• Học Kinh Tụng Pali

 

ANATTALAKKHAṆA SUTTA

Uyyojana Gāthā

 

Dhammacakkaṃ pavattetvā, āsaḷhiyam hi puṇṇāme

Nagare Bārāṇasiyaṃ, Isipatanavhaye vane

Pāpetvādiphalaṃ nesaṃ, anukkamena desayi

Yaṃ taṃ pakkhassa pañcamyaṃ, vimuttatthaṃ bhanāma he.

 

Dịch nghĩa:

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG

KỆ KHAI KINH

Sau khi chuyển Pháp luân vào ngày rằm tháng 6 tại khu rừng Isipatana gần kinh thành Bārāṇasī, khi nhóm 5 vị tỳ khưu đã tuần tự chứng đắc quả Nhập lưu, Đức Thế Tôn thuyết bài kinh này, nhằm ngày thứ 5 của tuần trăng xuống, vì mục đích giải thoát giác ngộ. Này quý vị thiện tri thức, nay chúng tôi tụng bài kinh ấy.

 

Ngữ vựng:

Dhammacakka:             Pháp luân

Pāvattetvā (pāvattati): chuyển

Āsaḷhi:                          tháng 6

Puṇṇame:                     ngày rằm

Nagara:                        kinh thành

Avhaya:                        tên

Vana:                           rừng

Pāpetvā (pāpeti):          làm cho chứng ngộ

Ādiphala:                      quả đầu tiên (Nhập lưu)

Nesa:                           nhóm

Anukkamena:               theo tuần tự

Desayi (deseti):             đã thuyết

Pakkha:                        tuần trăng xuống (từ ngày 16 đến ngày 30, theo lịch Ấn Độ)

Pañcamyaṃ:                 ngày thứ năm

Vimutta:                        giải thoát (A-la-hán quả)

Attha:                           lợi ích

Bhanāma (bhanati): chúng tôi đọc

He:                               thưa quý vị

***

 

Evaṃ me suttaṃ

Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Bārāṇasiyaṃ viharati Isipatane Migadāye.

Tatra kho Bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi “Bhikkhavo” ti.

“Bhadante” ti te bhikkhū Bhagavato paccassosuṃ.

Bhagavā etad’avoca—

1. Rūpaṃ, bhikkave, anattā.

Rūpañca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ rūpaṃ ābādhāya saṃvatteyya.

Labbhetha ca rūpe “Evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī” ti.

Yasmā ca kho bhikkhave rūpaṃ anattā, tasmā rūpaṃ ābādhāya saṃvattati.

Na ca labbhati rūpe “Evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī” ti.

Dịch nghĩa:

Con (là Ānanda) đã nghe như thế này:

Một thuở nọ Đức Thế Tôn ngự tại khu vườn nai Isipatana gần thành Bārāṇasī.

Khi ấy Đức Thế Tôn gọi nhóm 5 tỳ khưu rằng:

“Này chư  tỳ khưu!”

Các vị tỳ khưu đáp:

“Dạ kính bạch Đức Thế Tôn.”

Đức Thế Tôn thuyết rằng:

"Này chư   tỳ khưu,sắc uẩn này là vô ngã.

Thật vậy, nếu sắc uẩn này là ta thì sắc uẩn này không có bệnh hoạn.

Và các con có thể mong muốn ở trong sắc uẩn rằng “sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi đừng như thế kia.”

Này chư   tỳ khưu, bởi vì sắc uẩn là vô ngã, cho nên sắc uẩn phải chịu biến đổi, bệnh hoạn.

Và các con cũng không thể đạt được trong sắc uẩn rằng: “sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi đừng như thế kia.”

 

Ngữ vựng:

Tatra:                           lúc ấy

Āmantesi (āmanteti): gọi

Bhikkhavo:                   này các tỳ khưu

Bhadante:                     kính bạch ngài

Paccassosuṃ (paṭisuṇāti): trả lời

Avoca:                         thuyết, nói

Etadavoca = etaṃ+avoca

Rūpa:                           sắc uẩn

Anattā:                         vô ngã

Hidaṃ = hi + idaṃ:       thật sự

Attā:                             ngã

Abhavissa (bhavati): phải là

Ābādha:                       bệnh hoạn, tiêu hoại

Saṃvatteyya (saṃvattati): là có, hiện hữu, dẫn đến

Labbhetha (labhati): được

Rūpe:                           trong sắc uẩn

Mā:                              đừng

Yasmā:                         bởi

Tasmā:                         cho nên

***

2. Vedanā anattā.

Vedanā ca hidaṃ bhikkhave attā abhavissa, nayidaṃ vedanā ābādhāya saṃvatteyya.

Labbhetha ca vedanāya “Evaṃ me vedanā hotu, evaṃ me vedanā mā ahosī” ti.

Yasmā ca kho bhikkhave vedanā anattā, tasmā vedanā ābādhāya saṃvattati.

Na ca labbhati vedanāya “Evaṃ me vedanā hotu, evaṃ me vedanā mā ahosī” ti.

 

Dịch nghĩa:

“Này chư   tỳ khưu, thọ uẩn này là vô ngã.

Thật vậy, này chư   tỳ khưu, nếu thọ uẩn này là ta thì thọ uẩn này sẽ không chịu đau đớn, biến hoại.

Và các con có thể mong muốn ở trong thọ uẩn rằng “cảm thọ của tôi sẽ như thế này, cảm thọ của tôi đừng như thế kia.”

Này chư  tỳ khưu, bởi thọ uẩn là vô ngã, cho nên thọ uẩn phải chịu đau đớn, biến hoại.

Và các con cũng không đạt được trong thọ uẩn rằng: “cảm thọ của tôi phải như thế này, cảm thọ của tôi đừng như thế kia”.

Ngữ vựng:

Vedanā:                        thọ uẩn

Vedanāya:                    trong thọ uẩn

***

 

3. Saññā anattā.

Saññā ca hidaṃ bhikkhave attā abhavissa, nayidaṃ saññā ābādhāya saṃvatteyya.

Labbhetha ca saññāya “Evaṃ me saññā hotu, evaṃ me saññā mā ahosī” ti.

Yasmā ca kho bhikkhave saññā anattā, tasmā saññā ābādhāya saṃvattati.

Na ca labbhati saññāya “Evaṃ me saññā hotu, evaṃ me saññā mā ahosī” ti.

Dịch nghĩa:

Này chư   tỳ khưu, tưởng uẩn này là vô ngã.

Thật vậy, này chư  tỳ khưu, nếu tưởng uẩn này là ta thì tưởng uẩn này sẽ không chịu biến đổi.

Và các con có thể mong muốn ở trong tưởng uẩn rằng: “tưởng uẩn của tôi phải như thế này, tưởng uẩn của tôi đừng như thế kia”.

Này chư  tỳ khưu, bởi vì tưởng uẩn là vô ngã, cho nên tưởng uẩn phải chịu biến đổi.

Và các con cũng không thể đạt được trong tưởng uẩn rằng: “tưởng uẩn của tôi phải như thế này, tưởng uẩn của tôi đừng như thế kia”.

Ngữ vựng:

Saññā:                          tưởng uẩn

Saññāya:                       trong tưởng uẩn

***

4. Saṅkhārā anattā.

Saṅkhārā ca hidaṃ bhikkhave attā abhavissaṃsu, nayidaṃ saṅkhārā ābādhāya saṃvatteyyum.

Labbhetha ca saṅkhāresu “Evaṃ me saṅkhārā hontu, evaṃ me saṅkhārā mā ahesun” ti.

Yasmā ca kho bhikkhave saṅkhārā anattā, tasmā saṅkhārā  ābādhāya saṃvattanti.

Na ca labbhati saṅkhāresu “Evaṃ me saṅkhārā hontu, evaṃ me saṅkhārā mā ahesun” ti.

Dịch nghĩa:

“Hành uẩn này là vô ngã.

Thật vậy, này chư  tỳ khưu, nếu hành uẩn này là ta thì hành uẩn này sẽ không chịu sanh diệt, biến hoại.

Và các con có thể mong muốn trong hành uẩn rằng: “Hành uẩn của tôi phải như thế này, hành uẩn của tôi đừng như thế kia”.

Này chư tỳ khưu, bởi vì hành uẩn là vô ngã, cho nên hành uẩn phải chịu sanh diệt, biến hoại.

Và các con cũng không thể đạt được trong hành uẩn rằng: “Hành uẩn của tôi phải như thế này, hành uẩn của tôi đừng như thế kia”.

Ngữ vựng:

Saṅkhārā:                     hành uẩn

Saṅkhāresu:                  trong hành uẩn

 

***


5. Viññāṇaṃ  anattā

 Viññāṇañca hidaṃ bhikkhave attā abhavissa, nayidaṃ viññāṇaṃ ābādhāya saṃvatteyya.

Labbhetha ca viññāṇe “Evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī” ti.

