loading
Tin Văn Hóa - Giáo Dục
HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
Vào sáng ngày 27/4/2015 tại chùa Huyền không đã diễn ra cuộc Hội thảo khoa học chuyên đề: “Quản lý giáo dục Phật giáo Theravada và Phật giáo Mahayana tại Việt Nam”. Đây là cuộc hội thảo dành cho các học viên lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục thuộc Khoa Giáo dục của viện Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU) phối hợp với chùa Huyền không tổ chức.
Đoàn do Phó Giáo sư Tiến sĩ Suddhiphong Srivichai, Giám đốc Chuyên khoa Quản lý giáo dục của viện Đại học MCU làm trưởng đoàn cùng với 32 thành viên, gồm các viên chức của khoa và học viên lớp Cao học Quản lý giáo dục cả Tăng Ni và cư sĩ Phật tử.
Thay mặt viện Đại học MCU và nhân danh Giám đốc Chuyên khoa Quản lý giáo dục, PGS. TS. Srivichai đã mời Thượng tọa Pháp Tông làm diễn giả, nói chuyện về chuyên đề nói trên. Thượng tọa Pháp Tông đã trình bày tổng quát lịch sử Phật giáo Việt Nam, nhấn mạnh giai đoạn Phật giáo Nguyên thủy được du nhập vào Việt Nam vào khoảng TK 2 – TK 3 TCN. Phật giáo thời Lý Trần với pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông mặc y ca-sa theo truyền thống chư Tăng Phật giáo Nguyên thủy là bằng chứng rõ nét về vai trò của Phật giáo Nguyên thủy thời ấy.
Giai đoạn thứ II của Phật giáo Nguyên thủy khởi đầu vào cuối thập niên 40 của TK XX ở các tỉnh thành miền Nam do các vị xuất gia người Việt sang học Phật Pháp ở Campuchia, Thái Lan đưa về truyền bá. Sau đó, một số vị cao tăng Sri Lanca qua Việt Nam hoằng Pháp tiếp độ các Phật tử người Việt. Một số vị xuất gia người Việt sau này còn sang Myanmar tu học, nhất là sau kỳ Kết tập Tam tạng lần thứ VI tại Yangon, Myanmar. Cuối thập niên 50, TK XX Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam được thành lập. Cơ cấu tổ chức Giáo hội có nhiều nét tương tự Giáo hội Phật giáo Thái Lan nhưng quy mô nhỏ, thu hẹp. Đến năm 1981, Giáo hội này gia nhập vào Giáo hội chung gồm 9 tổ chức Phật giáo cả nước nên cơ cấu tổ chức đã thay đổi.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay có 33 trường Trung cấp Phật học và 4 Học viện Phật giáo đào tạo cấp đại học dành cho Tăng Ni. Ngoại trừ một số trường, lớp của chư Tăng Khmer được tổ chức và giảng dạy theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Khmer, các Hệ phái khác từ nhiều chục năm nay buộc phải học các nội dung Phật học Bắc tông trong các trường của Giáo hội. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo Tăng Ni cho Phật giáo Nguyên thủy, năm 2001, nhân danh Ngài Tăng trưởng Hệ phái lúc bấy giờ là Đại Trưởng lão Hộ Nhẫn, Thượng tọa Pháp Tông đã xin Chính phủ Việt Nam cho phép mở một trường Phật học Nam tông tại Huế. Năm 2004, trường Phật học Nam tông chính thức ra mắt và hoạt động.
Hội thảo kết thúc lúc 10 giờ, sau phần tặng quà và chụp ảnh lưu niệm.
Một số hình ảnh cuộc Hội thảo được ghi lại:
Các tin khác
 
Trở lại     Đầu trang