loading
Suy ngẫm
Lòng biết ơn

  

Đối thoại trực tiếp giữa Oprah và người được nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình Elie Wiesel.

Ông là một trong số những người mà tôi từng tôn trọng nhất: Elie Wiesel. Sau khi lần đầu tiên được đọc cuốn hồi kí Night của ông cách đây bảy năm về trước, tôi đã không còn là mình nữa - bạn chẳng thể nào còn là chính bạn sau khi nghe Elie, một cậu bé ở độ tuổi 15 sống sót được qua sự khiếp sợ của trại diệt chủng Holocaust (thiêu hủy hàng loạt). Qua con mắt của ông, chúng ta được chứng kiến một cách sâu sắc cả cái tàn bạo lẫn hồng ân của con người. Chúng ta còn lại đây níu chặt lấy những gì đọng lại được ở Elie, một cậu bé thiếu niên trước kia từng bị rơi vào thảm cảnh đó. Tôi có được thêm sức mạnh cho mình từ chính nguồn sức mạnh nơi ông.

Câu chuyện ấy và đặc biệt là con số ấy - sáu triệu - khiến chúng ta bàng hoàng: một kẻ thù ghét người Do Thái tên là Adolf Hitler đứng lên nắm được quyền lực ở nước Đức, thế giới rơi vào cuộc chiến từ năm 1939. Và khi cuộc đụng độ chấm dứt 6 năm sau đó, thì kẻ bạo chúa đã hoàn thành tàn sát 6 triệu người dân Do Thái. Sáu triệu! Thật không tài nào hiểu nổi. Chúng ta đã từng xem những thước phim về những trại tập trung đó, những lò thiêu bằng gaz đó, những giá treo cổ đó. Thế nhưng những từ như Holocaust và Auschwitz vẫn là những gì đó thuộc về trừu tượng, có vẻ gần như là không thể cho tới tận khi chúng ta nhìn thấy những bức ảnh của một ai đó đã từng ở chốn đó. Một khuôn mặt. Một đôi mắt. Mái tóc. Những chữ số đánh dấu tù nhân xăm trên cánh tay. Một con người bằng xương bằng thịt như Elie Wiesel đây, mà 55 năm về trước, đã lọt được qua cánh cửa của hung thần.

“Làm sao mà ông có thể từng trải qua thảm họa Holocaust nhưng vẫn không hề thấy khổ đau?” Tôi hỏi Elie. Ở tuổi đời 72, từ ông tỏa ra một thứ sức mạnh âm thầm, ông nắm tay tôi thật chặt, như thể đang nói rằng, “Tôi đảm bảo với cô, tôi vẫn đang tiếp tục tồn tại.” Chúng tôi ngồi mặt đối mặt kế bên nhau trong khu viện Bảo Tàng Di Sản của người Do Thái ở Manhattan, nơi mà hàng trăm lượt người tới xem những bằng chứng những điều đã xảy ra với người dân Do Thái. Hàng ngàn người đã được biết tới tên tuổi của Elie Wiesel. Ông là một nhà văn với số lượng các tác phẩm đồ sộ, một giáo sư tại trường Đại Học Boston và là một nhà hoạt động xã hội từng nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1986. Nhưng tôi muốn ông đưa tôi trở về với thời điểm sống và để kể chuyện là cái điều cuối cùng mà ông có thể nghĩ tới. Tôi muốn biết:

“Ông đã phải làm gì để có thể lại được trở về là bình thường, sau khi mà tính nhân đạo trong ông đã bị chủ nghĩa phát xít tước đoạt đi?”

“Điều bất bình thường đó là tôi vẫn bình thường,” ông trả lời. “Là tôi đã sống sót qua thảm họa Holocaust và vẫn tiếp tục tồn tại để yêu những người con gái tuyệt vời, để nói chuyện, để sáng tác, để ăn bánh nướng và uống trà và sống nốt cuộc đời của mình, đó chính là điều bất bình thường.”

“Tại sao ông đã không bị phát điên?”

“Cho tới tận ngày hôm nay,” ông nói, “đó vẫn là một điều bí ẩn đối với tôi.”

Và là một điều kì diệu.

