loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 57 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'hiếu thảo'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-08-2022

Câu hỏi:

Con chào Thầy!
Mẹ con bị tâm thần hoang tưởng nặng do bị người đời hại và lừa gạt. BS nói phải uống thuốc suốt đời. Mẹ uống một thời gian thì đỡ, nhưng nếu ngưng thuốc sẽ bị tình trạng vùi lắp trong những suy nghĩ chồng chéo liên kết từ người này sang người nọ, từ quá khứ tới hiện tại, nghe rất vô lý. Bây giờ mẹ không chịu uống thuốc nữa, sợ hại gan thận, nói là không có bệnh gì.
Con thật không hiểu, mọi thứ con người gặp phải trên đời là để học ra thấy ra, thế đến nỗi bị tâm thần như vậy thì có thấy ra được gì đâu ạ?
Con cũng cố gắng nói mẹ bỏ quá khứ đi, biết mình, quan sát mình ở hiện tại để sống thôi nhưng vô ích với một người có quá nhiều những mắc mớ suy nghĩ chồng chéo như vậy, coi đó là kinh nghiệm sống, cần phải được truyền dạy cho con cái.
Con đang ở chung với ba mẹ. Quá nhiều việc xảy ra trong quá khứ, ba mẹ cũng không còn thương yêu gì nhau. Con nhìn thấy ba mẹ mỗi người đều ôm nỗi khổ, cũng biết là mình tu tập tỉnh biết chưa tới đâu, chẳng đủ sức mà độ ai, thôi thì nghiệp ai nấy trả, duyên ai nấy nắm bắt. Nhưng vì sống chung nên việc ảnh hưởng đến mình là không tránh được, đôi lúc con tự thấy mình muốn ngộp thở, bấn loạn, lo lắng, suy nghĩ phải làm sao bây giờ... lúc cảm xúc và suy nghĩ trôi qua rồi thì thôi, nhưng nó luôn luôn lặp lại. Xin Thầy chỉ cho con đường hướng để đối mặt với hoàn cảnh hiện tại có được không Thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-06-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Con đang muốn tham dự khoá tu dài ngày. Nhưng hiện tại con đang trông mẹ con đã 88 tuổi! Con mong Thầy cho con một lời khuyên để con có thể yên lòng, tâm bình an khi gửi mẹ con vô nhà dưỡng lão để tham dự khoá tu ạ! Dạ con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-06-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Con kính chúc Thầy nhiều sức khoẻ!
Con có một vướng mắc kính mong Thầy từ bi chỉ dạy. Chuyện là trong gia đình Bố con rất gia trưởng, luôn muốn kiểm soát tất cả mọi việc, mọi thành viên trong gia đình. Sức khoẻ Bố con không được tốt, mọi người trong nhà trước nay đều muốn cho yên nhà yên cửa nên cố nín nhịn, dù trong lòng có nhiều bức xúc. Tâm trạng mọi người trong nhà hoàn toàn phụ thuộc tâm trạng của Bố con. Tuy nhiên gần đây con thấy Bố con như vậy là rất vô lý, áp lực tinh thần cho người khác. Con thấy cuộc sống như vậy không hẳn là tốt khi bề ngoài nhìn thì yên nhưng bên trong đầy sân hận.
Gần đây con có thái độ phản ứng lại Bố con, không nghe theo sự chỉ đạo của Bố con thì Bố con vô cùng tức giận, cho là con bất hiếu, con thay đổi một cách không ngờ. Khi con phản ứng như vậy tuy bề ngoài thì con bất hoà với Bố con nhưng trong lòng con thấy bình thường, con thấy Bố con đang tự làm khổ mình khi cố ôm cái nguyên tắc của mình. Khi Bố con mắng, con cũng không thoải mái nhưng cũng không ấm ức như trước đây khi cố chịu đựng.
Tuy nhiên mọi người trong gia đình vẫn khuyên con thôi cố nín nhịn Bố con, con làm thế chỉ thêm dầu vào lửa chứ không thay đổi được Bố con đâu, cả nhà càng thêm khổ sở.
Con vẫn thực hành quan sát, nhận biết mình nhưng chắc là căn cơ trình độ con còn thấp nên vấn đề này con chưa thông suốt được, con cảm thấy không muốn cam tâm nhẫn nhịn những định kiến vô lý của Bố con.
Con kính mong Thầy chỉ cho con, chắc là con có sai ở đâu đó rồi phải không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2022

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con và mẹ đẻ con không hợp nhau, mẹ đẻ con thường nói nhiều và nói khó nghe, có lúc con cáu và hét lên với mẹ, con biết con làm như vậy là không nên. Xin thầy từ bi chỉ dạy cho con cách để kiềm chế tâm sân nổi lên với mẹ ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-05-2022

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Con xin đảnh lễ và tri ân Thầy.