Yasmā ca kho bhikkhave viññāṇaṃ anattā, tasmā viññāṇaṃ ābādhāya saṃvattati.

Na ca labbhati viññāṇe “Evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī” ti.

Dịch nghĩa:

"Thức uẩn này là vô ngã.

Thật vậy, này chư  tỳ khưu, nếu thức uẩn này là ta thì thức uẩn này sẽ không thay đổi, biến dịch.

Và các con có thể mong muốn ở trong thức uẩn rằng: “thức uẩn của tôi phải như thế này, thức uẩn của tôi đừng như thế kia”.

Này chư  tỳ khưu, bởi vì thức uẩn là vô ngã, cho nên thức uẩn phải chịu thay đổi, biến dịch.

Và các con cũng không thể đạt được trong thức uẩn rằng: “thức uẩn của tôi phải như thế này, thức của tôi đừng như thế kia”.

Ngữ vựng:

Viññāṇa:                       thức uẩn

Viññāṇe:                       trong thức uẩn

***

 

6. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave:

- Rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’ti?

- “Aniccaṃ, Bhante”.

- Yaṃ pan’āniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti.

- “Dukkhaṃ, Bhante”.

- Yaṃ pan’āniccaṃ dukkhaṃ viparināma-dhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ “Etaṃ mama, eso’ham’asmi, eso me attā” ti?

- No he’taṃ, Bhante.

Dịch nghĩa:

Này các tỳ khưu, các con hiểu như thế nào về lời nói của Như Lai? Sắc uẩn là thường hay vô thường?

Bạch Đức Thế Tôn, vô thường.

Sắc uẩn nào là vô thường, sắc uẩn ấy là khổ hay là lạc?

Bạch Đức Thế Tôn, khổ.

Cái gì có trạng thái vô thường, khổ và biến hoại, có nên chấp cái đó rằng: “Sắc uẩn này là của ta, sắc uẩn ấy là ta, sắc uẩn ấy là tự ngã của ta?”

Bạch Đức Thế Tôn, quả thật không nên.

Ngữ vựng:

Taṃ:                            điều đó (lời nói của Như Lai)

Kiṃ:                             thế nào

Maññati:                       nghĩ, hiểu

Nicca:                          thường, không sanh  không diệt

Anicca:                         vô thường, có sanh có diệt

Vipariṇāma:                  biến đổi

Kalla:                           nên

Nu:                               hay không

Samanupassati:             chấp thủ

Mama:                          của ta

Asmi:                           

Attā:                             tự ngã

No:                              không

He’taṃ: = hi + etaṃ

***

7. Vedanā niccā vā aniccā vā’ti?

- Aniccā Bhante.

- Yaṃ pan’āniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti?

- Dukkhaṃ Bhante.

- Yaṃ pan’āniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāma-dhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ “Etaṃ mama, eso’ham’asmi, eso me attā” ti?

- No he’taṃ Bhante.

Dịch nghĩa:

- Thọ uẩn là thường hay vô thường?

- Bạch Đức Thế Tôn, vô thường.

- Thọ uẩn nào là vô thường, thọ uẩn ấy là khổ hay là lạc?

- Bạch Đức Thế Tôn, khổ.

- Cái gì có trạng thái vô thường, khổ và biến hoại, có nên chấp cái đó rằng: “Thọ uẩn này là của ta, thọ uẩn ấy là ta, thọ uẩn ấy là tự ngã của ta?”

- Bạch Đức Thế Tôn, quả thật không nên.

***

8. - Saññā niccā vā aniccā vā’ti?

- Aniccā, Bhante.

- Yaṃ pan’āniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti?

- Dukkhaṃ, Bhante.

- Yaṃ pan’āniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāma-dhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ “Etaṃ mama, eso’ham’asmi, eso me attā” ti?

- No he’taṃ Bhante.

Dịch nghĩa:

- Tưởng uẩn là thường hay vô thường?

- Bạch Đức Thế Tôn, vô thường.

- Tưởng uẩn nào là vô thường, tưởng uẩn ấy là khổ hay là lạc?

- Bạch Đức Thế Tôn, khổ.

- Cái gì có trạng thái vô thường, khổ và biến hoại, có nīn chấp cái đó rằng: “Tưởng uẩn ấy là của ta, tưởng uẩn ấy là ta, tưởng uẩn ấy là tự ngã của ta?”

- Bạch Đức Thế Tôn, quả thật không nên.

 

9. - Saṅkhārā niccā vā aniccā vā’ti?

