loading
Sinh Hoạt Tôn Giáo
Tóm tắt Tiểu sử Ngài Tam Tạng thứ VII Sīlakkhandhābhivaṁsa (1)

  


  

Ngài Sīlakkhandhābhivaṁsa thông thuộc thấu suốt tất cả Tam tạng Kinh điển lúc Ngài 36 tuổi. Ngài học Tam tạng  Kinh điển trong suốt 15 năm thì thông thuộc tất cả. Ngài một người luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng trong việc học tập, cố gắng tích lũy kiến thức càng nhiều càng tốt, làm nhiều công việc đem lại lợi ích cho mọi người, cho quê hương, đất nước.

Ngài Tam tạng Sīlakkhandhābhivaṁsa vị Tam tạng thứ bảy trong 12 vị Tam tạng từ trước đến nay tại Myanmar (Miến Điện). Ngài là vị Tam tạng thứ 3 trong 8 vị Tam tạng hiện đang còn sống, 4 vị Tam tạng đầu tiên đã viên tịch.

 

THỜI THƠ ẤU & XUẤT GIA LÀM SA-DI

Ngài có thế danh là Maung Thein Htun, sinh o ngày th Sáu, 10-01-1964, tại thôn Pan Taw Su, huyện Maw Kyun (Mawlamyine Kyun), thuộc tỉnh Irrawaddy. Song thân là c ông U Htun Tin và cụ Daw Than Ri. Ngài anh cả trong gia đình bảy anh em.

Năm 10 tuổi (1974), Ngài được gởi đến ngài Indaka chùa Mahā Aung Mye Bon Tha thuộc thôn Ma Yan, huyện Maw Kyun, để nương tựa học chương trình Phật Pháp vỡ lòng, bao gồm: Ân đức Tam bảo, 11 bài kinh Paritta, phận sự của Sa-di văn hóa ứng xử Phật giáo đối với mọi người trong gia đình ngoài xã hội. Trong vòng 5 tháng, Ngài đã học xong chương trình Phật pháp này.

Năm 11 tuổi (1975), Ngài được chọn để tham gia kỳ thi Vinayapāla (Hộ trì giới luật) và được thọ giới Sa-di, do ngài Indaka làm thầy tế độ ông bà, cha  mẹ  làm thí chủ cúng dường lễ xuất gia, với pháp danh Sīlakkhandha (Sì-lác-khần-đá). Sau khi thọ Sa- di được 6 ngày, Ngài đã học thuộc lòng thi đỗ xuất sắc lớp cao học của kỳ thi Vinayapāla, gồm 4 quyển luật: Luật Tỳ-khưu (Bhikkhupātimokkha), Luật Tỳ-khưu-ni (Bhikkhinīpātimokkha), Học  pháp  tóm  lược  (Khuddasikkhā)   Học  pháp  căn  bản (Mūlasikkhā).

Năm 12 tuổi (1976), Ngài học thuộc lòng bộ luật Pārājikapāḷi – bộ đầu tiên của tạng luật thi đỗ lớp thủ khoa của chương trình Vinayapāla.

Năm 13 tuổi (1977), Ngài được thầy tế độ ngài Indaka gởi đến Phật học viện In-sein Ywa-ma, thuộc thành phố Yangon và được các giảng uyên bác tại Phật học viện y, như ngài Nandavaṁsa,  ngài  Tilokābhivaṁsa…  chuyên  tâm  giảng  dạy những kiến thức căn bản của Tam tạng Kinh điển.

Năm 14 tuổi (1978), Ngài thi đỗ lớp cấp Phật học (Pa-tha-ma- nge),  năm 15 tuổi (1979) thi đỗ lớp Trung cấp Phật học (Pa-tha- ma-lat), năm 17 tuổi (1981) thi đỗ lớp Cao cấp Phật học (Pa- tha-ma-gyi), các kỳ thi này do chính phủ tổ chức. Đặc biệt trong cả 3 chương trình thi, Ngài đều trả lời bằng ngôn ngữ Pāḷi, kỳ thi lớp cao cấp, Ngài đã đứng thứ ba toàn quốc. Sau khi thi đỗ lớp Cao cấp Phật học, Ngài được Trưởng lão Tilokābhivaṁsa gởi đến Phật học  viện Mahāvisuddhārāma, thuộc thị trấn Pakhukkū để học chương trình Dhammācariya (Giảng Pháp học) phương pháp giảng giải nổi tiếng ở đây trong suốt 2 năm.

 

THỌ GIỚI TỲ-KHƯU

Năm 20 tuổi (1984), Ngài thọ giới Tỳ-khưu tại Đại giới đường của Phật học viện Ko Hsaung thuộc thị trấn Myin-gyan với thầy tế độ ngài Đại Trưởng lão Nandavaṁsa, Phật học viện In-sein Ywa-ma, thí chủ hộ pháp gia đình ông U Shein Daw Pale ở thị trấn Myin-gyan. Đặc biệt trong lễ thọ giới Tỳ-khưu y, Giáo thọ Đệ nhất Tuyên luật của Ngài ngài Đại Trưởng lão Đệ nhất Tam tạng Mingun Sayadaw. Cũng trong năm này (1984), Ngài đến Phật học viện Mahāthūpārāma để học những phương pháp học hiểu liên quan đến giáo trình Dhammācariya, dưới sự hướng dẫn của ngài Đại Trưởng lão Dhammasāmi trong khoảng 6 tháng, Ngài đã thi đỗ 1 trong 3 bộ môn đại cương Pháp học Phật giáo của chương trình Dhammācariya (Giảng Pháp học), đó là: Đại cương bộ Luật, quyển Pārājika. Năm sau (1985) Ngài thi đỗ tiếp Đại cương bộ Kinh, quyển Sīlakkhandha.

 

HÀNH TRÌNH HỌC THI TAM TẠNG

Sau khi thi đỗ 2 trong 3 giáo trình của chuyên ngành Dhammācariya (Đàm-mà-chá-rí-giá: Giảng Pháp học), Ngài bắt đầu tham gia học thi Tam tạng.

Năm 22 tuổi (1986), Ngài thi đỗ phần học thuộc lòng 2 bộ đầu của tạng Luật Pārājika Pācittiya (Ubhatovibhaṅgadhara), và cũng trong năm này Ngài thi đỗ giáo trình Abhivaṁsa (Á-bí- voăng-sá: Giảng Pháp học uyên bác) của hội Phật học Nyaung Don Sudhammapariyatti. Kể từ đây, Pháp danh của Ngài được gọi một cách kính trọng và đầy đủ là Sīlakkhandhābhivaṁsa.

Năm 23 tuổi (1987), Ngài đến trung tâm học Tam tạng của ngài Đại Trưởng lão Đệ nhất Tam tạng Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṁsa)  tỉnh Sa-gaing, thuộc miền Trung Miến Điện để xin nương nhờ mưu cầu Pháp học. Cũng trong năm này, Ngài đã thi đỗ phần học thuộc lòng 3 bộ sau của tạng Luật – Mahāvagga, Cūlavagga Parivāra trở thành bậc Vinayadhara: Bậc thông thuộc Luật tạng, đồng thời cũng thi đỗ phần còn lại của giáo trình Dhammācariya (đại cương bộ Vi Diệu Pháp quyển Dhammasaṅganī), hoàn thành xong chương trình Đại cương Pháp học Phật giáo với danh hiệu Sāsanādhaja Dhammācariya.

 

 
Trở lại     Đầu trang