loading
Sống khỏe
Bệnh do hàm lượng cholesterol cao gây ra và cách phòng ngừa


Hàm lượng cholesterol cao hoặc lượng cholesterol xấu quá nhiều đều là nguyên nhân có thể dẫn đến những thiệt hại đáng kể về sức khỏe.

Cholesterol là gì

Cholesterol là một chất béo giống như sáp, tồn tại trong mọi tế bào của cơ thể và rất cần thiết trong việc xây dựng các tế bào khỏe mạnh và kích thích tố. Vấn đề về tim nghiêm trọng có thể là kết quả của hàm lượng cholesterol trong cơ thể quá cao. Cholesterol cao không phải là kết quả của việc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo trong một vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí một vài tháng, nhưng nếu sau nhiều năm ăn uống như vậy thì hàm lượng cholesterol cao là điều khó tránh.

Có hai loại cholesterol là cholesterol tốt và xấu. Cholesterol xấu (LDL), là sự tích tụ của cholesterol có thể gây ra tắc nghẽn động mạch. Cholesterol tốt (HDL), giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong động mạch trở về gan. 

Mặc dù với những người nhiều tuổi, sự mất cân bằng về lượng cholesterol có thể nguy hiểm hơn, nhưng nói như vậy không có nghĩa là lượng cholesterol cao không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của những người ít tuổi hơn. 

Dưới đây là một số bệnh có thể xuất hiện nếu hàm lượng cholesterol trong cơ thể được đánh giá là quá cao hoặc lượng cholesterol xấu nhiều hơn cholesterol tốt.

 

1. Bệnh đau tim

Đau tim, được đặc trưng bởi việc thắt chặt ngực là kết quả của sự hạn chế lưu lượng máu do động mạch bị tắc vì quá nhiều cholesterol xấu trong máu. Động mạch bị tắc và hẹp vì các chất béo lắng đọng tạo thành mảng bám gây ra hạn chế lưu lượng máu đến tim. Đau thắt ngực thường có thể dẫn đến bệnh tim mạch vành.

2. Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là một trong các loại bệnh tim phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, tim hoặc cả hai. Cholesterol cao có thể hình thành chất béo lắng đọng trong các mạch máu, làm cho việc đưa máu thông qua các động mạch gặp khó khăn. Điều này làm cho tim không nhận được máu giàu oxy cần thiết, nên làm tăng tỷ lệ cho một cơn đau tim.

3. Bệnh ngoại vi động mạch

Cholesterol cao cũng làm tăng nguy cơ bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này là là do sự tích tụ mảng bám ở các động mạch chân. Kết quả là, chân của bạn không nhận được lượng oxy hoặc lượng máu cần thiết, dẫn đến bệnh ngoại vi động mạch - một căn bệnh gây đau đớn của các động mạch chân. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến chân, bệnh ngoại vi động mạch có thể nâng cao mối đe dọa của một cơn đau tim và các vấn đề tim mạch khác.

4. Cao huyết áp

Trong khi cholesterol tốt không gây ra huyết áp cao thì các cholesterol xấu lại là thủ phạm. Trong thực tế, cholesterol tốt có thể giúp đạt được huyết áp bình thường. Mức cholesterol xấu cao có thể làm cho cholesterol dính vào thành động mạch, cũng như các mạch máu khác. Điều này chặn đường máu lưu thông, làm cho tim phải làm việc "chăm chỉ" gấp đôi. Ngoài ra còn có một lượng lớn máu chuyển vào thành động mạch, dẫn đến huyết áp cao.

5. Đột quỵ

Huyết áp cao có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ, dù là thỉnh thoảng mới xảy ra. Thiếu máu cục bộ tức là máu cung cấp cho não bị gián đoạn. Nghiêm trọng hơn thì có thể xảy ra một cơn đột quỵ khi lượng oxy và máu cần thiết không được chuyển lên não. Bởi vì đột quỵ có thể làm thiệt hại tế bào não nên nó có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và thể chất. Vì vậy, việc phòng ngừa đột quỵ do lượng cholesterol cao dẫn đến huyết áp cao là hết sức cần thiết.

 

Cách phòng ngừa

Hãy chủ động thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bạn để giữ mức cholesterol của bạn trong sự kiểm soát. Ngay cả những thói quen rất đơn giản cũng giúp giảm mức độ cholesterol rất tốt.

Cholesterol rất cần thiết để tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể. Tuy nhiên, khi dư thừa cholesterol trong máu sẽ rất nguy hiểm vì đó là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh mạn tính. Điều đáng lo ngại là hiện nay ở Việt Nam, tỉ lệ người có lượng cholesterol cao đang ở mức báo động và có xu hướng gia tăng nhanh.

Nghiên cứu cho thấy rằng mức độ cholesterol của bạn tăng lên mỗi năm. Các bác sĩ khuyên bạn nên đo chiếu thường xuyên sau khi bạn đã 25 tuổi, hoặc thậm chí sớm hơn nếu những điều kiện này có xu hướng gia tăng và nguy cơ trong gia đình của bạn.

Nhưng đừng đợi cho đến khi các bài kiểm tra cảnh báo mà hãy chủ động thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bạn để giữ mức cholesterol của bạn trong sự kiểm soát. Ngay cả những thói quen rất đơn giản cũng có thể làm giảm mức độ cholesterol của bạn trong chưa đầy hai tháng! Bạn sẽ được khỏe mạnh và thực sự sẽ cảm thấy sự khác biệt. Nhiều người nói rằng họ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn, nhẹ nhõm hơn và ít cồng kềnh sau khi chuyển sang một chế độ ăn uống cholesterol thấp. Đáng mừng hơn, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của bạn nhiều hơn nữa.  

 

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm.

1. Thiết lập một mục tiêu

Bất cứ ai cũng có thể nói, "Tôi sẽ ăn ít chất béo" hoặc "Tôi sẽ ăn nhiều rau." Đây là những mục tiêu khá chung chung. Bạn sẽ cảm thấy có động lực hơn nếu bạn thiết lập một số lượng rất cụ thể. Ví dụ, "Tôi muốn có một LDL thấp hơn 130." (Lipoprotein tỉ trọng thấp, hay là LDL, được gọi là “cholesterol có hại”). Các bác sĩ khuyên bạn nên làm giảm LDL dưới 70 nếu bạn có một nguy cơ rất cao về bệnh tim hoặc đau tim.

2. Đừng ngồi quá lâu một chỗ

Thường xuyên hoạt động thể chất không chỉ giữ sức khỏe thể chất, nó còn thực sự làm tăng mức độ cholesterol tốt của bạn đến 10%. Đó là động lực để tham gia phòng tập thể dục hoặc bắt đầu một môn thể thao, nhưng ngay cả thay đổi nhỏ như đi bộ sau bữa tối, hoặc sử dụng thang bộ thay vì thang máy cũng mang lại những lợi ích đáng kể đấy. Chỉ cần bạn tìm cách để tiếp tục di chuyển, di chuyển, và di chuyển. Ví dụ, nếu bạn làm việc trong văn phòng, hãy cố gắng nghỉ ngơi ngắn mỗi giờ và đi bộ quanh văn phòng. Một nguyên tắc nhỏ là 10.000 bước một ngày (sử dụng một pedometer, một dụng cụ đếm bước chân để theo dõi).

3. Chọn các chất béo thông minh

Thay thế ít tạo sự khác biệt lớn. Sử dụng dầu hạt cải thay vì dầu thực vật. Đổ chai đựng giấm thay vì nước trộn Thousand vào món salad của bạn. Bỏ qua bất kỳ nước sốt cho món mì ống mà sử dụng nước sốt cà chua hoặc dầu ô liu. Cá nướng thay vì ăn bít tết…

Những lựa chọn này cho giúp bạn giảm mức cholesterol thấp hơn. Chỉ cần chuyển đổi, bạn sẽ cảm nhận thấy sự khác biệt.

4. Tăng cường chất xơ

Có rất nhiều lý do để bạn tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn của bạn. Không chỉ kiềm chế các chất chống oxy hóa (giảm nguy cơ ung thư) mà còn có thể làm giảm nồng độ cholesterol của bạn. Hãy suy nghĩ chất xơ như miếng bọt biển siêu thấm hút hút tất cả những thứ xấu ra khỏi hệ thống của bạn. Những nguồn thực phẩm chứa chất xơ phong phú như táo, đậu, quả bơ, bông cải xanh, atiso, súp lơ xanh, đu đủ... Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra hàm lượng "psyllium" trên nhãn thực phẩm.

5. Ăn cá ba lần một tuần

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên ăn cá ba lần một tuần. Cá là thực phẩm có hàm lượng acid béo omega-3 rất cao, có thể làm giảm đáng kể mức độ cholesterol và triglycerides của cơ thể. Hãy thử cá hồi, cá ngừ tươi, cá ngừ đóng hộp. Bổ sung dầu cá cũng có thể là trợ giúp đáng kể nhưng trước đó cần nói chuyện với bác sĩ của bạn, đặc biệt là khi bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc chống đông máu nào

6. Uống trà xanh

Trà xanh đã chứng tỏ có rất nhiều lợi ích sức khỏe, và một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Brazil đã chứng minh rằng nó cũng có thể giữ mức cholesterol của bạn dưới sự kiểm soát. Những người tham gia được yêu cầu uống viên nang trà xanh đã giúp cải thiện nồng độ LDL 5%. Nếu bạn không thích trà xanh thì nước cam cũng là một trong những gợi ý tốt đem lại nhiều lợi ích cho tim của bạn.

7. Hãy hỏi bác sĩ về thuốc cholesterol

Nếu bạn có vấn đề về cholesterol, và có nguy cơ cao phát triển bệnh tim hoặc có cơn đau tim, bác sĩ có thể kê toa thuốc. Đáng kể có thể làm giảm mức độ LDL của bạn là 50%. Bổ sung này cộng thêm những thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận thấy sự thay đổi lớn trong sức khỏe của bạn.

 

 
Trở lại     Đầu trang