nikàya thuật lại rằng: Một hôm Đức Thế Tôn ngự tại
Ràjàgaha, vua Ajàtasattu đến hỏi Đức Phật về những lợi ích hiện tại của đời
sống tu hành. Đức Phật dẫn chứng những quả báu thiết thực từ vật chất đến tinh
thần và dạy rằng các vị sa-môn đã xuất gia chơn chánh, nếu biết sống trong
Giới, Định, Tuệ, diệt trừ tham, sân, si thì đời sống tự tại, giải thoát sẽ đến
với họ ngay trong kiếp hiện tại chứ không cần tìm ở đâu xa.
Mặc
dù mục đích tối hậu của đạo Phật là chứng ngộ Niết-bàn, nhưng như chúng ta đã
thấy mục đích thực tế nhất vẫn là “thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc”.
Bởi vì nếu ngay bây giờ chúng ta được an vui tự tại thì kiếp sống vị lai dĩ
nhiên cũng được an vui tự tại. Nếu hiện tại chúng ta được thanh tịnh, không còn
phiền não khổ đau thì đó chính là cứu cánh Niết-bàn vậy.
Chúng
ta đồng ý với một số người cho rằng, điều kiện của một đời sống hạnh phúc
là có sức khỏe, có tiền tài và có địa vị trong xã hội. Nhưng đời sống hạnh phúc
thực ra không hoàn toàn tùy thuộc vào những điều kiện vật chất như thế, đó có
thể là điều kiện tốt chứ không phải là cần và đủ. Nếu một người khỏe mạnh mà
sống tội lỗi thì chỉ làm hại mình hại người. Người giàu sang mà sống ích kỷ bỏn
xẻn,tham lamvô độ,không biết tri túc… thì không chắc đã hạnh
phúc hơn những người nghèo khó. Người có địa vị cao nhưng lại lạm dụng quyền
hành thì chỉ rước thêm oan trái oán thù.
Như
thế, tiền tài danh vọng chưa phải là yếu tố tiên quyết cho một đời sống
hạnh phúc. Trái lại điều kiện đem lại an vui là có tinh thần lành mạnh.
Và một tinh thần chỉ có thể gọi là lành mạnh khi không bị tham lam dục vọng,
sân hận oán thù hay si mê lầm lỗi chi phối.
Trong
kinh Dhammapda Đức Phật dạy:
“Kāyena
savaro sādhu,
Sādhu vācāya saṃvaro
Manasā
saṃvaro sādhu
Sādhu sabbattha saṃvaro.”
(Lành thay thân được trong sạch,
Lành thay khẩu được trong sạch,
Lành thay ý được trong sạch,
Lành thay tất cả đều trong sạch )
Qua
lời dạy trên của Đức Phật chúng ta thấy bí quyết hạnh phúc là
một đời sống trong lành, thanh tịnh nghĩa là không bị ô nhiễm bởi tham, sân, si
trong mọi hành động, nói năng, và suy nghĩ . Cho nên Ngài dạy tiếp:
Hạnh
phúc thay, ta sống không tham giữa cuộc đời đầy tham ái!
Hạnh
phúc thay, ta sống không sân giữa cuộc đời đầy sân hận!
Hạnh
phúc thay, ta sống không mê giữa cuộc đời đầy mê muội!
Đức
Khổng Tử cũng dạy trong Tứ Thư rằng mọi người phải biết: "Tu kỳ thân, chánh kỳ
tâm, thành kỳ ý" thì mới mong gia đình êm ấm, đất nước thịnh trị
và thiên hạthái bình.
Cũng
trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rất đơn giản và cụ thể rằng: Muốn giữ cho hành
động, lời nói, ý nghĩ được trong sạch, hiền thiện, chân chính thì phải “tránh xa
các điều ác, làm các hạnh lành và giữ tâm thanh tịnh”
1) TRÁNH CÁC ĐIỀU ÁC
(Sabba pāpassa akaraṇaṃ):
Đức
Phật dạy giới luật với mục đích giúp chúng ta tránh các điều ác; không hành
động nói năng bất thiện, để thân, khẩu được trong sạch, hiền thiện, không tự
hại, không hại người. Đối với hàng cư sĩ Ngài dạy ngũ giới:
a)
Không sát sanh
(Pānāntipātā
veramanỵ):
Để
tôn trọng sự sống của muôn loài, chúng ta không nên vô cớ giết hại sinh linh,
dù là sinh mạng của con người hay loài côn trùng cầm thú. Như thế chúng ta sẽ
loại trừ được hành động ác hại và tâm ác hại, trưởng dưỡng được đức tánh từ bi,
nhờ đó không gây thêm oan trái, oán thù. Một trong những điều kiện tạo nên đời
sống an lành là giàu tình thương yêu và không có kẻ thù nghịch.
b)
Không trộm cắp
(Adinndn veramanỵ)
Để
tôn trọng tài sản của nguời khác, chúng ta không nên lấy bất kỳ cái gì chưa
được sở hữu chủ,hoặc người giám hộ cho phép. Nhờ thế chúng ta từ bỏ được tính
tham lam ích kỷ, nuôi dưỡng đức tính tri túc và vị tha. Không làm khổ người bị
mất, không tự mình ray rứt, hối hận. Hơn nữa người trộm cắp luôn luôn nơm nớp
lo sợ bị truy tố trước pháp luật, bị nhục nhã v.v... Ngừơi không tham lam ích
kỷ, biết tri túc, vị tha sẽ sống một đời sống thanh bạch, an lạc.
c)
Không tà hạnh
(Kmesu micchacar veramanỵ):
Để
tôn trọng hạnh phúc gia đình người khác, để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, vợ
chồng cần phải sống chung tình, hòa thuận, tin yêu, mỗi người biết làm tròn bổn
phận của mình, trọn tình trọn nghĩa với nhau để chung lo xây dựng gia đình,
nuôi dạy con cái thì đó chính là một gia đình đầm ấm. Tà hạnh chỉ đem lại khổ
đau tan vỡ cho gia đình mình, gia đình người khác, ảnh hưởng tai hại đến con
cái, đến họ hàng quyến thuộc.
Ba
điều trên giúp cho thân nghiệp được trong sạch hay nói một cách khác là để làm
chủ hành động hằng ngày của mình, không để rơi vào bất thiện.
d)
Không nói dối
(Musvd veramanỵ):
Để
tôn trọng sự thật, để không tập thành thói quen dối mình gạt người, chúng ta
không nên dối trá, lừa gạt người khác. Người rèn luyện được đức tính thành tín
chân thực sẽ được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Dĩ nhiên trong công việc giao
tế hằng ngày ai cũng muốn được tín nhiệm vì đó là yếu tố thành công trên đường
đời. Không nên nói dối dù chỉ nói chơi vì như thế là tự làm giảm uy tín của
mình.
Giới
điều nầy giúp khẩu nghiệp trong lành, nói năng chân thực.
e)
Không uống rượu
(Sur meraya majjappamdatthn veramanỵ):
Không
phải chỉ Phật giáo mà nhiều tôn giáo khác cũng dạy tín đồ không nên uống rượu.
Vì người say sưa tự hạ phẩm cách của mình. Hơn nữa, theo y học rượu làm cho
mạch máu bị xơ cứng, không co giãn được, dễ bị chứng lưu huyết, xơ gan, tai
biến mạch máu não, giảm trí nhớ và nhiều bệnh chứng nguy hiểm khác.
Vậy
người Phật tử giữ giới chính là để tránh xa những điều ác, xây dựng một cuộc
sống lành mạnh từ thể chất đến tinh thần.
2)
LÀM CÁC HẠNH LÀNH (Kusalassa
upasampad):
Hạnh
lành, công đức hay điều thiện bao gồm những hành động, nói năng, suy nghĩ lợi
mình lợi người. Điều gì làm đoạn giảm vô minh ái dục, phiền não khổ đau cho
chính mình hay người khàc đó là điều thiện. Cụ thể như: Bố thí, trì giới, tham
thiền, cung kính, phục vụ, nghe pháp, thuyết pháp, chia sẻ phước mình làm với
người khác, hoan hỷ phước người khác làm, và thường học hỏi chiêm nghiệm để bồi
dưỡng chánh tri kiến.