Con viết thư này mong Thầy có thể chỉ dạy cho con làm sao ứng xử với những rối bời trong tâm con. Con bị dính mắc với ba mẹ con rất nhiều. Họ sống không hòa thuận, hay xung đột từ xưa giờ. Con đã lớn nhưng mỗi lần nghe họ lớn tiếng là cả người con như cứng hết lại, tâm con co rúm, con rầu rĩ và xuống tinh thần rất nhanh. Những trải nghiệm như vậy cứ lặp đi lặp lại từ nhỏ đến giờ. Con để ý từng cử chỉ của ba và mẹ. Ba mà suy tư suy nghĩ là trong con suy luận đủ thứ rồi rầu rĩ theo. Với mẹ con cũng vậy. Nhất là từng nhất cử nhất động khi xung đột của họ làm con đau khổ rất nhiều. Họ vui con vui, họ khó chịu con khó chịu, đau khổ. Đã có lúc con không thể nào chịu nỗi không khí ngột ngạt, khô khan ở nhà, con không chấp nhận, trách móc, đổ lỗi cho họ rất nhiều. Giận dữ những người con yêu thương nhất làm con bị xung đột nội tâm rất nhiều. Con đã bị rối loạn tiêu hóa, giấc ngủ, ăn uống, cảm xúc lên xuống điên loạn. Thời gian qua con có thiền nhiều hơn, cố gắng đọc Pháp, bấu víu Pháp, sự trách móc đã giảm nhiều, con cũng hết rối loạn, sinh hoạt lại bình thường hơn, nhưng vẫn rất nhạy cảm với những xung đột của họ.

Gần đây có lúc mệt mỏi quá, con tác ý thôi kệ họ, họ đau khổ kệ họ, những vết thương lòng của họ hành hạ họ kệ họ. Mặc kệ họ. Chỉ tương tác thôi mà không can thiệp vô sâu quá. Tâm có nhả ra đôi chút, con có thấy nhẹ nhõm hơn. Nhưng con lại không nỡ, mọi việc nhanh chóng lại như cũ. Thiền có giúp con là con bớt trách móc họ, nỗi đau của con ở mỗi đợt không kéo dài quá lâu như trước (1,2 ngày thay vì cả tuần như trước), con đã chấp nhận hơn tình trạng của họ.

Nhưng suy nghĩ, cảm xúc chi phối con mạnh nhất là về ba mẹ. Làm sao để họ có cuộc sống tinh thần tốt hơn? Làm sao để mình không bị chi phối quá nhiều bởi chuyện của họ? Mình nên làm gì đây? Con cũng không dám đi đâu xa, lúc trước con vào chùa ở được 8 tháng, con thấy rất hợp với sinh hoạt ở chùa. Giờ về rồi, mỗi lúc muốn vào chùa lại nhưng con không đành để ba mẹ sống buồn, vô vị ở nhà. Con tự nhủ coi như đây là môi trường thực tập của con. Với suy nghĩ đó, việc ở nhà của con có việc để làm hơn. Nhưng đôi lúc con cảm thấy quá mệt như lúc này.

Con viết quá dài, con biết ơn Thầy đã đọc. Mong Thầy từ bi chỉ giáo cho con những hiểu biết đúng trong hoàn cảnh này, và cách con đi qua đoạn đường này thế nào ạ.

