• Học Kinh Tụng Pali

LỄ TAM BẢO TÓM TẮT

[Iti’piso...Bhagavā’ti] taṃ Arahatt’ādi-guṇa-samyuttaṃ Buddhaṃ sirasā ṇamāmi tañca Buddhaṃ imehi sakkārehi abhipūjayāmi.

[Svākkhāto ... viññūhī’ti] taṃ Svākkhātt’ādi-guṇa-samyuttaṃ Dhammaṃ sirasā ṇamāmi tañca Dhammaṃ imehi sakkārehi abhipūjayāmi.

[Su-paṭipanno ... lokassā’ti] taṃ Su-paṭipannatt’ādi-guṇa-samyuttaṃ Saṅghaṃ sirasā ṇamāmi tañca Saṅghaṃ imehi sakkārehi abhipūjayāmi.

 

Dịch nghĩa:

Con đê đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn với các Đức tánh vô sanh, v.v... với lòng tôn kính con cung kỉnh cúng dường lên  Đức Phật ấy.

Con đê đầu đảnh lễ Giáo Pháp với các ân Đức khéo thuyết giảng, v.v... với lòng tôn kính con cung kỉnh cúng duờng lên Chánh Pháp ấy.

Con đê đầu đảnh lễ Tăng với các Đức tánh thiện hạnh, .v.v... với lòng tôn kính con cung kỉnh cúng dường lên  Tăng Bảo ấy.

 

Ngữ vựng:

Samyutta: tương ưng, cùng với, hợp với.

 

TIVIDHA CETIYA VANDANAGĀTHĀ

Vandāmi cetiyaṃ sabbaṃ

Sabba-ṭṭhānesu patiṭṭhitaṃ

Sārīrika-dhātu mahābodhiṃ

Buddha-rūpaṃ sakalaṃ sadā.

                                           (3 lần1 lạy)

Dịch nghĩa:

Đệ  tử thường xin kính lễ tất cả bảo tháp, kim thân Đức Phật, ngọc-xá-lợi và cây đại bồ-đề  đã được tạo dựng, tôn trí khắp nơi .

 

Ngữ vựng:

Cetiya:                             tháp

Ṭhāna:                             nơi , chỗ

Sabba-ṭṭhānesu:               ở khắp nơi

Patiṭṭhita (patiṭṭhāti):         đã được xây dựng

Sārīrika:                           liên hệ đến thân

Dhātu:                             yếu tố, di vật, nguyên tố

Sārīrika-dhātu:                 xá-lợi

Mahābodhi:                     đại thọ bồ đề

Buddha-Rūpa:                 tượng phật

Sakalaṃ:                         toàn thể

Sadā:                               luôn luôn

 

LỄ BÁI XÁ LỢI, BẢO THÁP, CÂY BỒ ĐỀ

Con xin thành kính làm lễ tất cả Bảo Tháp. Ngọc Xá-Lợi, đại thọ Bồ Đề và Kim thân Phật đã tạo thờ trong khắp mọi nơi. (3 lần1 lạy)

****

Con xin cung kính nhất tâm

Đảnh lễ Xá-Lợi, kim thân Phật-Đà

Bồ-Đề, bảo tháp gần xa

Đời đời hương liệu, trầm hoa cúng dường. (3 lần1 lạy)

 

LỄ BÁI TAM THẾ TAM BẢO

 

1. Sambuddhe aṭṭha vīsañca dvā-dasañca sahassake pañca-sata-sahassāni ṇamāmi sirasā ahaṃ. Tesaṃ Dhammañca Saṅghañca ādarena ṇamāmi’haṃ, ṇama-kkār’ānubhāvena hantvā sabbe upaddave anekā antarāyā’pi vinassantu asesato.

2. Sambuddhe pañca-paññāsañca, catu-vīsati-sahassake, dasa-sata-sahassāni ṇamāmi sirasā ahaṃ. Tesaṃ Dhammañca Saṅghañca ādarena ṇamāmi’ham ṇama-kkhār’ānubhāvena hantvā sabbe upaddave anekā antarāyā’pi vinassantu asesato.

3. Sambuddhe nav’uttara-sate, aṭṭha-cattālīsa-sahassake, vīsati-sata-sahassāni ṇamāmi sirasā ahaṃ. Tesaṃ Dhammañca Saṅghañca ādarena ṇamāmi’haṃ, ṇama-kkār’ānubhāvena hantvā sabbe upaddave anekā antarāyā’pi vinassantu asesato.