- Aniccā Bhante.

- Yaṃ pan’āniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti?

- Dukkhaṃ, Bhante.

- Yaṃ pan’āniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāma-dhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ “Etaṃ mama, eso’ham’asmi, eso me attā” ti?

- No he’taṃ Bhante.

 

Dịch nghĩa:

- Hành uẩn là thường hay vô thường?

- Bạch Đức Thế Tôn, vô thường.

- Hành uẩn nào là vô thường, hành uẩn ấy là khổ hay là lạc?

- Bạch Đức Thế Tôn, khổ.

- Cái gì có trạng thái vô thường, khổ và biến hoại, có nên chấp cái đó rằng: “Hành uẩûn ấy là của ta, hành uẩn ấy là ta, hành uẩn ấy la tự ngã của ta?”

- Bạch Đức Thế Tôn, quả thật không nên.

***

10. - Viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’ti?

- Aniccaṃ, Bhante.

- Yaṃ pan’āniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti?

- Dukkhaṃ Bhante.

- Yaṃ pan’āniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāma-dhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ “Etaṃ mama, eso’ham’asmi, eso me attā” ti?

- No he’taṃ Bhante.

 

Dịch nghĩa:

Thức uẩn là thường hay vô thường?

Bạch Đức Thế Tôn, vô thường.

Thức uẩn nào là vô thường, thức uẩn ấy là khổ hay là lạc?

Bạch Đức Thế Tôn, khổ.

Cái gì có trạng thái vô thường, khổ và biến hoại, có nên chấp cái đó rằng: “Thức uẩn ấy là của ta, thức uẩn ấy là ta, thức uẩn ấy là tự ngã của ta?”

Bạch Đức Thế Tôn, quả thật không nên.

***

 


11. Tasmā tiha, bhikkhave, yaṃ kiñci rūpaṃ atītā’nāgata-paccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ “N’etaṃ mama, n’eso’ham’asmi, na m’eso attā” ti evametaṃ yathābhūtaṃ samma-ppaññāya daṭṭhabbaṃ.

 

Ngữ vựng:

Tasmā:                         vì vậy

Tiha:                             trong đời này (từ đệm)

Atīta:                            trong quá khứ

Anāgata:                       trong vị lai

Paccuppanna:               trong hiện tại

Ajjhatta:                       bên trong thân

Bahiddha:                     bên ngoài thân

Oḷārika:                       thô

Sukhuma:                     vi tế

Hīna:                            thấp kém

Paṇīta:                          cao quý

Dūre:                            xa

Santike:                        gần

N’etaṃ mama = Na etaṃ mama: cái ấy không phải là của ta

N’eso’ham’asmi = Na eso ahaṃ asmi: cái ấy không phải là ta

Na m’eso attā = Na me eso attā: cái ấy không phải là tự ngã của ta

Evaṃ:                           như vậy

Etaṃ :                          tất cả những điều trên

Yathābhūta:                  đúng như thực tánh của tất cả các pháp

Sammappaññāya:          bằng trí tuệ thiền tuệ

Daṭṭhabba:                    hãy quán xét, nên được thấy rõ

 

Dịch nghĩa:

Vì vậy, này các tỳ khưu, nên thấy rõ bằng trí tuệ thiền tuệ đúng theo thực tánh tất cả các pháp rằng: “Những sắc nào trong quá khứ, trong vị lai, hay trong hiện tại, bên trong hay bên ngoài, thô hay tế, thấp kém hay cao quý, xa hay gần, tất cả những sắc ấy không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta.”

***

12. Yā kāci vedanā atītā’nāgata-paccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ  vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā vā yā dūre santike vā, sabbā vedanā “N’etaṃ mama, n’eso’ham’asmi, na m’eso attā”ti evam'etaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

 

Dịch nghĩa:

 Vì vậy, này các tỳ khưu, nên thấy rõ bằng trí tuệ thiền tuệ đúng theo thực tánh tất cả các pháp rằng: “Những cảm thọ  nào trong quá khứ, trong vị lai, hay trong hiện tại, bên trong hay bên ngoài, thô hay tế, thấp kém hay cao quý, xa hay gần, tất cả những cảm thọ ấy không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta.”

***

 

13. Yā kāci saññā atītā’nāgata-paccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ  vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā vā yā dūre santike vā, sabbā saññā “N’etaṃ mama, n’eso’ham’asmi, na m’eso attā”ti evam'etaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

 

Dịch nghĩa:

 Vì vậy, này các tỳ khưu, nên thấy rõ bằng trí tuệ thiền tuệ đúng theo thực tánh tất cả các pháp rằng: “Những tưởng nào trong quá khứ, trong vị lai, hay trong hiện tại, bên trong hay bên ngoài, thô hay tế, thấp kém hay cao quý, xa hay gần, tất cả những tưởng ấy không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta.”

***

 

14. Ye keci saṅkhārā atītā’ nāgata-paccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ  vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā vā yā dūre santike vā, sabbe saṅkhārā “N’etaṃ mama, n’eso’ham’asmi, na m’eso attā”ti evam'etaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

 

Dịch nghĩa:

 Vì vậy, này các tỳ khưu, nên thấy rõ bằng trí tuệ thiền tuệ đúng theo thực tánh tất cả các pháp rằng: “Những hành nào trong quá khứ, trong vị lai, hay trong hiện tại, bên trong hay bên ngoài, thô hay tế, thấp kém hay cao quý, xa hay gần, tất cả những hành ấy không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta.”

***

 

15. Yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītā’ nāgata-paccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ “N’etaṃ mama, n’eso’ ham’asmi, na m’eso attā”ti evam'etaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

 

Dịch nghĩa:

 Vì vậy, này các tỳ khưu, nên thấy rõ bằng trí tuệ thiền tuệ đúng theo thực tánh tất cả các pháp rằng: “Những thức  nào trong quá khứ, trong vị lai, hay trong hiện tại, bên trong hay bên ngoài, thô hay tế, thấp kém hay cao quý, xa hay gần, tất cả những thức ấy không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta.”

***

 

16. Evaṃ passaṃ bhikkhave sutavā Ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati. Virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttam'iti ñāṇaṃ hoti. Khīṇā jāti. Vusitaṃ brahmacariyaṃ. Kataṃ karaṇīyaṃ. Nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāti.

Dịch nghĩa:

Này các tỳ khưu, bằng trí tuệ thấy rõ ngũ uẩn này không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta, bậc Thánh Thanh văn nhàm chán trong sắc uẩn, nhàm chán trong thọ uẩn, nhàm chán trong tưởng uẩn, nhàm chán trong hành uẩn, nhàm chán trong thức uẩn. Khi nhàm chán như vậy, thì tâm không còn tham ái. Do không tham ái nên giải thoát. Trí tuệ thấy rõ giải thoát đây chính là giải thoát thật sự. Không còn sự tái sanh. Phạm hạnh đã hoàn thành. Phận sự cần làm đã làm xong. Vị ấy biết rõ từ kiếp này không còn kiếp sau nữa.

Ngữ vựng:

Passa:                           thấy rõ

Sutavā:                         sau khi nghe

Ariyasāvaka:                 bậc Thánh thanh văn

Nibbindati:                    nhàm chán, không còn dính mắc

Nibbinda:                     sự nhàm chán

Virajjati:                       thoát ly, không còn tham muốn

Virāga:                         diệt tận tham ái

Vimuccati:                    giải thoát, không còn phiền não

Jāti:                              tái sinh

Khīṇa:                          diệt tận

Vusita:                          đã hoàn thành

Karaṇīya:                     phận sự cần làm

Kata:                            đã làm xong

Pajānāti:                       biết rõ

Nāpara:                        không còn kiếp sau

Itthattāya:                     từ kiếp này

***

 

17. Idamavoca Bhagavā attamanā pañcavaggiyā bhikkhū Bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ.

Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne pañcavaggiyānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsu’ti.

Anattalakkhaṇasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dịch nghĩa:

Đức Thế Tôn thuyết giảng bài kinh này xong, nhóm 5 tỳ khưu vô cùng hoan hỷ với lời dạy của Đức Thế Tôn.

Ngay trong khi thuyết giảng bài kinh này, tâm giải thoát khỏi những phiền não trầm luân không còn chấp thủ nơi  ngũ uẩn đã phát sanh đến với nhóm 5 vị tỳ khưu.

Chấm dứt bài kinh vô ngã tướng.

Ngữ vựng:

Attamana:                     hoan hỷ

Bhāsita:                        lời dạy

Abhinandati:                 hoan hỷ

Veyyākaraṇa:               sự giảng giải

Āsavehi citta:                tâm giải thoát

Anupādāya:                  không còn chấp nơi  ngũ uẩn

Bhaññamāne:                khi đang thuyết giảng

Vimacciṃsu:                 đã giải thoát

  




[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024