Đau lưng có thể là vấn đề bình thường, dễ khắc phục nhưng có thể có nguyên nhân từ bệnh lý nghiêm trọng.
1. NGỒI SAI TƯ THẾ:
Đau lưng trong trường hợp này là đau mỏi lưng, đau đúng phần cột sống bị sai. Ví dụ như cột sống lẽ ra phải thẳng thì nay do bạn ngồi lệch trái nên đau sang bên trái. Lẽ ra cột sống bạn phải dựng đứng thì do bạn cúi về trước quá để gõ máy tính, lưng của bạn đau ở chính giữa, phần giữa ngực và eo.
Ứng phó: Khi ngồi, bạn cần ngồi thẳng, lưng tựa vào thành ghế, chân phải chạm mặt sàn, gối ngang mông, lưng ngồi thoải mái. Để lưng thẳng nhưng không phải là thẳng như một cây gậy mà bạn nên để phần cong nhất của lưng chạm vào thành tựa của ghế, sẽ giảm tải cho cột sống.
2. DO LÀM VIỆC SAI TƯ THẾ:
Đang mang vác bưng bê, tự nhiên bạn thấy ”khực” và lưng bị đau thì đó là đau do làm sai tư thế. Biểu hiện là đau lưng với cảm giác đau nhói, đau chính vị trí cột sống bị tổn thương, đau tại nơi cột sống bị sai tư thế khi làm việc. Ví dụ, làm việc ở trong tư thế xoắn vặn mà lẽ ra cột sống phải thẳng, thì sẽ đau. Đau tại chính vị trí xoắn vặn. Làm việc mang vác trong tư thế cúi khom mà lẽ ra cột sống phải dựng lên thì lưng sẽ bị đau tại vị trí cúi khom. Thường là đau tại phần eo, nơi tiếp giáp với xương sườn. Đau cơ là chủ yếu, lâu ngày thì đau cơ chuyển thành đau xương.
Ứng phó: Nếu phải quay người, đừng quay lưng cho tiện mà hãy quay cả người. Nếu làm việc trong tư thế cúi thì đừng có cúi, hãy sắp xếp một chiếc ghế vừa đủ cao để làm việc trong tư thế ngồi. Khi mang vác đừng cố mang, bưng bê mà phải khom người khệ nệ thì sẽ chóng tổn hại. Hãy chia sẻ khối lượng mang vác thành nhiều lần và bê trong tư thế thẳng hoặc sử dụng máy trợ giúp như xe đẩy, xe nâng.
3. CƯỜNG ĐỘ LÀM VIỆC CAO:
Ngay cả khi bạn làm việc đúng tư thế nhưng cường độ quá cao sẽ gây ra đau lưng. Vì lưng của bạn chỉ tải được một thời gian nhất định, nó cần được nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn vượt quá thời gian an toàn thì tất nhiên lưng sẽ đau mỏi. Lúc này đau lưng là do đau cơ là chủ yếu, ít khi đau xương. Ban đầu là đau mỏi theo cơn, vào cuối ngày lao động. Nhưng sau thì đau liên tục, triền miên, cứ làm việc là đau.
Ứng phó: Tốt nhất là hãy làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 2h là thời gian tối đa cho phép lưng của bạn chịu được công việc. Nghỉ có thể là ngồi ngả lưng hoặc có thể đi lại hoặc có thể thay đổi tư thế vận động cho cơ bớt đau.
4. BỆNH ĐĨA ĐỆM:
Đau lưng lúc này là đau kiểu thần kinh. Lưng sẽ bị đau từ đĩa đệm bị bệnh cho đến tận gót chân. Đặc điểm ban đầu đau chính giữa cột sống, sau thì lan tỏa xuống tận mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống tận gót chân. Nếu nằm xuống mà nhấc chân lên trong tư thế thẳng tưng thì đau chết điếng người. Đó là dấu hiệu đầy đủ của chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Ứng phó: Nguyên nhân gây ra thoát vị có nhiều như làm việc sai tư thế, mang vác, phụ thợ xây quá nặng. Bạn cần thay đổi công việc đã gây ra thoát vị của bạn bằng một công việc nhẹ nhàng hơn. Hàng ngày bạn phải mang đai lưng để đĩa đệm bớt gây đau. Bạn sẽ cần bác sỹ cho dùng thuốc giảm đau, thuốc corticoid, có thể uống, có thể tiêm. Đến một chừng mực nào đó thì bạn cần phải lấy bỏ đĩa đệm bằng laser hoặc bằng phẫu thuật.
