loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 17 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'hôn trầm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-08-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, khi con thiền, con thấy con như ngủ thì phải, có điều cơ thể con hoạt động như thế nào, nóng, lạnh, nhói... ở chỗ nào con vẫn hay biết. Đó có phải là hôn trầm không ạ?
Con kính trình Thầy, con xin tri ân Thầy và kính chúc Thầy sức khoẻ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông
Con bị trầm cảm hơn 10 năm, gặp được pháp sư ông nên có thư giãn buông xả, hoặc thận trọng chú tâm quan sát và những phản ứng khổ đau tổn thương (tâm lý) bên trong bây giờ đã mất đi khá nhiều, mặc dù vậy vẫn để lại di chứng tổn thương về não (vật lý). Do tổn thương não này nên tâm con lúc nào cũng bị trạng thái mệt mỏi, không phấn chấn. Nhiều lần mệt quá con đi ngủ luôn, nhưng sau khi ngủ xong đầu trở nên đau hơn, tâm cảm thấy mệt hơn. Lúc lăng xăng, suy nghĩ nhiều thì tâm cũng mệt, đau đầu nhưng cái này khi tâm quá mệt mà ngủ thì lại càng mệt hơn, đặc biệt ngủ rất nhiều không chỉ ban đêm hay buổi trưa. Nhưng có đôi lần cực kỳ ít ỏi, con đủ nhẫn nãi để chịu cảm giác mệt mỏi này thì rất rất lâu sau nó lại trở lại cảm giác bình thường, rất kỳ lạ. Xin cho con được hỏi 2 điều:

1/ Dạ có phải tâm nếu lăng xăng dao động sẽ trở nên mệt mỏi suy kiệt, nhưng nếu quá trì trệ giống trường hợp con nêu trên thì cũng trở nên suy kiệt?

2/ Con có nêu ở trên, có rất ít lần con nhẫn nại trước cảm giác mệt mỏi, trì trệ này thì tâm tỉnh lại mặc dù rất lâu. Sư ông có thể giúp con hiểu điều này là sao không ạ? Có phải đây là tập khí hôn trầm, thuỵ miên không thưa sư ông? Vì theo con hiểu nếu như tâm sinh vật lý mệt một cách tự nhiên thì khi ngủ dậy người sẽ phấn chấn, khoẻ khoắn chứ không như con. Con nghĩ rằng mình vẫn còn những tổn thương trầm cảm trong tiềm thức chưa trồi lên nên mới có tình này nhưng không biết có phải không?

3/ Ngoài cách nhẫn nại với tập khí này thì có còn cách nào khác để tâm trở nên phấn chấn khi rời vào trạng thái này không ạ? Vì thực sự với bộ não tổn thương (vật lý) này con không đủ sức để nhẫn nại mỗi khi trạng thái mệt mỏi, muốn ngủ, trì trệ này tới nên đều đi nằm ngủ và đương nhiên dậy thì rất đau đầu và mệt hơn.

Con xin cám ơn sư ông, cho con xin lỗi vì câu văn con rất lộn xộn tại bây giờ con vừa mới thức dậy sau trạng thái này nên tâm rất mệt và trì trệ. Mong sư ông tha lỗi cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2020

Câu hỏi:

Kính Thưa Sư Ông!
Khi nghe pháp thoại và nằm buông thư con ngủ rất ngon và rất nhiều, như vậy có phải là hôn trầm không ạ? Và làm sao để bớt hôn trầm thưa Sư Ông?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con ngày càng thấy mình trống rỗng. Ít muốn giao tiếp ra ngoài vì thấy các mối quan hệ nó nhàn nhạt, con sợ cảm giác bị ràng buộc. Con ngày càng thích ở nhà nghe pháp thoại của Thầy rồi chìm vào giấc ngủ. Có phải do con quá mệt mõi chuyện đời nên bị hôn trầm, hay con đang trên đường đến với Đạo?
Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-10-2018

