loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 16 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'đoạn giảm & đoạn tận'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-10-2022

Câu hỏi:

Thưa Sư!
Trong cuộc sống hàng hàng ngày khi con thực hành pháp Tùy Duyên Thuận Pháp, vô ngã vị tha thì con thấy rất hiệu quả, nhất là khi con ứng dụng cùng với mẹ khi con ở nhà. Mẹ con đã 83 tuổi và đang tu theo Tịnh Độ, khi có việc xảy mà Mẹ về hỏi ý kiến của con thì con nói mẹ nên suy nghĩ về tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha rồi quyết định. Trong một số trường hợp con cùng mẹ phân tích là việc đó có Tùy Duyên Thuận Pháp vô ngã vị hay không và có kết quả rất tốt. Tuy nhiên trong việc phân tích các sự việc theo từng đề mục: tùy duyên Thuận pháp vô ngã vị tha thì con thắc mắc là mình có dùng bản ngã, lý trí để phân tích như vậy thì có mất đi sự trong lành hay không? Xin Sư Ông giải thích dùm con. Con xin cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2022

Câu hỏi:

Kính thầy! Con xin hỏi: Trong Kinh nói "ái dục là gốc của sinh tử" vậy thì có phương pháp nào để đoạn trừ ái dục? Thường con người ta hay thích cái đẹp và không thích cái xấu (nói về sắc đẹp). Vậy có phương pháp nào giúp ta khi nhìn thấy sắc dù xấu hay đẹp đều như nhau, không còn tâm niệm phân biệt? Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2022

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy, con xin trình pháp ạ.
Trong sự vận hành của Pháp không có đúng sai mà là sự tất yếu. Mỗi người từ khi là thai nhi đủ phước được sinh ra làm người đến khi chết đi luôn bị chi phối bởi định luật sinh tồn và vận hành theo nghiệp lực có sẵn, hướng tâm là đường dẫn, thái độ phản ứng trong đời tạo nên số phận của người đó. Trên phương diện tục đế có thể là tương đối, nhưng trong vận hành của Pháp thì luôn là tuyệt đối. Có khoảng thời gian gia đình con gặp khá nhiều chuyện "không may mắn" diễn ra liên tiếp từ vấn đề này tới vấn đề khác, tuy nhiên nhờ thường ngày cả hai vợ chồng đều nghiêm túc sống đạo, thực hành sống chánh niệm tỉnh giác nên mọi sự diễn ra hết chu kỳ của nó rồi thôi. Thái độ sống chánh niệm tỉnh giác cũng chính là chuyển nghiệp. Chuyển nghiệp không phải là chuyển từ "nghiệp xấu qua nghiệp tốt" như thường nghĩ mà nó nằm trong chuỗi vận hành của pháp, nghiệp được chuyển trong chính từng khoảnh khắc Thời - Vị - Tính khi đủ nhân, đủ duyên, đủ điều kiện sẽ đưa đến vấn đề hay sự kiện cụ thể. Mọi sự diễn ra ở đời cũng vận hành như vậy biến đổi liên tục đủ nhân duyên, đủ điều kiện sẽ đưa đến một thực kiện và nó không kết thúc hay mất đi mà tiếp tục chuyển đổi trong dòng chảy của Pháp. Con hiểu rõ hơn về ví dụ trái mít mà Thầy nêu, nghe thì bình thường nhưng có trải nghiệm mới thấy nó thật tuyệt vời. Với người ít bụi trong mắt chỉ cần nhận ra một điều Thầy khai thị thôi đã đủ làm hành trang sống đạo rồi.

Thưa Thầy! Thành - bại, được - mất, hơn - thua, vui - khổ ở đời chính là chất liệu quý giá giúp cho mỗi người học ra bài học giác ngộ chính mình, nhận ra bản chất của đời sống. Nhưng do sai lầm trong nhận thức dẫn đến thái độ chọn lựa lấy bỏ, muốn được không muốn mất, muốn thành không muốn bại... đưa đến đời sống trầm luân. Mọi sự diễn ra trong đời đều đi theo mạch dẫn của riêng nó không có đúng sai, tốt xấu, thiện ác, chỉ còn lại thái độ phản ứng nơi chính mình là trầm tĩnh, sáng suốt, hay bị cuốn trôi và trầm luân trong luân hồi sinh tử. Con nhận thấy một điều diễn ra rất rõ nơi mình là khi thân tâm tiếp xúc với cảnh chủng tử bên trong tương ứng khởi lên chánh niệm tỉnh giác có mặt tiến trình tương tác không tạo nên nhân bất thiện mới chồng lên cái cũ, biểu hiện rõ nhất là không bị lực đẩy và lực kéo chi phối. Nhờ vậy tập khí lưu trữ bên trong cũng dần được đoạn giảm. Mỗi người sinh ra trong đời đều có vấn đề của riêng mình, nhờ ân đức Thầy khai thị mà đời sống trở nên thật ý nghĩa, nhờ nhận ra nên điều gì đến với mình cũng đều là ân huệ giúp con đối diện, giúp con trải nghiệm. Con người sống trên đời mọi thứ mình đang được hưởng từ cái ăn, cái mặc, đến hơi thở mình đang thở cũng là Pháp ban cho. Pháp rất từ bi nhưng cũng rất nghiêm khắc. Sự giáo dục của Pháp ứng trên mỗi chúng sinh là miên mật. Đời sống con còn vụng về nhưng con nhận ra vấn đề nơi con, và với con đường duy nhất là sống chánh niệm tỉnh giác mọi sự còn lại Pháp tự sẽ an bài.
Thưa Thầy:
Lành thay! Với kiếp phù du
Giúp cho khai ngộ thiên thu muôn đời
Trở về tự tánh sáng ngời
An nhiên đi hết cuộc đời trầm luân.

