|
KINH CẦU SIÊU
Aniccā vata saṅkhārā Uppāda vaya dhammino Uppajjitvā nirujjhanti Tesaṃ vūpasamo sukho. (3 lần)
Ngữ vựng:
Anicca: vô thường Vata: quả thật Saṅkhāra: hành, hữu vi Uppāda: sinh, thành Vaya: hoại diệt Uppajjhati: sinh Nirujjhati: diệt Vūpasama: tịch diệt, tiêu mất, lắng dịu
Các Pháp Hữu vi thật không bền vững, do có tánh sanh diệt là thường. Vì nhân sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, nên thường hay có sự khổ não. Chỉ có Niết-bàn là Pháp Tịch diệt, dứt các Pháp Hữu vi ấy được, mới có sự an vui tuyệt đối.
Hữu vi là vô thường Thuộc bản tánh sinh diệt Có đó rồi lại không Tịch tịnh chơn an lạc. (3 lần) *** Aciraṃ vata yaṃ kāyo Paṭhaviṃ adhisessati Chuddho apeta viññāṇo Niratthaṃ va kaliṅgaraṃ. (3 lần)
Ngữ vựng:
Aciraṃ: chẳng bao lâu, không bền Kāya: thân Paṭhavī: đất Adhisessati: nằm Chuddha: vứt bỏ Apeta: không có Viññāṇa: thức Nirattha: vô ích, vô dụng Kaliṅgara: khúc gỗ mục
Thân này chẳng bao lâu Nằm vùi trong lòng đất Vô dụng xác không hồn Như gỗ mục vứt bỏ. (3 lần)
*** 1. Na gāma dhammo nigamassa dhammo Na c’āpi yaṃ ekakulassa dhammo Sabbassa lokassa sadevakassa Eseva dhammo yad’idaṃ aniccatā.
2. Na gāma dhammo nigamassa dhammo Na c’āpi yam ekakulassa dhammo Sabbassa lokassa sadevakassa Eseva dhammo yad’idaṃ ca dukkhatā.
3. Na gāma dhammo nigamassa dhammo Na c’āpi yaṃ ekakulassa dhammo Sabbassa lokassa sadevakassa Eseva dhammo yad’idaṃ anattatā.
Ngữ vựng:
Gāma: làng, thôn Nigama: thị trấn Kula: gia tộc Eseva (esa+eva): chính cái đó
Pháp nào có tên gọi là “Vô thường”, là pháp có trạng thái thay đổi không thường, pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu. Pháp ấy để chung cho nhơn loại, súc sanh, luôn đến Chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên cả thảy. Pháp nào có tên gọi là “Khổ não”, là pháp có trạng thái đau đớn buồn rầu, pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu. Pháp ấy để chung cho nhơn loại, súc sanh, luôn đến Chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên cả thảy. Pháp nào có tên gọi là “vô ngã”, là pháp có trạng thái “không phải là của ta”, pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu. Pháp ấy để chung cho nhơn loại, súc sanh, luôn đến Chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên cả thảy.
Không chỉ là thôn pháp Không chỉ là thị pháp Cũng không phải gia pháp Pháp này không Thiên vị Bất cứ cảnh giới nào Dù Chư Thiên các cõi Pháp đó là vô thường.
Không chỉ là thôn pháp Không chỉ là thị pháp Cũng không phải gia pháp Pháp này không Thiên vị Bất cứ cảnh giới nào Dù Chư Thiên các cõi Pháp đó là khổ não.
Không chỉ là thôn pháp Không chỉ là thị pháp Cũng không phải gia pháp Pháp này không Thiên vị Bất cứ cảnh giới nào Dù Chư Thiên các cõi Pháp đó là vô ngã.
*** Sabbe sattā marissanti Maraṇ’antaṃ hi jīvitaṃ Yathā kammaṃ gamissanti Puñña-pāpa-phal’ūpagā Nirayaṃ pāpa-kammantā Puñña-kammā ca sugatiṃ Tasmā kareyya kalyāṇam Nicayaṃ samparāyikaṃ Puññāni para-lokasmiṃ Patiṭṭhā honti pāṇinaṃ.
Ngữ vựng: Marati: chết Maraṇa: sự chết JĪvita: mạng Gamati: đi, dẫn đi Upaga: đem đến, gánh chịu Niraya: địa ngục Sugati: Thiên đàng, thiện thú Tasmā: cho nên Kalyāṇa: lành Nicaya: tích lũy Samparāyika: thuộc kiếp sau Patiṭṭha: nâng đỡ, hộ trì
Tất cả chúng sanh Thảy đều sẽ chết Sự chết chính là Tận cùng kiếp sống Nghiệp dĩ thế nào Sẽ đi như vậy Tội phước ra sao Đều mang hậu quả Nghiệp thiện Thiên đàng Nghiệp ác địa ngục Vậy hãy làm lành Tích lũy đời sau Vì phước nâng đỡ Cho mọi chúng sanh Trong đời mai hậu.
*** Sabbe saṅkhārā aniccā’ti Yadā paññāya passati Atha nibbindati dukkhe Esa maggo visuddhiyā.
Sabbe saṅkhārā dukkhā’ti Yadā paññāya passati Atha nibbindati dukkhe Esa maggo visuddhiyā.
Sabbe dhammā anattā’ti Yadā paññāya passati Atha nibbindati dukkhe Esa maggo visuddhiyā
Dịch nghĩa: Khi trí tuệ quán chiếu Thấy hữu vi vô thường Liền thoát ly khổ não Đó là thanh tịnh đạo.
Khi trí tuệ quán chiếu Thấy hữu vi khổ không Liền thoát ly khổ não Đó là thanh tịnh đạo
Khi trí tuệ quán chiếu Thấy pháp không phải ta Liền thoát ly khổ não Đó là thanh tịnh đạo
Ngữ vựng:
Yadā: khi Passati: thấy Atha: thì Nibbindati: nhàm chán, yểm ly Visuddhi: thanh tịnh
*** Paṇḍu-palāso va’dāni'si Yama-purisā pi ca taṃ upaṭṭhitā Uyyoga-mukhe ca tiṭṭhati Pātheyyaṃ pi ca te na vijjati So karoti dīpaṃ attano Khippaṃ vāyama paṇḍito bhava Niddhanta-malo anaṅgano Dibbaṃ ariya-bhūmiṃ ehesi.
Ngữ vựng:
Paṇḍu: khô héo, vàng úa Palāsa: ngọn lá Yama-purisa: Diêm sứ Upaṭṭhita (upaṭṭhati): chờ đợi Uyyoga-mukha: cửa tử Pātheyya: hành trang Khippa: nhanh chóng, sớm Vāyama: tinh cần Niddhanta (niddhamati): tống khứ, dập tắt Mala: ô nhiễm Anaṅgana: trong sạch ‘si (asi/atthi): là Dibba: nhiệm mầu
Dịch nghĩa: Thân như ngọn lá vàng Bên bờ ranh cõi chết Tử thần đang đứng đợi Sao chưa có hành trang Hãy tự mình thắp đuốc Bậc trí sớm tinh cần Trong sạch, ly uế nhiễm Vào Thánh địa nhiệm mầu.
*** TI-MĀTIKĀ (TAM MẪU ĐỀ)
Kusalā dhammā Akusalā dhammā Abyākatā dhammā
Sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā Dukkhāya vedanāya sampayuttā dhammā Adukkha-m-asukhāyavedanāya sampayuttā dhammā
Vipākā dhammā Vipāka-dhamma-dhammā Neva-vipāka-na-vipāka-dhamma-dhammā
Upādinn’upādāniyā dhammā An-upādinn’upādāniyā dhammā An-upādinn’ān-upādāniyā dhammā
Saṅkiliṭṭha-saṅkilesikā dhammā Asaṅkiliṭṭha-saṅkilesikā dhammā Asaṅkiliṭṭh’āsaṅkilesikā dhammā
Savitakka-savicārā dhammā Avitakka-vicāramattā dhammā Avitakk’āvicārā dhammā
Pīti-sahagatā dhammā Sukha-sahagatā dhammā Upekkhā-sahagatā dhammā
Dassanena pahātabbā dhammā Bhāvanāya pahātabbā dhammā Neva dassanena na bhavānāya pahātabbā hetukā dhammā
Ācaya-gāmino dhammā Apacaya-gāmino dhammā Nev’Ècaya-gāmino n’Èpacaya-gāmino dhammā
Sekkhā dhammā Asekkhā dhammā Neva-sekkhā n’Èsekkhā dhammā
Parittā dhammā Mahaggatā dhammā Appamānā dhammā
Paritt’ārammaṇā dhammā Mahaggat’ārammaṇā dhammā Appamān’ārammaṇā dhammā
Hīnā dhammā Majjhimā dhammā Paṇītā dhammā
Micchatta-niyatā dhammā Samatta-niyatā dhammā Aniyatā dhammā
Magg’ārammaṇā dhammā Magga-hetukā dhammā Magg’ādhipatino dhammā
Uppannā dhammā An-uppannā dhammā Uppātino dhammā
Atītā dhammā Anāgatā dhammā Paccuppannā dhammā
Atit’ārammaṇā dhammā Anāgat’ārammaṇā dhammā Paccuppann’ārammaṇā dhammā
Ajjhattā dhammā Bahiddhā dhammā Ajjhatta-bahiddhā dhammā
Ajjhatt’ārammaṇā dhammā Bahiddh’ārammaṇā dhammā Ajjhatta-bahiddh’ārammaṇā dhammā
Sa-nidassana-sa-ppaṭighā dhammā A-nidassana-sa-ppaṭighā dhammā Anidassan’appaṭighā dhammā Bāvīsati-tika-mātikā dhamma-saṅgani-pakaranaṃ nāma samattaṃ.
Ngữ vựng:
Mātika: mẫu đề Abyākata: vô ký Sampayutta: tương ưng, cùng với Adukkha: không khổ Asukhāya: không lạc Dhamma: nhân Sekkhā: hữu học: 4 đạo, 3 quả Asekkhā: vô học: A la hán quả Hīnā: thấp thỏi Micchatta: tà Niyata: cố định Arammaṇa: cảnh
Dịch nghĩa:
Pháp thiện Pháp bất thiện Pháp vô ký.
Pháp tương ưng lạc thọ Pháp tương ưng khổ thọ Pháp tương ưng vô khổ, vô lạc thọ.
Pháp dị thục Pháp nhân dị thục Pháp phi dị thục, phi nhân dị thục.
Pháp dĩ thủ sở thủ Pháp phi dĩ thủ sở thủ Pháp phi dĩ thủ phi sở thủ.
Pháp dĩ tạp nhiễm năng nhiễm Pháp phi dĩ tạp nhiễm năng nhiễm Pháp phi dĩ tạp nhiễm phi năng nhiễm.
Pháp hữu tầm hữu tứ Pháp vô tầm hữu tứ Pháp vô tầm vô tứ.
Pháp câu hữu hỷ Pháp câu hữu lạc Pháp câu hữu xả.
Pháp tri kiến đoạn trừ Pháp tu tập đoạn trừ Pháp phi tri kiến, phi tu tập đoạn trừ.
Pháp hữu nhân do tri kiến đoạn trừ Pháp hữu nhân do tu tập đoạn trừ Pháp hữu nhân không do tri kiến lẫn tu tập đoạn trừ.
Pháp tích tập Pháp đoạn giảm Pháp không tích tập không đoạn giảm.
Pháp hữu học Pháp vô học Pháp phi hữu học phi vô học
Pháp hy thiễu Pháp đại hành Pháp vô lượng
Pháp có cảnh hy thiểu Pháp có cảnh đại hành Pháp có cảnh vô lượng
Pháp ty hạ Pháp trung bình Pháp thắng diệu
Pháp tà cố định Pháp chánh có định Pháp bất định
Pháp có đạo là cảnh (sở duyên) Pháp có đạo là nhân Pháp có đạo là tăng thượng
Pháp dĩ sinh Pháp vị sinh Pháp đương sinh
Pháp quá khứ Pháp vị lai Pháp hiện tại
Pháp cảnh quá khứ Pháp cảnh vị lai Pháp cảnh hiện tại
Pháp nội phần Pháp ngoại phần Pháp nội ngoại phần
Pháp cảnh nội phần Pháp cảnh ngoại phần Pháp cảnh nội ngoại phần
Pháp hữu kiến hữu đối Pháp vô kiến hữu đối Pháp vô kiến vô đối
Hai mươi hai mẫu đề tổng hợp toàn bộ danh pháp.
