Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 25-08-2022
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy
Khi con quay vào bên trong thì con thấy dòng suy nghĩ cũng như các câu hỏi rồi câu trả lời liên tục tiếp diễn. Nhưng khi con trọn vẹn với thân, tâm hay cảm thọ thì tất cả im bặt, chỉ còn duy nhất cái thấy. Con xin tri ân Thầy.
Ngày gửi: 10-06-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Tối hôm qua con nghe được một bài pháp của Sư Ông, trong đó Sư Ông đưa ra ví dụ về "cái hang động chất đầy châu báu giữa khu rừng đầy hiểm nguy". Thật là một ví dụ tuyệt vời với ý nghĩa sâu sắc ạ! Con xin trình bày suy nghĩ như sau.
Dường như lạc và khổ trong "hệ thống Tam Giới" là hai mặt không thể tách rời của nhau. Chính do hưởng lạc, chấp thủ vào lạc nên khi lạc suy tàn, chấm dứt mới chịu đau khổ. Ngược lại cũng do muốn nhanh thoát khổ mà mới sập bẫy của "lạc ảo" này để rồi về lâu dài càng khổ đau hơn. Bởi vậy nên dù tu tập hay làm gì mà khởi tâm muốn tìm kiếm sự "an lạc vĩnh cửu" thì đều là "tạo tác Tập Đế" chứ không phải là giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Một người đi rừng thấy cái hang động chất đầy châu báu, thích quá bèn chui vô ở luôn, không biết rằng hang động ấy không nằm ngoài, hay vượt lên rừng kia mà vẫn là một phần của "hệ thống rừng" đầy chướng ngại và rủi ro ấy. Người đó vẫn có thể bị độc trùng, rắn rít cắn chết, hoặc lúc chán nản chui ra khỏi hang thì bị hổ vồ ạ. Cũng như một người tu tập thấy mình đạt được một sở đắc an lạc nào đó bèn nảy sinh đắm trước, không lường được rằng trạng thái lạc đó cũng là một phần không thể tách rời của "hệ thống Tam Giới", nên cũng phải chịu quy luật vô thường hoại diệt (bản thân tâm lý người hưởng lạc cũng sẽ biến đổi, bất an và chán nản) để rồi vòng sanh tử luân hồi lại đưa người đó trở về trạng thái khổ đau như lúc đầu mà thôi.
Đời này được biết đến Sư Ông thật là phước báu vô lượng đối với con ạ! Nguyện được an trú trong Chánh Pháp, chuyển hóa mọi nhận thức và hành vi sai lầm!
Ngày gửi: 14-01-2022
Câu hỏi:
Con coi cuộc đời là nơi con có thể học ra rất nhiều điều thú vị. Mặc dù không chủ trương đi tìm tòi khám phá nhưng bằng cách nào đó, pháp - hay những sự việc cứ đến đi, trong đó con thấy ngoài những chuyện bên ngoài đến, thì yếu tố bản ngã cũng đóng vai trò quan trọng trong hành trình đầy sóng gió, khổ đau - nhưng khi càng thấy ra thì cũng rất "tuyệt vời" thầy ạ.
Thái độ này có là do, bỗng một lúc nào đó con buông được ra cái ý muốn an toàn, tâm lý đạt đến một cái đích lý tưởng của kiếp sống.
Nhân đây con cũng xin hỏi là trong 10 kiết sử thì định vô sắc giới có phải là cái ngã chấp không không ạ?
Ngày gửi: 07-05-2020
Câu hỏi:
Sư ông ơi con có hai câu hỏi ạ
1) Chánh định có nghĩa là tâm buông xả tự nhiên, không có bất cứ ý đồ bám trụ vào đâu là chánh định đúng không ạ?
2) Không trụ thiền định sắc giới, vô sắc giới nên không cần đoạn tận 2 kiết sử sắc ái và vô sắc ái đúng không ạ?
Ngày gửi: 03-01-2020
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, con xin được hỏi ạ.
1. Con có người bạn thường không khóa và rút chiều khóa xe máy (cố tình nhiều lần) và nghĩ rằng đó là ly tham.
Theo cái hiểu của con, ly tham không thể hiện ở những việc như vậy mà quan trọng là khi việc xảy đến tâm có dính mắc không!
Hơn nữa, mọi việc mình làm hết mình, kết quả ra sao thì tùy duyên (cụ thể trong trường hợp này là mình khóa xe cẩn thận, nếu mất mình cũng không hối hận vì mình đã cẩn thận rồi).
Hơn nữa, cố tình hớ hênh tài sản của mình cũng làm người khác dễ tạo nghiệp trộm.
Thưa Thầy, con hiểu như vậy có gì sai không ạ?
2. Con có người thân không theo tin đạo Phật. Họ thường thắc mắc người Tu khồng làm lợi ích gì cho xã hội, Tu rốt cuộc để làm gì?
Con biết mỗi người một duyên, hơn nữa con không đủ trí tuệ để nói cho họ hiểu. Con có thể đưa ra ví dụ: "Có một người đi thuê nhà trọ, hì hục tối ngày sửa soạn, trang trí nhà trọ của mình. Anh ta bảo người bạn: "Sao anh không phụ tôi một tay để trang hoàng ngôi nhà này mà cứ ở yên đó". Anh bạn kia trả lời: "Đây chỉ là nhà thuê thôi, tôi đang tìm cách có được ngôi nhà của chính tôi".