5. BỆNH THẬN
Sáng dậy tự nhiên thấy lưng đau mỏi là lẽ ra lưng phải hết đau sau khi nghỉ ngơi một đêm thì nên nghỉ tới bệnh thận. Lưng đau mỏi có đi kèm với đái ra máu, đái buốt, đái rắt. Đau lưng có đặc điểm là kéo dài suốt ngày, đau âm ỉ vùng thắt lưng, phần tiếp giáp giữa eo và xương sườn thấp nhất phía sau. Cứ sáng, trưa và chiều lại đau rõ hơn. Có thể là sỏi thận hoặc có thể là sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
Ứng phó: Với trường hợp này, bạn cần đi chụp Xquang cột sống thắt lưng, siêu âm thận, xét nghiệm nước tiểu. Ba xét nghiệm này sẽ trả lời cho bạn rõ ràng lưng của bạn đau là do bệnh thận gì.
6. LOÃNG XƯƠNG
Nếu bạn là phụ nữ trên 40 tuổi, nếu bạn thấy lưng hay đau mỏi sâu bên trong, nếu bạn thấy đau lưng đi kèm với đau nhiều vị trí khác như đau khớp háng, đau xương đùi, đau xương cẳng chân thì hãy cẩn thận, có lẽ bạn đã bị loãng xương. Lúc đó, đau lưng là đau sâu ở trong, đau tại xương chứ không phải đau tại cơ.
Ứng phó: Bạn cần tới ngay bệnh viện để đo mật độ xương. Xét nghiệm này không quá đắt (giá khoảng 100.000đ – 150.000đ) nhưng cho bạn biết bạn có bị loãng xương hay không. Bạn cần bổ sung thêm calci khoảng 100ml/ngày. Trong một số trường hợp nặng bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc chống loãng xương, ví dụ như biphosphat.
7. BỆNH THOÁI HÓA
Nếu bạn ngoài 40 tuổi, nếu bạn phải lao động nặng, nếu bạn thấy lưng đau âm ỉ kéo dài, nếu bạn thấy đau mỏi mỗi khi vặn mình, nếu bạn thấy tầm hoạt động của cột sống thắt lưng như cúi, nghiêng, xoay bị giảm thì hãy chú ý, có thể bạn đã bị thoái hóa cột sống thắt lưng.
Ứng phó: Đừng chần chờ nữa, hay đi chụp ngay một phim Xquang cột sống thắt lưng. Trên phim này sẽ chỉ thật rõ bạn có bị thoái hóa hay là không. Nếu có thật, bạn chỉ có 3 cách khắc phục: uống thuốc giảm đau, bổ sung thêm glucosamin và tập thể dục thật thường xuyên. Khi đó, thoái hóa sẽ giảm. Chú ý, người bị thoái hóa nên chọn các bài tập thể dục vận động nhiều, ưa khí như chạy, đi bộ nhanh, đi bộ chậm, chơi cầu lông, không nên lựa chọn các môn thể thao tĩnh tại như yoga, sẽ làm bệnh thêm trọng.
Ngoài ra còn một số bệnh khác ở lưng nữa khiến cho đau lưng như lao cột sống, ung thư xương cột sống, bệnh ung thư máu, bệnh viêm cột sống dính khớp... Nhưng đây là những bệnh rất không thường gặp.
(BS Cao Hồng Phúc, Học viện Quân Y 103)
- Bệnh liên quan tới căng thẳng
- Tình Trạng Sa Sút Trí Nhớ
- Những thói quen khiến thận kiệt sức
- 10 công dụng của bã cà phê
- 8 dấu hiệu chứng tỏ bạn sẽ sống thọ
- Aspirin, những điều chưa biết
- 20 thực phẩm tốt cho sức khỏe của người già
- Mẹo vặt chữa bệnh bằng diện chẩn
- Nước ép mãng cầu xiêm trị ung thư
- Những suy nghĩ gây hại sức khỏe
- Cách Trừ Bệnh Suyễn
- Tác hại nghiêm trọng của việc đi ngủ muộn
- Sắt và trí tuệ
- Nhìn da chẩn đoán bệnh
- Cảnh giác với nước uống có gaz