loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 14 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Tứ như ý túc'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-08-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con biết rõ giữa ước mơ và tham?
Con kính tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-02-2022

Câu hỏi:

Con bạch Thầy,
Con chưa hiểu "Dục" trong Tứ như ý túc. Con đọc các bài viết trên mạng thì nói: Dục ở đây là mong muốn 1 đời sống tốt đẹp, làm việc tốt cho đời ... vậy đó có phải tâm tham trong tập đế không ạ. Mong Thầy giúp con ạ. Con xin tri ân Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-09-2021

Câu hỏi:

Kính thầy, con luôn muốn hỏi thầy, tại sao đã là không thể như ý mình rồi và tương lai lại không can thiệp được mà tại sao nhà Phật lại có Pháp Tứ như ý túc, có mâu thuẫn quá không.
Hôm nay con thấy ra chút ít nên trình thầy mong thầy dạy bảo:
Cái ý muốn của mình dù là tốt dù là vô ngã nhưng nó mang tính thời điểm, ngay lúc đó có thể là xấu hay tốt theo ý thức của mình kết luận là chưa đúng theo sự vận hành của Pháp, tốt có thể là xấu mà xấu có thể là tốt, mình không kiểm soát được nên đưa đến kết quả chắc chắn là bất như ý.
Còn Tứ như ý túc là cả một hành trình, khi xác định đó là lợi mình lơi người, là điều nên làm, thì phải chấp nhận từng thời điểm một dù đó là bất như ý hay không nên phải có phát tâm, chuyên cần, nhất tâm và trí tuệ mới đủ vượt qua trở ngại để đến đích. Và lạ là khi đến đích rồi, dù là đã đạt như ý mình thì lúc đó lại xả ly hoàn toàn, không chìm nổi phụ thuộc vào kết quả nữa. Và cũng đã "tốt nghiệp" xong một bài học đạo đúng nghĩa, đúng Phật pháp và rõ hơn về sự vận hành của pháp.
Con xin cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-03-2021

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Có phải giác ngộ là chỉ không có tham trong các dục chứ không phải là diệt hết dục đúng không ạ!
Con xin thầy giải đáp cho con. Con xin cảm ơn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-01-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con được biết Đạo Phật có pháp môn tu tập Tứ Như Ý Túc có thể giúp con người đạt được tuổi thọ rất cao. Nhưng con chưa được biết pháp môn này tu tập như thế nào. Mong Thầy có thể chia sẻ cho con hiểu biết của mình về pháp môn này ạ. Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-02-2019

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con có đọc được những lời dạy này, nhưng khó phân biệt rõ ràng. Mong Thầy từ bi khai thị cho con ạ.
1- "Ái chính là lực hấp dẫn thúc đẩy ý muốn hướng tới mục đích dự phóng.
Thủ chính là sự lặp đi lặp lại ý muốn đó
Hữu là sự thực hiện hành động tạo tác để đạt đến mục đích ấy.
Tòan bộ tiên trình này gọi là Nghiệp, là luân hồi sinh tử..."
2- Trong Tứ như ý túc, nội dung theo con thấy cũng giống với Ái - Thủ - Hữu này. (có thêm nội dung: thông hiểu tiến trình thực hiện, và khác là: nguyện vọng chính đáng).
Như vậy thì Tứ Như Ý Túc là muốn nói tới "Ái" với việc thiện. Còn Ái Thủ Hữu là cả thiện, ác, ko thiện không ác. Nhưng cả hai đều là sinh tử luân hồi phải không Thầy?
Vậy đâu có cần phải hoàn cảnh nào cũng cần chấm dứt sinh tử luân hồi phải ko ạ?
Con thành tâm đảnh lễ Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con vừa mới thay đổi kế hoạch về đường đi của mình. Nói chung con thấy mình làm vậy cũng mạo hiểm. Tuy nhiên nếu không thể quyết định mà cứ nhần nhừ thì không được. Làm thế nào để mình có thể bền bỉ với lựa chọn đó cho tới cùng và không phân tâm thầy nhỉ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-04-2018

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Con xin thầy có một thời giảng chi tiết về pháp Tứ Như ý túc và cách ứng dụng trong cuộc sống ạ.
Con cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-08-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy cho con hỏi.
Trong 37 phẩm trợ đạo có Tứ thần túc. Thầy có thể giảng cho con và mọi người biết tác dụng và phương pháp thực hành nó như thế nào vậy ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-04-2015

Câu hỏi:

Bạch thầy,<p>
Con có ba câu hỏi về pháp học mong được thầy giải đáp:<p>
1. Con không biết nên hiểu như thế nào về Tứ Chánh Cần nếu như mình áp dụng vào thiền Minh Sát, và nhất là theo như những lời thầy giảng, mà con hiểu là không có một sự cố gắng "lấy cái này, bỏ cái kia". Tuy nhiên, hầu hết những bài viết con được đọc về Tứ Chánh Cần thì đều giải thích theo hướng là cố gắng "lấy tốt, bỏ xấu".<p>
2. Con không biết nên hiểu như thế nào về yếu tố "dục" trong Tứ Như Ý Túc đặt trong bối cảnh là một yếu tố hỗ trợ cho Thiền. Hầu hết những bài viết con đọc đều giải thích "dục" ở đây là sự khao khát cho quả vị giải thoát và từ đó hành giả mới có sức mạnh để tiến bước trên con đường thực hành. Liệu cách hiểu như vậy có sai không ạ?<p>
3. Trong kinh Tương Ưng Bộ, theo con hiểu qua văn bản, Đức Phật định nghĩa Chánh Định là Tứ Thiền. Không biết con nói như vậy có đúng với ý của kinh hay không ạ? Và nếu đúng như vậy thì liệu điều này có mâu thuẫn với những gì thầy hay giảng về Chánh Định (con không dám chắc hiểu hết những gì thầy giảng về Chánh Định, nhưng con nghĩ ý thầy là không thể xem Tứ Thiền như Chánh Định trong Bát Chánh Đạo)?<p>
Con xin tri ân thầy về những thời pháp quý giá. Con mong sao thầy có thể viết một cuốn sách về 37 Phẩm Trợ Đạo để những người học Phật hiểu rõ, hiểu đúng về phần quan trọng này trong giáo lý Đức Phật.<p>
Con kính chúc thầy thân tâm an lạc.<p>

Xem Câu Trả Lời »