Người thể hàn, khí huyết kém thì nên thức ăn mang tính chất ôn ấm như thịt bò, thịt cừu, dê, hành tây, hẹ, gừng v.v… có như thế thì nhiệt lượng tỏa ra mới đủ, các cơ quan chức năng hưng phấn, tăng sinh lực, mạch máu lưu thông.
Người thể nhiệt, tinh lực vượng khỏe thì không nên ăn nhiều những thức ăn mang tính nhiệt, vì ăn quá nhiều vào cơ thể sẽ bị nhiệt, hỏa tăng, cơ năng quá hưng phấn. Chính vì thế phải chọn những thức ăn mang tính hàn để cân bằng lại.
Ở nơi nào thì ăn thức ăn nơi đó: Vùng khí hậu nóng thường ăn các loại trái cây mang tính hàn như chuối tiêu, dưa hấu… còn vùng lạnh người ta thường ăn hành tây, tỏi tây, khoai tây, các loại đậu.
Cần nắm bắt thuộc tính từng loại thực phẩm nóng, mát lạnh, bình thường, nếu không thì dễ nhầm lẫn khi mua. Thân nhiệt giảm xuống theo thời tiết có khi lại mua thức ăn toàn mang tính lạnh, dẫn đến hậu quả là ăn vào máu tuần hoàn cứ chậm dần, chức năng ngũ tạng giảm sút, làm già trước tuổi. Tình trạng ăn thực phẩm, không đúng tính chất thời tiết, máu chảy chậm, tích tụ lắng đọng nhiều, mạch dễ bị nghẽn tắc, xơ cứng, vì thế mà dễ mắc các chứng bệnh huyết quản não, tim.
Giới thiệu với các bạn thực phẫm phân loại tính vị như sau:
1. Ngũ cốc:
- Tính bình: Gạo tẻ, nhô, cám, khoai lang, khoai sọ, đậu tương, đậu trắng, đậu ván, đậu đỏ, đậu đen.
- Tính ôn âm: gạo nếp, cao lương.
- Tính hàn: Tiều mạch, ý dĩ, đậu xanh.
2. Thịt cá:
- Tính bình: Thịt lợn, trứng gà, ngỗng, sữa bò, cá thú, mực.
- Tính ôn: Thịt bò, dê cừu, thịt gà, chim sẻ, hươu nai, tôm, lươn, hải mã, nhộng tàm.
- Tính hàn: Thịt vịt, trứng vịt, cua bể, nghêu sò ốc hến, bạch tuộc.
3. Trái cây:
- Tính bình: Mận, dứa, nho, sen, dừa, lạc.
- Tính ôn: Nhãn, vải, quít, mơ, lựu, đu đủ, cau.
- Tính mát: Táo, mận, cam, xoài, la hán, nhân sen, củ ấu.
- Tính hàn: Thị, hồng, bưởi, chuối tiêu, sung, mía, dưa hấu, dứa thơm.
4. Rau quả:
- Tính bình: Củ cài, cà rốt, cải bắp, đậu đũa, cải xanh, củ đậu, khai tây, khoai sọ, nấm mèo, nấm hương, nấm rơm, bầu.
- Tính ôn: Hành, tỏi, hẹ, hành tây, bí đỏ, gứng, tiêu.
- Tính mát: Cà chua, cà tìm, măng, đậu phụ.
- Tính hàn: Rau muống, măng tre, rong biển, rau câu, mướp đắng.
Chú ý:
- Thức ăn tính bình dùng được suốt trong năm.
- Tính ôn mùa hạ nên dùng ít, các mùa khác đều dùng được.
- Tính mát mùa hạ dùng được thường ngày, các mùa khác hạn chế dùng.
- Tính hàn thì hạn chế dùng, nếu dùng thì nên trộn thêm ớt, gừng.
- Người bị tiêu hóa kém, đại tiện lỏng thì không nên dùng thức ăn tính mát, lạnh.
- Người thể nhiệt như hay nổi mụn, hoặc huyết áp cao, mất ngủ không nên dùng thức ăn mang tính nhiệt ớt, tiêu, gừng, thức ăn chiên xào, kích thích như rượu, cà phê.
(Lương y Trần Hoàng Bảo)
- Mộc Nhĩ (Nấm Mèo): Món Ăn, Vị Thuốc Quý Cho Người Bệnh Tim Mạch
- 10 điều cấm kỵ khi ăn Dưa Hấu
- Sức khỏe Tinh Thần
- 10 lời khuyên trong dinh dưỡng
- Một số thực phẩm "xấu" nên ăn
- Thực phẩm giúp giảm đau, nhức mỏi
- 9 điều cần biết về nước uống
- Tác dụng giải độc của các loại đậu
- Vài phương pháp tự chữa trị chứng ù tai
- 7 loại thực phẩm tốt nhất cho gan
- Những điều nên biết về cây lô hội
- Bệnh do hàm lượng cholesterol cao gây ra và cách phòng ngừa
- Lợi ích sức khỏe từ giá đỗ
- Đau lưng dưới
- Sự cần thiết của việc uống nước trong ngày