Sau khi được thả tự do khỏi Buchenwald vào năm 1945, ông và những đứa trẻ mồ côi khác được gửi sang Pháp. Ở đó, ông được sống trong một trại mồ côi, và sau đó tự nuôi sống bản thân bằng cách đi làm trợ giảng và chỉ huy dàn hợp xướng, ông đã quyết định rằng mình muốn được sống lại một lần nữa. Ông nghiên cứu văn học, triết học và tâm lý học tại Sorbonne và đến 1952 trở thành một phóng viên cho một tờ báo ở Tel Aviv. Trong vòng suốt 10 năm kể từ sau ngày được trả tự do, ông đã thề rằng sẽ không đả động gì tới những câu chuyện đó. “Tôi lúc đó muốn chắc chắn rằng những lời tôi sẽ dùng tới để kể lại về sự kiện ngày ấy phải là những từ ngữ hợp lý,” ông nói.

Trong thời gian còn ngồi trò chuyện với nhau, Elie và tôi nói về làm thế nào mà điều đó lại vẫn là có thể, rằng ông vẫn tin vào một quyền năng tối cao lớn hơn bản thân bản thân ông, tại sao ông không có một sự lí giải nào về sự sống sót của mình trong trại diệt chủng ngày xưa, và gì nữa nhỉ, để rồi năm thập kỉ sau Auschwitz, đem tới cho ông cái mà ông gọi là nguồn vui thực sự.

Oprah: Có lẽ sẽ chẳng có một người nào hơn ông để nói về sự sống với lòng biết ơn. Bất chấp tất cả những thảm cảnh mà ông đã từng được chứng kiến tận mắt, ông có vẫn còn sâu bên trong con người mình chỗ chứa cho sự biết ơn?

Elie Wiesel: Chắc chắn rồi. Ngay sau cuộc chiến, tôi đi vòng quanh, nói với mọi người rằng, “Cám ơn vì đã sống, đã là nhân loại.” Và cho tới ngày hôm nay, những từ mà hầu như thường xuyên xuất phát từ miệng tôi là cảm ơn. Khi mà một con người không có lòng biết ơn, là có một điều gì đó đang thiếu hụt trong tính nhân bản của anh ấy hay cô ấy. Một người có thể gần như được khẳng định bằng thái độ của họ đối với sự biết ơn.

O: Đã từng chứng kiến những điều thuộc về tồi tệ nhất của tính người có khiến ông có nhiều sự biết ơn hơn đối với những sự việc bình thường diễn ra?

EW: Với tôi, mỗi giờ khắc đều là sự biết ơn. Và tôi cảm nhận được lòng biết ơn tận trong trái tim mình mỗi lần tôi gặp được một ai đó và nhìn thấy nụ cười của họ.

O: Ông có từng căm ghét những kẻ đã áp bức ông?

EW: Tôi đã tức giận nhưng chưa bao giờ từng thù ghét. Trước khi cuộc chiến tranh xảy ra, tôi đang quá bận rộn nghiên cứu (Kinh thánh và Do Thái Pháp Thuật), không có thời gian cho oán ghét. Sau cuộc chiến, tôi nghĩ, điều đó thì có ích lợi gì nhỉ? Căm ghét sẽ hạ thấp giá trị của bản thân mình đi.

O: Trong đêm đầu tiên ở trại tập trung, ông nhìn thấy những đứa trẻ bị ném vào trong lò lửa. Ông có thể tha thứ cho những kẻ mà đã giết hại trẻ em không?

EW: Tôi là ai mà để tha thứ? Chỉ bản thân những đứa trẻ đó mới có thể tha thứ. Nếu tôi tha thứ, tôi phải nên làm dưới nhân danh của chúng. Còn không, điều đó sẽ là cao ngạo.

O: Bằng cách trở thành tiếng nói cho những người đang phải chịu đựng đớn đau, những hành động của ông đang làm có phải là những gì mà thế giới đã không làm cho những người Do Thái trong thời kì Holocaust?

EW: Tôi đã bôn ba đi khắp chốn, cố gắng ngăn chặn không biết bao nhiêu những việc làm tàn nhẫn: Bosnia, Kosovo, Macedonia. Điều tối thiểu tôi có thể làm là khiến cho những nạn nhân biết rằng họ không hề lẻ loi. Trong một lần tới Cambodia, các nhà báo đã hỏi tôi, “Ông làm gì ở đây vậy? Đây có phải là một thảm họa của người Do Thái đâu.” Tôi trả lời, “Khi tôi cần người của tôi đi, họ không thực hiện. Đó là lí do tại sao tôi đang ở đây.”

O: Có phải sự lãnh cảm và kiêu ngạo đã khiến cho chúng ta, những người Mỹ, cảm thấy rằng mình là trung tâm của vũ trụ, rằng nỗi đau của một người mẹ sau khi đánh mất đứa con của mình ở Bosnia hay Nigeria là không quan trọng như chính nỗi đau của chúng ta?

