25.
BỊ TỰ DO NGĂN NGẠI
Một
thiền sinh mới nhập môn quen sống phóng túng theo kiểu “thiền du hí”
của anh từ lâu, nên không thể nào chấp nhận luật lệ quá nghiêm cẩn
của thiền viện. Anh nói:
-
Thiền là tự do giải thoát. Thiền giải phóng con người ra khỏi mọi
ràng buộc, vì sao thiền viện này giới luật khắt khe như
vậy?
Sư
nói:
-
Người thật sự tự do thì có thể ung dung trong ràng buộc, cho nên
ràng buộc tuy có mà không. Còn người không chịu nổi ràng buộc, vì
chưa đủ sức tự tại vô ngại, cho nên ràng buộc vốn không bỗng trở
thành ngăn ngại. Tiếc thay, chính anh đã bị tự do ngăn ngại mất
rồi!
۞
Lời
góp ý:
Có
hai thứ ngăn ngại:
-
Ngăn ngại bên trong là những sợi dây tự mình ràng buộc như chấp ngã,
hoài nghi, thủ trước, dục ái, hữu ái, phi hữu ái, sân hận, trạo cử,
vô minh, tật đố, xan tham, lười biếng
v.v...
-
Ngăn ngại bên ngoài là những ràng buộc trong điều kiện đời sống,
hoàn cảnh xã hội, không gian thời gian và những luật lệ khuôn phép
v.v...
Cũng
có hai loại tự do:
-
Tự do nội tại là tự do của người tự mình giải thoát ra khỏi những
ràng buộc của chính mình (loại ngăn ngại thứ nhất), không để cho vô
minh, ái dục và bản ngã sai sử, buộc ràng và ngăn
ngại.
-
Tự do ngoại tại là thứ tự do không muốn bị ràng buộc bởi điều kiện
xã hội, bất chấp luật lệ, tự tung tự tác, phóng túng tùy
tiện.
Đối
với những người đã được tự do bên trong thì những ràng buộc bên
ngoài không còn là điều kiện ngăn ngại, nên đối với họ “tự do là ung
dung trong ràng buộc”. Đó chinh là tự tại vô ngại
vậy.
Nhưng
đối với người mơ ước một đời sống tự do phóng túng bên ngoài thì tất
cả mọi điều kiện thực tế của cuộc sống đều trở nên ngăn ngại. Những
luật lệ khuôn phép đúng với hoàn cảnh xã hội thường không phải là
ràng buộc mà chính là tạo điều kiện cho một đời sống tương đối tự
do. Tự do bên ngoài luôn luôn là tự do tương đối, cho nên mơ ước một
sự tự do quá tuyệt đối giữa cuộc đời tương đối chính là tự ràng buộc
mình thêm.
Ví
như một người tự lấy giây trói chặt mình (loại ngăn ngại thứ nhất)
rồi lại muốn mang nguyên những trói buộc như thế mà đi lại tự do thì
càng bị ý muốn tự do đó hành hạ thêm. Đó là hạng người bị tự do ngăn
ngại vậy!
26. QUỞ TRÁCH THIỀN ĐỊNH
Một
thiền sinh quá tinh tấn tham thiền nhập định đến quên ăn bỏ ngủ. Sư
trách:
-
Anh tham thiền chỉ thêm dục vọng, chẳng ích gì
đâu.
Ít
hôm sau đi qua thiền đường, thiền sinh ấy thấy Sư đang dạy một số
hành giả về cách tọa thiền, anh tức giận hỏi:
-
Hôm trước Thầy quở trách tham thiền sao hôm nay Thầy lại dạy tọa
thiền nhập định?
Sư
mắng :
-
Ta quở trách anh tham thiền chứ đâu có quở trách thiền
định.
۞
Lời
góp ý:
Thiền
định tự nó không sai, chỉ có người sử dụng nó sai mà thôi. Chỉ trích
thiền định là hồ đồ và ấu trĩ, vì thiền định có cái dụng của nó nếu
như sử dụng đúng thời, đúng chỗ, đúng căn cơ và đúng “pháp vị” của
nó.
