Nấu ăn ngon, trình bày đẹp đẽ chưa đủ, mà các món ăn còn cần phải được kết hợp đúng cách. Thật vậy, có những loại thực phẩm không thể ăn cùng một lúc đươc vì tương khắc với nhau, có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khỏe đôi khi còn nguy hại đến tính mạng .
Dưới đây là một số những kết hợp thực phẩm cần phải tránh:
1. Thịt dê với nước trà
Thịt dê rất giàu protein. Sau khi ăn hai loại thịt này, nếu bạn dùng ngay một tách nước chè, chất a-xit tanin từ chè sẽ kết hợp với protein trong thịt, tạo thành chất tanalbit. Chất này làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón, gây nguy cơ ung thư.
2. Thịt gà với rau kinh giới
Rau kinh giới dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.
3. Gan động vật với rau cần, cà rốt
Cellulose, acid oxalic xung khắc với sắt: Các loại gan động vật, lòng đỏ trứng gà, đậu nành có chứa nhiều sắt, nên không được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt, khoai chứa nhiều cellulose, và cũng không nên ăn cùng các loại rau như rau chân vịt có chứa nhiều acid oxalic. Vì cellulose và acid oxalic đều sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể
4. Gan lợn với giá đậu
Có đến 2,5mg đồng trong khoảng 100gr gan lợn. Bên cạnh đó, giá lại chứa nhiều vitamin C. Nếu bạn xào giá cùng với gan lợn, trong thời gian tiêu hóa, vitamin C sẽ bị ô-xy hoá. Giá sẽ biến thành chất bã, không còn giá trị dinh dưỡng nữa.
5. Óc lợn với trứng gà
Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong
6. Trứng gà với sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành chứa men protidaza có tính ức chế các protein trong trứng gà, gây chứng khó tiêu, đầy bụng
7. Trứng gà với đường
Protein và đường xung khắc với nhau: Lysine và đường có trong sữa bò sẽ có phản ứng ở nhiệt độ cao, làm cho các acid amin mất đi. Trứng gà và đường không nên nấu cùng nhau cũng vì lý do này. Nhưng bạn có thể đun nóng sữa, nấu chín trứng gà rồi để nguội sau đó cho đường vào thì sẽ không có vấn đề gì.
8. Trứng vịt với tỏi
Tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể khi kết hợp chung với trứng, đặc biệt là khi tỏi dùng để khử quá cháy sém.
9. Hải sản với một số loại hoa quả
Acid tannic xung khắc với protein: Nếu như bạn ăn hải sản xong mà ăn liền các loại trái cây như là nho, lựu, hồng... thì dễ xuất hiện các triệu chứng như là nôn ọe, chướng bụng, đau bụng, đi tiêu chảy..Vì trong các loại trái cây này có chứa acid tannic, mà acid tannic mà gặp protein có trong các loại hải sản thì sẽ bị đông lại và trầm lắng, dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa. Vì vậy, sau khi ăn hải sản xong thì khoảng 4 tiếng sau bạn mới được ăn những trái cây giầu acid tannic như trên. Chú ý là ăn thịt xong cũng không nên uống trà ngay, nguyên nhân cũng giống y như ở trên.
10. Các loại động vật có vỏ sống dưới nước (tôm, cua, ốc, hến..) với vitamin C
Các loại động vật này chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể). Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng... rau ngót..sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.
11. Dưa chuột với các món chứa nhiều vitamin C
Trong dưa chuột chứa một loại men làm phân giải vitamin C. Khi ăn dưa chuột với các món có vị chua như cam, quít, sơ-ri, bưởi.., chất men này sẽ làm mất lượng vitamin C vừa nạp vào cơ thể
12. Sữa bò với các nước trái cây chua
Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong.
13. Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho
Ceton đồng có trong những loại trái này phản ứng với acid cianogen lưu huỳnh có trong củ cải khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ
14. Đậu phụ với rau chân vịt
Acid oxalic và sắt, mangie xung khắc với nhau: Đậu phụ kỵ ăn cùng với rau chân vịt vì trong đậu phụ có chứa magnesium chloride, calcium sulfate, còn trong rau chân vịt lại chứa acid oxalic, hai chất này gặp nhau sẽ tạo thành magnesium oxalate và calcium oxalate. Hai chất lắng đọng màu trắng này không được cơ thể hoan nghênh, không những ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi
15. Đậu phụ (tàu hũ) với mật ong
Trong tàu hũ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu người đó có bệnh về tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong càng nhanh hơn
16. Sữa đậu nành với mật ong
Mật ong chứa acid formic nên khi gặp đậu nành có nhiều protein sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, dẫn đến tình trạng khó tiêu.
17. Sữa đậu nành với đường đen
Trong đường đen có chất acid malic, khi hòa tan trong sữa đậu nành sẽ tạo ra chất lắng tủa, làm giảm chất bổ của sữa đậu nành. Mặt khác khi uống vào dễ bị đầy bụng, khó tiêu khiến hấp thu các chất khác cũng giảm
18. Khoai lang với trái hồng
Trong trái hồng có chứa vị chát (tanin) và pectin. Khi ăn khoai lang cùng với hồng, tinh bột trong khoai lang sẽ tiết ra nhiều vị toan lẫn với chất tanin và pectin trong hồng, hình thành sỏi dạ dày. Nếu tình trạng nặng sẽ gây loét và chảy máu dạ dày. Những người bị đau dạ dày phải chú ý hơn để tránh ăn cùng lúc những món này
19. Cà rốt, rau câu, rau cải với dấm
Carontine và acid acetic xung khắc với nhau: Xào cà rốt tuyệt đối không được cho giấm, vì acid acetic sẽ phá hoại hết lượng carontine. Cũng như vậy, rau câu, rau chân vịt, rau cải có chứa nhiều carontine cũng không nên cho giấm vào khi xào
20. Uống nhiều nước có gas trong khi ăn
Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, cụ thể là làm loãng dịch vị, gây cản trở co bóp thức ăn dẫn đến viêm dạ dày.
Cũng còn những kết hợp thực phẩm không tốt khác như nói trong bài thơ dưới đây:
Mật ong, sữa, sữa đậu nành?
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!
Gan lợn, giá, đậu nực cười?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!
Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!
Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!
Động kinh, chứng bệnh rành rành?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!
Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
Đường đen pha sữa đậu nành?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
Thịt rắn, kị củ cải xào?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!
Nôn mửa, bụng dạ không yên?
Vì do hải sản ăn liền trái cây!
Cá chép, cam thảo, nhớ rằng:
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!
Nước chè, thịt chó no say?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!
Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!
Ai ơi, khi chưa dọn mâm,
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
Giàu Vitamin C chớ có tham
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!
Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
Chẳng may ăn phải, vài giờ
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
Quý nhau mời tiệc lẽ thường,
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!
Hoặc trong tài liệu "gối đẩu giường" của các bà nội trợ như sau:
Mật ong, sữa, sữa đậu nành
Thịt lợn không nên ăn với ốc bươu, cam thảo.
Thịt bò, thịt trâu tránh dùng chung với lươn, hẹ.
Tỏi tránh dùng để ướp cá trắm.
Bí đỏ tránh nấu chung với tôm cua.
Thịt lươn "trắng" kị "ở chung với giấm.
Cua tránh nấu chung với cà tím.
Bắp không nên dùng với ốc.
Ốc không thích ở với mì.
Gan không nên dùng để nấu với măng tre.
Ngoài ra trong sự ăn uống cũng nên biết có một số thực phẩm:
1. Ảnh hưởng tới sự hấp thu protein như:
- Lòng trắng trứng sống (trong có chứa chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein của thịt, cá sữa)
- Sữa tươi (có chất kháng men tiêu hoá protein) vì vậy một số ngưởi uống sữa tươi bị đẩy bụng lâu tiêu
- Các loại đậu chưa nấu chín
2. Làm mất tác dụng của vitamin như:
- Món gỏi cá (vì trong cá sống có chất kháng vitamin B1 gọi là pyrithiamine)
- Trứng sống hay chưa chín (vì chất avidin trong trứng sống hay chưa chín khi ăn vào sẽ kết hợp với vitamin H hay biotin tạo thành hợp chất avitin
- Biotin làm cơ thể thiếu vitamin)
- Bắp cải, bầu bí, dưa chuột (men ascorbic oxidase phá hủy vitamin C)
3. Cản trở sự hấp thu chất khoáng như:
- Các trái cây chua như me, khế, xoài xanh…(chất acid oxalic cản trợ sự hấp thu calcium)
- Các rau có glucozit như bắp cải, củ cải, cải bẹ…(dưới ảnh hưỡng của các men trong cơ thể, glucozit bị phân hủy tạo ra thiocyamate và isothiocyanate cản trở việc kết hợp iốt của tuyến giáp)
4. Có chứa chất độc như:
- Măng, sắn tươi (glucozit chứa trong các thực phẩm này khi gặp nước, acid hoặc men tiêu hóa sẽ tạo thành acid cyanhydric ở thể tự do gây ngộ độc). Do đó khi ăn sắn, bạn nhớ bóc hết vỏ dày, cắt khúc, đem ngâm nước rồi nấu chín.
- Cà chua xanh và khoai tây (vỏ khoai tây, nhất là mầm khoai, có nhiều chất solanin, gây ngộ độc)
(Sưu tầm)
- 24 Triệu Chứng Bệnh Không Nên Coi Thường
- 6 cấm kỵ khi dùng bột ngọt
- Làm gì khi điện thoại bị rơi vào nước?
- Đậy nắp bồn cầu khi giật nước
- Có nên uống nước trước khi đi ngủ?
- Uống cà phê: 8 lợi - 1 hại
- Ngăn ngừa chứng mất trí nhớ
- Giữ gìn sức khỏe một cách đơn giản
- Củ gừng
- Không nên đun sôi nước bằng Microwave
- Ăn uống thanh lọc cơ thể
- Gạo lứt rang điều trị bịnh thoái hóa khớp
- 8 Kẻ Thù Của Mắt - Chú Ý!
- 4 Cách Bảo Vệ Mắt Khi Sử Dụng Computer
- 10 mẹo hay với quả chanh