loading
Sống khỏe
Những điều nên biết về cây lô hội


Không chỉ là thứ cấm kỵ đối với bà bầu và trẻ em, cây lô hội còn có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh thận, tiểu đường, trĩ…

Dưới đây là bài viết của bác sĩ Nguyễn Văn Đàn, giảng viên ĐH Y Dược TP HCM về vấn đề này.

Vài năm gần đây, cây lô hội được nhiều người sử dụng để làm đẹp và trị bệnh. Nó cung cấp hai chất chính: gel (phần trắng, nhớt sau khi gọt bỏ vỏ xanh) và nhựa cây (màu vàng, chảy ra ở mặt cắt của lá).

Gel lô hội được ghi nhận có tác dụng tốt trong những bệnh lý như vảy nến, tăng cholesterol máu, bỏng, tổn thương da do tia xạ sau điều trị ung thư, giúp nhanh lành vết thương... Còn phần nhựa cây có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện, là chất tẩy xổ mạnh, chữa táo bón.

Tuy nhiên, lô hội không tốt cho tất cả mọi người, cần thận trọng đối với những đối tượng sau:

Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Một vài báo cáo cho thấy, lô hội có thể liên quan đến tình trạng sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ lô hội.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Lô hội gây đau bụng, chuột rút và tiêu chảy.

Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc: Một vài nghiên cứu cho thấy, gel lô hội có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường và đang điều trị bằng thuốc mà muốn dùng lô hội, hãy theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, với biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run; nếu nặng hơn có thể giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê...

Người mắc bệnh trĩ: Khi dùng lô hội, đặc biệt là có lẫn nhựa cây, bệnh nhân sẽ bị kích thích đại tràng, có thể làm bệnh nặng hơn.

Người có bệnh lý thận: Không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.

Bệnh nhân phẫu thuật: Do tác dụng làm giảm đường huyết nên lô hội sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng lô hội ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.

Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp… nên chú ý vì lô hội nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc.

Người cao tuổi hoặc hay bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: Theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng lô hội.

(Theo Báo Đất Việt)

 

Lô hội - Nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách

Nha đam có nhiều vi chất tốt cho sức khỏe là điều đã được khoa học ngày nay công nhận, tuy nhiên nếu sử dụng  lô hội không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả không ngờ.

Một số điều lưu ý khi sử dụng lô hội

Điều cần biết là nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.

Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn bị tiêu chảy

Phụ nữ mang thai có thể sảy thai, dị tật bẩm sinh

Phụ nữ đang cho con bú không nên dụng các sản phẩm từ lô hội.

Lô hội có thể gây đau bụng, chuột rút và tiêu chảy đối với trẻ dưới 12 tuổi

Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.

Nếu dùng trong thời gian dài (3 - 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích luỹ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.

Người bị bệnh lý thận không nên dùng liều cao kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.

Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp… nên chú ý vì lô hội nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc.

Bệnh nhân sau phẫu thuật không nên dùng lô hội do tác dụng làm giảm đường huyết nên lô hội sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng lô hội ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.

Người mắc bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây kích thích đại tràng, sung huyết làm bệnh nặng hơn.

Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp cũng không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Không nên bôi trực tiếp vì dễ bị kích ứng gây viêm loét. Đối với da hạy cảm nên test trước khi bôi

(Benh.vn)

 
Trở lại     Đầu trang