Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật, 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng. Đây là quy luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc.
- Từ 3-5 giờ sáng (giờ Dần): Phế kinh hoạt động khiến các triệu chứng ho. Sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn. Đây là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.
- Từ 5-7 giờ (giờ Mão): Đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi đại tiện để thải chất độc.
- Từ 7-9 giờ sáng (giờ Thìn): Dạ dày hoạt động tích cực, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.
- Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa (giờ Tỵ): Lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.
- Từ 11giờ trưa đến 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động. đây cũng là thời gian âm dương thiếu cân bằng nhất trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.
- Từ 1-3 giờ chiều (giờ Mùi): Ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.
- Từ 3-5 giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang hoạt động mạnh nên cần uống nước nhiều. Uống nước trong thời gian này mang lại hiệu quả cao nhất.
- Từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận hoạt động tích cực, do vậy thích hợp để những người bị bệnh thận và bàng quang xoa bóp huyệt vị, thả lỏng cơ thể và tâm trạng.
- Từ 7-9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này tim và thần kinh hoạt động mạnh nhất.
- Từ 9-11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để tránh mất cân bằng nội tiết tố.
- Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý): Đảm kinh hoạt động vàTừ 1-3 giờ sáng (giờ Sửu): Can kinh hoạt động. Gan mật là cơ quan khử độc, bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần nghỉ ngơi trong thời gian quý báu này. Người xưa đặc biệt chú trọng quy luật “mặt trời mọc làm việc, mặt trời lặn nghỉ ngơi” chính là để đảm bảo và nâng cao chức năng điều tiết cũng như phục hồi của kinh lạc.
Hoàng Đế Nội Kinh viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ.” Tại sao như vậy?
Chúng ta nên biết rằng, khi cơ thể nằm xuống thì các luồng kinh khí của toàn thân sẽ nhanh chóng quay về phủ tạng tương ứng. Một khi kinh khí đã về đúng vị trí của nó thì cơ thể tự nhiên sẽ cảm thấy hơi lạnh, cho nên lúc này người ta thường muốn kéo chăn đắp, dù chỉ che đến ngang hông. Sau một ngày hoạt động, cơ thể chúng ta đã tiêu hao không ít tinh lực, nên tối đến, kinh khí phải quay về phủ tạng để phục hồi. Vì vậy nếu chúng ta thức khuya, kinh khí sẽ không thể trở về đúng vị trí của nó khiến phủ tạng không tự phục hồi được. Trong trường hợp như vậy, kinh khí không những không bảo dưỡng cho phủ tạng mà còn tiếp tục bị tiêu hao từ ngày sang đêm. So với ban ngày, thức khuya làm tiêu hao rất nhiều năng lượng. Cho nên, có những người chỉ cần thức một đêm, ba ngày sau vẫn chưa lấy lại sức lực. Có thể thấy, việc thức khuya gây tổn hại rất lớn cho sức khỏe, nhanh chóng dẫn đến chứng hư hàn và khiến chất độc ứ đọng trong cơ thể. Thức khuya lâu ngày sẽ thành thói quen, làm đồng hồ sinh học bị lệch, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, và có thể làm xuất hiện những căn bệnh nan y. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện thói quen ngủ sớm.
(Theo Cẩm nang Dưỡng sinh thông kinh lạc)
Đồng hồ sinh học với sức khỏe con người
Tạo hóa đã lắp sẵn cho mỗi người chiếc đồng hồ sinh học hoạt động theo chu kỳ 24/24 giờ. Nó điều tiết hoạt động của não và các bộ phận trong cơ thể. Những phát hiện mới về đồng hồ sinh học giúp chúng ta xác định thời khắc nào làm việc gì thì mang lại hiệu quả tối ưu nhất và thời khắc nào uống thuốc chữa bệnh khỏi nhanh nhất.
Đồng hồ sinh học của cơ thể vận hành trong 24 giờ:
- 1 giờ đêm: Cơ thể, thần kinh rất nhạy cảm với các cơn đau, viêm, loét, cơ khớp.
- 2 giờ đêm: Gan hoạt động mạnh, thải độc tố tích cực. Độ tinh nhạy của mắt thấp. Tai nạn giao thông thường xảy ra. Không uống rượu, cà phê làm hại gan. Các cơ quan nội tạng hoạt động ở mức thấp nhất.
- 3 giờ đêm: Huyết áp thấp nhất. Nhịp tim, nhịp thở chậm nhất. Không phải là giờ sinh hoạt vợ chồng.
- 4 giờ sáng: Thính giác rất nhạy cảm, một tiếng động nhỏ có thể làm thức giấc. Người bị bệnh tim mạch thường tử vong vào thời điểm này. Khi mở cửa nên tránh sang một bên kẻo bị gió lùa, gây đột tử. Bệnh thượng mã phong hay xảy ra giờ này, nam giới cần đề phòng.