Con xin tri ân và đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch Ôn, con xin được trên Ôn chỉ dạy thêm: Ngoại con do Covid giờ nằm một chỗ, với Con ngoại như mẹ thứ 2, con được ngoại chăm sóc từ nhỏ đến lớn, con xuất gia rồi, có duyên chuẩn bị đi du học xa, con sợ bà mà lỡ qua đời con lại không có ở nhà, tội bất Hiếu này con sợ con ân hận cả đời, con có nên dừng việc du học chờ bà qua đời rồi hẳn đi, hay cứ tuỳ duyên. Con rất mong được sự chỉ dạy trên Ôn. Con thành tâm cảm niệm Ôn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-03-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con và mẹ con tính cách khá khác nhau, nhưng do hoàn cảnh con phải sống cùng mẹ. Con thích yên tĩnh và không thích nói nhiều. Mẹ con thì ngược lại, thích nói nhiều, thường oán trách người và kể bản thân khổ đau.
Làm sao con có thể yên lặng quan sát thân tâm trong thấy chỉ có thấy lúc nấu ăn hay ăn cơm hay dọn dẹp, khi mà mẹ con lúc nào cũng đến gần sát bên con và bắt đầu kể chuyện ngày xưa bà khổ như thế nào với mẹ chồng như thế nào (tức là bà nội của con), rồi bị chồng làm khổ như thế nào (tức là ba con) và chuyện nhà người khác người bị chồng đánh ra sao, nói chung là tất cả những chuyện tiêu cực trong xóm, người quen biết ra sao, mẹ con đem ra nói với con. Câu chuyện cứ liên miên bất tận và truyền năng lượng tiêu cực cho con. Từ khi còn nhỏ là con đã nghe những câu chuyện này (về bà nội và ba), được mẹ lặp đi lặp lại đến nỗi con thuộc lòng luôn là sắp tới đoạn nào.
Vì con ít nói, nên mẹ chỉ kiếm con để kể khổ vì mẹ biết là con sẽ chỉ nghe. Bất kể khi nào cãi nhau với ba của con, mẹ con cũng kiếm con để chửi và nói xấu ba con cho hả giận. Tiếng nói của mẹ rất lớn tiếng nên giống như con đang bị chửi dù con là người chẳng làm gì.
Nên từ nhỏ và khi lớn lên, con là người hay buồn trên gương mặt và thường nhìn cuộc đời rất ảm đạm, chán nản mà không hiểu lý do vì sao.
Từ năm 2021, con mới nghe được Pháp của Thầy giảng, con thấy được xoa dịu rất nhiều. Con cảm ơn Thầy.
Vì hoàn cảnh, con không thể dứt bỏ người mẹ của mình để sống một mình vì sức khỏe của mẹ cần người chăm sóc là con. Nhưng đôi khi chính sức khỏe tinh thần của con cũng bị trầm cảm vì những lời chửi bới của mẹ cũng làm con mệt mỏi và tức giận. Vì hằng ngày đi làm là con đã bị stress rồi nhưng về nhà là con sẽ bị mẹ con tra tấn. Nhiều lúc con chỉ muốn hét lên với mẹ rằng con không muốn nghe nữa. Con nghe nói muốn nội tu thì phải cách vật, tức là con cũng muốn tu dưỡng để an tĩnh nhưng không thể cách được người mẹ của con.
Con chỉ muốn hỏi Thầy là làm sao sống cùng với mẹ của mình mà ngày nào có cũng sự chửi bới gay gắt và đay nghiến mà mình vẫn có thể trầm tĩnh sáng suốt, tìm được sự bình an để quan sát tâm mình được hở Thầy?
Con cảm ơn Thầy vì đã đọc bức thư dài của con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy!
Thưa thầy! Gia đình con có 4 người gồm bố mẹ và 2 anh em con, những lần trước con đã trình bày với thầy về việc em trai của mình. Dù đã rất đau khổ nhưng con cũng đã học ra bài học rằng sự bất như ý muốn của mình đối với em trai. Con cảm nhận được rõ sự bình an sau khi đã gần như thông suốt bài học đấy, tự con đã biết mình phải làm gì.
Nhưng giờ đây con lại gặp tình trạng tương tự với mẹ, sự khắc khẩu và trái ngược về tính cách làm giữa con và mẹ rất căng thẳng. Mẹ hay trách móc con thế này thế kia, trách việc con tìm hiểu và thực hành pháp. Con hiểu mỗi người mỗi căn cơ và nghiệp mệnh riêng, nên con không trách mẹ. Vấn đề ở chỗ khi con càng chánh niệm khi cơn sân của mẹ nổi lên (nghĩa là vẫn trách móc nhưng không tác động vào con nhiều nữa) và trả lời mẹ từ tốn và ôn nhu, thì cơn sân của mẹ con càng trở nên khủng khiếp hơn, tối hôm nay khi mẹ vừa trách mắng con khủng khiếp vì một chuyện nhỏ nhặt xong, con thì cả thân tâm vẫn nhẹ nhàng còn mẹ nổi sân đến mức khóc nấc và ho sặc trong 15 phút không ngừng. Con cảm thấy thương mẹ vô cùng nhưng con đã hết cách để cho mẹ hiểu, con xin hỏi thầy như vậy con có bị coi là bất hiếu không ạ? Và xin thầy rải tâm từ đến cho mẹ con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-12-2021

Câu hỏi:

Con chào sư ông,
Con hay nghe pháp của sư ông vào mỗi tối trước khi ngủ. Con có thực hành theo các bài giảng của sư ông.
Con có người ba rất kì lạ, lúc nào cũng mong con gặp điều bất hạnh, nói và hành động thể hiện không tôn trọng con. Lúc trước, con rất buồn về chuyện này và có phản ứng lại. Sau đó thì con ko phản ứng nữa mà ráng nhịn. Đã nhiều lần con tha thứ cho ba con vì nghĩ dù sao thì ổng cũng là ba mình. Nhưng càng nhường nhịn thì ba con càng làm tới.
Nhờ nghe pháp của sư ông nên những câu nói, hành động của ba con bớt ảnh hưởng đến con, con không cảm thấy là con phải nhịn nữa, mà con bình thản hơn (một cách tự nhiên). Nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn không ảnh hưởng. Con vẫn tiếp tục quan sát mình cho đến khi những chuyện đó hoàn toàn không còn ảnh hưởng đến con đúng ko ạ? Con có nên phản ứng lại nếu cần thiết?
Con cám ơn sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-10-2021

Câu hỏi:

Dạ con xin đảnh lễ Sư Ông!
Con xin mạn phép chia sẻ đến đạo hữu nói không hiểu vì sao có người mẹ chịu đựng "Bố Vũ Phu"!
Chào bạn, Mình có một người "Bố Nghiện Rượi"
Từ năm 14 tuổi đến 18 tuổi mình sống chung với bố, vì hoàn cảnh gia đình mẹ đi làm ăn xa xứ người, một mình nuôi 05 anh e ăn học, Bố vì nghiện rượu nên không làm gì hết.
Bố suốt ngày uống rượi, một ngày 24 tiếng thì uống hết 16 tiếng, thời gian còn lại là ngủ, cứ như vậy mình sống với bố kéo dài trong thời gian đó.
Mỗi lần uống vào là gây gỗ xóm làng, quậy phá suốt ngày, gây người này xong là đến người khác, ngày nào cũng vậy trong thời gian đó.
Bạn biết không cảm giác của mình ám ảnh đến nổi, "Ngồi trong nhà chỉ cần nghe tiếng to là 02 chân vọt chạy, tim đập mạnh rồi chạy thẳng tiến ra vị trí tiếng to, đến mà không có bố mình ở khu vực đó lúc đó mình mới nhẹ nhàng cả người.
Mà phạm vi nghe tiếng to cách 03km mình vẫn cảm nhận và nghe được hoặc xa hơn thông qua tiếng rì rào những người ở bán kính gần mình, "nó ám ảnh đến mức độ đó"
Cách xử lý của mình lúc còn ở với Bố thời điểm đó là mỗi lần bố say xỉn, gây lộn, cầm dao đòi chém nhau thì mình chạy theo ôm bố, dỗ bố, dìu bố về nhà để ngủ, ngoài ra không còn cách gì thời điểm đó với mình, về nhà rồi mình dỗ bố ngủ thì lúc chịu ngủ, lúc không.
Mà người nghiện chỉ uống nhiều, ít ăn, lúc dìu được về nhà, bố bảo chế cho gói mì tôm ăn, "đi chế liền" ăn xong mới chịu ngủ hì, đang ăn mì nữa chừng thì không ăn nữa, bảo nấu cho miếng cháo, "Đi nấu liền", ăn xong rót nước cho bố uống mới chịu ngủ hì và cứ như vậy ngày nào cũng vậy.
Thời điểm đó trong tâm trí của mình chỉ mong làm sao cho bố ngủ được là mừng, vì tỉnh là sẽ gây gỗ, uống rượu.
Lúc bố ngủ rồi thì tiếp tục công việc thoa dầu ở 02 lòng bàn chân, 02 lòng bàn tay, thoa ở bụng, đắp chăn, nằm canh bố ngủ, lâu lâu dậy sờ vào bụng xem thở không "Vì sợ bố trúng gió chết", và cứ như thế ngày lại qua ngày cho đến một ngày bố bị bệnh khó thở, hộc ra máu, đến gần cửa chết, lúc khó thở gần chết, tìm xe cứu thương có oxy không có (Thời điểm này bố ở Lào) bố nói giờ chỉ mong chết, vì cái cảm giác khó thở còn hơn chết nữa.
Lạ lùng thay thì lúc "Chấp Nhận Chết" thì có người đi vào chỉ chỗ tìm xe cứu thương, vậy là đã sống, giờ bố không uống rượu nữa! Vậy đó bạn.
Lúc nào bạn thật sự trải nghiệm sâu và thực chứng mới hiểu được.
Dạ con chia sẻ có gì sai sót, mong Sư Ông và các anh chị bỏ qua!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »