loading
Sinh Hoạt Tôn Giáo
Một số trích đoạn trong các bài pháp thoại của Ngài Tam Tạng Sīlakkhandhābhivaṁsa

  

Cơ hội học hỏi

câu nói đầy kinh nghiệm của các cổ nhân thiện tri thức như thế này: “Nếu muốn kiến thức trí tuệ thì phải học hỏi khi có hội học hỏi”. “Phải học hỏi khi hội học hỏi” nghĩa phải cố gắng, tranh thủ học hỏi, khi điều kiện cho phép. Học hỏi kiến thức không phải khi nào cũng điều kiện thuận lợi. Chỉ khi nào hội đủ nhân duyên, khi nào sức khỏe còn tốt, khi nào không vướng bận phụng dưỡng mẹ cha thầy tổ, khi nào đủ những hỗ trợ vật chất cần thiết, khi nào tuổi còn trẻ trí nhớ còn minh mẫn, khi nào không những cản trở khách quan, chúng ta mới thể cắp sách đến trường, học hỏi kiến thức được. vậy, chúng ta hãy cố gắng học hỏi khi điều kiện cho phép, thay lãng phí thời gian. Nếu không, sau này lúc chúng ta rất muốn học mà điều kiện không thuận lợi thì thốt lên rằng “tôi muốn học quá” cũng ích thôi. Chúng ta đã từng nghe câu nói “cơ hội không đến hai lần”, vì vậy, hãy đừng bỏ qua cơ hội học hỏi.

 

Nỗ lực làm việc

Kiếp sống của chúng ta bây giờ cõi người. Kiếp người kiếp sống dựa vào nỗ lực bản thân. vậy, theo kinh sách, chúng ta được gọi người sống lệ thuộc vào kết quả của công việc thường ngày (upaṭṭhānaphalupajīvī). Con người phải nỗ lực bản thân mới sống còn, nếu không nỗ lực bản thân thì sẽ không tồn tại. Ở trên kia, chư thiên chư Phạm Thiên không giống chúng ta, họ không cần làm việc, họ sống an nhàn với quả phước của thiện nghiệp họ đã làm trong những kiếp quá khứ. vậy, chư thiên và chúng Phạm Thiên được gọi chúng sanh sống dựa vào quả phước của thiện nghiệp (puññaphalupajīvī). Họ không làm việc là vì cảnh giới của họ không cần làm vẫn sống thoải mái, hạnh phúc. Đối với cảnh giới của chúng ta thì khác, chúng ta không thể lười biếng cần phải làm việc mới thể sống còn. những người phải nỗ lực bản thân sống dựa vào kết quả của công việc thì không nên bắt chước những chúng sanh sống nhờ vào quả phước của thiện nghiệp trong quá khứ.

 

Thực hành thiện nghiệp

Đức Phật dạy “sukho puññassa uccayo”, nghĩa “làm hưng thịnh các thiện nghiệp nguyên nhân mang lại hạnh phúc”. Vậy thì, để hạnh phúc, giàu sang như ý, trong tâm thức cần nhiều phước thiện, nhiều công đức. Hạnh phúc, giàu sang đi chung với thiện nghiệp mới bền vững. Hạnh phúc, giàu sang không đi chung với thiện nghiệp thì rất mong manh. vậy, chúng ta nên thường xuyên tạo phước và thực hành thiện nghiệp.

 

Ghi nhận công hạnh của Ngài

Thật ra, những điều chúng ta biết về Ngài Đại Trưởng lão Tam tạng Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṁsa thì rất ít so với những điều mà chúng ta chưa được biết về Ngài. Tóm lược tiểu sử Ngài Đại Trưởng lão Tam tạng Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṁsa chỉ là một phần rất nhỏ trong muôn ngàn sự nghiệp lớn lao của Ngài thôi.

chỉ một phần nhỏ như vậy cũng làm cho chúng ta cùng kính phục, cùng tôn kính cuộc đời sự nghiệp của Ngài đã đóng góp vào sự bảo tồn, duy trì giáo pháp của Đức Phật Gotama thật sự. Do đó, Chính phủ Myanmar thành kính dâng lên Ngài danh  hiệu  cao  thượng  là:   Tipiṭakadhara  Tipiṭakakovida Dhammabhaṇḍāgārika” (Bậc Thông  Thuộc Thấu Suốt Tam Tạng, Bậc Giữ Gìn Kho Tàng Pháp Bảo), thật  xứng  đáng với công hạnh của Ngài.

Sādhu, Sādhu, Lành thay! Anumodāma!

 Soạn dịch từ tiếng Myanmar, thứ Sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2011

Sư Thiện Đức (Kusalaguna)

 
Trở lại     Đầu trang