• Học Kinh Tụng Pali

KINH CẦU AN

 

KARAṆĪYA METTĀ SUTTA

KINH TÂM TỪ

 

1. Karaṇīyam’attha-kusalena

Yaṃ taṃ santaṃ padaṃ abhisamecca

Sakko ujū ca su-h-ujū ca

Suvaco c’assa mudu anatimānī.

 

Ngữ vựng 1:

Karaṇīya (karoti):            nên làm

Attha-kusala:                   rành rẽ điều thiện

Santa-pada:                     trạng thái an tịnh

Sakka:                             có khả năng

Abhisamecca (abhisameti): hiểu thấu, thông hiểu

Ujū:                                 ngay thẳng

Su-h-ujū:                         chánh trực

Suvaca:                           nhu thuận, dễ dạy, vâng lời

Assa (atthi):                     nên là, phải là, nên có

Mudu:                             hiền hòa, nhu mì

An-atimānī:                      không kiêu mạn

 

Người hằng mong an tịnh

Nên thể hiện Pháp lành

Có khả năng, chất phác

Ngay thẳng và nhu thuận

Hiền hòa, không kiêu mạn.

 

2. Santussako ca subharo ca

Appa-kicco ca sallahuka-vutti

Sant’indriyo ca nipako ca

Appagabbho kulesu an-anugiddho.

 

Ngữ vựng 2:

Santussaka:                                 tri túc

Subhara:                          dễ nuôi (thanh đạm)

Appa:                                          ít

Kicca:                             công việc, phận sự

Sallahuka:                                    nhẹ nhàng

Vutti:                                           đời sống, sự sống

Sant’indriya (santa+indriya): căn  thanh tịnh

Nipaka:                           mẫn tuệ

Appagabbha (a+pagabbha): không khinh xuất

Kula:                               gia đình

An-anugiddha:                 không quyến niệm

 

Sống dễ dàng, tri túc

Thanh đạm, không rộn ràng

Lục căn luôn trong sáng

Trí tuệ càng hiển minh

Chuyên cần, không quyến niệm.

 

3. Na ca khuddaṃ samācare kiñci

Yena viññū pare upavadeyyuṃ

Sukhino vā khemino hontu

Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.

 

Ngữ vựng 3:

Khudda:              nhỏ

Samācara:           cử chỉ, hành động, hạnh kiểm

Upavadāti:           chê trách

Upavadeyyuṃ:    đáng chê trách

Para:                   kẻ khác

Sukhī:                  người an lạc

Viññū:                 bậc trí, người biết

Khemī:                người an tịnh, thái bình

Sukhitatta:           trạng thái an lạc

Na...kiñci:            không ...nào

 

Không làm việc ác nhỏ

Mà bậc trí hiền chê

Nguyện thái bình an lạc

Nguyện tất cả sinh linh

Tròn đầy muôn hạnh phúc.

 

 

4. Ye keci pāṇa-bhūt’atthi

Tasā vā thāvarā va anavasesā

Dīghā vā ye mahantā vā

Majjhimā rassakā aṇuka-thūlā.

 

Ngữ vựng 4:

Tasā:                   yếu

Thāvarā: mạnh

An-avasesā:         không còn lại, không trừ ai

Dīgha:                  dài

Mahanta:             lớn

Majjhima:            trung bình

Rassakā:             thấp

Aṇuka:                ốm

Thūlā:                  mập

Keci:                   nào

Ye keci:               kẽ nào

 

Chúng sanh dù yếu mạnh

Lớn nhỏ hoặc trung bình

Thấp cao không đồng đẳng

Hết thảy chúng hữu tình

Lòng từ không phân biệt.

 

5. Diṭṭhā vā ye va adiṭṭhā

Ye ca dūre vasanti avidūre,

Bhūtā vā sambhavesī vā

Sabbe sattā bhavantu sukhitattā. 

 

Ngữ vựng 5:

Diṭṭha:     thấy được

A-ddiṭṭha:            không thấy được

Dūra:                   xa

Avidūra: gần

Vasati:     ở, trú

Bhūta:     chúng sanh đã sinh

Sambhavesā: chúng sanh đang đi đầu thai

Diṭṭhi:       kiến, thấy.

 

Hữu hình hoặc vô hình

Đã sinh hoặc chưa sinh

Gần xa không kể xiết

Nguyện tất cả sinh linh

Tròn đầy muôn hạnh phúc.

 

6. Na paro paraṃ nikubbetha

N’ātimaññetha katthacinaṃ kañci

Byārosanā paṭigha-saññā

N’aññam’aññassa dukkham’iccheyya.

 

Ngữ vựng 6:

Paro paraṃ:        lẫn nhau

Nikubbati:           lường đảo

Atimaññati:          bất bình

Katthaci: bất cứ đâu

Kañci = kiñci:      bất cứ điều gì

Byārosanā:          sân

Paṭigha:               ân hận

Saññā:                 tưởng

Aññam’aññassa: người này tới người khác, lẫn nhau

Icchati:                mong muốn

 

Đừng lừa đảo lẫn nhau

Chớ bất mãn điều gì

Đừng mong ai đau khổ

Vì tâm niệm sân si

Hoặc vì nuôi oán tưởng.

 

7. Mātā yathā niyaṃ puttaṃ

Āyusā eka-puttam’anurakkhe

Evam’pi sabba bhūtesu

Mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ.

 

Ngữ vựng 7:

Yathā...evaṃ:                  như...cũng vậy

Niya:                               của chính mình

Eka-putta:                       đứa con trai duy nhất

Anurakkha (anurakkhati):             bảo bọc, che chở

Mānasā:                          tâm

Bhāvaye (bhāveti):           phát triển

Aparimāṇa:                      vô lượng

 

Như mẹ giàu tình thương

Suốt đời lo che chở

Đứa con một của mình

Hãy phát tâm vô lượng

Cùng tất cả sinh linh.

 

8. Mettañca sabba lokasmiṃ

Mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ

Uddhaṃ adho ca tiriyañca

Asambādhaṃ averaṃ asapattaṃ.

 

Ngữ vựng 8:

Mettā:                             tâm từ

Uddha:                            trên

Adha:                              dưới

Tiriya:                              bề ngang

A-sambādha:                   không áp bức

A-sapatta:                        không oán thù

 

Từ bi gieo cùng khắp

Cả thế gian khổ hải

Trên dưới và quanh mình

Không hẹp hòi oan trái

Không giận hờn oán thù.

 

9. Tiṭṭhaṃ caraṃ nisinno vā

Sayāno vā yāvat’assa vigatamiddho

Etaṃ satiṃ adhiṭṭheyya

Brahmam’etaṃ vihāraṃ idham’āhu.

 

Ngữ vựng 9:

Tiṭṭha (tiṭṭhati):                 đứng

Cara:                               đi

Nisinna (Nisīdati):            ngồi

Sayāna:                           nằm

Yāva (t):              cho đến khi

Assa (atthi):                    

Vigata:                             không có, từ ly, đi khỏi, ngừng

Middha:                           thụy miên, buồn ngủ

Vigata-middha:                tỉnh táo, không ngủ

Sati:                                 niệm

Adhiṭṭheyya (adhiṭṭhāti): nên quyết định, nên nguyện

Brahmam’etaṃ = brahmaṃ+etaṃ

Idham’āhu:          nói rằng, tức là, chính là

 

Khi đi, đứng, ngồi, nằm

Bao giờ còn thức tỉnh

Giữ niệm từ bi này

Thân tâm thường thanh tịnh

Phạm hạnh chính là đây.

 

10. Diṭṭhiñca anupagamma

Sīlavā dassanena sampanno

Kāmesu vineyya gedhaṃ

Na hi jātu gabbha-seyyaṃ punaretī’ti.

 

Ngữ vựng 10:

Diṭṭhi:      ()kiến

An-upagamma (upagacchati): không đi đến, không chấp nhận

Sīlavantu: có giới hạnh

Dassana: kiến (tri kiến), chánh tri kiến

Vineyya: viễn ly, xả bỏ

Kāma:     trần dục

Gedha:    tham đắm

Jātu (jāti): sinh

Gabbha-seyyā:    bào thai

Punareti (puna + r + eti): trở lại, tái sinh

 

Ai xả ly kiến thủ

Giới hạnh được tựu thành

Chánh tri đều viên mãn

Không ái nhiễm dục trần

Thoát ly đường sanh tử.&

BUDDHA-JAYAMAṄGALA GĀTHĀ

KỆ PHẬT THẮNG HẠNH

 

1. Bāhuṃ sahassam’abhinimmita sāyudh’antaṃ

Girimekhalaṃ udita ghora-sasena-māraṃ

Dān’ādi dhamma-vidhinā jitavā Mun’indo

Taṃ tejasā bhavatu me (te) jaya-maṅgalāni.

 

Ngữ vựng:

Bāhu:                                           cánh tay

Abhinimmita (abhinimmināti): đã tạo, đã hóa ra

Sāyudha (āvudha):           với khí giới

Anta:                               cực, rất nhiều

Gīrimekhala:                    tên của một con voi

Udita (udeti):                   đã cỡi

Ghora:                             kinh khủng, hung bạo

Dāna:                              bố thí

Vidhinā (vidhi):                bằng cách nhờ

Jitavantu:                         chiến thắng

Mun’inda:                        vua ẩn só, bậc Đại giác

Tejasā:                            với uy lực

Jaya-maṅgala:                   thắng hạnh, hạnh phúc thù thắng

 

Ma vương hóa ngàn tay với rất nhiều khí giới

Cỡi voi Girimekhala cùng ma quân khủng bố

Bậc Đại ẩn cảm thắng bằng pháp Bố thí độ

Do nhờ Phật lực này được hạnh phúc thù thắng.

 

1. Tích xưa dưới cội Bồ Đề 

Đức Phật cảm thắng bốn bề ma quân

Ma vương hung dữ bội phần

Ngàn tay khí giới hiển thần diễu oai

Cỡi trên Khá-lá (Girimekhala) thần voi

Quân binh lớp lớp trong ngoài bao vây

Hét như sấm động tầng mây

Bồ-đoàn quyết chiến tỏ bày hơn thua

Dùng Pháp Bố thí bờ kia

Thế Tôn nhiếp độ ác tà Ma-Vương

Uy đức Phật Tổ vô lường

Cầu cho hạnh phúc an khương mọi nhà.

 

2. Mār’ātirekam-abhiyujjhita sabba rattiṃ

Ghoraṃ pan’āḷavaka makkham’ath’addha Yakkhaṃ

Khantī sudanta-vidhinā jitavā Mun’indo

Taṃ tejasā bhavatu me (te) java-maṅgalāni.

 

Ngữ vựng:

Ātireka:                           dư thừa, vượt trội hôn

Abhiyujjhita (abhiyujjhati): đã chiến đấu

Sabba rattiṃ:                   suốt đêm

Āḷavaka:              tên một vị dạ xoa

Makkha:              ương ngạnh, hung hãn, thịnh nộ

Pana...atha:                      lại nữa, mặt khác, lại càng

Addha:                            say sưa, hung hăng

Khantī:                            nhẫn nhục

Sudanta:                          thuần phục, khéo điều phục.

 

Dạ Xoa Āḷavaka càng ương ngạnh hung dữ

Hơn hẳn cả ma vương, trọn đêm dài chiến đấu

Bậc Đại ẩn cảm thắng bằng điều phục nhẫn nại

Do nhờ Phật lực này được hạnh phúc thù thắng.

 

2. Ā-ḷa-vá-ká (Āḷavaka) Dạ xoa

Hung tàn bạo ngược hơn là Ma-vương

Tự phụ ngang ngạnh phi thường

Khoe tài, khoe lực kiên cường trọn đêm

Thế Tôn nhẫn nại như nhiên

Dạ-xoa quy phục, nhu hiền từ đây

Uy đức Phật Tổ cao dầy

Cầu cho hạnh phúc trổ đầy mười phương.

 

3. Nālāgiriṃ gaja-varaṃ ati-matta-bhūtaṃ

Dāv’aggi cakkam-asanī’va sudāruṇ’antaṃ

Mett’ambu-seka vidhinā jitavā Mun’indo

Taṃ tejasā bhavatu me (te) java-maṅgalāni.

 

Ngữ vựng:

Gaja:                   voi

Matta:                 say

Ati-matta-bhūta: quá say

Dāva:                  sức nóng

Aggi:                   lửa

Dāv’aggi:             đám cháy rừng

Cakka-m-asani:   vòng sấm sét

Dāruṇa:               hung dữ, dữ tợn

Anta:                   cực kỳ, cùng cực

Su-dāruṇ’anta:     cực kỳ hung dữ

Ambu:                 nước

Seka:                   sự rải, rưới.

 

Voi báu Nālāgiri đang say sưa quá độ

Kinh khủng như lửa rừng, như sấm sét bảo luân

Bậc Đại ẩn cảm thắng bằng cách rải nước từ

Do nhờ Phật lực này được hạnh phúc thù thắng.

 

3.  Nā-lā-gi-ri (Nālāgiri) Tượng Vương

Bị người phục rượu phát khùng hoá   điên

Khủng khiếp lửa cháy, sấm rền

Luân xa, bảo khí rần rần thẳng xông

Từ bi rải khắp hư không

Thế Tôn chế ngự cuồng ngông voi này

Uy đức Phật Tổ tròn đầy

Cầu cho hạnh phúc hiển bày thế gian.

 

4. Ukkhitta-khaggam-atihaṭṭha su-dāruṇ’antaṃ

Dhāvan tiyojana-path’Aṅgulimālavantaṃ

Iddhī’bhisaṅkhata-mano jitavā Mun’indo

Taṃ tejasā bhavatu me (te) java-maṅgalāni.

 

Ngữ vựng:

Ukkhitta (ukkhipati): đưa lên , vung lên

Khagga:               gươm

Atihaṭṭha:             phấn khởi, phấn chấn, phấn khích

Dhāva:                 sự chạy

Ti:                       3

Yojana:               do tuần

Patha:                  đường

Aṅguli:                 ngón tay

Aṅgulimāla:          tràng, vòng ngón tay

Aṅgulimālavanta: người đeo vòng ngón tay

Abhisaṅkhata (abhisaṅkharoti): đã sửa soạn, đã chuẩn bị.

 

Kẻ đeo vòng ngón tay đang khích động vung kiếm

Chạy theo ba do tuần, thật vô cùng hung hãn

Bậc Đại ẩn cảm thắng bằng ứng hóa thần thông

Do nhờ Phật lực này được hạnh phúc thù thắng

 

4. Ăng-gu-li (Aṅgulimala) tinh nhuệ ngang tàng

Chém người lấy ngón tay làm tràng hoa

Kẻ hung bạo tựa ác ma

Cầm gươm giết Phật, rượt ba do tuần

Thế Tôn khai triển phép thần

Độ tên hiếu sát, thiện tâm quay về

Uy đức Vô thượng Bồ đề

Cầu cho hạnh phúc đề huề hằng sa.


5. Katvāna kaṭṭham’udaraṃ iva gabbhinīyā

Ciñcāya duṭṭha-vacanaṃ jana-kāya-majjhe

Santena somma-vidhinā jitavā Mun’indo

Taṃ tejasā bhavatu me (te) jaya-maṅgalāni.

 

Ngữ vựng:

Katvāna (karoti): sau khi đã làm

Kaṭṭha:                 khúc gỗ

Udara:                  bụng

Gabbhinī: phụ nữ có thai

Ciñcā:                   nàng Ciñcā

Duṭṭha-vacana:     lời nói xấu, vu khống

Jana-kāya:            quần chúng

Santa:                   trầm tỉnh, bình thản, an tịnh

Somma:                nhã nhặn, hiền hòa.

 

Dịch nghĩa:

Hóa trang bụng bằng gỗ như phụ nữ mang thai

Ciñcā vu khống Phật giữa đạo tràng thánh chúng

Bậc Đại ẩn cảm thắng bằng hiền hòa an tịnh

Do nhờ Phật lực này được hạnh phúc thù thắng.

 

5. Còn nàng kỹ nữ Chin-cha (Ciñca)

Cây tròn độn bụng giả là mang thai

Vu oan giá họa Như Lai

Ngài dùng Chánh định nhiếp loài quỷ  mưu

Uy đức Phật Tổ cao siêu

Cầu cho hạnh phúc trăm điều thăng hoa.

 

6. Saccaṃ vihāyam-ati-Saccaka-vāda-ketuṃ

Vād’ābhiropita-manaṃ ati-andha-bhūtaṃ

Paññā-padīpa-jalito jitavā Mun’indo

Taṃ tejasā bhavatu me (te) jaya-maṅgalāni.

 

Ngữ vựng:

Vihāya (vijahati): tảng lờ, từ bỏ, chối bỏ

Saccaka:              tên một du sỉ ngoại đạo

Ketu:                    ngọn cờ, phan, phướng

Vāda:                   luận thuyết

Abhiropita (abhiropeti): chú trọng, tôn thờ

Andha:                

Ati-andha-bhūta: mù tịt, quá ngu si

Padīpa:                 ánh sáng, ngọn đèn

Jalita (jalati):         chiếu sáng, thắp sáng.

 

Dịch nghĩa:

Người chối bỏ sự thật dựng ngọn cờ luận thuyết

Saccaka tự phụ nhưng tâm lại rối mù

Bậc Đại ẩn cảm thắng bằng đuốc tuệ sáng soi

Do nhờ Phật lực này được hạnh phúc thù thắng.

 

 

6. Kẻ ngoại đạo Sách-chá-ka  (Saccaka)

Chối bỏ sự thật, ba hoa lắm điều

Ngã mạn, tự phụ kênh kiêu

Dựng cao cột phướn, trá điêu lòe đời

Mù loà chẳng thấy mặt trời

Phật dùng Trí tuệ độ người đảo điên

Uy đức Phật Tổ vô biên

Cầu cho tròn đủ phúc duyên mọi nhà.

 

7. Nandopananda-bhujagaṃvibuddhaṃ  mah’iddhiṃ.

Puttena thera bhujagena dam’āpayanto

Iddh’ūpadesa-vidhinā jitavā Mun’indo

Taṃ tejasā bhavatu me (te) java-maṅgalāni.

 

 

Ngữ vựng:

Nandopananda:    tên một Long vương

Bhujaga:               rồng rắn

Vibuddha:             không giác ngộ, tà kiến

Putta:                    con trai

Thera:                   Trưởng lão (chỉ ngài Mục Kiền Liên)

Bhujagena:            bằng thân rồng

Dama:                  điều phục

Upayanta (upayāti):           tiếp cận, đến gần

Upadesa (upadasseti): sự khuyên dạy, chỉ bày.

 

Dịch nghĩa:

Rồng chúa Nandopananda, tà kiến, đại thần lực

Trưởng lão Mục Kiền Liên, biến thân rồng điều phục

Bậc Đại ẩn cảm thắng bằng chỉ dạy thần thông

Do nhờ Phật lực này được hạnh phúc thù thắng.

 

7. Rồng Nan-đô-pa-nan-đa (Nandopananda)

Có đại thần lực, thấy lầm, tưởng sai

Ngài Mục-Kiền-Liên ra oai

Vâng lời Phật dạy, thử tài Long Vương

Thần thông biến hoá khôn lường

Thâu phục rồng dữ về nương Pháp lành

Uy đức Phật Tổ cao minh

Cầu cho hạnh phúc phát sinh đến người.

 

8. Duggāha-diṭṭhi bhujagena sudaṭṭha-hatthaṃ

Brahmaṃ visuddhi-jutim-iddhi-Bak’ābhidhānaṃ

Ñāṇ’āgadena vidhinā jitavā Mun’indo

Taṃ tejasā bhavatu me (te) jaya-maṅgalāni.

 

 

Ngữ vựng:

 

Duggāha (du+gāha): ác thủ (chấp điều ác)

Gāha (gaṇhati):     nắm

Su-daṭṭha (dasati):            bị (khéo) cắn

Hattha:                 tay

Visuddhi: thanh tịnh

Juti:                      chói lọi, rực rỡ

Baka:                   tên một vị Phạm Thiên

Abhidhāna:           tự xưng, tên

Agada:                 thuốc chữa bệnh.

 

Dịch nghĩa:

 

Phạm Thiên tên Baka có thần lực chói sáng

Thanh tịnh nhưng chấp kiến như rắn độc cắn tay

Bậc Đại ẩn cảm thắng bằng linh phương tuệ dược

Do nhờ Phật lực này được hạnh phúc thù thắng.

 

8. Lại thêm Sắc giới cõi trời

Phạm Thiên Bá-ká (Baka) sáng ngời hào quang

Thần thông, đại lực phi phàm

Tự cho cao thượng hơn hàng Thánh Tăng

Thuần tịnh, đức hạnh ai bằng

Chấp ngã, chấp kiến, tưởng rằng Chánh tri!

Do nhờ Giác tuệ diệu kỳ

Thế Tôn bi mẫn độ vì Phạm Thiên

Uy đức Phật Tổ vô biên

Cầu cho hạnh phúc khắp miền nhân gian.

 

 9. Etāpi Buddha-jaya-maṅgala-aṭṭhagāthā

Yo vācano dina-dine sarate ma tandī

Hitvāna neka-vividhāni c’upaddavāni

Mokkhaṃ sukhaṃ adhigameyya naro sapañño.

 

Ngữ vựng:

Gāthā:                              kệ tụng, thờ

Vācana:                            học thuộc lòng, tụng

Dina-dine:                         hàng ngày

Sarate (sarati):                  ghi nhớ, niệm

Ma (đúng ra là: ):        không, đừng

Tandī:                               mệt mỏi, uể oải

Hitvāna (jahati):                sau khi đã loại bỏ

Neka (na+eka):                nhiều thứ

Vividha:                            nhiều lần

Upaddava:                        sự thống khổ, tai ương

Mokkha:                          sự giải thoát

Adhigameyya (adhigameti): có thể đạt được

Nara:                                người

Sapañña:                          có trí, khôn ngoan

 

Dịch nghĩa:

 

Người nào hằng tụng niệm đêm ngày không mệt mỏi

Tám kệ ngôn Phật lực về hạnh phúc thù thắng

Sau khi đã đoạn trừ mọi chủng loại thống khổ

Người có trí an lạc, đạt được chân giải thoát.

 

9. Những người hiền trí thiện căn

Ngày đêm trì niệm tinh cần kệ ngôn

Tám Phật Lực Diệu Pháp Môn

Tán dương Uy Đức Thế Tôn đời đời

Nhân lành tránh khỏi nạn tai

Phúc duyên tăng trưởng lâu dài về sau

Tấn tu quả báu nhiệm màu

Viên thành Chánh Quả ngõ hầu vô sanh. (3 lạy)

  




[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024