Bố
thí (Dna) hay san sẻ cho người khác là khởi đầu của lòng từ thiện, đồng thời
giúp chúng ta loại bỏ dần lòng xan tham, ích kỷ để phá hủy thành trì chấp trước
ngã sở. Có ba cách bố thí:
a)
Tài thí (Amisa
dna):
Với
tình thương chúng ta san sẻ, giúp đỡ, hiến tặng người khác bằng phương tiện vật
chất như tiền của, tài sản, thực phẩm, thuốc men, chỗ ở, y áo v.v...
tùy khả năng và lòng hảo tâm của mình lúc họ gặp khó khăn, túng thiếu được gọi
là tài thí.
Dâng
cúng thầy tổ, phụng dưỡng mẹ cha với lòng tôn kính tri ân cũng thuộc về tài thí
nầy.
b)
Pháp thí (Dhamma
dāna):
Thấu
hiểu được đạo lý là điều quan trọng bậc nhất trong cuộc sống. Chính vì không
thông hiểu đạo lý mà nhiều người tự làm khổ mình, làm khổ gia đình, cha mẹ, vợ
con và biết bao người khác. Nếu chúng ta đã có hữu duyên học được đạo lý làm
người, đạo lý giác ngộ, đã tháo gỡ được những xáo trộn bất an, đã hưởng được ít
nhiều hương vị an lạc giải thoát thì cũng nên tùy cơ hội chia sẻ với người
khác, giúp họ sống thuận lẽ đạo để vơi bớt phiền não khổ đau cho bản thân và xã
hội. Đó là pháp thí.
c)
Vô úy thí (Abhaya
dāna):
Người
sống hiền lương trong giới hạnh, không làm các điều ác, không gây tổn hại chúng
sinh thì chắc chắn người đó không làm cho ai lo lắng sợ hãi. Trái lại tâm hồn
vị tha, bao dung, quảng đại của người ấy sẽ giúp cho những người chung quanh
cảm thấy an toàn, tự tin hơn. Do đó người ấy chắc chắn được mọi người quý mến.
Sống trong một cộng đồng được mọi người kính yêu dĩ nhiên là một phần thưởng
xứng đáng, nhưng phần thưởng lớn hơn chính là niềm hạnh phúc khi đời sống hiền
thiện của họ có thể đem đến sự an bình vô úy cho mọi người. Đó là vô úy thí.
3)
GIỮ TÂM THANH TỊNH (Sacitta
pariyodapanaṃ):
Đức
Phật dạy: “Không có an lạc nào bằng sự tịch tịnh” (Natthi santi paramaṃ
sukhaṃ).
Thật
vậy, khi tâm hồn không bị tham lam, sân hận, si mê chi phối thì chúng ta sống
vô cùng an bình, tĩnh lặng và trong sáng. Đó chính là một đời sống hạnh phúc
cao thượng.
Phương
pháp hoàn hảo nhất để giúp tâm thanh tịnh, trong sạch là sống thiền. Vì
nguyên nghĩa của từ Jhàna là sự đốt cháy phiền não. Chính những
phiền não như tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, ích kỷ, tật đố… làm cho đời sống
chúng ta đau khổ. Khi những phiền não này đã bị đốt cháy thì hiển nhiên chúng
ta được an vui tự tại.
Thiền
có hai lọai: Thiền định (samādhi) và thiền tuệ (vipassanā). Thiền định giúp
chúng ta có một đời sống nội tâm thanh tịnh, trầm ổn, và an lạc, một đời sống
được Đức Phật mô tả là hiện tại lạc trú (diṭṭhidhamma
sukhavihra). Thiền tuệ giúp chúng
ta soi sáng đựơc thực tánh của các pháp, và đưa chúng ta ra khỏi ngục tối của
si mê, lầm lạc, tà kiến và vô minh.
Paul Adam, một học giả uyên thâm giáo lý Đức Phật đã ca tụng sự tĩnh lặng của
tâm hồn trong bài thơ :
“Bao
kẻ đi tìm trong quá khứ
Vạn pháp huyền vi của cuộc
đời
Bao kẻ tìm trong ngày sẽ
lại
Cành hoa chớm nở đượm màu
tươi
Nhưng ngươi nên hay hóa
lòng ngươi
Thành đỉnh trầm trong cảnh lặng thôi”.
Nói
tóm lại, Đạo Phật tuy cao siêu nhưng không quá xa với thực tế đời sống, đúng
như một học giả đã nói: “Đạo Phật là một nghệ thuật sống”
Ý
NGHĨA SỰ THỰC CHỨNG CỦA PHẬT TỔ
GOTAMA
Sau
khi thái tử Sĩ-đạt-ta (Siddhattha) rời bỏ cung điện nguy nga, giã từ vợ đẹp con
thơ đi tìm chân lý, xuất gia tầm đạo, Ngài đã trải qua không biết bao nhiêu thử
thách gian khó. Nhưng mục đích chuyến đi của Ngài là quyết tâm tìm một lối
thoát để giải phóng chính mình và chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, nên
Ngài không quản khó khăn hiểm trở.
Không
tìm được chân lý cứu cánh nơi các thầy Bà-la-môn, Ngài cương quyết thực hành
phương pháp khổ hạnh. Chưa một ai trong lịch sử nhân loại kiên trì khổ hạnh như
Ngài. Ngay cả tuyệt thực, tiết chế hơi thở cho đến khi hơi thở hao mòn, thịt
khô máu cạn, chỉ còn da bọc xương cũng không lay chuyển được ý chí sắt đá của
Ngài. Mặc dù ý chí kiên cường nhưng xác thân đã quá kiệt quệ. Một hôm Ngài ngã
quị bên dòng sông Ni-liên-thiền (Neranjar). Khi tỉnh dậy, Ngài mới nhận ra rằng
con đường khổ hạnh đến tột cùng chỉ là hành hạ thân xác, mà trí tuệ lại càng
thêm thoái hóa. Mặc dù không lợi dưỡng, nhưng cần phải có một xác thân tráng
kiện thì tâm hồn mới lành mạnh, trí tuệ mới minh mẫn. Như một nhạc công sử dụng
đàn, nếu dây lên quá căng thì sẽ đứt, nhưng nếu quá chùng thì sẽ không thành
tiếng, chỉ có dây lên vừa phải thì tiếng đàn mới trong thanh tao nhã. Cũng vậy,
chỉ có con đường trung đạo, không lợi dưỡng buông lung, không khổ hạnh ép xác
mới đưa đến cứu cánh giác ngộ giải thoát.
Nghĩ
như thế, Ngài liền xuống sông Ni-liên tắm rửa và bắt đầu trì trai khất thực.
Sau khi thọ thực, sức khỏe được phục hồi; Ngài ngồi tỉnh tọa dưới cội cây Bồ-đề
trên một nắm cỏ khô và tham thiền nhập định. Nhờ năng lực an trụ của thiền tĩnh
lặng, như một bình nước đã được lắng trong không còn một chút bợn nhơ, Ngài cảm
thấy tâm hồn khinh an thư thái và sáng suốt lạ thường, dần dần Ngài hồi tưởng
đến những kiếp sống quá khứ của mình. Ngài nhớ rõ trong những kiếp xa xưa ấy
Ngài đã sống ở đâu, thuộc giai cấp nào, vui khổ ra sao và sanh sanh tử tử trong
những cảnh giới nào. Tất cả chi tiết trong các kiếp sống trầm luân của Ngài đã
hiện lên trong ký ức rõ ràng như một cuốn phim chiếu trên màn ảnh. Vào canh
một, khi đang chú tâm quan sát những hiện tượng sinh diệt của kiếp sống, bỗng
nhiên Ngài chứng ngộ được tuệ giác đầu tiên là túc mạng minh (Pubbe
nivāsānussati ñāṇa). Kế đến Ngài suy xét đến kiếp sống thăng trầm của chúng
sanh trong vòng sinh tử luân hồi để tìm ra nguyên nhân nào khiến cho người thì
sang giàu, kẻ khốn khổ, người thông minh, kẻ ngu dốt và vì sao chúng sanh vẫn
mãi mãi đắm chìm trong bể khổ trầm luân không thể thoát ra khỏi vô thường, khổ
não. Nhờ trí tuệ trong sáng, vào canh hai Ngài đã tìm ra giải đáp và chứng ngộ
tuệ giác thứ nhì là thiên nhãn minh (Cutūpapāta ñāṇa) tức là trí tuệ thấu triệt
nguyên nhân sanh tử luân hồi của tất cả chúng sanh. Ngài biết rằng do nơi
nghiệp thiện và bất thiện phát xuất từ thân, khẩu, ý mà chúng sanh sinh trưởng
trong những cảnh giới khác nhau, trình độ khác nhau.
