loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 83 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô minh & ái dục'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-09-2022

Câu hỏi:

Kính thầy! Con xin hỏi: Trong Kinh nói "ái dục là gốc của sinh tử" vậy thì có phương pháp nào để đoạn trừ ái dục? Thường con người ta hay thích cái đẹp và không thích cái xấu (nói về sắc đẹp). Vậy có phương pháp nào giúp ta khi nhìn thấy sắc dù xấu hay đẹp đều như nhau, không còn tâm niệm phân biệt? Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-07-2022

Câu hỏi:

Dạ con chào thầy trong người con có một nguồn năng lượng tính dục rất lớn, nó khiến con háo sắc và hay xem những thứ đồi trụy. Nhiều lúc nó cũng khiến con có những hành động rất đê hèn, giả dối. Con nghĩ nếu con ém nó xuống hướng đến những điều thanh sạch thì nó vẫn còn đó, liệu có cách nào để con có thể chuyển hóa nó một cách hiệu quả không ạ? Con nên quan sát như thế nào là đúng, con nên giải phóng năng lượng tính dục đó như thế nào là lành mạnh nhất ạ? Con cảm ơn thầy rất nhiều ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy. Con được học pháp của thầy đã lâu, con cũng thực hiện được nhiều thứ nhưng có một thứ con đang bị kẹt quá con vượt qua rất gian khổ. Một phần do tuổi trẻ, 2 là do nghiệp lực của con về ái dục. Con mong thầy giúp con để cách nhìn rõ hơn, quán sát đúng đắn để không còn mắc kẹt nữa ạ. Con xin tri ân thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư thầy và mọi người.
Khi đứng trước những cám dỗ tham lam vật chất ái dục, con thường bị mất kiểm soát mà đắm chìm vào nó, dù rằng một thời gian ngắn sau con liền lấy lại vị trí quan sát tâm mình thế nhưng việc này lại lặp lại hết lần này đến lần khác, làm con cảm thấy bản thân trên con đường này thật yếu đuối.
Vậy nên con muốn hỏi xin thầy một con đường giải thoát khỏi những cám dỗ ấy.
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2022

Câu hỏi:

Bạch sư ông!
Con năm nay sắp 19 tuổi, con biết rõ con nặng về ái dục, và tự thoả mãn. Sư ông cho con hỏi con nên làm gì để cái ảo tưởng của bản ngã do chính con gây tạo biến mất? Có phải là vẫn vậy, thận trọng-chú tâm-quan sát, chánh niệm tỉnh giác để pháp dạy con khi con khổ vì quả con gây tạo đúng không ạ? Bây giờ con như kẻ khờ khạo, chậm chạp lề mề, dường như chính thói quen này làm con mệt nhoài và kém đi hẳn, con dần nhận ra đây chính là bài học, là quả báo mà nghịch duyên dạy cho con, để con điều chỉnh lại nhận thức, hành vi, có phải vậy không sư ông? Con kính chúc sư ông nhiều sức khoẻ, đệ tử cảm ơn sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-05-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con hôm qua chợt nhận ra một điều thế này, mong sư xem điều con ngộ ra sau đây có đúng không ạ.
Khi mình nhìn mọi vật như nó đang là, mình sẽ thấy rõ nguồn lực của mình như thực, chứ không dựa trên lăng kính của bản ngã.
Nếu nguồn lực của tâm mình là còn nặng tham dục, chưa đủ năng lực (điều kiện cần) để trở thành một tu sĩ, thì tốt hơn hết mình nên chọn cuộc sống của một cư sĩ, vẫn lấy vợ, sinh con, chứ không phải cuộc sống độc thân là tốt hơn phải không sư?
Vì nếu như tâm mình tham dục còn nhiều, mà mình cứ cố kìm nén. Để mong được trở thành Thánh thì như vậy nếu kìm nén lâu ngày. Tâm Tham Dục của mình sẽ có lúc nó bột phát như con thú "sổ lồng"
Mong Sư giải đáp cho con.
Con xin cảm ơn Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Ở đời, mọi người thường định kiến lăng nhăng là bản tính của đàn ông nhưng khi con tìm hiểu về nhân chủng học thì đàn ông được cấu tạo để duy trì nòi giống (nhưng không mang thai) nên dễ rung động với người khác phái hơn phụ nữ và họ có thể rung động ở cùng thời điểm hoặc nhiều thời điểm với nhiều người và mức độ rung động với mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, trong số đó chỉ có một người khiến họ dẫn đến trạng thái yêu và khi đó, họ sẽ tự động muốn gắn bó, chung thuỷ. Con đọc được một đoạn trong sách: "Đàn ông lăng nhăng chỉ khi anh ta muốn phiêu lưu và chưa tìm được người khiến anh ta yêu." Bên cạnh đó, xã hội ngày nay ngày càng thoái hoá, con người nếu không tỉnh thức cũng dễ bị biến chất bởi nhiều cám dỗ nhất thời, những tình yêu mỳ ăn liền hay nhiều app tạo điều kiện cho việc lạm dụng tình dục, lừa tình, lợi dụng, trao đổi dụng ích tình - tiền xảy ra phổ biến hơn, con người ngày càng lệ thuộc vào vật chất xa xỉ bên ngoài rồi chuốc lấy khổ đau. Trong khi đó, những đạo lý đúng đắn lại được ít phổ cập để mỗi người tự soi sáng lại chính mình và tìm lại chân hạnh phúc sâu thẳm bên trong. Con thấy thật quan ngại. Con biết ơn vì những lời chỉ dạy của thầy đã dẫn con đi về phía ánh sáng. Con kính chúc thầy thật nhiều sức khoẻ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, từ cuộc sống và giáo pháp con phát hiện ra một điều, chính đam mê dục lạc là gông cùm xiềng xích, đau khổ không dứt.
Ăn, uống, ngủ, nghỉ như thuốc chữa bệnh, còn chìm vô chúng, vô dục lạc là như thuốc độc.
Con để ý nhiều lần, mỗi lần ban ngày con muốn ngủ cho khỏe thì ngủ bao nhiêu lâu con cũng thấy mệt và không sáng suốt. Và chưa hết, mỗi lần nghỉ ngơi hay vừa bắt đầu ngủ (gọi là relax hay enjoy) là sẽ có người kiếm hay công việc gì đó réo. Dĩ nhiên là sẽ sân, bực tức và càng mỏi mệt. Con nghĩ đây là Pháp mà thầy nói, để đánh thức sự u mê quá lâu dài mà mình tưởng đâu giải trí hay xả stress. Càng xả kiểu này càng trầm trọng ức chế thêm.
Giờ con rất thận trọng quan sát cảm giác trong thân mình, khi nào có dục lạc khởi con tránh xa nó, tinh tấn trong tâm một chút, ví dụ con muốn ngồi nghỉ ngơi, có lực kéo buộc phải ngồi, con thấy và không để nó kéo, một hồi hết hồi nào ngồi xuống bình thường không hay cảm giác đó hết.
Hay con ngồi viết trình pháp với thầy mà từ sáng tới trưa chưa xong vì không biết bao nhiêu người kêu réo, con mới nhận ra lúc viết trình con cũng có một chút ít cảm giác lạc, may mà con không sân như mọi khi nữa.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,

Con có đọc được rằng Freud nói: "Văn minh là sản phẩm của Tính Dục". Trong một số bài kinh, Đức Phật cũng nhắc đến "thế gian tập khởi" và "thế gian đoạn diệt". Con có hơi lăn tăn về định nghĩa của chữ "thế gian" trong những bài kinh này. Dường như khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần, nếu không có tu tập thì chúng con sẽ bị ái-thủ-hữu cuốn vào "thế gian của tham-sân-si/khổ đau/tranh đoạt/dục vọng", thể hiện qua các tham vọng, hành động tạo tác, những xúc chạm dưới hình thức liên minh hoặc tranh đấu với những người có cùng tần số tâm, cũng như những diễn biến nhân-quả tương ứng trong và ngoài tâm ạ. Cũng gần như là một dạng của "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Và như vậy, phải chăng chữ "thế gian" trong các bài kinh trên nên hiểu theo nghĩa "thế giới của tham-sân-si/Tính Dục" giống như trong câu nói của Freud ạ?

Còn nếu cũng xúc chạm với 6 trần nhưng định tĩnh sáng suốt thì cái thấy đó là thấy Pháp chứ không hình thành hoặc cuốn vào thế gian phải không thưa Sư Ông?

Kính chúc Sư Ông trụ thế dài lâu, Tăng-Ni hòa hợp an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông cho con hỏi vô minh nghĩa là gì ạ con tìm trên mạng mà thấy nói mơ hồ quá không hiểu gì hết ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »