13. ĐẤNG PHẠM THIÊN BẤT ĐỘNG
Thiên
Sứ xuống trần thấy một đạo sĩ Yoga đang tuyệt thực, ngồi ngay ngắn
trong một tịnh thất kín đáo yên tĩnh, thân tâm bất
động.
Thiên
Sứ hỏi:
-
Đạo sĩ ngồi như vậy để làm gì?
-
Để thể nhập đấng Phạm Thiên.
Thiên
Sứ ngơ ngác nhủ thầm:
-
đấng chí tôn ban cho hắn uống ăn, đi đứng, hoạt động, hiểu biết, tư
duy, ngủ nghỉ v.v... có cái nào ngăn trở hắn thể nhập với Ngài đâu?
Hay là hắn muốn Ngài phải bất động theo hắn?
۞
Lời
góp ý:
Pháp
vốn đầy đủ mọi điều, không phải chỉ có tịnh mà không động, hữu mà
không vô, tánh mà không tướng, thế mà không
dụng...
Có
người nọ được giao cho “ngôi nhà pháp” đầy đủ mọi thứ tiện nghi.
Nhưng anh lại bị bịt mắt, chẳng thấy thứ gì nên đi đâu đụng đó. đụng
trên đầu thì lo tránh chỗ cao, đụng dưới chân thì ngại ngùng chỗ
thấp, đụng dao thì đứt, đụng lửa thì phỏng,... nên đối với anh mọi
vật chỉ là tai họa ! Anh bèn nghĩ “bây giờ cứ ngồi một chỗ là tốt
nhất” .
Nhưng
ngồi mãi cũng có cái khổ của ngồi, lại còn cần phải uống, phải ăn,
phải tiểu, phải đại, ... ngồi hoài sao được. Thế rồi anh lại đứng
dậy đi, đi thì lại đụng. Lần này anh tự nhủ: “À, phải rồi, bây giờ
mình dẹp hết mọi thứ là yên” .
Thế
là đụng gì anh dẹp nấy, trong nhà rộng rãi mọi thứ trống trơn. Chưa
kịp hân hoan thì bụng đói, nhưng cơm đâu có mà ăn, nước đâu mà uống,
mệt lả chẳng có giường mà nằm, lạnh queo chẳng mền đâu mà đắp. Té ra
ngôi nhà trống trơn lại càng thêm khổ.
Anh
lại nghĩ “thôi mình bỏ nhà này đi tìm nhà khác”. Cuối cùng anh cũng
mò mẫm đến được ngôi
nhà bên cạnh. Nhưng khi đến nơi mọi việc cũng hoàn như cũ. Anh thở
dài ảo não, thất vọng chán chường, khóc lóc thảm thiết. Ý nghĩ cuối
cùng đến với anh là “chỉ còn tự tử là xong”
.
Có
kẻ sáng mắt đi qua, lấy làm lạ gạn hỏi. Anh kể lể đầu đuôi tự sự.
Người sáng mắt nói: “Tránh
mọi vật hay bỏ chúng đi, ra khỏi nhà hay toan tự tử phỏng có lợi ích
gì ? Chỉ vì anh bị bịt mắt mà không thấy, chứ mọi vật đâu có tội
tình gì, sao không chịu mở mắt ra mà lại ngồi than oán
?”.
Chúng
sanh cũng thế, sợ động tìm tịnh, chán tịnh tìm động, lấy tánh bỏ
tướng, tránh thể tìm dụng,... đều y như vậy. Nói là thể nhập vạn
pháp mà lại bắt vạn pháp chìu theo ý mình.
Pháp
vốn không sai không đúng, vì chấp THỂ mà thành ra chơn, giả. Pháp cũng
không sạch không dơ vì chấp
TƯỚNG mà hóa thành xấu, đẹp. Pháp lại chẳng hay, chẳng dở vì chấp DỤNGmà biến thành thiện,
14.
TUỆ QUÁN
Người
lãnh trách nhiệm quét dọn thiền đường đang làm việc, thấy Sư bước
vào, người ấy hỏi:
-
Hành Tuệ Quán có khó không?
Sư
nói:
-
Từ lâu ta có nghe ngươi than van gì về việc quét tước
đâu.
۞
Lời
góp ý:
Tuệ
Quán (pannaya passati) còn gọi là quán chiếu Bát Nhã, hoặc Tuệ Minh
Sát, Tuệ Quán Chiếu (vipassanà) v.v... đều lấy Tuệ Giác mà chiếu soi
thực tướng của vạn pháp. Nói “kiến tánh”, nói “thấy thực tướng” đều
chỉ là cách nói khác nhau về cùng một sự kiện. Thấy cái này tức thấy
cái kia, không thấy cái này thì cái kia cũng mù tịt. Không thể chỉ
thấy cái này mà không thấy cái kia được.
Hành
Tuệ Quán chính là lặng lẽ chiếu soi hồn nhiên trong sáng. Có tinh
tấn nên không phải dễ. Không gắng sức nên chẳng phải khó. Còn đối
tượng của Tuệ Quán chính là thực tại hiện tiền (pháp đang là, dương
xứ) nên Kinh nói : “Chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây”. Pháp lúc nào cũng hiện tiền : đi - đứng - ngồi - nằm, lau
chùi - quét tước, tâm - vật, trong - ngoài chẳng luôn điều gì nên
quán nên không. Cứ thực tại hiện tiền mà thấy y như thị
(yathàbhùtam), đừng để tướng mê ngăn ngại, đừng để tướng vọng che
lấp là Như Lai lập tức xuất hiện ở đời. Tướng mê thấy là tướng mê,
tướng vọng thấy là tướng vọng thì “vô
minh thực tánh tức Phật tánh”.
Vậy,
Tuệ Quán chính là:
“Tâm địa nhược không
Tuệ nhật tự chiếu”.
15.
NGHE PHÁP THUYẾT
Một
nhóm thiền sinh đến thỉnh Sư đăng đàn thuyết
pháp.
Sư
nói:
-
Quý vị nghe thuyết pháp đã nhiều, bây giờ nghe pháp thuyết đi
chứ.
۞
Lời
góp ý:
Thuyết
pháp tức là dùng ngôn ngữ để chỉ bày chân lý. Đức Phật thấy chân lý
bằng tuệ giác chứ không qua ngôn ngữ của lý trí. Chân lý thuộc về đệ
nhất nghĩa đế (paramattha), còn ngôn ngữ thuộc về chế định của tục
đế (pannatti). Nhưng chúng sanh không thấy được chân lý nên Đức Phật
phải dùng ngôn ngữ để chỉ bày. Người nghe thuyết pháp không nên lệ
thuộc vào ngôn ngữ mà chỉ nương ngôn ngữ để thấy chân lý. Người ta
thường lắng nghe người thuyết pháp và ngôn ngữ người ấy thuyết để
tìm ra một ý nghĩa cao siêu nào đó chứ không chịu lắng nghe chính “cái pháp” mà ngôn ngữ ấy chỉ bày.
Chân
lý tự nó luôn luôn hiển hiện sự thật mà không cần ngôn ngữ, đó là
cách mà chân lý (pháp) tự thuyết minh chính mình. Ai biết lắng nghe
sự tự thuyết ấy của chân lý, người ấy biết nghe pháp thuyết
vậy.
Pháp
trong Đạo Thiên Chúa gọi là Đức Chúa Cha. Còn Đức Chúa Con sở dĩ
được gọi là Ngôi Lời vì Ngài chỉ bày sự có mặt của Đức Chúa Cha. Đó
chính là thuyết pháp. Đức Chúa Thánh Thần thì có nhiệm vụ mặc khải
sự có mặt của Đức Chúa Cha, không bằng ngôn ngữ như Đức Chúa Con, mà
bằng cách hiện ra hình ảnh để từ đó người ta có thể nhận diện được Đức Chúa Cha.
Đó chính là pháp thuyết.
So
sánh với Phật Giáo, Đức Chúa Cha là Pháp Tánh, Đức Chúa Con là người giác ngộ và chỉ bày Pháp
Tánh. Đức Chúa Thánh Thần là hiện tướng của Pháp
vậy.
16.
MẤT 32 THÂN
Một
người thắc mắc về khả năng cứu độ của Đức Quán Thế Âm bèn hỏi
Sư:
-
Đức Quán Thế Am thần thông biến hóa như vậy sao không cứu độ tất cả
chúng sanh vào cảnh giới cực lạc mà cứ để họ trầm luân khổ nạn
hoài?
Sư
nói:
-
Úi chà! Nếu được như ý ngươi thì Bồ Tát mất hết 32
thân!
۞
Lời
góp ý:
Nếu
người ta chỉ biết Đức Quán Thế Âm như là một nhân vật, một vị Bồ Tát
từ bi quảng đại, biến hóa vô cùng, có thể ứng hiện “32” thân để tùy
căn duyên chúng sanh mà cứu độ, thì người ta cũng không khỏi thắc
mắc khi thấy mặc dù Đức Quán Thế Am có Đại Từ Bi, Đại Thần Lực như
vậy mà sao thế gian khổ hải vẫn hoàn là khổ
hải?
Lại
nữa, không phải chỉ có một Đức Quán Thế Âm mà có vô số Bồ Tát như
vậy. Riêng các vị Bồ Tát cùng hạnh nguyện, cùng danh xưng với Đức
Quán Thế Âm cũng đã là vô số kể. Vậy tại sao “tam
giới” vẫn “bất an do như hỏa trạch”?
Những
nguyên lý trong Đạo Phật mà ai cũng biết là “tích
thiện phùng thiện, tích ác phùng ác”, “nhân nào quả nấy”, “ai tu nấy
đắc”, “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, v.v... chứng tỏ người Phật tử không ỷ lại vào tha lực, vào sự cứu
rỗi của một ai khác. Pháp vốn tự nó đã có luật nhân quả thưởng phạt phân minh.
Vậy liệu Đức Quán Thế Âm có thể can thiệp vào sự công minh rành rẽ của pháp
giới được chăng?
Mặt
khác, Đạo Phật không phải nhằm mục đích trốn lánh chân lý về sự khổ
mà người Phật tử phải đối diện trực tiếp với cái khổ để thấy rõ
nguyên nhân phát sinh ra nó. KHỔ
là một thực tại cần được “thấy, biết, hiện quán và thực
chứng”. Đạo Phật không dạy thoát khổ bằng con đường trốn lánh hoặc cầu xin một sự cứu rỗi bên ngoài mà bằng
con đường trí tuệ tự chứng.
Như
vậy
Chư Bồ Tát nói chung và Bồ Tát
Quán Thế Âm nói riêng có ý nghĩa gì trong biện chứng giải thoát của
Đạo Phật ? Thực ra đây chỉ là ý nghĩa biểu tượng: Bồ Tát nói chung
tượng trưng cho tướng dụng
THIỆN MỸ của Pháp. Về phương diện này Pháp có hai: nội pháp (tâm) và ngoại pháp (cảnh).
1)
Đối với tâm pháp, Bồ Tát tượng trưng cho tín, tấn, niệm, định, huệ,
từ, bi, hỷ, xả và tất cả thiện pháp. Ngược lại là chúng sanh, như
tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến và tất cả bất thiện pháp. Riêng
Đức Quán Thế Am tượng trưng cho từ bi và chánh niệm. Khi một ác pháp
khởi lên trong tâm, đó là một chúng sanh đang đau khổ, đang bị đốt
cháy, đang bị đắm chìm, đang bị trói buộc, v.v... Chỉ có Bồ Tát
chánh niệm (+ tỉnh giác) mới cứu độ được ác pháp đó ra khỏi trầm
luân sinh tử nên “Ngài” quả là từ bi vô lượng. Bất kỳ ác pháp khởi
lên ở đâu, chánh niệm cũng đều tới được để độ, nên thần thông biến
hóa - nhất là “nhĩ
căn viên thông” - của “Ngài” quả là quảng đại. Khi khổ, niệm Quán Thế Am thì hết khổ, có nghĩa là, khi khổ
nhớ tới Chánh Niệm Tỉnh Giác là hết khổ vậy.
2)
Đối với ngoại pháp, Bồ Tát tượng trưng cho các quy luật biểu hiện
tính chất công minh, minh bạch, rành rẽ, chính xác v.v... của pháp
giới tánh như:
-
Biya - niyàma: định luật về giống loại, nhân quả, di truyền
v.v...
-
Utu - niyàma: định luật về thời tiết, khí hậu, thiên văn
v.v...
-
Dhamma - niyàma: định luật về vật lý, hóa học v.v...
Những
quy luật này luôn luôn tác động vào đời sống chúng sanh khiến họ dần
dần học ra được bản chất thật của pháp. Vậy những định luật này
chính là những vị Bồ Tát luôn nhắc nhở chúng sanh quay về với sự
thật (chân lý), giúp chúng sanh giác ngộ là lòng từ bi của Bồ Tát,
và biến hóa vô cùng của các hiện tượng chính là thần thông quảng
đại: đó là Quán Thế Am đích thực vậy.
Ví
dụ, vì tham ăn mà ta đau bụng. Nhân quả này giúp ta thấy ra sai lầm
của lòng tham. Hoặc vì tu sai bị “tẩu hỏa nhập ma” nhờ vậy mà biết
mình tà kiến. Hoặc thấy sinh, già, bịnh, chết mà biết được vô thường
sinh diệt. Vậy pháp tướng tác động trong đời sống hàng ngày chính là
Chư Bồ Tát. Chỉ cần chánh niệm tỉnh
giác là thấy được pháp tướng pháp tánh như thật. Vì thế sự thể hiện
chân tướng của pháp chính là Bồ Tát Quán Thế Am
vậy.
Nếu
ác pháp khởi lên trong tâm mà không có “Bồ
Tát Quán Thế Am Chánh Niệm Tỉnh Giác” thâm nhập vào cõi “ngũ
trược ác thế” đó để độ cho thì làm sao giải thoát được.
Nếu
tham ăn đủ thứ mà không có “Bồ Tát Quán Thế Am Đau Bụng” thì làm sao
chữa lành bịnh
được.
Do
không thấy diệu dụng “32” thân của pháp nên con người mới có dục
vọng cầu toàn. Nhưng không biết rằng chính hiện tướng 32 thân tự nó
đã hoàn toàn đầy đủ tính chất biến hóa vô cùng, từ bi quảng đại. Nếu
“hoàn toàn” như dục vọng của con người mà có thật thì đâu còn 32
thân của pháp nữa.
17.
TỨ NIỆM XỨ
Tứ
niệm xứ là cội nguồn của các môn thiền quán, lấy thực tại đang là
làm đối tượng (thân, thọ, tâm, pháp trong và ngoài). Vọng cầu ngoài
thực tại hiện tiền là “hướng ngoại cầu huyền”. Thấy đúng
thực tánh của thực tại hiện tiền là
“kiến tánh thành Phật”.
Mặc
dù được giảng như vậy, một thiền sinh vẫn mù tịt. Một hôm gặp Sư,
thiền sinh hỏi:
-
Đâu là thực tại hiện tiền của Tứ Niệm Xứ?
Sư
đáp:
-
Ai hỏi đó?
۞
Lời
góp ý:
Thực
tại hiện tiền của Tứ Niệm Xứ (bốn lãnh vực quán niệm) là thân, thọ,
tâm, pháp bên trong và bên ngoài.
Thực
tại hiện tiền của Chiếu Kiến Bát Nhã (Bát Nhã Tâm Kinh) là 5 uẩn, 18
giới, 12 nhân duyên, 4 đế.
Thực
tại hiện tiền của Kiến Tánh Thành Phật (Thiền Tông Trung Hoa) là
“ương xứ tức chân” v.v... và v.v...
Đó
là ngôn ngữ khác nhau để chỉ cùng một thực tại. Người mê kẹt ngôn
ngữ, sùng lý trí, chấp pháp môn, mê tông phái,... liền khởi tà kiến
phân biệt cao - thấp, tiểu - đại, tiệm - đốn, hơn - thua,... thật
đáng thương thay!
Thực
tại vượt ngoài ngôn ngữ và lý luận. Ngay khi lý trí đặt vấn đề “đâu
là thực tại” thì thực tại Sanditthiko (trực hạ tiện kiến), Acinteyya
(bất khả tư nghị) đã ngàn trùng xa cách!
Sư
đáp: “Ai
hỏi đó?”
Tổ
đạt Ma nói: “Đưa
cái tâm đây ta an cho”
Ngài
Huệ Năng rằng: “Không
nghĩ thiện, không nghĩ ác”
Bách
trượng bảo: “Ra
làm vườn đi”
Lâm
Tế hét.
Còn Bát Nhã Tâm Kinh thì “ngũ uẩn giai
không”.
Họ toa rập nhau làm chuyện gì các vị có biết
không?
Nếu không thì chẳng khác gì túi cơm giá
áo!
18.
TU SỬA
Một
thiền sinh hỏi:
-
Có phải tu là sửa không ?
Sư
nói :
-
Không.
-
Vậy là không sửa ?
-
Cũng không .
Thiền
sinh không hiểu, thắc mắc:
-
Như vậy tu phải làm sao ?
Sư
đáp :
-
Không sửa thì kẹt cái này, sửa thì thành ra cái
khác.
۞
Lời
góp ý:
Trong
Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy:
“Quả thật trong sự sụp đổ của chính mình, người ngu đi tìm tri thức
và sở đắc mà không biết rằng chính điều đó chẻ cái đầu nó ra làm
hai”.
Dục
vọng của con người thường phóng ra một lý tưởng trong tương lai rồi
nỗ lực thực hiện cho bằng được lý tưởng đó, không biết rằng người ta
đang chạy theo một ý niệm, một vọng tưởng, một ảo ảnh do bản ngã vẽ
ra, nhằm thỏa mãn tham vọng của mình. Tu sửa phải chăng là ý đồ thay
thế cái bản ngã đang bị bất mãn bằng một bản ngã vừa lòng hơn? Vậy ý
niệm tìm kiếm, chứng đạt, sửa đổi v.v... chỉ là công cụ của vô minh
dục vọng hầu làm giàu thêm cho bản ngã mà thôi chứ không thể nào
giải thoát một cách rốt ráo ra khỏi bản ngã được. “Chẻ cái đầu ra làm hai”
là như vậy.
Nếu
thế phải chăng tu là giữ nguyên trạng cái ngã đang có ? Nếu giữ
nguyên trạng cái ngã vì tự mãn, dính mắc, chấp thủ, đam mê, đắm
trước thì đó cũng là vô minh dục vọng. Còn nếu giữ nguyên trạng cái
ngã chỉ vì “luân
hồi nào biết mối manh nẻo về” thì đó chính là mê muội bất giác trong bể khổ trầm luân.
Đức
Phật dạy:
“Như Lai không bước tới, không dừng lại mà thoát khỏi bộc lưu”. Vậy
con đường tu của Ngài không phải là sửa đổi, cũng không phải là không sửa đổi.
Cốt tử của chỗ tu hành hoặc hạ thủ công phu là mê hay ngộ. Mê thì đâu cũng là
biển khổ, ngộ thì đâu cũng là bờ giác.
Trong
tinh tấn chánh niệm
tỉnh giác, sửa đổi hay không sửa đổi chủ quan không còn chỗ
đứng, chỉ có pháp đương xứ chính là “tịch
diệt hiện tiền”, “vô sinh bất diệt”, “Đại Bát
Niết-bàn”.
Quá khứ không truy tầm
Tương lai không ước vọng
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây
Không động không rung chuyển
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai.
Không
luyến tiếc quá khứ, không mơ mộng tương lai, không đắm chìm hiện
tại, chỉ còn lại pháp tự nó vận hành thì đâu cần phải sửa hay không
sửa để làm gì?
Khi
ngộ rồi “núi
vẫn là núi, sông vẫn là sông”, nên nếu có thay đổi thì đó chính là sự thay đổi tự nhiên của pháp như bản
chất muôn đời của nó.
19.
KINH PHÁP HOA
Có
một thời tôn giáo bị hạn chế, Kinh sách không được in ấn, vì vậy tín
đồ đua nhau đi thỉnh Kinh. Nghe nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được
nhiều người tìm kiếm nhất vì người ta tin rằng đọc tụng Kinh này sẽ
được vô lượng phước đức, tai qua nạn khỏi.