EW: Tôi sẽ không khái quát hóa nó lên đâu. Có những người ở Mỹ là những người rất nhạy cảm. Mỗi khi tôi gặp một thanh niên Mỹ trẻ ở nước ngoài, là họ đang ở đó để giúp đỡ. Một nữ bác sĩ tại New York, sau khi đọc một trích đoạn lời tôi nói, đã quyết định tham gia vào công viêc của tôi. Một ai đó hỏi tôi rằng, “Điều răn dạy nào là quan trọng nhất trong Kinh Thánh?”, tôi nói, “Thou shalt not stand idly by.” Cô ấy đã ngưng công việc hoạt động của cơ quan mình và tới Macedonia và tôi đã gặp cô gái ấy ở đó... Chúng ta không thể giải thoát cho tất cả các tù nhân trên thế giới hay cứu giúp tất cả các nạn nhân của AIDS, nhưng chúng ta có thể làm được ít nhất một điều là hãy để cho họ thấy rằng chúng ta ở bên họ.

O: Ông và những người khác trong trại tập trung đã bị cưỡng ép phải diễu hành ngang qua 3 người khác bị treo cổ. Và một ai đó thì thầm đằng sau ông, “Chúa ở đâu?”

EW: Một giọng nói trong tôi cất tiếng, “Chúa ở ngay đây.”

O: Thế trong những ngày này quan hệ của ông và Chúa thế nào rồi?

EW: Chúng tôi vẫn có một vài vấn đề! Nhưng mặc dù khi còn ở trong trại trước kia, tôi cũng chưa từng bao giờ rời xa Chúa. Sau chiến tranh, tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện với Chúa. Tôi đã tức giận. Tôi đã phản đối. Tôi vẫn còn đang phản đối và đôi khi, tôi vẫn còn tức giận. Nhưng đó không phải tại quá khứ, mà bởi hiện tại. Khi tôi nhìn thấy những nạn nhân của các cuộc thảm họa, đặc biệt là trẻ em, tôi nói với Chúa, “Đừng nói với con là Ngài không có một chút liên quan gì tới những điều này. Ngài ở mọi nơi, Ngài là Chúa.”

O: Sau khi bước ra khỏi nỗi khiếp đảm của Holocaust, ông có còn giữ được nguyên vẹn cái khả năng yêu thương?

EW: Sau khi được trả tự do, tôi đã yêu rất nhiều cô gái, một cách liên tục. Nhưng tôi đã không bao giờ dám thổ lộ với người con gái tôi yêu, vì tôi nhút nhát và sợ bị chối từ. Tôi đã bỏ lỡ không biết bao nhiêu cơ hội bởi tôi sợ phải nói lên những cảm xúc của mình. Tôi cần yêu nhiều hơn là tôi cần được yêu. Tôi cần được biết rằng tôi có thể yêu, rằng sau tất cả những gì tôi từng chứng kiến, vẫn còn đó một tình yêu nơi trái tim tôi.

O: Ông có nhớ cái ngày ông được thả tự do khỏi trại không?

EW: 11 tháng 4, 1945. Quân đội Mỹ đã gần tới nơi, và một vài ngày trước đó, vào hôm mùng 5 tháng 4, Đức quyết định di tản người Do Thái. Mỗi ngày, họ tiến hành di tản đi hàng ngàn và hầu hết những người trong số họ bị giết chết trên đường đi. Tôi khi đó nằm trong khu vực trẻ em cùng với những thanh thiếu niên khác và chúng tôi bị dồn xuống tận dưới cùng (nhưng hằng ngày chúng tôi vẫn phải diễu hành qua cái cánh cửa chết ấy). Tôi đã rất gần cái cổng đó hơn 5 lần trước khi tôi được tự do, và mỗi lần như vậy, cái cánh cửa đó lại khép ngay lại trước khi tôi bước tới.

O: Ông có thể giải thích việc mình sống sót trại tập trung như thế nào?

EW: Tôi không có lời giải thích nào cả.

O: Ông, người đã từng nghiên cứu Talmud, Cabala (các bộ Kinh, Pháp điển truyền thống của người Do Thái), không có được một lời lý giải?

EW: Tin tôi đi, tôi đã cố gắng để hiểu, nhưng tôi không làm được. Nếu đó là Chúa, thì tôi có vấn đề với điều đó. Nếu Người đã bận lòng cứu tôi, thì tại sao Người lại không thể cứu tất cả những người khác nữa? Ở đó có những người xứng đáng hơn tôi nhiều.

O: Ông có nghĩ rằng sự sống sót của mình có một cái gì đó tác động tới con người mà ông đã và đang trở thành và tới những gì ông đã và đang nói cho cả Thế Giới về Holocaust không?

EW: Không, không, không. Cái giá là quá cao. Chính bởi vì tôi đã được sống sót, tôi phải làm tất cả những gì tôi có thể để giúp đỡ những người khác.

O: Ông có nghĩ rằng những thảm họa, kiểu như Holocaust, sẽ còn tiếp tục xảy ra trên thế giới không?

EW: Tôi không thích so sánh, bởi nó có nghĩa mang tính xúc phạm. Tôi không muốn như vậy. Một lần nữa, nó cũng giống như so sánh một con người với một con người. Mỗi con người đều là độc nhất vô nhị.

O: Và mỗi thảm họa đều là độc nhất vô nhị.

EW: Chính xác, so sánh là một sự xúc phạm.

O: Nó là một sự xúc phạm đối với tất cả những ai đã bị liên lụy và hi sinh sinh mạng của họ.

EW: Tôi tin rằng chúng ta, ví dụ như một người đang yêu một con người đáng mến, một người chồng, hay một người vợ, hay một đứa con. Đi nói với anh ta rằng thảm kịch của tôi còn lớn lao hơn? Tôi không có quyền gì cả để hành động như thế. Bởi đối với con người ấy, thảm họa của anh ta hay cô ta, là lớn nhất trên thế giới này.

O: Vâng.

W: Và anh ta là đúng đắn khi nghĩ như vậy. Cũng tương tự như những thảm họa khác. Có không biết bao nhiêu thảm họa. Và cô biết không, tôi đã tham gia cố gắng để ngăn chặn tất cả chúng, tôi đã đi khắp chốn.

O: Bosnia

EW: Bosnia, và Kosovo, rồi Macedonia...

O: Khi ông làm những điều đó, ông có cảm thấy như, “Tôi đang làm những việc mà thế giới đã không thực hiện”?

EW: Mỗi cuộc thảm họa xảy ra tôi đều cố gắng có mặt ở nơi đó. Tôi có thể giúp gì hay không, tôi không biết. Nhưng ít nhất có một điều tôi thực sự muốn. Tôi muốn chỉ cho những nạn nhân đó biết rằng họ không đơn độc. Khi tôi tới Cambodia, một nhà báo hỏi tôi, ông đang làm gì ở đây vậy? Ở đây không có người Do Thái đâu. Đây không phải là thảm họa của người Do Thái. Và câu trả lời của tôi là, khi tôi cần người của tôi tới đây, họ đã không đi. Đó là vì sao mà tôi đang ở đây.

O: Ở trang cuối của tờ tạp chí, tôi luôn có một cột gọi là “Bạn biết cái gì là chắc chắn.” Những điều gì mà ông biết chắc chắn, mà ông không có một chút nghi ngờ về?

EW: Tôi tin rằng điều ác sẽ bị tranh đấu. Tôi tin rằng sự thờ ơ, lãnh đạm hoàn toàn không phải là một lựa chọn. Tôi tin rằng sự cuồng tín là nguy hiểm. Tôi tin rằng cuộc đời của mỗi con người, bất kể ai, đều có giá trị hơn tất cả những cuốn sách trên thế giới này về cuộc sống. Nữa?

O: Vâng, cái này hay.

EW: Tôi tin rằng chúng ta ở đây là để cho một mục đích. Tôi tin rằng mục đích ấy không chỉ là để đem Đấng Tạo Hóa tới gần hơn những tạo phẩm của Ngài, mà còn là đem những tạo phẩm của Ngài xích lại gần với nhau. Tôi tin chắc rằng một con người là một con người đơn giản vì anh ấy hay cô ấy là người và chúng ta không có bất kể một quyền gì để nói rằng một người nghèo, chỉ vì anh ấy hay cô ấy nghèo, thì kém giá trị hơn so với những người mà giàu.

O: Rằng được sinh ra nơi đây khiến bạn có giá trị.

W: Đúng là như vậy. Tôi tin rằng giáo dục còn nuôi dưỡng cho tâm hồn. Chứ không chỉ riêng cho lý trí. Tôi tin rằng những câu hỏi có quyền năng riêng của chúng, có sức mê hoặc và bất tử riêng của chúng.

(Nguồn: www.redhill.vn)

 

 
Trở lại     Đầu trang