Đến
canh ba, Ngài lại dùng trí tuệ soi chiếu và khám phá nguyên nhân luân hồi sinh
tử. Ngài trực nhận rằng: “Đây là khổ, là phiền não và ô nhiễm. Đây là nguyên
nhân đau khổ, phiền não và ô nhiễm. Và đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt mọi
phiền não khổ đau”. Nhận chân như thế, tâm Ngài đã được giải thoát ra khỏi dục
lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu. Từ đó dòng sinh tử luân hồi đã hoàn toàn
chấm dứt đối với Ngài. Đó chính là tuệ giác thứ ba mà Ngài đã chứng ngộ tức là
lậu tận minh (Āsavakkhaya ñāṇa) của một bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
Khi
cuộc chiến thắng vinh quang vừa viên mãn, cả tam thiên đại thiên đều rúng động,
hào quang ngũ sắc từ thân Ngài chiếu khắp tam giới. Chư thiên trong mười muôn
triệu thế giới sa-bà đều đồng thanh tung hô Ngài là bậc “Ứng Cúng, Chánh Biến
tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng
Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”.
Quả
thực cuộc chiến thắng vẻ vang của Thái tử Siddhattha có một ảnh hưởng sâu xa
đối với nhân loại. Chúng ta không lấy làm lạ khi nhiều người tôn Ngài là bậc vĩ
nhân, hoặc xem Ngài như một nhà đại cách mạng, giải phóng con người ra khỏi hai
thứ xiềng xích nô lệ: tinh thần nô lệ thần linh, thể chất nô lệ giai cấp xã
hội.
Chúng
ta thử đưa ra vài nhận xét về ý nghĩa bài học chiến thắng của Đức Phật Thích-Ca
Mâu-Ni.
1
BÀI HỌC HY SINH VÀ KIÊN TRÌ.
Sức
chịu đựng gian khổ, đức tính nhẫn nại bất thối và ý chí tinh tấn vô tiền khoáng
hậu của Đức Phật quả là một bài học vô giá đối với những ai muốn noi gương Ngài
đi tìm chân lý. Mặt khác, đức tính hy sinh của Ngài quả thực vô bờ bến. Mấy ai
dám từ bỏ tiền tài danh vọng để đổi lấy đời sống tu hành khắc khổ, thế mà thái
tử đã lìa bỏ cung điện nguy nga và khước từ quyền uy của một vị chuyển luân
thánh vương để dấn thân vào con đường chông gai hiểm trở, hy sinh tất cả cho
tâm nguyện giác ngộ giải thoát, tự giác giác tha.
2
BÀI HỌC TRUNG ĐẠO.
Thời
bấy giờ ai cũng tin tưởng rằng thờ phụng thần linh hoặc khổ hạnh ép xác mới
được cứu rỗi. Có người tương đối sáng suốt hơn cho rằng thân xác là nơi phát
xuất những tội lỗi, những ham muốn nhục dục. Bao lâu không còn nô lệ vào thân
xác thì tâm hồn mới được thanh thoát, do đó họ hành hạ thân xác cho đến khi sức
cùng lực tận để mong thoát khỏi ái dục. Nhưng Đức Phật đã chứng nghiệm rằng khổ
hạnh quá đáng là vô ích, vì tâm hồn chỉ minh mẫn trong thân thể lành mạnh. Như
vậy chỉ có con đường trung đạo, không thái quá, không buông lung, mới đưa ta
đến cứu cánh giải thoát. Con đường trung đạo đó là phương pháp duy nhất để chế
ngự thân, khẩu, ý hầu hướng dẫn hành động, lời nói và tư tưởng theo lẽ chánh.
3
BÀI HỌC THỰC CHỨNG.
Hầu
hết các tôn giáo thời bấy giờ đều dạy phải thờ cúng Thần linh và con người phải
quy phục trước uy quyền thưởng phạt của Thượng đế. Sự thực chứng của Đức Phật
xác minh rằng tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Bất cứ ai kiên trì,
nhẫn nại, tinh tấn bất thối chuyển như Ngài cũng có thể tự mình giải thoát,
giác ngộ và trở thành bậc siêu phàm. Mỗi cá nhân có quyền tự do lựa chọn cho
mình một hướng đi và chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình. Trong sạch hay
ô nhiễm, hạnh phúc hay khổ đau, trầm luân hay giải thoát đều do mình tạo ra.
Đây quả là một cuộc cách mạng giải phóng tư tưởng nô lệ mà trong đó con người
phải phục tùng Thượng đế chứ không thể trở thành Thượng đế của chính mình. Có
nô lệ chăng là con người nô lệ nơi chấp ngã vì đã tự tạo và tự trói buộc mình
trong một thứ xiềng xích vô minh, ái dục. Từ sự nô lệ đó con người trở thành
phàm phu, thấp hèn. Chừng nào giải phóng ra khỏi những ràng buộc ấy con người
mới được giải thoát như các bậc thánh nhân, chứ không cần đến một đấng quyền uy
cứu rỗi.
Đức
Phật cũng là một nhà đại cách mạng chủ trương san bằng giai cấp khi Ngài dạy
rằng:“Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn. Không có giai cấp trong dòng
máu cùng đỏ”.
Ngài
chứng tỏ rằng một người trong giai cấp hạ liệt có thể tự giác và trở thành toàn
thiện. Trái lại, một người trong giai cấp vua chúa, tướng sĩ hay bà-la-môn nếu
hành động đê tiện, si mê thì vẫn là kẻ hạ liệt.
Chúng
ta còn học được ở sự thực chứng của Đức Phật bài học: “Chiến thắng chính mình
là chiến công ưu việt nhất” (Attā
have jitaṃ
seyyo ).
Bên trong mỗi người đều có một đạo quân ma rất hùng hậu đang ngự trị đời sống
của mình. Muốn đánh đuổi thứ nội ma đó không phải dễ, vì giặc phiền não đã nằm
ngay trong những phần sâu kín nhất của tâm hồn chúng ta và đã trở thành một thứ
nội tuyến nguy hiểm mà Albert Camus gọi là “Kẻ lạ mặt”. Hành động của chúng ta
hằng ngày bị chúng chi phối mà không hề hay biết. Khi tỉnh tọa dưới cội cây bồ-
đề, chính thái tử Siddhattha đã đối diện với những đạo binh ma này và đã hàng
phục chúng trước khi trở thành bậc Chánh Đẳng Giác. Bất cứ ai muốn hoàn thành
tâm nguyện tự giác giác tha cần phải có tinh thần kiên trì dũng cảm mới có thể
tự thắng mình vì “Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình”.
H.G Wells đã ca ngợi Đức Phật như sau:
“Nơi
Đức Phật ta thấy rõ ràng là một con người giản dị, có lòng nhiệt thành; một
mình tự lực phát huy ánh sáng tươi đẹp, một nhân vật sống thực, một con người
như mọi người, chứ không phải một nhân vật thần thoại ẩn hiện trong nhiều
truyện hoang đường. Ngài cũng ban cho nhân loại lời khuyên bảo có tính cách phổ
thông. Nhiều quan điểm tân tiến và đạo đức của thế hệ tân thời đều tương hợp
với giáo lý ấy”.
Và
Sri Radhakrishman cũng nói rằng:
“Nơi Đức Phật Gotama ta nhận thấy một tinh hoa toàn thiện của người Đông
Phương, ảnh hưởng Ngài trong tư tưởng và đời sống nhân loại là một kỳ công hy
hữu cho đến nay không thua kém ảnh hưởng của bất cứ một vị giáo chủ nào trong
lịch sử. Mọi người đều sùng kính, tôn Ngài là người đã dựng lên một hệ thống
tôn giáo vô cùng thâm cao huyền diệu. Ngài thuộc về lịch sử tư tưởng thế giới.
Ngài là kết tinh của người thiện trí. Đứng về phương diện trí thức thuần túy,
đạo đức trang nghiêm và tinh thần minh mẫn, chắc chắn Ngài là một trong những
bậc vĩ nhân cao thượng nhất của lịch sử”.
CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC
Hầu
như mọi nỗ lực của con người đều nhắm vào mục đích tìm kiếm một đời sống hạnh
phúc. Nhưng thử hỏi mấy ai đã thành công trong mưu cầu tạo dựng một nền hạnh
phúc đích thực. Nhiều người càng cố gắng truy tìm hạnh phúc thì nó càng trở nên
xa vời đối với họ, trong khi nhiều người khác đã nắm sẵn hạnh phúc trong tay
nhưng lại thả mồi bắt bóng để rồi cuối cùng hạnh phúc cũng vuột khỏi tầm tay.
Sự
thực, hạnh phúc không hoàn toàn tùy thuộc vào tiền tài, danh vọng mà con người
đã phí sức đạt cho bằng được. Thực tế chứng minh, lắm người đã lên đến tột đỉnh
của danh vọng hay đã thành công trong việc tạo lập một tài sản to lớn, nhưng
vẫn sống một đời sống bất an, vô vị. Hạnh phúc đâu phải xa vời với chúng ta đến
thế, chỉ cần hướng tâm về với chính mình để khai thác một nguồn hạnh phúc bất
tận luôn sẵn có ở bên trong mà chúng ta lãng quên để chạy theo cái bóng hạnh
phúc bên ngoài.
Muốn
khai thác nguồn hạnh phúc nội tại đó, chúng ta phải biết một số nguyên tắc căn
bản khả dĩ tạo điều kiện tất yếu cho một đời sống an lành. Những yếu tố tiên
quyết đó là gì?
1. Trầm tĩnh
Tâm
hồn của con người có khả năng chi phối thể xác. Vì thế, tâm chấp chứa những
niệm bất thiện thì thật là một điều đại họa, lắm khi có thể giết chết cả một
đời người. Ngược lại, nếu an trú trong chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh tư
duy… thì tâm có khả năng đem lại cho chúng ta một đời sống an lành hạnh phúc.
Không
nên để cho trí phán đoán của chúng ta mang nhiều thành kiến, cố chấp. Hầu hết
những phán đoán hay quyết định trong lúc bực tức hoặc khi hứng khởi bồng bột sẽ
làm cho chúng ta ân hận về sau. Phải giữ tâm trầm tĩnh và suy xét kỹ càng thì
phán đoán mới không thiên lệch.
Đức
Phật dạy: “Không một kẻ thù nào nguy hiểm cho con bằng chính tâm dục vọng, lòng
oán thù và tính ganh tị của con”. Thật vậy, chỉ khi nào tâm được rèn
luyện và phát triển theo đúng chánh đạo thì mới đem lại lợi ích cho mình và tha
nhân.
Tâm
trầm lặng không có nghĩa là yếu mềm, tiêu cực. Thái độ trầm tĩnh của một người
chứng tỏ sức mạnh của sự sáng suốt và tự chủ. Vì khi gặp một hoàn cảnh cam go,
nan giải mà vẫn không lo âu bối rối thì quả là không phải dễ dàng. Sự trầm lặng
đó hẳn có một sức mạnh vô song mà bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không lay chuyển
được. Đó là điều kiện tiên quyết cho một đời sống hạnh phúc, đúng như một danh
ngôn Pháp đã nói: “Sự yên lặng và bình an của tâm hồn ngọt ngào hơn các lạc
thú”.
2.
Sáng suốt
Điều
quan trọng không phải là tiền bạc, sức mạnh, địa vị, tài năng mà chính là biết
cách sử dụng và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ những khả năng đó để đem lại hạnh
phúc cho mình và tha nhân. Vì nếu dùng sai những khả năng sẵn có của mình thì
chỉ làm cho mình thêm sa đọa. Nhiều người bỗng nhiên phát tài, hoặc thừa hưởng
một gia sản to lớn của cha mẹ nhưng lại thiếu sáng suốt, không biết giữ gìn,
phát triển hoặc sử dụng thế nào cho hợp tình hợp lý, vì thế chẳng bao lâu gia
tài đó bị phung phí cho đến khi khánh kiệt. Thường của cải nào không do trí tuệ
và công sức của mình tạo nên thì mình không thấy giá trị đích thực của nó.
Chúng ta phải dũng cảm để biết cái nhu nhược của mình, phải can
đảm để biết chỗ hèn nhát của mình, phải biết bất khuất khi thất
bại và khiêm nhường khi chiến thắng. Người luôn sáng suốt, biết mình trong
mọi hòan cảnh, mọi tình huống dù thành hay bại, được hay mất, hơn hay thua, vui
hay khổ đều xử sự chính xác, không hành động mù quáng, ngông cuồng. Đó mới
chính là một tài sản lớn, bản lĩnh lớn cho một đời sống an lạc.
Vì
vậy, theo Đức Phật, tài sản của bậc Thánh là đức tin, giới hạnh, hổ thẹn tội
lỗi, ghê sợ tội lỗi, kiến thức uyên bác, xả kỷ vị tha và nhất là trí tuệ sáng
suốt. Nhờ đó các ngài mới thật sự đạt được hạnh phúc tối thượng (uttama
mangala).
3.
Thích ứng
Chúng
ta đang sống trong một thế giới luôn luôn biến đổi, nhưng ít ai nhận chân được
thực trạng đó. Chúng ta không nên cố chấp vào truyền thống, tập tục hay tín
ngưỡng được truyền lại từ các bậc tiền nhân chỉ vì nghĩ rằng “xưa bày nay làm”.
Nếu mọi người đều có óc thiển cận như thế thì làm thế nào xã hội có thể tiến
hóa được. Có nhiều truyền thống từ ngàn xưa để lại mà không lỗi thời vì luôn
luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh xã hội. Nhưng cũng không phải vì thế mà các
bậc phụ huynh câu nệ và bắt buộc con mình phải giữ đúng mọi tập tục cổ truyền.
Hãy để cho thế hệ hậu lai theo kịp đà tiến hóa của xã hội miễn là không vượt
quá nền tảng luân lý đạo đức. Như thế chúng ta nên tránh một cuộc xung đột giữa
hai cực đoan của nhóm người bảo thủ và duy tân. Vì cả hai đều là chướng ngại
cho một sự tiến hóa trung dung tất yếu của xã hội con người.
Tiến
bộ trung dung tức là phải chấp nhận một số truyền thống chân chính làm nền tảng
phổ quát cho mọi trào lưu tiến hóa của xã hội. Có như thế thì xã hội của chúng
ta mới không bị trì trệ mà cũng không tiến quá nhanh đến độ sa chân vào hố
thẳm.
Mỗi
người là một phần tử tạo thành xã hội, nên phải chịu một phần trách nhiệm về
những thăng trầm, tiến thối của xã hội trong đó mình đang sống. Chúng ta phải
tự hỏi là đã làm được gì để đóng góp vào trật tự tiến hóa của nhân loại. Đó
chính là yếu tố nung đúc tinh thần sáng tạo thay vì tự mãn với những gì đã có.
Mặt
khác ai cũng hiểu rằng “bá nhân bá tánh” nên chúng ta không thể sửa đổi mọi
người cho hợp với ý mình, lại càng không thể san bằng mọi chông gai hiểm trở để
bước những bước thật êm ái trên đường đời. Ai ra khơi mà không mong trời yên
biển lặng, nhưng tốt hơn hết là họ nên luyện tập mọi khả năng thích ứng hầu đối
phó với phong ba bão táp xảy đến bất cứ khi nào. Người muốn có những bước đi êm
đềm trên đường đầy chông gai cần phải hết sức thận trọng để dò dẫm từng mối
hiểm nguy; cũng thế muốn có một đời sống an lạc hạnh phúc phải biết cách tự
phòng hộ để sẵn sàng tùy cơ ứng biến với mọi hoàn cảnh mà không bị cuốn trôi
hay vướng mắc.
4.
Khiêm nhường
Người
trí thức lấy khiêm tốn để đo cái mình chưa biết, nhờ thế họ biết được
chỗ khiếm khuyết để bổ túc nên kiến thức của họ luôn luôn được mở rộng. Tự mãn
là một cản trở lớn lao trong việc học hỏi, tu dưỡng và tiến bộ.
Chính
Đức Phật đã làm cho mọi người ngạc nhiên và kính phục khi Ngài từ bỏ vương
quyền của mình để sống một nếp sống từ tốn, dung dị. Dù đã hoàn toàn giác ngộ,
Ngài vẫn không bao giờ tự xưng là giáo chủ. Giáo huấn của Ngài chỉ nhằm khai
thị cho con người chứ không bao giờ tỏ ra tự phụ hay khoe khoang sở tri, sở
đắc.
Nhờ
khiêm nhường chúng ta không những học được điều hay lẽ đẹp ở người mà còn không
bị người ganh tị, tật đố.
Một
người tài cao như Hàn Tín thật hiếm có, nhưng vì tính tự cao tự đại nên phải
hứng chịu một hậu quả thảm khốc về sau. Trái lại, Trương Lương tuy tài cao mà
khiêm tốn nên luôn luôn được quý trọng và nhờ thế ông đã sống thật thanh nhàn
an lạc.
5.
Thì giờ quí báu
Thì
giờ quả là quý báu hơn cả vàng ngọc, vì một ngày chúng ta chỉ có 24 tiếng đồng
hồ chứ không thể mua thêm được một giây một phút dù với bất cứ giá nào. Một đời
người thật quá ngắn ngủi để cho ta có thể hoàn thành được tâm nguyện của mình.
Các nhà học giả khi đến tuổi về chiều vẫn còn cảm thấy chưa học được bao nhiêu.
Nên họ ước sao cho ngày tháng dài ra để có thêm thì giờ học hỏi nghiên cứu.
Nhưng trái lại, nhiều người đã không sống trọn vẹn 24 tiếng đồng hồ một ngày để
làm những việc đáng làm. Họ tiêu phí thì giờ trong những câu chuyện ngồi lê đôi
mách, trong những tửu điếm, canh bài hoặc lo âu cho tương lai, hối tiếc quá khứ
mà không biết rằng mình đã đánh mất giây phút quý báu nhất là hiện tại, giây
phút ngắn ngủi mà ta thực sự hiện hữu trong cuộc đời, cho đến khi giây phút quý
báu đó vuột khỏi tầm tay rồi mới than vãn hối tiếc. Nếu bất cứ giây phút hiện
tại nào cũng được sử dụng hợp tình hợp lý thì quá khứ có gì đáng nuối tiếc và
tương lai chắc chắn phải tươi đẹp huy hoàng. Hoang phí thì giờ không những làm
hại chính mình mà còn làm mất thì giờ của người khác.
A.
De Gasparin nói rằng: “Giữa
cái dĩ vãng đã thoát khỏi tầm tay và cái tương lai mà ta chưa biết, còn lại cái
hiện tại nói rõ bổn phận của ta”. Chúng ta phải thực hiện những gì có
thể thực hiện được trong ngày hôm nay, chứ không nên để đến ngày mai. Đừng để
cho giây phút hiện tại quý báu này trôi qua một cách vô vị, trong khi những bổn
phận đáng làm lại bị lãng quên hoặc hẹn lại một ngày ở tương lai chưa chắc sẽ
đến với ta. Boileau cũng bảo rằng: “Hãy giục giã lên, thời gian trôi và lôi cuốn
chúng ta theo, chính cái lúc mà tôi nói đây chưa chi đã đi vào quá khứ”.
Vì
quá khứ chỉ là giấc mộng và tương lai nào ai biết chắc sẽ ra sao, nên ta phải
biết sống trân trọng từng khoảnh khắc trong giây phút hiện tại nầy.
6.
Kham nhẫn từ hòa
Hãy
kham nhẫn đối với mọi nghịch cảnh và từ hòa đối với mọi người. Sân hận chỉ đưa
đến ngõ cụt không lối thoát. Sân hận không những chỉ làm tổn thương người khác
mà còn làm hại chính mình, vì nó gây xáo trộn cho đời sống tâm sinh lý của
chúng ta. Kinh Dhammapda dạy: “Nó mắng chửi tôi, nó nhục mạ tôi, nó đánh đập
tôi, nó cướp đọat của tôi” Ai ôm ấp tâm niệm ấy thì oán hận không bao giờ
nguôi. Vì vậy ôm thù chuốc oán không phải là thái độ khôn ngoan, lịch
lãm của bậc thiện trí.
Ngạn
ngữ có câu: “No mất ngon, giận mất khôn”. Thật vậy, khi nóng giận ta dễ
trở thành mù quáng. Một hành động hay lời nói bất nhã không dằn được trong khi
tức giận chẳng khác một mũi tên đã lìa khỏi cung, khi đã gây thương tích cho
người khác, thì khó có thể tha thứ được dù có ngàn lần ăn năn hối hận cũng đã
muộn rồi.
Vì
thế kẻ thù ta cần chiến thắng không phải là địch thủ bên ngoài mà là lòng sân
hận của chính mình. Cái tâm vừa là bạn đồng minh, cũng vừa là kẻ thù nghịch
nguy hiểm nhất. Nhưng Đức Phật dạy:“Hận thù không bao giờ dập tắt được hận thù,
chỉ có từ bi mới diệt được hận thù”. Nên
chúng ta cần phải biết cách kham nhẫn, từ hòa với chính
tâm sân hận của mình trước rồi mới có thể nhẫn nhịn, nhu hòa với những
người đối nghịch.
Hãy nhớ rằng: “Một sự nhịn,
chín sự lành”, đúng như người xưa đã từng kinh nghiệm và truyền lại cho
chúng ta.
7. Dĩ ân báo oán
Nhiều
người ta nghĩ rằng có thù không trả không phải là nam nhi đại trượng phu,
bởi vì người quân tử phải ân oán phân minh. Nhưng Đức Phật dạy: “Lấy oán
báo oán, oán kia chập chồng, lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan”.
Thực
ra, quan niệm “răng trả răng, môi trả môi” của một số người phương
Tây không phải là lối ứng xử thành công tốt đẹp mà chỉ cốt làm cho hả cơn giận
của lòng tự ái bị xúc phạm mà thôi. Cái thú của cơn giận là làm cho kẻ thù càng
đau khổ càng tốt, nhưng không biết rằng như thế chỉ gây thêm hiềm hận, oán thù
.
Cách
tốt nhất là lấy ân để báo oán. Mới nhìn thì dĩ ân báo oán có vẻ như
nghịch lý nhưng đó là thái độ mà các bậc thánh hiền ứng xử để hóa giải oán thù
hữu hiệu nhất. Vậy khi có người đối nghịch với chúng ta, trước tiên phải xem
nguyên nhân nào khiến người ấy bất bình. Nếu quả thật vì lầm lỗi của chúng ta,
thì nên nhìn nhận và chịu lỗi. Nếu chỉ vì đôi bên có chỗ hiểu lầm thì sao không
tìm lời lẽ hòa nhã để bắc nhịp cầu thông cảm. Còn nếu đối phương vì có tính
ganh tỵ, háo thắng thì chỉ có cách ổn thỏa nhất là rải tâm từ đến cho họ; và
chính nhờ tâm từ ái, một ngày kia có thể biến kẻ thù thành người bạn tốt.
Nếu
chúng ta học được nhiều điều hay lẽ đẹp nơi bạn bè thân thuộc thì sao lại không
học được một vài bài học quý giá nơi kẻ thù nghịch? Đâu phải bất cứ ai thù
nghịch với ta đều là kẻ xấu, hay không có một vài đức tính khả kính nào. Thường
vì cái ta mà nhiều người quan niệm sai lầm rằng “kẻ tốt với ta là người
tốt, kẻ xấu với ta là người xấu”, như
thế thật là chủ quan thiên vị, sự
thật thì nhiều khi ngược lại là khác. Sao ta không nghĩ rằng sở dĩ người oán ta
bởi vì ta xấu để tự kiểm và sửa lại mình?
Có
một tư tưởng gia nói rất chí lý rằng:
“Nếu bạn nhìn mặt xấu thì người nào cũng có cái xấu, nếu bạn nhìn mặt tốt thì
người nào cũng có cái tốt”. Vậy nếu chúng ta lấy oán báo oán tức là
chúng ta chỉ quan hệ với mặt xấu của người, còn nếu chúng ta lấy ân báo oán tức
là chúng ta tiếp xúc được với mặt tốt của người ấy.
Chúng ta hãy ghi nhớ lời khuyên của La Cordaire: “Nếu anh muốn vui sướng
trong chốc lát, cứ trả thù; nhưng nếu anh muốn an vui mãi mãi thì hãy tha thứ”.
Đó là dĩ ân báo oán vậy.
8. Sống hòa điệu
Lịch
sử nhân loại chứng minh rằng những kỳ thị màu da, chủng tộc, sự cuồng tín và
lòng tham vọng đã đem lại nhiều bất hạnh cho con người. Những kẻ khát khao
quyền thế, tiền tài, danh vọng, nếu được cộng thêm tính ích kỷ, nhỏ nhen, ganh
tị… thì chẳng khác nào lửa đổ thêm dầu, họ đã không đóng góp gì được cho hòa
bình an lạc của đồng loại mà luôn luôn gieo rắc nhiễu hại cho mọi người. Họ
không biết hòa điệu sống, vì quên rằng nếu ta muốn sống thái hòa, hạnh phúc thì
phải để cho kẻ khác được thanh bình, an lạc. Và họ lầm tưởng rằng có thể sống
thanh bình trên sự đau khổ của kẻ khác, nhưng thật ra họ là những kẻ khổ đau
nhất trên đời.
Chúng
ta có thể biến thế giới này thành một thiên đàng hay địa ngục tùy thuộc vào khả
năng biết sống hòa hợp hay không. Tức là biết sống phù hợp với những định luật
tự nhiên, như định luật nhân quả, nghiệp báo, vô thường, duyên khởi... để chúng
ta không còn bối rối hay khó chịu mỗi khi gặp những trở ngại trên đường đời.
Người Phật tử luôn quan sát sự vận hành của thân tâm trong mối quan hệ với thế
giới bên ngoài để thấy rõ diễn trình nhân quả của sự sống, nhờ vậy họ xử sự
đúng pháp hay thuận với tự nhiên. Đức Phật dạy: “Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, thiện nam,
tín nữ nào sống thuận pháp là cúng dường Như Lai một cách cao thượng”.
Đừng
tưởng rằng sống phù hợp với những định luật tự nhiên là không tiến hóa. Chính
con người tiến hóa được là nhờ khám phá ra những định luật thiên nhiên để ứng
dụng cho cuộc sống. Bằng chứng là những phát minh, sáng chế khoa học đều ứng
dụng từ những định luật tự nhiên sẵn có trong trời đất. Đạo Khổng gọi đó là: “Thuận
thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” nghĩa là biết sống hòa hợp với
luật thiên nhiên thì tồn tại, còn nghịch lại thì tự diệt vong.
Tất
cả những môn xã hội học, tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học. . .đều có những
định luật khách quan riêng của nó. Nếu những định luật này được áp dụng đúng
mức thì chắc chắn nhân loại sẽ sống trong hòa bình, an lạc.
Đáng
tiếc là một số người sau khi đã có thế lực, tiền tài, danh vọng lại muốn vượt
ra khỏi nhịp sống tự nhiên, hy vọng tìm được một thứ gì đại loại như thuốc
trường sinh bất lão. Nhưng kết quả không phải là chân trời hạnh phúc mà chỉ là
một địa ngục trần gian đầy ích kỷ,
ngã chấp, xan tham, tật đố… Bởi vì chân trời hạnh phúc thật sự chỉ có trong một
cuộc sống hài hòa, thân ái.
9.
Chấp nhận phê bình
Tục
ngữ ta có câu: “Mật ngọt chết ruồi” nhưng “thuốc đắng dả tật”.
Lời khen nghe có vẻ ngọt ngào nhưng chỉ làm cho ta thêm cao ngạo tự đắc. Trái
lại, lời phê bình chỉ trích xem ra thật là cay đắng nhưng có thể giúp ta sửa
chữa được những thói xấu tật hư. Vì thế mà người ta có lý khi nói rằng: “khen là
thù, chê là bạn”.
Chúng
ta phải cam đảm đón nhận những lời chỉ trích, vì trong số những lời chỉ trích
đó hẳn phải có điều đúng với sự thật, khi đó ta phải cố gắng sửa sai và thành
thật cảm ơn người đã chỉ trích mình hơn là oán giận, tự ái.
Đành
rằng lòng tự ái được đặt đúng chỗ là một đức tính cho sự tiến bộ. Nhưng tự ái
quá đáng, nhất là trong trường hợp bị người phê bình thì chẳng những không có
lợi gì cho ta mà còn biến bạn thành thù.
Mặt
khác, khi thấy bạn lầm lỗi ta cũng nên thẳng thắn tìm cách nhắc nhở nhưng phải
khéo léo sao cho đừng mất thể diện của bạn. Chúng ta cũng phải nhớ rằng: “Lầm
lỗi mà ta thấy nơi tha nhân là phản ảnh những lầm lỗi của chính mình”. Vì
đã làm người thì ai cũng có cái xấu cái tốt như nhau. Câu tục ngữ: “Suy bụng ta
ra bụng người” tuy có vẻ nôm na mộc mạc nhưng không phải là không chí
lý. Vậy thì người ta chỉ hơn kém nhau ở chỗ có tự biết lỗi hoặc biết lắng nghe
người khác phê bình hay không mà thôi.
Nên
hoan hỷ chấp nhận lời phê phán chỉ trích
đúng của người khác dù với thiện tâm hay ác ý. Nhưng khi góp ý với người khác
thì cần phải khéo léo, chân tình với một tấm lòng bao dung thông cảm.
10.
Tự giác rồi mới giác tha
Trong
kinh Dhammapda, Đức Phật dạy: “Dạy người thế nào, tự mình phải hành động thế ấy.
Chính mình phải tự giác đầy đủ rồi mới giác tha. Tự kiểm sát được mình mới thật
là khó”.
Thật
là hữu lý khi chúng ta lo tròn bổn phận của mình trước chứ đừng xen vào công
việc của người khác. Nếu chính mình chưa rành công việc thì dù có thiện ý tiếp
tay cho kẻ khác thì cũng chỉ làm cho họ vướng bận thêm, lắm khi còn làm ơn lại
mắc oán. Như vậy ta nên học câu “Các nhân tự tảo môn tiền tuyết, mạc quản tha
nhân ốc thượng sương” (Mỗi người tự quét tuyết trước cửa nhà mình, đừng
lo sương trên mái nhà kẻ khác) để tự cải thiện mình trước rồi mới giúp người
cải thiện sau.
Có
lần Đức Phật đi ngang qua một gánh xiệc, thấy hai cha con người nọ đang biểu
diễn thăng bằng trên một sợi dây. Ngài hỏi hai cha con làm sao giữ được thăng
bằng cho cả hai khi cùng biểu diễn. Người cha trả lời: “Tôi lo giữ thăng bằng
cho đứa con khi chúng tôi cùng biểu diễn”. Cậu con trai lại nói: “ Lúc
đó con chỉ lo giữ thăng bằng cho con thôi”. Đức Phật khen ngợi người
con trai đã trả lời đúng sự thật. Vì nếu chúng ta cứ lo giữ thăng bằng cho
người khác thì chính ta sẽ mất thăng bằng. Nhưng mỗi người tự lo giữ thăng bằng
cho mình thật tốt chính là đang gián tiếp giữ thăng bằng cho người khác khi
cùng biểu diễn.
Đức Khổng Tử cũng dạy lấy tu thân chánh tâm làm căn bản trước khi
muốn tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nhiều người nghe nói bồ-tát vị tha thì
nghĩ rằng cứ đi lo việc cho thiên hạ tức là trở thành bồ-tát. Nhưng thiện chí
mà ngu dốt thì chẳng khác nào phá hoại nên càng vị tha càng làm cho người khác
nô lệ vào tha lực, lúc bấy giờ người ta chỉ biết cầu xin hơn là “tự mình thắp
đuốc lên mà đi” như lời Phật đã dạy. Thì ra, muốn trở thành bồ-tát độ
tha thì phải biết tự độ mình trước đã.
11.
Không lo âu phiền muộn
Một sự lầm lẫn đáng tiếc của chúng ta là quá lo âu cho tương lai và nuối
tiếc quá khứ. Chính tham vọng đưa đến lo âu, rồi lo âu đưa đến phiền muộn, căng
thẳng, mệt mỏi và suy nhược.
Chúng ta không thể trở về quá khứ để làm lại những việc đã rồi, cũng
không thể đến trước tương lai để thực hiện những gì chưa đến. Cho nên người Anh
có hai câu tục ngữ rất phù hợp với bí quyết sống không lo âu phiền muộn này. Họ
nói rằng: “Let bygones be bygones” hãy để cho những gì đã qua qua đi, và “Never
trouble till trouble troubles you” đừng bao giờ lo âu phiền muộn khi
những muộn phiền chưa thực sự đến.
Ngay
trong hiện tại chúng ta cũng tự tạo cho mình quá nhiều ước mơ, nhiều tham đắm,
nhiều dính mắc, nhiều sở hữu, nhiều mối quan hệ thân thù trong công việc, trong
đời sống, trong danh vọng, địa vị... nói chung là trong tài, tình, danh, lợi
nên lo âu phiền muộn là hệ quả tất yếu không sao tránh khỏi.
Đức
Phật dạy trong Maṅgalasutta
(Hạnh Phúc Kinh):
Khi
xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu
Tự tại và vô nhiễm
Là Phúc lành cao thượng.
Muốn
được như vậy, chúng ta cần phải can đảm đối mặt với thực tại, để thấy rõ mình
hầu tự giải phóng mình ra khỏi những nguyên nhân gây ra lo âu phiền muộn, thì
mới có thể tự tại vô nhiễm giữa cuộc đời đầy ưu phiền, nhiệt não.
Tóm
lại, mười một yếu tố trên chỉ là những gợi ý có tính cơ bản giữa vô số điều
kiện giúp chúng ta sống một đời sống hạnh phúc, lương thiện hầu đóng góp cho
đời vẻ đẹp của chân thiện mỹ.
VÔ
THƯỜNG
Ba
tướng (Tilakkhaṇa)
vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (natta)
là ba tính chất nội tại của vạn pháp. Những yếu tính đó đôi lúc được gọi là
pháp tánh (dhammat), như thị tánh (yathbht), chân đế (paramatthasacca) hay thực
tánh (sabhva). Đức Phật đã chỉ rõ:
“Tất
cả hữu vi là vô thường
“Tất cả hữu vi là khổ
“Tất
cả pháp đều vô ngã”
Lý
vô thường không phải là giáo lý duy nhất của Đức Phật. Vào thế kỷ thứ 6 trước
tây lịch, một triết gia Hy Lạp Herakleitos đã nói “Tất cả đều ở trong trạng thái
biến đổi” (All is in a state of flux) hay “Mọi vật đều trôi chảy”
nghĩa là vạn hữu đều bị chi phối bởi luật vô thường, biến đổi. Về phương diện
hiện tượng, chân tính của lý vô thường đã được chứng thực một cách hùng hồn qua
kinh nghiệm giác quan của chúng ta.
“Không
có thực tại bất biến, chỉ có biến đổi. Tình trạng của mọi cá thể đều bất định,
tạm thời và chắc hẳn phải hủy diệt. Trong mỗi sinh cơ bao gồm mỗi yếu tố vật
chất và một chuỗi yếu tố tâm linh liên tục. Chính sự phối hợp giữa những yếu tố
này đã tạo ra cá nhân, mọi người, mọi vật và cả chư thiên; vì thế cũng là tập
thành, duyên hợp. Và trong mỗi cá nhân, sự liên hệ giữa những phần tử tập thành
luôn luôn thay đổi, không bao giờ tồn tại trong hai sát-na liên tiếp. Khi một
cá thể vừa mới tập thành thì sự phân tán cũng đã bắt đầu. Không có một cá thể
nào không tập thành, không một tập thành nào không thay đổi, không một thay đổi
nào không dị biến, và không một dị biến nào mà không phân tán, hủy diệt, chu
trình đó không sớm thì muộn cũng phải hoàn tất”
(Tiến sĩ Hàn Lâm Viện Anh T.W. Rhys Davids).
Nhưng
chúng ta có thể hỏi tại sao vạn hữu đều vô thường, biến đổi? Luật vô thường phổ
quát liên hệ mật thiết với định lý nhân quả, trong đó sự hình thành tiên định
hủy diệt và sự hủy diệt tiên định một sự hình thành khác. Như kinh
Mahàparinibbàna (Đại Bát-Niết-bàn) dạy: “Cái gì hiện hữu cũng phải có nguyên
nhân, điều kiện và hủy diệt”.
Luật
vô thường được biểu thị qua ba phương diện:
·
Vô thường của kiếp sống.
·
Vô thường qua sát-na.
·
Vô thường trong pháp hữu vi.
1.
KIẾP SỐNG VÔ THƯỜNG
.
Theo
Phật giáo thì cái gì có sinh tất có diệt. Nói rõ hơn là tất cả cái gì do duyên
hợp mà sinh thì cũng do duyên tan mà diệt. Một kiếp sống của một con người khởi
đầu sinh ra do duyên tinh cha, noãn mẹ và hương ấm
mà thành nên dĩ nhiên khi duyên sinh nghiệp hoặc thọ mạng hoặc
cả hai không còn thì chết. Một kiếp người tất yếu phải trải qua các
giai đoạn biến đổi sinh, lão, bệnh, tử theo định luật
vô thường của các pháp hữu vi.
Ngày
nay thuyết bảo toàn năng lượng chứng minh rằng vật chất không hoàn toàn bị hủy
diệt, chúng chỉ biến đổi từ hình thái nầy qua hình thái khác. Phật giáo nói
rằng không những vật chất mà cái tâm cũng vậy, chúng luôn luôn biến đổi từ quá
khứ đến hiện tại và vị lai. Có thể nói sự biến đổi nầy là không có bắt đầu,
không có chấm dứt (vô thỉ vô chung). Thật vậy, khó mà chấp nhận được rằng “có”
sinh từ “không” hay “không” sinh từ “có”. Làm gì có một
vật tự sinh mà không do những điều kiện đã có sẵn hợp thành, và cũng không thể
có một vật nào đi đến hủy diệt hoàn toàn. Có sinh từ không hay ngược lại
là để chỉ cho sự sinh diệt diệt sinh của một giai đoạn quy ước nào đó như cách
Lão Tử nói: “Lấy đất làm ra cái chén, tức là cái chén từ không mà có” điều
nầy thì không có gì khó hiểu.
Vậy
không một ai thoát khỏi định luật vô thường, sống chết trong một kiếp người.
Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú (Dhammapda) rằng:
Na
antalikkhe na samuddhamajjhe.
Na
pabbatnaṃ
vivaraṃ
pavissa
Na
vijjatỵ so jagatippadeso
Yatthatthitaṃ
nappasaheyya maccu.
“Dù
giữa không trung, biển cả
Hay trong
núi thẳm hang sâu,
Không đâu
trên cõi trần thế
Có thể tránh khỏi tử vong”.
2. SÁT-NA VÔ THƯỜNG
Sát-na
(khaṇa)
là thời gian chớp nhoáng của mỗi biến đổi. Sát-na nghĩa đen là chớp mắt,
ám chỉ thời gian cực nhanh, trong một giây có hàng tỷ sát-na thế mà trong một
sát-na lại có ba thời: sinh – trụ – diệt. Theo Abhidhamma Mahàvibhàsa
những sự biến đổi của hiện tượng được giải thích một cách rõ ràng như sau: “Vạn
pháp luôn luôn biến đổi, không một vật gì có thể tồn tại trong hai sát-na liên
tiếp”. Đó là sự biến đổi mắt thường không thấy được, cho nên mới phát
sinh quan niệm thường kiến, chỉ khi nào đạt được trí tuệ mới thấy rõ thực tánh
vô thường của vạn hữu.
Khi
ngũ căn bắt đầu tiếp xúc với ngũ trần cho đến khi nhận thức được đối tượng ấy
thì một tiến trình tâm – sinh – vật lý khởi lên rồi diệt đi qua 11 giai
đoạn, kéo dài 17 sát-na. Trong một giây có hàng tỷ tiến trình tâm sinh diệt mà
mỗi sát-na lại có 3 thời sinh trụ diệt nữa, như vậy trong một giây có biết bao
sự sinh diệt vô thường.
Vào
thế kỷ thứ 5, Ngài Buddha Ghosa đã viết trong Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo)
như sau: “Theo nghĩa rốt ráo, mỗi sát-na của sự sinh tồn rất ngắn ngủi, chớp
nhoáng như một ý niệm phát khởi. Giống như một bánh xe, khi lăn chỉ tiếp xúc
với mặt bằng tại một điểm, khi dừng cũng chỉ tựa trên một điểm, cũng vậy mỗi
sát-na sinh tồn của chúng sanh chỉ tồn tại trong một tâm niệm; khi tâm niệm
chấm dứt, thì đời sống chúng sanh ấy cũng chấm dứt: ở quá khứ chúng sanh ấy chỉ
sống trong một tâm niệm quá khứ chứ không sống trong một tâm niệm hiện tại và
vị lai; trong vị lai chúng sanh ấy chỉ sống trong một tâm niệm vị lai chứ không
sống trong một tâm niệm quá khứ và hiện tại”.
Như
vậy, có một nguyên động lực nào nhờ đó mọi vật biến đổi hay không? Tất cả xe cộ
chạy được là nhờ một động cơ, máy xay chạy bằng gió, quả đất quay quanh trục và
quỹ đạo của nó vì ảnh hưởng bởi lực ly tâm và sức hút của mặt trời. Vì thế động
lực của sự biến đổi thể hiện theo nguyên tắc bốn tướng của pháp hữu vi
là sinh, trụ, dị, diệt. Tuy nhiên, vì một sát-na quá nhanh nên chỉ diễn
ra ba trạng thái sinh (uppda), trụ (ṭhiti),
diệt (bhaṅga)
mà thôi.
3.
HỮU VI VÔ THƯỜNG
Đức
Phật dạy: “Sabbe saṅkhārā
aniccā”
hoặc “Aniccā vata saṅkhārā”
có nghĩa
là tất cả pháp hữu vi đều vô thường, biến đổi không ngừng. Pháp hữu vi (saṅkhr)
là tất cả hiện tượng hay những gì hiện hữu do nhiều yếu tố hợp thành,
hay nói cách khác là do nhân duyên sinh. Nhân là lý do hay yếu tố
nội tại, duyên là điều kiện bổ sung; khi đầy đủ nguyên nhân và điều kiện thì
một pháp hữu vi hay một hiện tượng được hình thành, khi nguyên nhân và điều
kiện tan rã thì hiện tượng ấy trở về không. Không phải hữu có từ không
hay không là bản chất của hữu hiểu theo nghĩa triết học, mà cụ thể là không
và có là do nhân duyên tan hợp. (Ở đây chúng ta không nói cái không của
ý niệm trong trí tuệ). Trong sự biến đổi của pháp hữu vi, chúng ta có
thể chấp nhận ngay rằng mọi vật đều có sinh có diệt, có thành có không, do vô
thường hay giả hợp, nhưng khó thấy được sự sinh diệt vô thường đó trong từng
giây, từng phút bằng giác quan, bằng tưởng tri hay bằng thức tri, mà chỉ có thể
thấy được bằng trí tuệ bát-nhã (paññāya passati)
mà thôi.
Chính
vì bản chất của pháp hữu vi là chuyển biến vô thường nên pháp này sinh thì pháp
kia sinh, pháp này diệt thì pháp kia cũng diệt, hoặc ngược lại: pháp này diệt
giúp pháp kia sinh, pháp này sinh tạo điều kiện cho pháp kia diệt. Vô thường
khiến người ta đau khổ hay vô thường giúp con người tiến hóa còn tùy thuộc vào
mức độ nhận thức về yếu tính nầy của sự sống.
Hữu
vi có hai loại là sắc hữu vi và tâm hữu vi:
-
Sắc hữu vi:
là hữu vi trong hiện tượng vật lý thiên nhiên và trong hiện tượng sinh học. Bản
chất là vô thường, vô ngã nhưng nổi bật là vô thường (sabbe sankhārā
aniccā’ti)
-
Tâm hữu vi:
là hữu vi trong hiện tượng tâm lý thuần túy, thuộc định luật về tâm (citta
niyāma), và trong hiện tượng tâm lý tạo tác, thuộc định luật về nghiệp
(kamma niyma). Bản chất là vô thường, khổ, vô ngã nhưng nổi bật là khổ (sabbe
saṅkhārā
ca dukhā’ti).
Vì không phân biệt được hai loại hữu vi này nên nhiều người đã gán cái
khổ lên tất cả mọi thứ, khiến cho Đạo Phật bị xem là bi quan yếm thế, mặc dù sự
thật là ngay cả hiện tượng vật lý tự nhiên lắm lúc cũng không hoàn toàn tự
nhiên mà chính là do con người góp phần tạo ra, như bão, lũ, động đất và rất
nhiều hiện tượng khác đã mang dấu ấn bàn tay con người góp sức vào, hiện tượng
sinh học lại càng rõ nét hơn trong nguyên tắc “tướng tự tâm sinh” vì vậy
sắc hữu vi tự nó không khổ cũng đã biến thành nỗi khổ của con người dù là trên
bình diện vật lý hay sinh lý.
Trong Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇasuttaṃ)
Đức Phật
hỏi các vị tỷ kheo:“Cái gì vô thường cái ấy khổ hay lạc?”. Các vị tỷ
kheo trả lời là: “Khổ”. Cái gì vô thường (Yampanāniccaṃ)
ở đây ám chỉ ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc thuộc sắc hữu vi trong
hiện tượng sinh học, cụ thể như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; còn thọ, tưởng, hành,
thức thuộc tâm hữu vi. Tuy nhiên, trong hai loại sắc hữu vi thì loại
thuộc hiện tượng sinh học hầu hết do tâm sinh nên tính chất nổi bật của các sắc
ấy vẫn là khổ, đúng như các vị tỷ kheo đã trả lời một cách đúng đắn.
Tóm lại, vì vô minh ái dục những người không nhận ra được bản chất vô
thường của pháp hữu vi đã có ảo vọng về một bản ngã và thế giới thường còn, từ
đó phát sinh ra thường kiến, ngã chấp, và cũng từ đó nhận lấy hậu quả phiền não
khổ đau, luân hồi sinh tử. Chỉ khi nào nhận chân được thực tánh vô thường và
loại trừ những tà kiến ngã chấp chúng
ta mới có thể tự do tự tại, ung dung giải thoát.
Tiếp theo
|