***
PAṬṬICCA SAMUPPĀDA
Avijjā paccayā saṅkhārā Saṅkhāra paccayā viññāṇaṃ Viññāṇa paccayā nāma-rūpaṃ Nāma-rūpa paccayā saḷ’āyatanaṃ Saḷ’āyatana paccayā phasso Phassa paccayā vedānā Vedanā paccayā taṇhā Taṇhā paccayā upādānaṃ Upādāna paccayā bhavo Bhava paccayā jāti Jāti paccayā jarā-maraṇaṃ Soka-parideva-dukkha-domanass’upāyāsā sambhavanti. Evam’etassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.
Avijjāya tv’eva asesa virāga nirodhā Saṅkhāra nirodho saṅkhāra nirodhā Viññāṇa nirodho viññāna nirodhā Nāma-rūpa nirodho nāma-rūpa nirodhā Saḷ’āyatana nirodho saḷ’āyatana nirodhā Phassa nirodho phassa nirodhā Vedanā nirodho vedanā nirodhā Taṇhā nirodho taṇhā nirodhā Upādāna nirodho upādāna nirodhā Bhava nirodho bhava nirodhā Jāti nirodho jāti nirodhā Jarā-maraṇaṃ-soka-parideva-dukkha-domanass’upāyāsā nirujjhanti. Evam’etassa kevalassa dukkha-kkhandhassa nirodho hoti.
Dịch nghĩa:
THẬP NHỊ DUYÊN KHỞI
Các hành khởi vì duyên vô minh Thức khởi vì duyên hành Danh sắc khởi vì duyên thức Lục nhập khởi vì duyên danh sắc Xúc khởi vì duyên lục nhập Thọ khởi vì duyên xúc Ái khởi vì duyên thọ Thủ khởi vì duyên ái Hữu khởi vì duyên thủ Sanh khởi vì duyên hữu Lão tử khởi vì duyên sanh. Sầu, bi, khổ, ưu, não cùng khởi vì duyên sanh. Toàn bộ khổ uẩn này tập khởi như vậy. Các hành diệt là do hoàn toàn ly dục và diệt tận vô minh. Thức diệt do hành diệt. Danh sắc diệt do thức diệt. Lục nhập diệt do danh sắc diệt. Xúc diệt do lục nhập diệt. Thọ diệt do xúc diệt. Ái diệt do thọ diệt Thủ diệt do ái diệt. Hữu diệt do thủ diệt. Sanh diệt do hữu diệt. Lão tử diệt do sanh diệt. Sầu, bi, khổ, ưu, não cũng cùng diệt do sanh diệt. Toàn bộ khổ uẩn này diệt tận như vậy. Ngữ vựng:
Paṭicca: tùy thuộc vào, liên quan đến Samuppāda (sam+uppāda): cùng phát sinh Avijjā: vô minh Paccayā: duyên, do Saṅkhāra: hành Viññāṇa: thức Nāma-rūpa: danh sắc Sāḷ’āyatana: lục nhập Phassa: xúc Vedanā: thọ Taṇhā: ái Upādāna: thủ Bhava: hữu Jāti: sinh Jarā-maraṇa: lão-tử Soka: sầu Parideva: bi Dukkha: khổ Domanassa: ưu Upāyāsā: não Sambhavati: hiện hữu Kevala: toàn bộ Dukkha-kkhandha: khổ uẩn Samudaya: sinh khởi Tv’eva (ta+eva): như vậy đó Virāga: ly dục, không còn tham ái Asesa: hoàn toàn, trọn vẹn, không dư tàn, không còn sót Nirodha: sự diệt Nirujjhati: diệt
*** |