Thưa Thầy, ví dụ này có hợp lý phần nào không ạ?
3. Con được dạy rằng, người đạt đến Sơ thiền là Ly dục, Ly bất thiện pháp.
Thưa Thầy, Ly dục ở đây là Ngũ dục hay cụ thể Dục nào ạ?
Con xin thành kính tri ân Thầy!
Ngày gửi: 13-10-2019
Câu hỏi:
Thưa thầy con không tu thiền định nhưng khi con nhìn thấy ảnh một người chẳng hạn. Thì tâm con liền thấy rằng người đó là không, không là gì cả. Thưa thầy điều đó có nghĩa là gì ạ. Có phải con bị kẹt trong vô sắc không thưa thầy.
Ngày gửi: 05-11-2018
Câu hỏi:
Sắc ái (Rupa-raga) nơi các cõi Phạm thiên sắc giới.
Vô sắc ái (Arupa-raga) nơi cõi Phạm thiên vô sắc giới.
Thưa thầy cho con hỏi cõi phạm thiên sắc ái và cõi phạm thiên vô sắc ái là ở đâu ạ? Mong thầy hoan hỷ chia sẻ kỹ chỗ này giúp con ạ. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngày gửi: 01-04-2017
Câu hỏi:
Thưa Thầy cho con xin hỏi: thân và sắc khác nhau như thế nào ạ. Vì con nghe Thầy giảng ở cõi vô sắc có thân nhưng không có sắc, con thì con nghĩ thân với sắc là một như người ở cõi ta bà có thân nên có bộ não nữa ạ. Thầy hoan hỉ giải thích giùm con.
Ngày gửi: 22-02-2017
Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy!
Trước đây con có hỏi Thầy về ý nghĩa kinh Bộc Lưu. Thầy có dạy rằng: "Bộc lưu là dòng nước chảy xiết dùng để ví cho dòng luân hồi sinh tử hay chính xác hơn là dòng sinh-hữu-tác-thành của những tiến trình tâm trôi lăn trong tam giới". Con xin Thầy chỉ dạy cho con: Tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) hiểu như thế nào cho đúng thưa Thầy?
Con xin cám ơn Thầy! Kính chúc Thầy luôn khỏe!
Ngày gửi: 22-03-2016
Câu hỏi:
Thưa thầy, thầy hay dạy rằng luôn phải sống trọn vẹn trong thực tại đang là, ngay tại đây và bây giờ, luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Trong trường hợp con áp dụng vào sự thở lúc ngồi thiền thì con làm như sau: <p>
1. Lấy sự thở làm trọng tâm, để tâm rỗng rang buông xả, tri nhận sự thở vào, ra, dài, ngắn, thô, tế. Một lúc sau, thân tâm vắng lặng, chỉ còn tâm tri nhận với sự thở, mọi cảm giác ở trên thân vẫn ghi nhận rõ nhưng những tiếng động nhỏ xung quanh dường như con không để ý đến (như tiếng đồng hồ kêu, tiếng giun dế kêu… đại khái những tiếng động luôn có, không mang tính nhất thời phát sinh lên), như vậy, tâm có xu hướng định hay không? <p>
2. Nói về sự “Ghi nhận” và “Tri nhận”, trong thư trước, thầy có dạy con rằng: Ghi nhận là sự cố ý hướng tâm vào thở, tri nhận là hướng tâm vào sự thở một cách tự nhiên. Tuy nhiên ranh giới giữa ghi nhận và tri nhận đôi lúc còn mong manh con chưa nhận ra được. Có phải rằng “Ghi nhận” là sự nỗ lực của tâm để theo dõi hơi thở hoặc đặt tâm ở một điểm cố định (chóp mũi) để bám sát hơi thở (Tứ) còn “Tri nhận” là để tâm rỗng rang, không nỗ lực, không đặt ở đâu cả nhưng vẫn theo ngắm nhìn sự thở đó một cách khách quan, để tánh biết của tâm tự làm việc còn tâm cứ rỗng lặng, định tĩnh. <p>
3. Lúc pháp đến đi (như tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, mùi hương… những tiếng động nhất thời phát sinh rồi diệt) thì “hiện tại đang là” ở đây là Sự thở hay là Pháp đến đi? Trong trường hợp này, con thường ghi nhận cả 2 cùng lúc, cả hai đều “hiện tại đang là” hay sao? <p>
4. Thầy dạy rõ thêm cho con về “cảm giác toàn thân”, “an tịnh toàn thân”. Ở đây, con thường để tâm đến cả sự thở và cảm giác toàn thân, an tịnh toàn thân cùng lúc. <p>
5. Cho con hỏi thêm, trong năm nay, thầy có tổ chức khóa thiền nào không? <p>
Trên đây là những điều con còn băn khoăn, vướng mắc, kính mong thầy chỉ bày tường tận, con xin chúc thầy sức khỏe, an lành.