Có
người nghe các Thiền Sư nói: “ngồi thiền không thành Phật”, “chỉ lấy
đá đè cỏ”, “mài gạch thành gương”,... rồi thẳng tay tống khứ thiền
định ra khỏi thành trì tu tập! Nếu chấp thiền định làm cứu cánh thì
quả là không thể thành Phật, cao lắm chỉ đến Sắc Giới, Vô Sắc Giới
mà thôi. Nhưng thiền định được sử dụng thiện xảo lại là
“năng
sinh tuệ” và giải thoát ra được biết bao phiền não giữa cõi trần.
Sư
quở trách một thiền sinh vì anh ta quá ham mê thiền định đến nỗi bỏ
quên đời sống thực mà đáng lẽ anh ta phải thâm quán từng giây từng
phút. Thiền định như thế chỉ tự cô lập, giam hãm, ràng buộc mình và
tách mình ra khỏi dòng biến hóa của pháp giới tánh (Sabhàva -
dhammatà).
Một
hôm Đức Phật lấy một
sợi râu hạt lúa mì cầm lên và nói: “Này
các Thầy tỳ kheo, nếu như cầm không đúng hướng thì sợi râu này sẽ
không đâm thủng ngón tay. Cũng vậy, pháp mà Như Lai tuyên thuyết,
nếu như không hành đúng hướng, sẽ không đâm thủng vô minh ái
dục”.
Đức
Phật không hoàn toàn tán dương thiền định, cũng không hoàn toàn bác
bỏ thiền định. Ngài dạy:
“Như Lai chỉ tán dương thiền định nào đoạn giảm bất thiện pháp (5 triền cái) và tăng trưởng thiện pháp (5
thiền chi), chứ
Như Lai không tán dương thiền định nào tăng trưởng bất thiện pháp và đoạn giảm thiện
pháp”.
Bởi
thế người xưa có lý khi nói:
Thật tế lý địa bất thọ nhất trần
Sự sự môn trung bất xả nhất pháp.
27.
CỬA TRỜI RỘNG MỞ
Chư
Thiên cõi trời Đao Lợi nhìn xuống cõi trần thấy nhiều người đau khổ,
động lòng từ liền bạch với vua trời Đế Thích:
-
Tâu Bệ Hạ, xin Ngài rủ lòng từ bi mở cửa cho người trần được vào
thiên giới, như thế mọi người mới được công bằng bình
đẳng.
-
Không được, nghiệp dĩ thế nào phải chịu như vậy mới gọi là công
bằng.
Nhưng
Chư Thiên cứ tâu mãi nên Vua Trời đành cho mở
cửa.
Chẳng
bao lâu Vua Trời phải triệu tập Chư Thiên để thành lập lực lượng
phòng chống tệ nạn xã hội và soạn thảo bộ luật hình sự.
۞
Lời
góp ý:
“Trí
không bi là trí thông minh điêu xảo
Bi không trí là bi thương
hảo thương quàng”
Thật
vậy, nhiều người lầm tưởng tình thương dung tục được phóng đại thành lòng từ bi.
Lòng từ bi và tình thương yêu chẳng có chút quan hệ nào với nhau cả,
thậm chí đôi khi còn trái ngược với nhau nữa là
khác.
Từ
được chính thức định nghĩa là không sân, và bi là không hại. Một
người trong tâm không một mảy may hờn giận oán thù và không một manh
tâm ác ý làm hại bất cứ chúng sanh nào, người đó hẳn đã loại bỏ ra
ngoài ý niệm thường tình về thương và ghét. Thương và ghét là tâm
địa chúng sanh trong vòng bản ngã. Còn từ bi thật sự thì vô ngã, vô
lượng và vô cùng.
Lòng
từ bi thâm sâu, quảng đại mà dường như dửng dưng lợt lạt
(Lão
Tử: tình thâm nhược đảm), lắm khi còn có vẻ như tàn nhẫn, vô tâm và bất động, nhưng như thế mới thật là lòng từ bi
vô hạn. Dường như tàn nhẫn vô tâm bởi vì như thế mới có thể sáng suốt nhìn thấy
chúng sanh chịu nhân quả nghiệp báo rành rành mà tâm không hề dao động. Trắc ẩn
xúc động chỉ có trong lòng những kẻ tình thường.
Vì
vậy từ bi không phải là ra tay cứu vớt người ác vào thiên đàng. Đó
là bi không trí. Từ bi của bậc trí là chỉ khai thị cho người ác biết
rõ nguyên nhân đau khổ mà họ tự làm ra. Nhưng ngay cả việc khai thị
cũng phải tùy căn duyên chứ không phải bất kỳ ai cũng khai thị
được.
Đem
người ác vào thiên đàng đó là tình thương dung tục của kẻ ngu, vì
hậu quả tất nhiên là... thiên đàng dậy sóng. Thấy người ác gặt quả
khổ mà không một chút động lòng thương cảm của kẻ tình thường đó mới
là từ bi đầy trí tuệ, vì đã thấy rằng chính quả khổ dạy cho người ác
biết sai lầm của mình nên không để tình cảm chủ quan xen vào can
thiệp. Đó là một cách thể hiện lòng từ bi tự nhiên của pháp
(Thiên
Chúa giáo: Bác ái của Đức Chúa Trời).
Đức
Chúa nói :”Hãy vác thập tự giá mà vào thiên đàng”. Nghĩa là
gánh chịu khổ đau chính là cách giải thoát ra khỏi khổ đau
vậy.
28.
NẶNG KÝ
Thấy
một tín đồ thường đến chùa bố thí, cúng dường học hỏi giáo lý, tu
tập thiền định rất siêng năng, Sư hỏi:
-
Ông tinh tấn như vậy để cầu gì?
-
Thưa Thầy, con muốn lập bồi công đức, cho đến khi phước huệ đầy đủ
hầu có thể đắc thành chánh quả.
Sư
nói:
-
Nếu vậy lúc thành chánh quả chắc ông phải nặng ký lắm!
۞
Lời
góp ý:
Hướng
tu hành chân chính không phải là cố gắng xây dựng cho mình thành một
con người lý tưởng tài năng đức độ. Không phải bồi đắp từng chút
công đức, sở tri và sở đắc cho đến khi hoàn thành “tác phẩm tuyệt
đối cuối cùng”.
Chân,
thiện, mỹ cuả tự tánh pháp (Sabhavàdhammatà) vốn đã tự viên mãn (Tổ
Huệ Năng:
hà kỳ tự tánh bổn tự cụ túc), chẳng phải tầm cầu (bất luận
cầu chơn),chẳng cần thiết lập (chơn bất lập).Chỉ vì vọng khởi (vô minh ái dục)nên bản ngã sanh. Lấy
bản ngã mà hoàn thiện con người lý tưởng, quả vị lý tưởng thì cũng hoàn là bản
ngã. Đó chỉ là dục vọng của Tiểu ngã muốn trở thành Đại ngã của tư tưởng Bà Là
Môn.
Bản
ngã cùng với tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến và tất cả thuộc tính
khác của vô minh ái dục là nguyên nhân của tất cả luân hồi sinh tử,
phiền não khổ đau. Đó là thế giới mộng ảo huyễn hóa. Vì vậy tu hành
giống như tỉnh dậy giữa cơn ác mộng đêm trường, bỗng nhiên những vui
buồn sợ hãi tiêu tan và cái chân như tự tánh (yathàbhùtà) hiển hịên
toàn chân. Vì vậy Đức Phật dùng chữ “diệt” để diển tả Diệt đế
(chân tánh, Niết-bàn) khi Ngài dạy: “Pháp
Như Lai tuyên thuyết chỉ có nhất hướng viễn ly, ly tham, ly chấp,
đoạn xả, đoạn diệt, tịch tịnh, thắng trí, giải thoát,
Niết-bàn”.
Đoạn
diệt là điều mà bản ngã uý kỵ, nên nhiều người khi nghe nói đến đoạn
diệt thì vô cùng sợ hãi, vội vàng lên án là tiêu cực, tiểu thừa.
Nhưng tựu trung đoạn diệt chỉ là đoạn diệt chấp ngã chấp pháp cùng
với thuộc tính vô minh ái dục của nó mà thôi. Ví như người nhìn lầm
bụi cây là bóng ma sinh
tâm sợ hãi. Khi nhìn kỹ thấy đó chỉ là bụi cây thì cả bóng ma lẫn sợ
hãi đều viễn ly, đoạn diệt. Kinh Viên Giác nói:
“Tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”, và Lão Tử cũng nói:
“Vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn dĩ chí ư vô vi” (hành đạo ngày càng bớt, bớt rồi bớt nữa cho đến vô vi).
Vậy
tu hành không phải là bồi thêm cái ngã cho nặng ký mà chính là bớt
đi (ly, tổn, đoạn, diệt) tất cả mọi ràng buộc của vọng ngã để trở
lại bản lai diện mục xưa nay vốn đã tròn đầy.
29.
CON NGƯỜI THẬT
Có
ông tăng thuyết pháp rất lưu loát nhưng giới hạnh rất bê bối. Những
người nghe pháp thì rất nể trọng pháp sư còn những người thấy đời
sống của ông thì không thể nào chịu phục.
Được
hỏi về con người thật của vị pháp sư, thiền sư
nói:
-
Con người thật nhập Niết bàn rồi.
۞
Lời
góp ý:
Khi
còn vô minh ái dục thì mỗi người đều có hai bộ mặt, đó là con người
thật và con người giả. Con người giả chính là vọng ngã, thủ đắc bởi
những yếu tố ngoại lai như ý niệm, tư tưởng, quan niệm, tình cảm từ
môi trường sống: hoàn cảnh xã hội, trường học, gia đình, bè bạn,... Những
tập tính hay tập khí đó được huấn tập dần dần cho đến khi mình trở
thành... một
kẻ lạ mặt (từ của Albert Camus), càng ngày càng xa rời tự tánh, càng xa lạ với con người thật.
Con
người giả cũng không phải đơn thuần, anh ta vô cùng đa diện: khi thì
anh, khi thì em, khi thì cha, khi thì chú, khi vui lúc giận chẳng
chút giống nhau. Vì vậy anh ta luôn luôn tự mâu thuẫn với chính mình
cả tri thức lẫn tình cảm, cả hành động lẫn lý thuyết. Vì vậy chẳng
có gì ngạc nhiên khi anh ta nói một đường làm một nẻo. Thực ra ai mà
chẳng thế khi mình còn đa mang những con người xa
lạ.
Còn
con người thật ở đâu? Sư nói: “Con
người thật nhập Niết bàn rồi”. Câu này hàm ý hai nghĩa:
1)
Con người thật đã (bị con người giả giết) chết rồi. Ý nói anh ta chỉ
là con người giả chứ làm gì còn có con người
thật.
2)
Con người đích thực chính là bản lai diện mục, chân như tự tánh, mà
chân như tự tánh thì lúc nào lại chẳng ở nơi Niết
bàn.
30.
VÔ THƯỜNG
Một
chú tiểu đang tưới phong lan, có người khách
hỏi:
-
Chú đã biết đời là vô thường sao còn trồng làm gì thứ vô thường tạm
bợ ấy?
Chú
tiểu nói:
-
Nhưng nếu chúng mà thường thì tôi còn trồng làm gì
nữa?
۞
Lời
góp ý:
Khi nghe
Đức Phật dạy “Sabbe
Sankhàrà aniccà’ti” (tất cả hữu vi là vô thường), người ta nghĩ rằng một khi mọi hiện tướng đều biến đổi không ngừng
thì cần phải dẹp bỏ hết đi để tìm cái gì thường còn bất biến. Đó là một hiểu
lầm to lớn. Thấy vô thường chính là để đừng rơi vào ảo tưởng thường còn. Ví dụ
khi ta thấy đúng thực chất một đóa hoa có nở có tàn thì ta không còn bị ảo
tưởng của dục vọng ước mong đóa hoa còn mãi để rồi rước lấy thất vọng khổ sầu.
Cái khổ phát xuất từ nguyên nhân thấy sai chứ không phải ở bản chất vô thường
của hữu vi pháp.
Lại
nữa, thật ra “hữu vi pháp” hoặc “các hành” ám chỉ tâm sinh diệt của
chúng sanh hơn là các ngoại tướng (sắc, thanh, hương, vị, xúc).
Chính tâm sinh diệt này tác thành bản ngã, tư tưởng, không gian,
thời gian và đau khổ. Cũng vậy, khi nói “vô vi, vô sinh diệt” là nói
tâm không đông, không thối chuyển hoặc tâm không sinh ngã pháp, chứ
không phải là thường tồn vĩnh cửu.
Vì
ngộ nhận tai hại như thế nên người ta toan lìa bỏ thế gian vô thường
tạm bợ để đi tìm thế giới thường hằng vĩnh cửu. Đó là
“hướng
ngoại cầu huyền” nên Ngài Huệ Năng một phen phải xác định:
“Phật
Pháp tại thế gian
Bất ly thế gian
giác,
Ly thế mích bồ
đề
Cáp như tầm thố
giác”.
Người
giác ngộ được bản chất vô thường của hữu vi pháp, có thể ung dung
chơi trò chơi “như huyễn hạnh” để chỉ cho kẻ mê thấy đời là hư
huyễn.
31.
PHÂN TÂM NHỊ DỤNG
Sư
đến viếng một nhà Phật tử, thấy bà chủ nhà vừa thờ Phật vừa thờ Thần
Tài, Sư hỏi:
-
Bà thờ Thần Tài để làm gì?
-
Dạ, để cầu tài.
-
Thế còn thờ Phật?
-
Dạ, để cầu giải thoát.
Sư
nói:
-
Bà quả là có tài phân tâm nhị dụng.
۞
Lời
góp ý:
Kẻ
mê tham lam bắt cá hai tay, vừa muốn ôm đồm, vừa cầu giải thoát. Đã
khởi tâm cầu sở đắc thì tất nhiên tự mình phân hóa nhị nguyên. Như
trong câu Pháp Cú Đức Phật đã dạy: “Kẻ
ngu đi tìm sở đắc chỉ để chẻ đầu ra làm hai”.
Người
bố thí để cầu giàu sang thì sao còn gọi là bố thí, kẻ xả lợi để mua
danh thì sao còn gọi là xả lợi? Cũng vậy, kẻ muốn giác ngộ giải
thoát lại cầu tri thức và sở đắc thì muôn đời vẫn nằm trong vòng
luẩn quẩn buộc ràng.
Tuy
nhiên, khi đã dứt mê tuyệt ái thì trong một pháp tự nọ lại có đủ mọi
thứ mà không hề mâu thuẫn. đúng là “Nhất
Phật quốc tại nhất sa trung” mà người mê không thể nào thấy được. Vọng cầu thì “pháp pháp tương loạn”,hết mê
thì “pháp
pháp tự tức”, và những pháp tương khắc tương sinh trở nên hài hòa bất nhị.
Lão
Tử nói:
“Bậc Thánh nhân biết dùng vô vi mà xử sự thì thấy có - không cùng
sanh, khó - dễ cùng thành, dài - ngắn cùng so, cao - thấp cùng
chiều, giọng - tiếng cùng họa, trước - sau cùng theo” mà chẳng hề chống trái.
Tiếc
thay, kẻ mê cứ phân tâm đuổi bắt hai chiều để đánh mất thực tại hiện
tiền vốn còn nguyên vẹn.
32.
BA VỊ THẦN
Thần
Sáng Tạo, Thần Bảo Trì và Thần Hủy Diệt là ba vị thần nắm giữ vận
mạng muôn loài.
Vào
một thời cảnh chiến tranh, thiên tai, bịnh tật phát sinh ra nhiều
khiến chúng sinh chết chóc, cảnh vật tiêu điều... Vì vậy chúng sinh
than oán Thần Hủy Diệt.
Thần
Hủy Diệt thấy vậy nói với hai vị kia:
-
Chúng sanh than oán tôi, hơn nữa tôi làm việc cũng đã mệt, nhị vị để
tôi ngủ một lát.
Nhưng
chưa được bao lâu Thần Hủy Diệt lại bị đánh thức và nghe Thần Sáng
Tạo hớt hải nói:
-
Bây giờ dưới trần lại quay qua than oán tôi, vì không những nạn nhân
mãn tràn lan mà tất cả mọi vật đều sinh sôi nẩy nở chật ních không còn chỗ nào để
thở...
Thần
Hủy Diệt ngái ngủ nói:
-
Thì anh ngưng sáng tạo đi là xong chứ gọi tôi làm gì
!
Trong
khi nguy kịch, Thần Sáng Tạo vộivàng ngưng việc. Thế là lập tức dưới
trần tất cả đều trở nên im lìm bất động. Đó là hậu quả tài năng đơn
phương của Thần Bảo Trì mà người trần thường hay mến chuộng!
۞
Lời
góp ý:
Tôn
giáo ấn độ thời xa xưa đã thần hóa tính chất biến
dịch
SINH - TRỤ - DIỆT của vũ trụ vạn vật thành ba vị Thần:
SÁNG TẠO, BẢO TRÌ và HỦY DIỆT.
Sinh
- Trụ - Diệt là định luật vô thường của sự sống, không mấy ai ưa già
- bịnh - chết, nên cũng chẳng bao người thích sự diệt
vong.
Nhưng
nếu vạn vật có sinh mà không diệt thì chẳng bao lâu vũ trụ bao la
cũng khó tìm chỗ cắm dùi ! Hoặc nếu vạn vật có diệt mà không sinh
thì không gian vô tận cũng là hư vô trống rông. Còn nếu vạn vật
không sinh thêm, chẳng diệt bớt thì sao? Thì chắc chắn vạn vật sẽ
trở nên ù lì, bất động, tuy được bảo trì nguyên vẹn, trường tồn vĩnh
cửu, nhưng liệu có còn là lý tưởng ước mơ của mọi người nữa không,
hay cõi vĩnh hằng chỉ là nghĩa trang đời đời khô
chết?
Vô
thường sinh diệt không phải là một kết luận bi quan, mà chính là vẻ
đẹp vĩnh hằng của sự sống. Sinh trụ là thành tố của sự sống mà hoại
diệt cũng là thành tố của sự sống. Sự sống chẳng THƯỜNG vì
nó
“sinh sinh nhi họa”, sự sống không ĐOẠN vì nó “miên
miên nhược tồn”.Chính vì không thấy thực tánh “vô
thường thị thường”
mà sinh tâm chấp thường
chấp đoạn.
Mê
chấp thế giới thường còn để rồi đắm trong sinh
diệt!
Chối từ trần gian tạm bợ cho nên vọng đến vĩnh
hằng!
33.
BẢO VỆ ĐẠO PHÁP
Một
thanh niên mới xin xuất gia vào thiền viện đã tỏ vẻ rất nhiệt tình…
Thấy vậy, Sư hỏi:
-
Chí nguyện xuất gia của anh là gì?
Thanh
niên nói:
-
Con muốn trở thành một người bảo vệ đạo
pháp.
Sư nhìn người thanh niên từ đầu đến chân mà
nói:
- Có lẽ anh nên để đạo pháp
bảo vệ anh thì hơn.
۞
Lời
góp ý:
Khi
nói đến bảo vệ Đạo Pháp, nhiều người lầm lẫn một bên là bảo vệ hệ
thống Giáo Hội hoặc tông phái, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, bảo vệ
truyền thống lễ nghi, kinh điển, giáo điều, đền chùa hoặc các biểu
tượng đạo giáo v.v..., và một bên là lấy việc học đạo, hành trí, tu
chứng và hoằng dương chánh pháp để giữ gìn chân
lý.
Thực
ra chân lý hay Đạo Pháp không cần phải giữ gìn bảo vệ, vì chân lý dù
cho có bị nhận xuống bùn thì vẫn là chân lý, còn tà đạo dù có được
tâng bốc tận mây xanh cũng vẫn là tà đạo.
Ngược
lại, chân lý bảo vệ chúng ta hơn là chúng ta bảo vệ chân lý. Vì thế,
Đức Phật dạy: “Thật
vậy, Pháp hộ trì cho người hành trì Pháp” (Dhammo have rakkhati Dhammacàrì). Người hành bốn Thắng Xứ mới xứng đáng
là người bảo vệ Đạo Pháp:
1)
Tuệ
thắng xứ
(Pannadhitthàna): trí tuệ (bát nhã) thắng tri pháp đúng thực tướng
(vô ngã), không bị khổ lạc chi phối, không rơi vào hữu vô, không
chấp thủ thường đoạn, diệt tận khổ ưu, thành tựu thánh trí, chứng
ngộ Niết Bàn.
2)
Đế thắng xứ (Sacc’àdhitthàna): không dao động, không điên đảo, không hư
vọng, chân thực kiên cố, vô thượng an ổn Niết Bàn.
3)
Xả ly thắng xứ (Càg’àdhitthàna): buông bỏ tất cả chấp y: bản ngã, ngũ
uẩn, trạng thái, cõi giới,... kể cả chấp y Niết Bàn.
4)
Tịch
tịnh thắng xứ
(Upasam’àdhitthàna): đoạn tận tham, sân, si,... cùng với tất cả các
triền phược, kiết sử, tùy miên v.v..., tịch diệt hiện tiền, tự tại
vô ngại.
Người
như thế còn được Đạo Pháp bảo vệ, huống chi kẻ phàm phu mà có thể
bảo vệ Đạo Pháp.
34.
TRIẾT HỌC LÀ GÌ
Để
mở mang kiến thức ngoại điển, Sư cho tăng chúng học thêm triết học
Đông Tây.
Sau nhiều giờ học, một chú tiểu hớn hở nói với
bạn:
-
Đến nay, tôi đã hiểu triết học là gì rồi.
Chú
tiểu kia thì đang mù tịt cái môn phiền phức này nên như người chìm
vớ được phao:
-
Nói nghe mau đi, triết học là gì vậy?
-Ối,
có gì đâu! Triết học chỉ là một hệ thống ngôn ngữ phức tạp nói về
những điều giản đơn đó mà!
۞
Lời
góp ý:
Triết
học chỉ là hệ thống ngôn ngữ phức tạp, mang tính tri thức bác học,
còn Đạo thì giản dị vô ngôn, vì thế mà “có
giản dị thì mới thấy được chân lý của trời đất” (Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc hỷ). Triết học lấy lý trí để nắm
bắt, còn Đạo lấy “vô tri” mà thể nhập. Đạo để mà sống chứ không phải để
thức tri. Trí tuệ minh bạch chính là vô tri, bởi vì còn có một chút “lập tri’
của kiến thức là mây mù vô minh che phủ. Vì thế khi phải phương tiện dùng ngôn
ngữ làm ngón tay chỉ mặt trăng, Đức Phật không dùng hệ thống ngôn ngữ bác học
phức tạp Sanskrit của Bà La Môn, mà dùng ngôn ngữ Pàli giản dị bình dn của
người Màgadha. Còn Lão Tử thì nói: “Sáng suốt mọi bề có thể vô tri được chăng?”
(Minh bạch tứ đạt năng vô tri hồ), hoặc “biết dừng lại ở chỗ không biết là
tới rồi vậy” (cố tri chỉ kỳ sở bất tri chí hỷ). Thế thì một thiền sư cũng có lý khi nói: “Chân lý mà đem ra quy định quả là việc
làm của kẻ ngốc nghếch”.
35.
NGHIỆP CÒN NẶNG
Thấy
một bà tín nữ đem một lồng chim tới chùa, chú tiểu mừng rỡ
nói:
-
Để tôi phóng sinh cho.
Bà
tín nữ giải thích là bà không có ý định phóng sinh tại thiền viện,
bà chỉ gởi lại nhờ chú tiểu giữ để ngày mai đem xuống chùa dưới
phóng phóng sinh trong dịp lễ ở đó.
Chú
tiểu tiu nghỉu than thầm: “Đem chim rừng về lại phố, lại để đến ngày mai đi thêm cả buổi đường nữa, chắc nghiệp bầy
chim này còn nặng!”
۞
Lời
góp ý:
Những
người không thấy Đạo, dù có tu hành “vị tha” cách mấy cũng chỉ làm
khổ thiên hạ. Nếu phóng sinh để đổi lấy lợi, lấy danh, lấy quả báu
vị lai thì đâu phải là vị tha mà chỉ là vị kỷ, không những không
phước mà còn thêm tội.
Phóng
sinh là một hành động đúng đắn tự nhiên khi người ta biết tôn trọng
sự sống, chứ không phải đem sinh mạng của chúng sanh làm vật bán
buôn danh lợi.
Người
không có vô minh ái dục tự nhiên có trí tuệ, có trí tuệ tự nhiên có
từ bi, có từ bi đương nhiên thấy chúng sanh bị nạn thì cứu v.v...
Việc làm đó không hề có bóng dáng của bản ngã làm gì có ích kỷ với
vị tha.
Mặc
Tử nguyện mài mình từ đầu đến chân để lợi thiên hạ, chính vì lòng
kiêm ái.
Dương
Tử thề dù chỉ mất một sợi lông mà lợi thiên hạ cũng không làm, đâu
phải vì ích kỷ mà chỉ sợ người đời ham lợi khổ
thân.
Vậy
trên đời dễ mấy ai biết thế nào là vị tha, thế nào là ích
kỷ.
36.
HÃY ĐỂ YÊN
Một
giáo sư triết học muốn biết Đạo Phật chủ trương “Thường tại luận”
hay “Vô thường luận”.
Sư
nói:
-
Đó là những hý luận tà kiến.
Giáo
sư ngạc nhiên:
-
Như vậy Đạo Phật chủ trương luận nào?
Sư
đáp:
-
Chân lý nằm ngoài chủ trương và lý luận, cho nên Đạo Phật không chủ
trương luận nào cả. Cái gì vô thường hãy để yên cho nó vô thường,
cái gì thường tại hãy để yên cho nó thường
tại.
۞
Lời
góp ý:
Các
triết gia, các nhà tư tưởng toan nắm bắt chân lý bằng những kết luận
vu vơ phiến diện của mình, rồi gán lên cho nó đủ thứ nhãn hiệu: đoạn
- thường, cấu - tịnh, hữu - vô, nhất - dị,..., tưởng rằng có thể
nhốt chân lý trong cái lồng quan niệm vàng son của mình, chẳng ngờ,
chính quan niệm nhốt họ vào ngục tù, còn chân lý thì muôn đời vẫn
ung dung tự tại.
Thường
- đoạn, có - không, tăng - giảm, nhất - dị v.v... đều đúng cả vì
pháp chẳng thiếu một phương diện nào, nhưng cũng đều sai cả khi ta
chỉ toan kết luận một chiều. Cho nên, trong Kinh Brahmàjàla, Đức
Phật gọi sáu mươi hai quan niệm của Triết học ấn độ thời bấy giờ là
hý luận tà kiến.
Như
những người mù sờ voi, vì không thấy toàn diện, nên sờ đụng
phần nào liền kết luận voi là phần
đó.
Muốn
thấy chân lý một cách trọn vẹn chỉ cần biết lặng lẽ chiêm quan, hồn
nhiên cảm nghiệm, hay nói một cách khác là phải biết... chính mình
là chân - lý - không - hai.
Đứng
ngoài mà kết luận thị phi, rồi bỏ đoạn lấy thường, chê tướng chọn
tánh, xả hữu chấp vô v.v..., không những là thái độ lăng mạ Pháp, mà
còn tự chìm sâu trong luân hồi sinh tử. Sao không bỏ cái ngã mình đi
để cho chân lý được yên thân như nó đang là, như chân như
thật?
|