 

Dịch nghĩa:

(1) Con xin đê đầu đảnh lễ 28 vị Chánh Biến Tri, 12000 vị Chánh Biến Tri và 500 000 vị Chánh Biến Tri.

Với lòng tôn kính con xin đảnh lễ Pháp và Tăng của các vị ấy.

Do oai lực của sự kính lễ, sau khi đã đoạn tận tất cả thống khổ, xin cho hết thảy những chướng ngại được tiêu trừ.

(2) Con xin đê đầu đảnh lễ 55 vị Chánh Biến Tri, 24000 vị Chánh Biến Tri và 1000 000 vị Chánh Biến Tri.

Với lòng tôn kính con xin đảnh lễ Pháp và Tăng của các vị ấy.

Do oai lực của sự kính lễ, sau khi đã đoạn tận tất cả thống khổ, xin cho hết thảy những chướng ngại được tiêu trừ.

(3) Con xin đê đầu đảnh lễ 109 vị Chánh Biến Tri, 48000 vị Chánh Biến Tri và 2000 000 vị Chánh Biến Tri.

Với lòng tôn kính con xin đảnh lễ Pháp và Tăng của các vị ấy.

Do oai lực của sự kính lễ, sau khi đã đoạn tận tất cả thống khổ, xin cho hết thảy những chướng ngại được tiêu trừ.

 

Ngữ vựng:

Vīsaṃ (vīsati):      20

Dvā-dasa:            12

Sahassaka:          gồm 1000

Sahassa:              1000

Sata:                    100

Ādara:                 lòng tôn kính

Sira (uttam’aṅga):            cái đầu

Sirasā:                             với cái đầu

Nama-kkhāra:                 sự kính lễ

Pañca:                             5

Anubhāva:                       oai lực

Hantvā (hanati, hati):        sau khi đã đoạn diệt

Upaddava:                       sự thống khổ

Aneka:                            nhiều, những

Antarāya:                         chướng ngại, sự nguy hiễm

Vinassati:                         được tiêu diệt

Asesato:                          hết thảy

Tesaṃ:                            của các...ấy

Paññasa:              50

Pañca-paññāsa:               55

Catu:                               4

Catu-vīsati:                      24

Dasa-sata:                       1000 (10 ×100)

Dasa-sata-sahassa:          1000 000 (10 × 100 × 1000)

Nava:                              9

Nav’uttara-sata:               109

Cattālīsa:                         40

Aṭṭha-cattālīsa-sahassa:    48 000

Vīsati-sata:                      2000(20x100)

Vīsati-sata-sahassa:         2000 000

Uttara:                             không

 

LỄ BÁI CHƯ PHẬT

1. Con đem hết lòng thành kính, làm lễ 28 vị Chánh Biến Tri, 12 ngàn vị Chánh Biến Tri và 500 ngàn vị Chánh Biến Tri.

Con đem hết lòng thành kính làm lễ Pháp-Bảo và Tăng-Bảo của các vị Chánh Biến Tri ấy.

Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực các bậc Chánh Biến Tri, mà những điều rủi ro và sự tai hại thảy đều diệt tận.

2. Con đem hết lòng thành kính, làm lễ 55 vị Chánh Biến Tri, 24 ngàn vị Chánh Biến Tri và 1 triệu vị Chánh Biến Tri.

Con đem hết lòng thành kính, làm lễ Pháp Bảo và Tăng Bảo của các vị Chánh Biến Tri ấy.

Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực các bậc Chánh Biến Tri, mà những điều rủi ro và sự tai hại thảy đều diệt tận.

3. Con đem hết lòng thành kính làm lễ 109 vị Chánh Biến Tri, 48 ngàn vị Chánh Biến Tri và 2 triệu vị Chánh Biến Tri.

Con đem hết lòng thành kính làm lễ Pháp Bảo và Tăng Bảo của các vị Chánh Biến Tri ấy.

Do sự lễ bái cúng dường, xin nhờ oai lực các bậc Chánh Biến Tri, mà những điều rủi ro và sự tai hại thảy đều diệt tận.

****

1. Xin cúi đầu đảnh lễ

Hai tám vị Biến tri

Mười hai ngàn Biến tri

Năm trăm ngàn Biến tri

Đồng đê đầu lễ bái

Giáo Pháp và Tăng già

Bậc Chánh Biến tri ấy

Do sự kính lễ này

Đoạn tận các khổ ưu

Tiêu trừ pháp chướng ngại.

 

2. Xin cúi đầu đảnh lễ

Năm trăm vị Biến tri

Hai bốn ngàn Biến tri

Một triệu vị Biến tri

Đồng đê đầu lễ bái

Giáo Pháp và Tăng già

Bậc Chánh Biến tri ấy

Do sự kính lễ này

Đoạn tận các khổ ưu

Tiêu trừ pháp chướng ngại.

 

3. Xin cúi đầu đảnh lễ

Một trăm chín Biến tri

Bốn tám ngàn Biến tri

Hai triệu vị Biến tri

Đồng đê đầu lễ bái

Giáo Pháp và Tăng già

Bậc Chánh Biến tri ấy

Do sự kính lễ này

Đoạn tận các khổ ưu

Tiêu trừ pháp chướng ngại.

 

DÂNG HOA

Pūjemi Buddhaṃ kusumenanena

Puññena me tena ca hotu mokkhaṃ

Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ me

Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ.

Pūjemi Dhammaṃ ...

Pūjemi Saṅghaṃ ...

 

DÂNG HOA

Dâng hoa cúng đến Phật-đà

Nguyện mau giải thoát sanh già khổ đau

Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu

Tấm thân tứ đại khỏi sao điêu tàn.

 

- Lần 2: thay Phật-đà = Đạt-ma

- Lần 3: thay Phật-đà = Tăng già       (lạy)

 

TỪ BI NGUYỆN

 

Sabbe puratthimāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Sabbe puratthimāya anu-disāya sattā averā sukhī hontu.

Sabbe dakkhiṇāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Sabbe dakkhiṇāya anu-disāya sattā averā sukhī hontu.

Sabbe pacchimāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Sabbe pacchimāya anu-disāya sattā averā sukhī hontu.

Sabbe uttarāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Sabbe uttarāya anu-disāya averā sukhī hontu.

Sabbe uparimāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Sabbe heṭṭhimāya disāya sattā averā sukhī hontu.

Sabbe sattā averā hontu, sukhitā hontu, ni-ddukkhā hontu, abyāpajjhā hontu, anīghā hontu, dīgh’āyukā hontu, arogā hontu, sampattīhi samijjhantu, sukhi attānaṃ pariharantu, dukkha-ppattā ca ni-ddukkhā, bhaya-ppattā ca ni-bbhayā, soka-ppattā ca ni-ssokā hontu sabbe’pi Pānino.

 

Dịch nghĩa:

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Đông (Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây  Bắc, Bắc, Đông Bắc, trên, dưới) không oan trái nhau, đều được an lạc.

Nguyện cho tất cả chúng sanh không oan trái nhau, an vui, thoát khổ, không bị nhiễu hại, không bị bất hạnh, được sống lâu, không bệnh hoạn, được thành tựu viên mãn, tự giữ mình được an lạc. Tất cả chúng hữu tình đã bị khổ, xin cho được thóat khổ; đã bị sợ hãi, được xa lìa sợ hãi; đã bị ưu phiền, được thoát khổ ưu phiền.

 

Ngữ vựng:

Puratthima:                      Đông

Disā:                                hướng

Anu-disā:                         hướng kế

Dakkhiṇa:                        Nam

Pacchima:                        Tây

Uttara:                             Bắc


Uparima:                         trên

Heṭṭhima:                         dưới

Avera (a+vera):               không oan trái

Hoti: là; hotu (số ít):         hãy là, xin cho, nguyện;

hontu (số nhiều)

Sukhi:                              sự an lạc

Satta:                               chúng sanh

Sukhita:                           sự an lạc

Niddukkha (ni+dukkha): thoát khổ, ly khổ

Abyāpajjhā (a+vyāpajjha):           không bị nhiễu hại

Anīgha (a+nīgha):                         không bị xáo trộn

Dīgh’āyuka (dīgha+āyuka): sống lâu, trường thọ

Aroga (a+roga):               không bệnh hoạn

Sampatti:                         thành mãn, viên thành

Samijjhati:                        đạt thành

Atta:                                ta, tự mình

Pariharati:                        bảo vệ

Patta (Pāpuṇāti): đạt được

Bhaya:                             sợ hãi

Soka:                              ưu phiền

 

TỪ BI NGUYỆN 

Rải Tâm Bác Ái Đến Tất Cả Các Hướng

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Đông, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Đông Nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Tây Nam, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Tây, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Tây Bắc, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Bắc, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Đông Bắc, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng trên, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng dưới, đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui.

Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng, hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh họan, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được sự yên vui. Tất cả chúng sanh đến khổ rồi, xin đừng cho có khổ, đến sự kinh sợ rồi, xin đừng cho kinh sợ, đến sự thương tiếc rồi, xin đừng cho thương tiếc.

*****

Nguyện cầu tám hướng, mười phương

Chúng sanh ba cõi, sáu đường an vui

Dứt trừ oan trái nhiều đời

Bao nhiêu thống khổ, lần hồi tiêu tan

Rời xa nhiễu hại, nguy nan

Bỏ lòng hẹp lượng, mưu toan lợi cầu

Chúng sanh ít bệnh, sống lâu

Thành tựu đầy đủ phước sâu, đức dày

Nguyện cho an lạc từ nay

Dứt trừ khổ não, đắng cay, oán hờn

Dứt trừ kinh sợ, tai ương

Bao nhiêu hoạn nạn, ưu phiền từ ly

Ngưỡng cầu Tam Bảo chứng tri

Sống đời thanh hạnh, từ bi vẹn toàn.

 

 

***

 

HỒI HƯỚNG CHƯ  THIÊN

Ākāsa-ṭṭhā ca bhumma-ṭṭhā

Devā Nāgā mah’iddhikā

Puññaṃ no anumodantu

Ciraṃ rakkhantu sāsanaṃ.

[thay thế sāsanaṃ: rājano, ñatayo, pānino, no sadā]

 

Dịch nghĩa:

Chư  Thiên, Long Vương có đại thần lực ở trên hư không và trên địa cầu. Hãy hoan hỷ với phước của chúng tôi. Cầu xin (các vị) thường hộ trì cho Giáo pháp (của Đức Phật) được lâu dài.

[Quốc vương, quyến thuộc, chúng sanh và chúng tôi].

 

Ngữ vựng:

Ākāsa:                 hư không, bầu  trời

Ākāsa-ṭṭhā:          ở trên không

Mah’iddhikā (mahā+iddhikā): đại thần lực

Puñña:                 phước

Anumodati:          tuỳ hỷ

Ciraṃ:                 lâu dài

Rakkhati:             hộ trì, bảo vệ

Sāsana:                lời dạy, giáo pháp

Rājā:                   vua, quốc vương

Ñāti:                    quyến thuộc

Ṭhā (tiṭṭhati):       

Ṭhāna:                 chỗ

No:                     của chúng tôi

 

Chư Thiên ngự trên hư không

Địa cầu thường ngự rõ thông mọi điều

Long vương thần lực có nhiều

Đồng xin hoan hỷ phước đều chúng con

Hộ trì Phật giáo Tăng bồi

Các Bậc Thầy Tổ an vui lâu dài

Quyến thuộc tránh khỏi nạn tai

Chúng sanh được hưởng phước dài bền lâu

Chúng con vui thú đạo mầu

Tu hành tinh tấn ngõ hầu vô sanh.

 

 

***

 

HỒI HƯỚNG QUYẾN THUỘC

Idaṃ no (vo) ñātinaṃ hontu sukhitā hontu ñātayo. (3 lần)

 

Dịch nghĩa:

Nguyện phước này đến cho quyến thuộc của chúng tôi (của quí vị, của các anh). Nguyện cho quyến thuộc được an vui.

 

***

Nguyện cầu phước báu làm đây

Xin cho quyến thuộc được phần an vui

Dứt trừ khổ não luân hồi

Bao nhiêu tai ách dần dần tiêu tan.

 

***

 

HỒI HƯỚNG CHÚNG SANH

Yaṃ kiñci kusala-kammaṃ kattabbaṃ kiriyaṃ mama kāyena vācā-manasā Tidase sugataṃ kataṃ. Ye sattā saññino atthi ye ca sattā asaññino, kataṃ-puñña-phalaṃ mayhaṃ sabbe bhāgī bhavantu te, ye taṃ kataṃ su-viditaṃ dinnaṃ puñña-phalaṃ mayā, ye ca tattha na jānanti, devā gantvā nivedayum: Sabbe lokamhi ye sattā jīvant’āhāra-hetukā manuññaṃ bhojanaṃ sabbe labhantu mama cetasā' ti.

