loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 7 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tứ chánh cần'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-11-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Con phân vân cái đạo lý này nhờ Thầy chỉ dạy cho con.

Trong Tứ Niệm Xứ, Đức Phật có dạy “Tâm có tham biết tâm có tham, Tâm ích kỷ biết Tâm ích kỷ”. Nhưng nếu một người mức độ tham, ích kỷ của họ rất nhiều, họ có cần khởi ý thiện lành để đối trị không Thầy. Ví dụ thường hay khởi từ tâm, yêu thương đến mọi người mọi loài.

Trong quá trình tu tập bản thân con, nếu con không khởi từ bi, tâm thiện, mà tâm như thế nào chỉ thấy tâm như thế ấy thì những tâm ác nó hay khởi lên trong con, và nếu không chánh niệm nó sẽ dẫn con đi. Vậy con có nên suy nghĩ về những tâm thiện lành để là hàng rào cho những tâm xấu ác ít có cơ hội phát triển không Thầy.

Nhờ Thầy chỉ giúp cho con, con cảm ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ.
Thời gian qua con cũng có tu tập pháp thiền của thầy, thực ra nó không hẳn là giúp thân tâm con được thoải mái và an lạc hơn theo nghĩa vẫn được hiểu đâu. Đôi lúc thực hành pháp thiền con cảm thấy mình đang đi lên nhưng hóa ra lại là đang đi xuống, đôi lúc cảm tưởng như mình đang đâm đầu xuống không có lối ra nhưng hóa ra những lúc như vậy là con đang thấy ra vậy. Bây giờ con sống thì vẫn thấy có vui, có khổ tuy khổ nhiều hơn là những lúc vui vẻ thoáng qua, nhưng cái vui cái khổ đó giúp con thấy ra được nhiều điều mà vốn dĩ nó đã thế, chỉ là con không thấy ra nó, con biết con còn suy tưởng nhiều.
Thầy cho con hỏi câu này, Tứ chánh cần được tu tập như thế nào ạ? Con thấy là không làm việc gì hại mình hại người mà năng làm việc lợi mình lợi người. Ở đây không hẳn là bắt buộc kiểu như đi làm từ thiện mà chỉ tinh tấn biết rõ mình qua thân, khẩu, ý. Con thấy tu tập Tứ chánh cần đôi lúc con cũng ngờ ngợ thấy đi đôi với Tứ Niệm Xứ hay cả pháp thiền của Thầy vậy.

Tâm buông ra là liền cái thấy
Cái thấy cái biết chẳng ai ngờ
Vậy chi điều biết là ai hay
Ai hay tâm buông mà thấy biết
Cái biết sáng tỏ tự bao giờ.

Con xin bày tỏ lòng thánh kính với thầy và nếu có duyên thì mong được gặp thầy ạ. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ,
Thưa thầy cho con hỏi việc áp dụng Tứ Chánh Cần khi con lắng nghe quán xét tâm. Con đọc một tài liệu trong đó có đoạn: "Nếu tâm có một ý nghĩ, tư tưởng, tâm niệm xấu ác thì nỗ lực diệt trừ còn tốt lành thì nỗ lực duy trì tăng trưởng nó". Nhưng con được biết: tâm thế nào thì biết tâm như vậy, xem nó khởi lên sinh diệt thế nào mà không được khởi lên ý chí để diệt trừ nó. Như vậy có khác nhau không ạ?

Có trường hợp khi con lắng nghe tâm mình, bất chợt có tiếng đóng cửa rất mạnh, con thấy tâm nổi sân, có một tư tưởng bất thiện khởi sanh, con nên nỗ lực dập tắt nó theo tứ chánh cần hay kệ nó chỉ quan sát nó như vậy thôi ạ? Phải ứng dụng thế nào ạ? Con chưa được thông ạ, kính xin Thầy chỉ dạy.

Con cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Pháp "Như lý tác ý" có thể dùng để hỗ trợ cho việc trở về - trọn vẹn - trong sáng với thực tại được không? Khi đi kinh hành, làm mọi việc hoặc ngồi tại chỗ, Tâm con thường Phóng dật hoặc đi lang thang thì những lúc như vậy con thường hướng tâm nhắc: "Tâm phải gom về thân hành, thân làm cái gì thì tâm phải biết cái nấy, không được phóng dật ra ngoài, không được đi lang thang, phải gom về thân hành cho thật chặt". Thưa Thầy, con dùng pháp tác ý như vậy có đúng không? Con xin thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-04-2015

Câu hỏi:

Bạch thầy,<p>
Con có ba câu hỏi về pháp học mong được thầy giải đáp:<p>
1. Con không biết nên hiểu như thế nào về Tứ Chánh Cần nếu như mình áp dụng vào thiền Minh Sát, và nhất là theo như những lời thầy giảng, mà con hiểu là không có một sự cố gắng "lấy cái này, bỏ cái kia". Tuy nhiên, hầu hết những bài viết con được đọc về Tứ Chánh Cần thì đều giải thích theo hướng là cố gắng "lấy tốt, bỏ xấu".<p>
2. Con không biết nên hiểu như thế nào về yếu tố "dục" trong Tứ Như Ý Túc đặt trong bối cảnh là một yếu tố hỗ trợ cho Thiền. Hầu hết những bài viết con đọc đều giải thích "dục" ở đây là sự khao khát cho quả vị giải thoát và từ đó hành giả mới có sức mạnh để tiến bước trên con đường thực hành. Liệu cách hiểu như vậy có sai không ạ?<p>
3. Trong kinh Tương Ưng Bộ, theo con hiểu qua văn bản, Đức Phật định nghĩa Chánh Định là Tứ Thiền. Không biết con nói như vậy có đúng với ý của kinh hay không ạ? Và nếu đúng như vậy thì liệu điều này có mâu thuẫn với những gì thầy hay giảng về Chánh Định (con không dám chắc hiểu hết những gì thầy giảng về Chánh Định, nhưng con nghĩ ý thầy là không thể xem Tứ Thiền như Chánh Định trong Bát Chánh Đạo)?<p>
Con xin tri ân thầy về những thời pháp quý giá. Con mong sao thầy có thể viết một cuốn sách về 37 Phẩm Trợ Đạo để những người học Phật hiểu rõ, hiểu đúng về phần quan trọng này trong giáo lý Đức Phật.<p>
Con kính chúc thầy thân tâm an lạc.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-03-2014

Câu hỏi:

Con cảm ơn Thầy. <p>
Kính thưa Thầy chỉ cho con, con có nghe Pháp trong bài Ốc Đảo Tự Thân có dạy rằng khi tâm phát sinh điều ác thì cắt không duy trì còn khi tâm phát sinh điều thiện thì duy trì. Nhưng con có nghe Thầy giảng về một bài Pháp thoại nào đó, nếu khi tâm phát sinh ý nghĩ xấu mà liền sợ và lo niệm để diệt thì không thấy được tận gốc của tâm và không diệt được tận gốc rễ của Tham Sân Si, chỉ thận trọng chú tâm quan sát trạng thái để thấy rõ sân thì mới diệt được. Khi cái ngã ý thức xen vào thì tâm sẽ nhảy sang suy nghĩ khác và nếu chánh niệm còn yếu thì sẽ bị dẫn dắt đi thật xa rồi mới quay về với chính mình được. <p>
Còn khi tâm phát sinh ý tốt mà ta muốn duy trì thì theo con hiểu nếu ta níu kéo cố duy trì thì cũng là ý thức của bản ngã xen vào nên đó cũng là tục đế phải không Thầy? Con không biết có nghe và và hiểu sai trong bài Ốc Đảo Tự Thân không. Con xin Thầy chỉ dạy cho con. Thành kính tri ân Thầy chúc Thầy và Quý Sư được nhiều sức khoẻ.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-10-2010

Câu hỏi:

Bạch Thầy, con hiểu về Chánh tinh tấn như thế này có đúng không ạ: Khi nhìn thấy pháp hay sự kiện như nó là (chánh kiến) thì hành động (hoạt động) về thân khẩu ý của ta mang 4 tính chất: ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, dưỡng thiện. Chứ không phải Chánh tinh tấn là thực hiện lần lượt 4 "tiêu chí" trên có phải không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »