Hàng ngày, bạn nên hết sức chú ý những thay đổi trên cơ thể mình vì một số thay đổi có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn, ví dụ như đau ngực (cảnh báo đau tim), sốt (cảnh báo nhiễm trùng), mắt vàng (cảnh báo bệnh vàng da), nốt ruồi bất thường (cảnh báo bệnh ung thư da)…
Dưới đây là 6 dấu hiệu tưởng là bình thường nhưng bạn cần hết sức lưu ý. Đó có thể là dấu hiệu cho những căn bệnh nguy hiểm trong cơ thể bạn.
Ngoài những triệu chứng rõ ràng, dễ nhận biết trên, còn nhiều triệu chứng khác cũng có thể cảnh báo nguy cơ sức khỏe nhưng lại bị nhiều người bỏ qua hoặc không nhận ra. Điều này có thể khiến cho bạn mất cơ hội phát hiện sớm bệnh của mình. Dưới đây là 6 dấu hiệu tưởng là bình thường nhưng bạn cần hết sức lưu ý.
1. Trầm cảm và nghĩ tới tự tử
Trầm cảm có thể đe dọa tính mạng bởi bệnh nhân có thể tự tử. Bệnh nhân cần hiểu rằng não của họ bị mất cân bằng hóa học. Đó là một bệnh giống như các bệnh khác.
Các triệu chứng trầm cảm bao gồm buồn bã, mệt mỏi, lãnh đạm, lo âu, thay đổi thói quen ngủ, và chán ăn. Trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
2. Tiểu ra máu mà không đau
Bất cứ lúc nào thấy có máu trong nước tiểu cần đi khám ngay dù có hay không có cơn đau.
Sỏi thận hoặc nhiễm trùng bàng quang hay tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tiểu ra máu. Những vấn đề này thường gây đau hoặc khó chịu cần được đi khám để điều trị kịp thời.
Ngược lại, khi thấy máu trong nước tiểu nhưng không thấy đau, một số người không đi khám mà ở nhà theo dõi, đặc biệt khi hiện tượng chỉ diễn ra một lần. Thực tế không nên như vậy, không đau không có nghĩa là không nghiêm trọng.
Ung thư thận, niệu quản, bàng quang, hoặc tuyến tiền liệt có thể gây chảy máu đường tiết niệu. Khi chúng còn nhỏ và chữa trị được, chúng có thể không gây đau. Vì vậy, đừng bỏ qua dấu hiệu quan trọng này bởi vì theo Shulman và Birge, tiểu ra máu có thể là manh mối duy nhất để chẩn đoán sớm.
3. Căng bắp chân, đau ngực, khó thở, hoặc ho ra máu.
Dấu hiệu huyết khối ở chân, đặc biệt sau khi ngồi lâu, như đi máy bay, ngồi ôtô trong một chuyến đi dài. Những dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện nếu bạn thường xuyên nằm sau khi phẫu thuật.
Máu thường tụ ở chân khi ngồi hoặc nằm xuống quá lâu. Nếu huyết khối xuất hiện ở chân, bắp chân có thể cảm thấy sưng căng và đau khi chạm vào. Nếu bị đau ngực đột ngột hoặc khó thở, có thể huyết khối đã vỡ ra và mảnh vỡ qua mạch máu đến phổi, cần nhập viên cấp cứu ngay.
4. Khó chịu ở ngực, cổ và cánh tay khi bạn tập thể dục
Có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch vành (CAD). Bệnh động mạch vành (CAD), còn gọi là bệnh tim mạch vành. Bệnh này ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ với biểu hiện đặc trưng của bệnh tim là đau ngực. Khi bị bệnh này, các động mạch cứng và hẹp lại do sự tích tụ cholesterol và các yếu tố khác, máu không thể lưu thông, dẫn đến đau ngực (đau thắt ngực) và đau tim. Đặc biệt khi họ vận động mạnh như làm vườn, leo cầu thang hoặc tập thể dục, cơn đau có thể lan từ ngực đến cổ và cánh tay.
5. Triệu chứng hen suyễn mà không cải thiện hoặc trở nên xấu đi.
Hen suyễn biểu hiện thở khò khè hoặc khó thở. Khi cơn hen không đỡ hoặc nặng hơn, bệnh nhân cần được cấp cứu.
Nếu cơn hen không được điều trị, nó có thể gây kiệt sức cơ ngực và tử vong. Một số người bị hen thường xuyên ngần ngại không đến phòng cấp cứu vì họ đã đi rất nhiều lần trước đây, hoặc cần một người chở đi vì quá khó thở.
Vì bệnh hen làm cho việc thở khó khăn, các cơ hỗ trợ thở có thể mệt và khối lượng không khí trao đổi ở phổi sẽ giảm. Kết quả là lượng oxy giảm trong khi nồng độ CO2 trong máu tăng. Birge và Shulman giải thích rằng: “Sự tích tụ CO2 trong máu làm não tê liệt, có thể làm bạn cảm thấy buồn ngủ. Bạn có thể mất sức và động lực để thở”.
“Khi người bị hen có biểu hiện muốn nghỉ ngơi, đó có thể là dấu hiệu suy hô hấp, mệt mỏi”, Birge nói. Cuối cùng, người bệnh có thể ngừng thở. Shulman nói rằng người bệnh thực sự đang gặp nguy hiểm. Bệnh nhân tin rằng họ đang khỏe lên khi thực sự họ đang trở nên yếu hơn. “Họ trở nên bình thản và dường như yên bình hơn trong khi trên thực tế, họ đang chết dần”.
Một trong những điều quan trọng nhất cơn hen đã kéo dài bao lâu. Nếu bạn đã phải vật lộn với cơn hen sau vài giờ không dứt, hãy tới bệnh viện để được hỗ trợ ngay.
6. Tê liệt chân hoặc tay, ngứa ran, tê bì, ngơ ngẩn, chóng mặt, hoa mắt, nói lắp, không thể diễn đạt ý, hay yếu, đặc biệt là ở một bên mặt hoặc cơ thể.
Đây là những dấu hiệu của đột quỵ khi động mạch cung cấp oxy cho não bị tắc hoặc vỡ, gây chết mô não.
Triệu chứng phụ thuộc vào khu vực não bộ bị ảnh hưởng. Nếu mạch máu bị nghẽn một khoảng lớn sẽ ảnh hưởng tới một khu vực não rộng, có thể gây liệt nửa người và các chức năng khác như nói và hiểu. Nếu khu vực mạch máu bị chặn nhỏ, có thể chỉ có tay, chân, hoặc mặt bị tê liệt.
Nếu phát hiện các triệu chứng này cần gọi cấp cứu ngay. Điều trị ngay trong vòng 3 giờ đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu là tốt nhất.
(Sưu tầm)
- Nghệ, bí mật của sức khỏe
- Tác hại của việc đi ngủ muộn
- 14 lý do nên ăn khoai lang hàng ngày
- Thở
- Hướng dẫn làm “Gừng Ngâm Giấm” chữa bách bệnh
- Công dụng của nước ấm
- Làm gì sau khi vừa thức dậy
- 7 thói quen xấu khi ngồi trước màn hình máy tính gây căng thẳng cho mắt
- Đau gót chân - Gai xương gót chân
- Lợi ích của Quế
- Những lý do khiến bạn đau lưng
- Bệnh liên quan tới căng thẳng
- Tình Trạng Sa Sút Trí Nhớ
- Những thói quen khiến thận kiệt sức
- 10 công dụng của bã cà phê