- Từ 1-4 giờ sáng: Trẻ em thường ra đời vào giờ này. Tuyến giáp trạng hoạt động cực đại, nồng độ nguyên tố đồng vị phóng xạ iốt 127 cao nhất. Người bị bướu cổ đơn thuần nên xoa bóp vùng tuyến giáp hoặc uống thuốc trước 1 giờ sẽ có hiệu quả hơn uống vào các giờ khác. Các lái xe, công nhân làm ca đêm hay phạm lỗi và xảy ra tai nạn.
- 5 giờ sáng: Huyết áp tăng, tim đập nhanh hơn. Lúc này cortison được tạo thành trong cơ thể, nó “nạp điện” cho bộ “ắc-quy” bên trong của chúng ta. Bắt đầu ngày làm việc tốt nhất.
- 7 giờ sáng: Khả năng miễn dịch cao, hoạt động tốt. Người bị bệnh do vi khuẩn, virut gây ra thì thấy ít đau nhức hơn các giờ khác.
- 8 giờ sáng: Gan thải độc tố cơ thể lần thứ 2. Không được uống rượu vì gan làm việc căng thẳng.
- 9 giờ: Tim hoạt động mạnh nhất trong ngày. Tinh thần hưng phấn. Các cơn đau giảm bớt. Vệ sinh da, làm đẹp da mặt. Giờ khám bệnh, đo huyết áp, đếm mạch vì giờ này cơ thể nhạy cảm nhất với ống nghe của bác sĩ.
- 10 giờ: Từ 9-10 giờ là giờ tiếp xúc ngoại giao, dễ gần gũi, bắt tay mạnh mẽ nhất.
- 11 giờ: Hoạt động cơ thể vẫn đều đặn, hài hòa và đầy hưng phấn.
- 12 giờ: Tim hoạt động mạnh. Đây là giờ cuối của thời kỳ cao điểm trong lao động sáng tạo. Phải ngủ trưa, thư giãn từ 30 phút đến 1 tiếng. Giờ cao điểm giữa dương cực âm sinh. Không ăn trưa giờ này.
- 12 giờ 30 phút đến 13 giờ: Khả năng làm việc của mỗi người giảm 20%.
- 13 giờ: Là giờ ăn, dạ dày có nhiều men tiêu hóa nhất, trong máu có một ít glucogen. Cơ thể mệt mỏi cần nghỉ ngơi, không ngủ thì cũng nên nằm duỗi thoải mái.
- 14 giờ: Gan làm việc yếu. Các phản ứng chậm lại. Năng lượng cơ thể thấp nhất trong chu trình 24 giờ (lần thứ nhất lúc 4 giờ sáng).
- 15 giờ: Khả năng lao động trở lại trạng thái bình thường. Cơ quan khứu giác là vị giác rất nhạy cảm. Có thể ăn uống chút ít.
- 16 giờ: Sau ăn trưa, đường trong máu tăng cao lên, là hiện tượng bình thường. Năng lượng cơ thể và khả năng lao động của mỗi người tiếp tục đi xuống. Từ 15-16 giờ là “giờ hoa tay”. Các ngón tay khéo léo nhất, thợ thủ công làm việc tốt nhất.
- 17 giờ: Các vận động viên luyện tập giờ này thì năng lượng tiêu tốn gấp đôi. Người lao động vẫn giữ được năng suất lao động cao.
- 18 giờ: Cơ thể cảm thấy hứng thú muốn vận động tay chân: tập thể thao, y võ dưỡng sinh. Vệ sinh da, thân thể. Giảm cảm giác đau của các vết loét, sưng cơ khớp. Nhưng sự sảng khoái tinh thần lại giảm dần. Năng lượng của phổi thấp nhất trong ngày. Nên ngồi thở dưỡng sinh để tăng ôxy trong phổi. Giờ này hay xảy ra tai biến mạch máu não làm chết người, nhất là vào tháng 2 trong năm. Vào 18 giờ của các ngày tháng 2 các bệnh viện cần có người trực chăm sóc bệnh nhân tim mạch cẩn thận chu đáo. Đây cũng là giờ các móng tay, móng chân phát triển dài nhất trong ngày.
- 19 giờ: Huyết áp tăng. Giờ đo huyết áp. Cần day ấn huyệt nhân trung, dái tai trái, vuốt mạnh đôi dây thần kinh số X và động mạch cảnh hai bên cổ để đề phòng choáng, chóng mặt, tai biến não.
Thường có những cơn đau đầu khó chịu nhất. Hay bị dị ứng. Hay mất bình tĩnh, cãi nhau. Các giác quan: tai, mũi, lưỡi nhạy cảm nhất, nếu bị viêm sưng loét nên điều trị bằng xoa bóp, day bấm huyệt, dán cao thuốc sẽ có hiệu quả hơn các giờ khác.
- 20 giờ: Các phản ứng trong cơ thể diễn ra mạnh, tốc độ cao. Lái xe an toàn không xảy ra tai nạn, người lái thấy sảng khoái. Giờ xoa bóp làm đẹp da mặt. Giờ này gan lọc độc tố tốt, nên uống 1 ly nhỏ rượu thuốc trước khi ngủ sẽ có hiệu quả hơn các giờ khác. Nhưng giờ này hay xảy ra tai biến về tim mạch.
- 21 giờ: Trạng thái tinh thần bình thường, trí nhớ tối đa, khả năng học nhớ, hiểu biết sâu sắc hơn ban ngày. Thời gian thích hợp cho sinh viên, diễn viên học thuộc bài và nhập vai diễn.
- 22 giờ: Giờ miễn dịch, trong máu có nhiều bạch cầu (khoảng 12.000/1cm3. Mức trung bình là 5.000-8.000). Sức đề kháng cơ thể cao nhất, chống các vi trùng xâm nhập có hiệu quả cao nhất (lần thứ nhất lúc 7 giờ). Nhiệt độ cơ thể giảm.
- Từ 20-22 giờ: là giờ giao tiếp. Lúc này người ta cảm thấy cô đơn nhất và rất cần gặp bạn bè, người thân để tâm sự, hoặc xem tivi để giải nỗi cô đơn.
- 23 giờ: Cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi đồng thời khôi phục lại các tế bào đã chết.
- 24 giờ: Có người đã ngủ 2-4 tiếng đồng hồ và hay nằm mơ. Não nghỉ ngơi, tiến hành tổng kết và thải ra những gì không cần thiết. Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tim hoạt động yếu nhất.
Uống thuốc vào giờ nào thì hiệu quả?
Từ nhịp sinh học hoạt động theo chu kỳ 24 giờ, các nhà y khoa đã rút kinh nghiệm trong điều trị, khi cho uống thuốc đúng giờ đã đạt kết quả cao. Ví dụ:
- Uống aspirin: Uống buổi tối sau bữa ăn 30-45 phút tốt hơn là uống vào nửa đêm. Sáng hôm sau thuốc phát huy tác dụng. Aspirin kích thích dạ dày nên uống buổi sáng có hại gấp 2-3 lần.
- Chất corticoid: Dùng vào 8 giờ sáng và đầu giờ trưa sẽ loại trừ lên cơn hen suyễn về đêm, làm tăng hiệu quả phóng thích hơi trong phổi và làm giảm sự khó thở.
Trái lại loại theophylin làm giãn nở phế quản, phòng ngừa và làm giảm cơn hen ban đêm thì phải dùng trước khi đi ngủ tối.
- Thuốc chống viêm khớp, thấp khớp: Đau thấp khớp xuất hiện thời vào một điểm nhất định trong ngày và có thể biến chứng sang bệnh khác. Thuốc chống viêm tác động mạnh nhất từ sau 18 giờ.
- Các loại thuốc bổ: Uống vào buổi sáng khi đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thuốc chữa bệnh về tiêu hóa: Uống trước bữa ăn 10 phút để tăng cường tiết dịch tiêu hóa làm tiêu hóa tốt thức ăn.
- Các loại vitamin: Uống vào giữa 2 bữa ăn. Nếu dùng vitamin K để cầm máu thì phải uống ngay.
- Các loại thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thường thải ra ngoài nhanh nên cách 6 tiếng uống 1 lần.
- Thuốc giảm huyết áp: Ngày uống 3 lần vào lúc 7 giờ sáng, 3 giờ chiều và 7 giờ tối. Lượng thuốc buổi sáng và buổi tối ít hơn buổi chiều. Không được uống trước khi đi ngủ.
- Thuốc chữa dị ứng ngoài da: Thuốc này hay gây buồn ngủ nên uống trước khi đi ngủ 30 phút.
-Thuốc ngủ, thuốc tránh thai: Uống trước khi đi ngủ 30 phút.
- Thuốc kích thích dạ dày: như aspirin, vitamin C nên uống sau khi ăn cơm 30 phút, không uống vào chiều, tối vì nó kích thích dạ dày làm khó ngủ.
- Các loại kích thích tố: Uống 1 lần sau bữa ăn sáng.
- Điều trị răng: Vào lúc 15 giờ có tác dụng gây tê tốt để nhổ răng. Dùng thuốc gây tê lúc 8 giờ hoặc 19 giờ kém hiệu quả gấp 3-4 lần lúc 15 giờ.
- Dùng mỹ phẩm làm đẹp da: Xoa ngay trước giờ ngủ. Ban đêm dùng kem giàu vitamin E xoa để chống lão hóa da.
(Minh Chánh tổng hợp - Sức Khỏe & Đời Sống)
- 12 lý do nên ăn hẹ
- Đũa mốc gây ung thư
- Bài thuốc trị huyết áp cao rất hiệu nghiệm
- Chữa phỏng cấp thời
- 15 cách thức đơn giản giúp bạn sống khỏe mạnh
- Đau lưng
- Toa thuốc hay trị bệnh tiền liệt tuyến
- Ghiền đường
- 6 dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm cần đi khám ngay
- Nghệ, bí mật của sức khỏe
- Tác hại của việc đi ngủ muộn
- 14 lý do nên ăn khoai lang hàng ngày
- Thở
- Hướng dẫn làm “Gừng Ngâm Giấm” chữa bách bệnh
- Công dụng của nước ấm