loading
Sống khỏe
Tác dụng chữa bệnh ít biết của tỏi


Tỏi chẳng những dùng làm gia vị mà còn dùng làm thuốc là điều đã được ghi nhận trên toàn thế giới. Khoa học hiện đại đã nói về về tác dụng của tỏi với sức khỏe của người xưa, và phát hiện nhiều lợi ích mới của tỏi.

Tỏi có nguồn gốc từ Trung Á, được trồng cách đây 5 000 năm. Người Ai Cập cổ đại rất tôn sùng tỏi, là nơi trồng tỏi đầu tiên. Họ coi tỏi thiêng liêng đến mức đã đặt trong mộ của các pharaoh. Các vận động viên Hy Lạp và La Mã cổ đại ăn tỏi trước khi thi đấu và binh lính buộc phải ăn tỏi trước khi xung trận. Hippocrates, được coi là “Cha đẻ của Y học” đã dùng tỏi chữa lành các khối u.

Tỏi (allium sativum) là thành viên của họ thân thảo gốc phình to (củ), chứa các hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh thiosulfinat, sulfoxit, và dithiin. Những hợp chất của lưu huỳnh gây ra mùi đặc trưng (hôi) của nó, song chính chúng mang lại nhiều lợi ích cho việc tăng cường sức khỏe.

Sulfua trong tỏi tạo ra khí sulfua hydro (H2S) – mùi hôi, nhưng ức chế sự ngưng đọng của các tiểu cầu, làm giãn mạch máu, giúp huyết áp được kiểm soát (ổn định). Hơn nữa những hợp chất lưu huỳnh còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất sắt và chống ôxy hóa và làm giảm cholesterol tỷ trọng cao (LDL).

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống ký sinh trùng, và kháng virút rất mạnh. Nó thay thế lý tưởng cho các loại kháng sinh nguy hiểm trong khi các thuộc tính kháng nấm giúp quản lý nấm lưỡng bội (ở miệng và bộ phận sinh dục người) (candida albicans), chống AIDS và ung thư.

Tỏi giúp chống bệnh như cảm lạnh, cúm, ho gà, viêm phế quản, và nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiều tài liệu nói rằng chỉ cần mỗi ngày ăn một tép tỏi ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.

Một số nghiên cứu dịch tễ học cho rằng uống tỏi làm giảm nguy cơ đau dạ dày và ung thư đại tràng. Theo dõi trên 40 000 phụ nữ sau mãn kinh, những người đã ăn một lượng tỏi phù hợp  gần như giảm 50% nguy cơ ung thư đại tràng. Các tế bào ung thư bị các hợp chất allyl trong tỏi trấn áp nên phát triển chậm và thậm chí còn ngừng hẳn lại.

Tỏi chẳng những chứa nhiều hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh mà còn là nguồn các vi chất dinh dưỡng. Trong tỏi chứa các chất mangan, vitamin B6, vitamin C, vitamin B1, phốt pho, selen, canxi, kali, và đồng.

Khi nấu chín tỏi gần như không còn tác dụng nữa, vì allicin rất dễ bị phân hủy. Chỉ nghiền hoặc cắt tỏi để kích hoạt enzym chuyển đổi alliin thành allicin. Allicin là thành phần có ích lợi lớn cho sức khỏe. Thái nhỏ hoặc nghiền rồi để tỏi ngoài không khí chừng 10 phút sẽ hòan thành được quá trình enzym hoá alliin.

Với khả năng phòng ngừa và chữa bệnh tốt, tỏi chính là “đồng minh” tốt cho sức khỏe con người.

(Nguyễn An)

 
Trở lại     Đầu trang