Một
hôm có người khách đến xin Sư chỉ dẫn cho ở đâu có Kinh Pháp Hoa để thỉnh. Sư ngạc nhiên
hỏi:
- Thế còn Kinh Pháp Hoa của ông
đâu?
۞
Lời
góp ý:
“Nhất thiết Tu-đa-la giáo như
tiêu nguyệt chỉ”
- tất cả Kinh điển đều như ngón tay chỉ mặt trăng. Chấp lầm ngón tay là mặt trăng thì chẳng bao giờ thấy
được mặt trăng thật.
Kinh
điển thường dùng biểu tượng ẩn dụ để chỉ bày chân lý. Kinh Diệu Pháp
Liên Hoa mượn tên Hoa Sen để chỉ sự tròn đầy tánh tướng thể dụng của
tự tánh mỗi người . Trong các phẩm của Kinh lại mượn nhiều biểu
tượng và ẩn dụ để “khai
thị” cho chúng ta “ngộ nhập Phật tri kiến”. Vậy Kinh “Pháp Hoa văn tự”không phải là Kinh “Pháp Hoa tự
tánh”. Người xem Kinh “Pháp Hoa văn tự” phải biết giải mã các biểu tượng và ẩn dụ thành Kinh “Pháp Hoa tự tánh”.
Thí dụ trong phẩm Hiện Bảo Tháp :
Phật
Đa Bảo:
thực tánh Pháp.
Tháp
Đa Bảo:
thực tướng Pháp.
Phật
Thích Ca:
sự thể hiện Phật tri kiến.
Hiện
giữa hư không:
vô ngã, tánh không .
Phật
Đa Bảo ngồi trong Tháp Đa Bảo:
thực tánh ở trong thực tướng.
Phật
Thích Ca cùng ngồi một bảo tòa với Phật Đa Bảo:
Phật tri kiến và thực tánh pháp là một.
28
phẩm trong Kinh
“Pháp Hoa văn tự” đều chỉ mô tả cảnh thuyết pháp và ngầm gợi ý chứng minh, chỉ bày đâu là Kinh Pháp Hoa
thật, đồng thời kín đáo hướng dẫn cách ngộ nhập Kinh Pháp Hoa thật đó.
Người
biên chép, đọc tụng, giảng nói Kinh Pháp Hoa cứ tưởng là biên chép,
giảng nói
“Kinh Pháp Hoa văn tự” mà quên rằng “biên chép, đọc tụng, giảng nói” chính là thực hành Phật tri kiến trên
tự tánh mình vậy.
Thiền
Tông cũng dạy người ta “đọc tụng” Kinh Pháp Hoa bằng cách
:
Bất lập văn tự, giáo
ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm,
kiến tánh thành Phật.
“Bất
lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” tức là phải lìa “Kinh Pháp Hoa
văn tự” bằng cách “y nghĩa bất
y ngữ” hoặc phải biết cách đọc “ý tại ngôn
ngoại”.
“Trực
chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” tức là phải đọc thẳng vào “Kinh
Pháp Hoa tự tánh” để trực ngộ sự thật.
Vậy
làm thế nào để có thể thực sự “biên chép, đọc tụng, giảng nói Kinh
Pháp Hoa tự tánh”? Kinh điển Nguyên Thủy dạy rất rõ ràng rằng chúng
ta chỉ cần tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác đối với thực tại hiện
tiền, có như thế chúng ta mới thấy đúng (như thị) tánh, tướng, thể,
dụng, tác, nhân, quả, duyên, báo và bản lai diện mục toàn diện của
Pháp.
Thấy
Pháp như thị sinh, trụ, dị, diệt, thành, trụ, hoại, không, vị ngọt,
sự nguy hại mà không thủ không xả, đó chính là Chánh Biến Tri, là sử
dụng Phật Tri Kiến đối với tự tánh Pháp (sabhàvadhammo)
vậy.
Tiếc
rằng người ta chỉ biết đi tìm Kinh Pháp Hoa văn tự mà bỏ quên Kinh
Pháp Hoa tự tánh vẫn luôn luôn hiện hữu trong đời sống mỗi
người!