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ, thưa Thầy cho con hỏi một câu: khi con làm việc mà có sự nhàn chán, thì lúc đó không có chú tâm, tình trạng dã rượi buồn ngủ xảy ra, con thấy đó là hôn trầm, con đã đi lại, rửa mặt ... cho hết buồn ngủ, cũng giảm được chút nhưng chỉ được một lúc rồi lại bị lại, con cũng thực hiện ghi nhận trạng thái đó có sao ghi nhận theo vipassana, nhưng không thoát được hôn trầm, xin Thầy chỉ giúp con, con xin cảm ơn ạ!!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Con nghe rất nhiều bài pháp, nhiều sách dạy về tâm hồn, bây giờ con thấy rất băn khoăn những điều sau:
1. Con nghe giảng về thiền tông và thực hành theo để được tỏ ngộ một lần, thoát phiền não rồi bước vào đời sống (không cần thực hành thiền hay làm gì cả). Nhưng con không biết trạng thái "Phật tánh" là gì cả. Con tự tạo cho mình không suy nghĩ gì, gắng giữ ở trạng thái không suy nghĩ ở nơi vắng lặng đó. Nhưng con thấy đó hình như không phải là "tự tánh" vì không thấy gì đặc biệt, khi bước vào đời sống vẫn phiền não như thường và rất dễ bị rớt ra khỏi nơi đó. Hơn nữa nếu ở nơi vắng lặng mà con thấy đó thì không có suy nghĩ gì, với cảnh vật xung quanh không có tình cảm hay động niệm gì cả. Vậy "tự tánh" mà con đang nói (chắc không đúng) đâu có ích gì trong đời sống này đâu? Xin thầy từ bi chỉ rõ dùm con.
2. Con cũng theo một số thầy ngồi thiền một thời gian nhưng sau đó lười lại thôi. Với lại khi ngồi thiền con toàn ngủ gật không tỉnh nổi. Nếu khi chạy theo vọng tưởng thì lại rất tỉnh táo, cả hai đều không tốt phải không thầy? Xin thầy chỉ cách ngồi dùm con.
3. Con nghiệm lại bản thân thì thấy con không muốn thành Phật mà chỉ là con muốn giác ngộ để có thể sống trong đời sống một cách đúng đắn, có ý nghĩa, một đời sống thật mầu nhiệm, có thể cứu nhân độ thế! Sống hợp với quy luật của tự nhiên, hiểu rõ được bản chất của đời sống và quy luật của vũ trụ!
Con xin thầy từ bi trả lời dùm con. Con xin cám ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Nghe pháp thoại của Thầy con hiểu ra là trở về trọn vẹn tỉnh giác thấy ra thân tâm thế nào khi tương giao với xung quanh một cách tự nhiên chân thực. Thế nhưng khi ngồi thiền con thả lỏng mình được một lúc thì thấy tâm tự nhiên lười nhát và rơi vào trạng thái không sáng không tỉnh, nó lơ mơ và rồi buồn ngủ. Kinh xin thầy chỉ dạy cho con.
Con đảnh lễ Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con xin nhờ Thầy giải đáp giúp con. Con không hiểu sao con ngồi thiền thì con hay bị đau chân và có tâm lí không muốn ngồi. Nhưng khi con ngồi yên lặng quan sát mọi thứ thì thấy mọi việc trôi qua trước mắt con lúc này tâm rất tĩnh lặng, nhìn mọi cảnh vật bao la rộng lớn và con rất thích ngồi như thế. Vậy liệu có phải tâm con đang có sự lựa chọn hay không? Con làm như vậy là đúng hay sai? Con mong Thầy giải đáp thắc mắc giúp con. Con cảm ơn Thầy và chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con đang ứng dụng yếu tố tự nhiên. Nhưng con thấy con cứ để tự nhiên thì đôi khi con rất hay bị rơi vào hôn trầm thụy miên hoặc tâm chạy đâu mất. Như trước con tinh tấn chánh niệm tỉnh giác bằng lý trí con thấy thời gian tỉnh thức trong ngày nhiều hơn. Mong thầy cho con một lời khuyên ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-09-2016

Câu hỏi:

Con thưa Thầy. Con nghe chương cuối của Sống trong hiện tại con thấy Thầy có nói đến Trầm không trệ tịch và tinh thần vô ngã vị tha... con chưa nắm rõ tinh thần này lắm. Con sợ hành sai nên con viết thư xin thầy chỉ dạy cho con được rõ ạ.
Hiện tại con thường hằng sống với sự thanh tịnh trong tâm kể cả làm mọi việc trong đời thường, sinh hoạt đối duyên gia đình vợ con, trên dưới con thấy trong ngoài đều không có khái niệm phân biệt bình đẳng... Ngay bản thân con trải nghiệm khi thực hành pháp cũng như mọi thứ trong gia đình vận hành đều rất yên lặng bình yên. Có điều con xin hỏi Thầy con hành vậy đã đúng tinh thần của đạo Phật hay điều thầy muốn nói đến không ạ? Con sợ đi nhầm vào trầm không trệ tịch, xin thầy chỉ bảo cho con ạ.
Có điều nữa con xin hỏi Thầy. Con mang thân cư sĩ nếu cứ sống trong an tịnh như vậy, không mảy may phóng tâm tới chuyện tiền bạc, nhưng vì cuộc sống phải nuôi thân, con lại lao đi kiếm tiền, nếu cứ mải chuyện đó quá thì có phải đánh mất Sự thật chân pháp không ạ?
Con xin thầy chỉ cho con 1 con đường để phù hợp với trách nhiệm hiện tại là 1 cư sĩ có gia đình mang trách nhiệm người cha ạ.

Xem Câu Trả Lời »