 

Dịch nghĩa:

Bất cứ thiện nghiệp nào là hành động đáng được làm với thân, khẩu, ý của tôi đều tác thành đến cõi trời Đao Lợi. Có chúng sanh hữu tưởng nào, có chúng sanh vô tưởng nào, tất cả các vị là người chia phần phước quả mà tôi đã làm. Chúng sanh nào đã khéo hay biết những công Đức do tôi hồi hướng (xin hãy tùy hỷ); chúng sanh ở nơi  nào không hay biết, xin Chư  Thiên sau khi đi, hãy báo truyền cho họ rõ “Tất cả chúng sanh nào sống trên thế gian do nhân vật thực, xin hãy thoả thích nhận phần phước vật thực do tôi hồi hướng với tâm hoan hỷ.”

 

Ngữ vựng:

Yaṃ kiñci:           bất cứ cái gì

Kusala:                thiện

Kamma:              nghiệp

Kattabba (karoti):            nên làm

Kiriya:                 hành động

Mama:                 của tôi

Kāya:                  thân

Vācā:                  khẩu

Manasā:              ý

Tidasā:                33, cõi trời 33 (Đao lợi)

Sugata:                thiện thú

Kata:                   tác thành

Saññā:                 hữu tưởng

Asaññā:               vô tưởng

Atthi:                  

Puñña:                 phước, công Đức

Phala:                  quả

Mayhaṃ:             của tôi

Bhāgī:                  người chia phần

Bhavati (hoti):     

Su-vidita:             khéo biết

Dinna:                  đã cho

Mayā:                  bởi tôi

Tattha:                 ở đó

Na-jānāti:            không biết

Gantvā:                sau khi đi

Nivedayuṃ:         thông báo, cho biết

Jīvanta (jīvati):      sống

Āhāra:                 thức ăn

Hetukā:               do nhân

Manuñña:            thoả thích

Bhojana: vật thực, bữa ăn

Labhati:               nhận

Cetasā:                với tâm (hoan hỷ)

 

Con xin hồi hướng phước lành

Khắp cùng Pháp giới, chúng sanh gội nhuần

Mẹ cha thầy tổ thân nhân

Hiện tiền, quá vãng trọn phần pháp duyên

Cầu xin Hộ Pháp chư Thiên

Phát tâm hoan hỷ báo truyền gần xa

Cầu cho mưa thuận gió hòa

Pháp luân thường chuyển nhà nhà an khương

Chúng sanh ba cõi sáu đường

Do nhờ thực phẩm bảo tồn mạng căn

Nghiệp lành từ khẩu, ý, thân

Hóa thành phước quả tùy nhân nguyện cầu.

 

 

***

NGUYỆN

Idaṃ vata me puññaṃ āsava-kkhayāv’ahaṃ hontu anāgate.

 

Dịch nghĩa:

Do sự bố thí phước (cúng dường) chân thành của con, nguyện cho lậu hoặc được đoạn tận trong ngày vị lai.

 

Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch làm đây, hãy là pháp duyên lành, để dứt khỏi những điều ô nhiễm, ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai. (lạy)

***

Do  phước báu chúng con đã tạo

Xin chân thành nguyện lực từ nay

Tất cả lậu hoặc ngủ ngầm

Trong tâm đoạn tận nơi ngày vị lai.

 

***

 

XIN BÁT QUAN TRAI GIỚI

Ukāsa, mayaṃ (ahaṃ) bhante, visuṃ visuṃ rakkhan’atthāya, tisaraṇena saha aṭṭh’aṅga-samannāgataṃ uposathaṃ yācāma.

Dutiyam’pi...

Tatiyam’pi...

 

Dịch nghĩa:

Bạch hóa Đại Đức, chúng con xin thọ trì tam quy và bát quan trai giới, để vâng giữ hành theo, cho được sự lợi ích.

...Lần thứ nhì.

...Lần thứ ba.

 

Ngữ vựng:

Ukāsa:                 kính bạch

Bhante:                ngài

Visuṃ:                 từng phần

Rakkhana:           sự giữ gìn

Attha:                  sự lợi ích

Ti-saraṇa:            tam quy

Saha:                   cùng với

Samannāgata:      gồm có

Uposatha:            trai giới, bố tát

Yācati:                 xin


TAM QUI

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

 

Dutiyaṃ’pi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyaṃ’pi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyaṃ’pi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

 

Tatiyaṃ’pi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyaṃ’pi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyaṃ’pi Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi

 

Dịch nghĩa:

Con (hết lòng thành kính) xin quy y Phật.

Con (hết lòng thành kính) xin quy y Pháp

Con (hết lòng thành kính) xin quy y Tăng

...Lần thứ nhì

...Lần thứ ba.

***

 

BÁT GIỚI

1. Pāṇ’ātipātā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.

2. Adinn’ādānā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.

3. A-brahma-cariyā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.

4. Musā-vādā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.

5. Surā-meraya-majja-ppamāda-ṭṭhānā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.

6. Vi-kāla-bbhojanā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādi-yāmi.

7. Nacca-gīta-vādita-visūka-dassanā, mālā-gandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhūsana-ṭṭhānā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.

8. Uccā-sayana-mahā-sayanā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.

 

Dịch nghĩa:

1. Con nguyện giữ điều học lánh xa sát hại sinh vật.

2. Con nguyện giữ điều học lánh xa lấy của không cho.

3. Con nguyện giữ điều học lánh xa phi phạm hạnh.

4. Con nguyện giữ điều học lánh xa nói dối.

5. Con nguyện giữ điều học lánh xa rượu và các chất say làm cho phóng dật.

6. Con nguyện giữ điều học lánh xa ăn phi thời.

7. Con nguyện giữ điều học lánh xa xem ca vũ nhạc kịch, không đeo tràng hoa, dùng nước hoa, hương liệu và trang điểm.

8. Con nguyện giữ điều học lánh xa chỗ nằm ngồi cao rộng.

 

Ngữ vựng:

Pāṇa:                   mạng sống

AtiPāta (ātiPāteti):            sát hại

Veramaṇī:            tránh, kiêng

Sikkhā-pada:       điều học

Samādiyati:          thọ trì

Adinna:                không cho

Adāna (Ādāti):     lấy

A-brahma-cariya:            phi phạm hạnh

Musā:                  dối trá

Vāda:                  lời nói

Surā:                   rượu cất

Meraya:               rượu men

Majja:                 chất say

Pamāda:              phóng dật

Ṭhāna:                 điều kiện, nguyên nhân

Vi-kāla:               phi thời

Nacca:               

Gīta:                    ca

Vādita:                nhạc

Visūka:                kịch

Dassana: xem

Mālā:                   tràng hoa

Gandha:               hương liệu

Vilepana:             nước hoa

Dhāraṇa:             sự đeo mang

Maṇḍana:            vật trang điểm

Vibhūsana:          sự tô điểm

Ucca:                  cao

Sayana:               chỗ nằm

 

***

 

NGUYỆN THỌ TRÌ BÁT GIỚI

Imaṃ aṭṭh’aṅga-samannāgataṃ Buddha-ppaññattaṃ uposathaṃ imañca rattiṃ imañca divasaṃ sammad’eva abhirakkhituṃ samādi-yāma.

 

Dịch nghĩa:

Trai giới nầy đã được Đức Phật quy định gồm 8 chi, con xin thọ trì trọn đêm nay và ngày nay.

Ngữ vựng:

Paññatta (paññāpeti):       đã thi thiết, quy định, công bố

Ratti:       đêm

Divasa:    ngày

Sammad’eva (sammā+eva): suốt, trọn

Abhirakkhituṃ (abhirakkhati): giữ gìn

Samādiyati: thọ nhận, chấp nhận

 

***

 

PHÉP THỌ TRÌ TAM QUY VÀ NGŨ GIỚI

Ukāsa, mayaṃ (ahaṃ) bhante, visuṃ visuṃ rakkhan’atthāya, tisaraṇena saha pañca-sīlani yācāma.

Dutiyam’pi...

Tatiyam’pi...

Bạch quá Đại đức Tăng, chúng con xin thọ trì Tam qui và ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích.

Bạch quá Đại đức Tăng, chúng con xin thọ trì Tam qui và ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ nhì.

Bạch quá Đại đức Tăng, chúng con xin thọ trì Tam qui và ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ ba.

 

Vị thầy đọc phần truyền Tam Qui và Ngũ giới, Phật tử đọc theo.

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa.(3 lần)

Con đem hết lòng thành kính làm lễ Đức Bhagavā đó, Ngài là bậc Arahaṃ cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy. (3 lần, lạy)

TAM QUY

Buddhaṃ saranaṃ gacchāmi. 

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.

Dhammaṃ saranaṃ gacchāmi.     

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp

Saṅghaṃ saranaṃ gacchāmi.   

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.

Dutiyampi… (lần thứ nhì)

Tatiyampi…  (lần thứ ba)                              

Thầy truyền giới đọc: Phép quy y Tam Bảo tròn đủ chỉ có bấy nhiêu

Phật tử thọ giới đọc:   Ama bhante – Dạ, xin vâng.

 

PHẦN NGŨ GIỚI

1. Pāṇ’ātipātā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.            

2. Adinn’ādānā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.                    

3. Kāmesu-micchācāra veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.       

4. Musā-vādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

5. Surā-meraya-majja-ppamāda-ṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.   

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà dâm.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.

Con  xin vâng giữ điều học là cố  ý tránh xa sự dễ duôi, uống rượu và các chất say.               

Thầy truyền giới đọc:

Imāni pañca sikkhā-padāni sādhukaṃ katvā appamādena niccakālaṃ sammārakkhitabbaṃ.

Chư thiện tín sau khi thọ trì Tam Quy và Ngũ Giới nơi Tam Bảo hãy cố gắng vâng giữ hành theo cho được trong sạch đến trọn đời, chẳng nên dễ duôi.

Phật tử thọ giới đọc: Ama bhante – Dạ, xin vâng.

Thầy truyền giới đọc:

Sīlena sugatiṃ yanti,                    

Sīlena bhogasampadā,                    

Sīlena nibbutiṃ yanti,       

Tasmā sīlaṃ visodhaye.

Tất cả chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới, tất cả chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, tất cả chúng sanh được giải thoát nhập Niết-bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên chư thiện tín hãy cố gắng thọ trì giới luật cho được trong sạch đừng để lấm nhơ. 

Phật tử thọ giới đọc: Ama bhante – Dạ, xin vâng.

          

PHÉP THỌ TRÌ BÁT QUAN TRAI GIỚI

Ukāsa mayaṃ Bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaranena saha atthaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāma.                                                

Dutiyam’pi mayaṃ….                             

Tatiyam’pi mayaṃ ….

 

(PHẦN TAM QUI giống như THỌ TRÌ NGŨ GIỚI ở trên)

PHẦN BÁT QUAN TRAI GIỚI

1. Pāṇ’ātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.                 

2. Adinn’ādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

3. Abrahma-cariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.            

4. Musā-vādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.                     

5. Surā-meraya-majja-ppamāda-ṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. 

6. Vikāla-bbhojanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.          

7. Nacca-gīta-vādita-visūka-dassanā, mālā-gandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhūsana-ṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.                                    

8. Uccā-sayana-mahā-sayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

1. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.

2. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.

3. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự thông dâm.

4. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.

5. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.

6. Con xin vâng giữ  điều học là cố ý tránh xa sự ăn sái giờ.

7. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự múa haut, thổi kèn, đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn, trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.

8. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

Người thọ giới đọc tiếp:                      

Imaṃ aṭṭh’aṅga-samannāgataṃ Buddhappaññattaṃ uposathaṃ imañca rattiṃ imañca divasaṃ sammad’eva abhirakkhituṃ samādiyāma.

Thầy truyền giới nói:                          

Imāni aṭṭha-sikkhā-padāni sādhukaṃ katvā appamādena niccakālam sammārakkhitabbaṃ.

Phật tử đọc: Āma bhante - Dạ, xin vâng.

Thầy truyền giới đọc:

Sīlena sugatiṃ yanti,                    

Sīlena bhogasampadā,                    

Sīlena nibbutiṃ yanti,       

Tasmā sīlaṃ visodhaye.

Tất cả chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới, tất cả chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, tất cả chúng sanh được giải thoát nhập Niết-bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên chư thiện tín hãy cố gắng thọ trì giới luật cho được trong sạch đừng để lấm nhơ. 

Phật tử thọ giới đọc: Ama bhante – Dạ, xin vâng.

  




[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024