Con xin Thầy chứng minh cho con. Con xin nguyện đời đời kiếp kiếp thực hành sống chánh niệm tỉnh giác đi theo gót chân Phật, đi theo con đường Thầy khai thị. Con xin đê đầu đảnh lễ và kính tri ân Thầy rất nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2022

Câu hỏi:

Mô Phật, chào thầy con xin chúc thầy thân tâm an lạc. Con nghe pháp của thầy nên ứng dụng trong của cuộc sống rất là khế hợp và vận hành rất đồng điệu, như thầy đã nói hành đoạn giảm, con đã thông hiểu rất nhiều... Con có làm 1 bài:
"Ngàn mắt, ngàn tay đã là cái dụng. Không mắt, không tay vốn đã có. Không còn bờ mé, không còn giới hạn đã là thật. Không không tức pháp thân. Ngay đây nhận được yếu chỉ. Một đời tận diệt sẽ nhàn thôi."
Nhờ thầy chỉ dẫn thêm góp ý thêm, con thành thật biết ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy. Con được học pháp của thầy đã lâu, con cũng thực hiện được nhiều thứ nhưng có một thứ con đang bị kẹt quá con vượt qua rất gian khổ. Một phần do tuổi trẻ, 2 là do nghiệp lực của con về ái dục. Con mong thầy giúp con để cách nhìn rõ hơn, quán sát đúng đắn để không còn mắc kẹt nữa ạ. Con xin tri ân thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, thầy dạy con nên "thường rõ biết mình" để đoạn giảm những cảm xúc tiêu cực. Con có thực hành theo lời thầy, nhưng "thường rõ biết mình" chỉ được vài khoảnh khắc rồi lại xao lảng và vọng tưởng, khởi lên cảm xúc. Có phải con cần thực hành Thiền định nhiều hơn, ngồi nhắm mắt quán hơi thở để tâm bớt vọng tưởng? Con xin thầy hướng dẫn con. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, vì bệnh tật nên ở tuổi trung niên con trắng tay, mắc nợ. Khi nhìn thấy người bằng tuổi mình giàu có, thành đạt thì bản ngã của con lại thấy đau đớn. Bản ngã của con thấy việc không có tiền, từng tuổi này mà thèm muốn vật chất, hưởng thụ là hèn kém với người khác, rồi lại dằn vặt khi không có tiền chăm sóc người thân có cuộc sống tốt hơn. Nghe pháp thoại của thầy con biết đó là bản ngã tham sân si, là vọng tưởng. Những lúc bản ngã khởi lên thì con nên sống trong thực tại, thấy biết rõ ràng trong sáng ở thân và tâm. Nhưng bản ngã cứ khởi lên liên tục, như những cơn sóng cứ đánh vào bờ không ngừng nghỉ. Con xin thầy chỉ con cách thực hành nào để con giảm bớt dằn vặt, đau khổ. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Con thấy trong thiền quán có những đề mục để quán như: sự thở, vô thường, bất tịnh, quán từ bi v.v... Con muốn tập quán vô thường (do con biết mình còn nhiều tham sân si quá). Nhưng con không biết cụ thể phải quán Vô thường như thế nào? Vì nó không có hình tướng, chỉ có khái niệm trên mặt ngữ nghĩa thôi. Kính mong Thầy chỉ dạy cho con.
Trân trọng tri ân Thầy. Kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh để hướng dẫn Phật tử chúng con tinh tấn trên con đường tu tập.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, có vị nói là những người tu thiền định trụ cho tâm vắng lặng để được giác ngộ. Cái này cần coi lại vì thiền định tâm vắng lặng không còn phiền não thì khó giác ngộ, cái này con cũng thấy vậy vì phiền não tức bồ đề chỉ có giác ngộ trong động chứ tĩnh lặng thì tánh biết không làm việc để thấy phiền não là vô thường khổ vô ngã ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-04-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Rất may mắn con được đọc cuốn sách "Sức Mạnh Của Hiện Tại" cũng hơn 10 năm nay và thực hành đến bây giờ cũng như pháp chánh niệm tỉnh giác mà Thầy chỉ dạy. Con cũng đã rời Sài Gòn về quê sống gần gia đình cũng hơn 4 năm nay. Trước khi về quê con có xuất gia gieo duyên 1 tháng bên rừng thiền Pa-auk. Lúc đó có muốn xuất gia luôn nhưng con thấy yêu mến và thấy cuộc đời đẹp quá không có khổ gì nên con quay về. Con sống một mình trong rẫy. Làm vườn. Bán nông sản sạch online. Càng này con càng bớt đi những ảo tưởng. Dự định. Sống trọn vẹn mỗi ngày. Bớt mong cầu... Con sống tuỳ duyên và hài hoà với gia đình. Con thì không siêng ngồi thiền nhưng lúc lao động hoặc rảnh rỗi thì vẫn luôn quán thân thọ tâm.
Gần đây con thấy mình trọn vẹn với thực tại hơn, những lúc không làm gì thì con lại thấy xuất hiện cái tâm "thực tại là chỉ vậy thôi hả" và có "hơi chán" dù biết mình cũng không đòi hỏi mong cầu gì hơn. Xin hỏi con cần phải tiếp tục thực hành và quan sát cái tâm mình khởi lên ghi nhận tiếp tục mỗi ngày phải không ạ? Hay còn cần tham gia khoá tu thiền vipassā miên mật 10 ngày nữa ạ?
Con kính mong Thầy cho con lời khai thị!
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »