loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 148 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thận trọng - chú tâm - quan sát'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-10-2022

Câu hỏi:

Xin Thầy giải đáp giúp con.
khi con thực hành thận trọng chú tâm quan sát tâm mình thì con rất hay "định nghĩa" cho cái tâm lúc đó. Tiếp đó con dùng bản ngã để nhìn lúc "định nghĩa" đó thì tâm con càng rối. Khi con buông ra ko chạy theo nữa thì 1 lúc sau thì cái rối loạn đó mất đi.
1- Tại sao phải 1 lúc sau con mới giật mình thấy được vậy ạ?
2- Có phải lúc con giật mình thấy đc là bản ngã lại đang tạo tác không ạ?
3- Thưa thấy lúc tâm con trải qua 1 quá trình như bực tức nhưng khi cơn bực tức đó qua đi 1 lúc còn mới nhìn đc và buông ra thì nó không còn. Con thấy con quan sát tâm nó cứ bị chậm cả quá trình trước đó như vậy có đúng không ạ?
Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2022

Câu hỏi:

Trong câu trả lời của thầy ngày 11/10/2022 thầy có nói: Thực ra thận trọng chú tâm quan sát là cách mà tâm tự ứng tuỳ mỗi tình huống giúp cho hành động, nói năng, suy nghĩ đúng tốt và hiệu quả tự nhiên, không rơi vào tình trạng si mê lầm lạc, buông lung phóng phóng dật thôi, chứ không kiểm soát như kiểu ý chí của bản ngã.
Vây cho con hỏi: Thế nào là gọi là kiểm soát như kiểu ý chí của bản ngã? Xin thầy cho con ví dụ để con hiểu rõ hơn! Con cám ơn thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi, cho con xin hỏi pháp thận trọng, chú tâm, quan sát có phải là cách để kiểm soát chính mình để hành động nói năng cho đúng tốt phải không ạ. Ví dụ sáng hôm nay khi con nói chuyện với bạn bè rất phấn chấn, con cảm nhận thân con có một sự thôi thúc muốn nói nhiều hơn nữa. Có phải lúc đó thận trọng chú tâm quan sát có phải là cảm nhận trọn vẹn cảm giác phấn chấn đó để kiểm soát những lời nói ra cho đúng đắn, đỡ gây hại mình và người đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2022

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông,
Hiện tại con đã được nghe nhiều bài pháp của sư ông, con đã ứng dụng bài học của sư ông để sống trọn vẹn với đời sống của mình. Nhưng rồi, còn lại bị rơi vào tâm lý khi gặp tình huống trong cuộc sống thì con cứ cố gắng phân tích cái này là khổ quả, cái này là khổ tự nhiên, còn cái này là khổ do ảo tưởng. Sư ông cũng dạy chúng con cần thận trọng chú tâm quan sát để học ra bài học cuộc sống của chính mình, Chính vì cái sự ảo tưởng của con nên con luôn cố gắng khái niệm hóa mọi thứ khiến lúc nào cũng đầu óc cũng phải suy nghĩ miên man về cái này đúng, cái kia sai. Kính nhớ Sư ông chỉ giúp con rằng có phải con đang ứng dụng thận trọng chú tâm quan sát quá mức không? Và con nên làm thế nào để điều chỉnh lại những suy nghĩ như vậy.
Con xin cảm ơn sư ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Người Phật tử muốn tu tại gia có cần thiết phải chọn 1 Pháp môn để tu theo không ạ? Ví dụ: Theo Tịnh Độ thì niệm Phật, theo Thiền thì thực tập hành thiền... Lâu nay con cứ luôn thắc mắc: Tu là phải làm gì trong cuộc sống hàng ngày? Con nghe Thầy chỉ dạy là muốn ngồi thiền thì cứ ngồi, thậm chí không ngồi thiền cũng được, nhưng trong mọi công việc, hoạt động đều phải thận trọng chú tâm quan sát, đó cũng chính là thiền. Vậy con có thể hiểu ngắn gọn: Tu chính là phải luôn thực tập chánh niệm trong từng phút giây của đời sống hàng ngày. Con hiểu như vậy có đúng không ạ. Mong Thầy chỉ dạy thêm cho con. Con xin thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-09-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông thận trọng chú tâm quan sát hay tinh tấn chánh niệm tỉnh giác là chính, chứ không phải diệt phiền não là chính đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi, từ khi nghe được lời dạy của thầy về việc thận trọng chú tâm quan sát trong từng hành động, nói năng, con cảm thấy mình càng khó để bày tỏ lời nói với mọi người khi giao tiếp. Trước khi phản hồi lời nói của người khác con phải dừng lại rất chậm để xem mình nói câu nào cho hợp lý... Nhưng thực tế càng thận trọng bao nhiêu thì lời phản hồi của con lại càng lùng túng và thiếu hợp lý bấy nhiêu. Không biết con đang gặp phải vấn đề gì thầy nhỉ. Mong thầy chỉ bảo giúp con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy con đã nghe pháp thoại của thầy và hôm bữa có lên chùa Bửu Long được gặp thầy và được thầy khai thị.
Khi trở về nhà con nhìn nhận mọi việc như nó đang là bằng một cái tâm rỗng lặng trong sáng. Trải qua nhiều việc nghịch duyên mất mát trong đời và nhờ thầy hướng dẫn con cũng học ra được bài học giác ngộ từ những điều đó. Con với vợ con đã li dị sau những biến cố của cuộc sống và con cũng đã đối xử với cô ấy hiện tại bằng một cái nhìn không yêu không ghét. Duy nhất có đứa con của của con thì con thận trọng chú tâm quan sát nó và thương yêu một cách trọn vẹn nhất có thể. Nhưng lúc đó tâm con lại khởi lên tâm tội nghiệp nó không có đủ trọn vẹn tình thương cha mẹ của một gia đình bình thường. Con phải làm sao để sống thuận pháp? Xin thầy khai thị giúp con! Con xin cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2022

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con vẫn thường thấy biết thân-tâm-cảnh trong đời sống hàng ngày hơn một năm nay. Con không cần cố gắng gì, cái thấy biết đó rất tự nhiên (trong mọi hoạt động bình thường như ăn cơm, đi chợ, nấu ăn, đọc sách...) con cũng không cần tìm tòi nghe ngóng gì cả mà tự cứ thấy biết thế. Kể từ khi nghe Pháp của Thầy, con hiểu được sống để học các bài học và giác ngộ chính mình, nhưng cũng không đặt nặng khi nào con phải giác ngộ, chỉ cần hàng ngày thấy biết và không hại mình hại người là được rồi.

Trong cuộc sống, con thấy mọi người rất thích được tâm sự và than oán nỗi lòng của họ với con, họ than vãn chỉ để trút được nỗi giận trong họ cho thỏa chứ không hề muốn được cải thiện hay xin lời khuyên gì cả, con luôn biết tất cả những đau khổ ấy là do chính mỗi người tự tạo nên cho mình, nhưng con chỉ có thể nghe và thông cảm, vì có lần con cũng lựa lời khuyên nhưng thực chất họ chỉ muốn con nghe và được than oán tiếp. Trước đây, mỗi khi nghe những tâm sự ấy, con vô cùng đồng cảm và cảm thấy những cảm xúc y hệt người đang kể ra câu chuyện đó với con, mỗi lần nghe xong con đều mệt, buồn lây, giận hộ và sau đó là thấy mình ngớ ngẩn vì cứ tự mang mình ra làm thùng rác để người khác xả các câu chuyện lên mình. Hôm nay, khi chị gái than vãn với con về những đau khổ trong đời chị ấy, con thấy những cơn khó chịu trong lòng lại đến, con cảm nhận được tâm trạng của chị mình. Nhưng bỗng nhiên con nhận ra, con đã ôm tất cả những cảm xúc, nỗi đau, câu chuyện, hoàn cảnh,... của những người xung quanh kể cho mình làm "của mình". Chính vì ôm lấy làm của mình thế, mà không đơn thuần cho nó được đến đi tự nhiên như cơn gió, ôm lấy cảm xúc câu chuyện của chính mình đã khổ, đây con còn tự ôm lấy tất cả những đau đớn của mẹ của anh của chị... để làm của mình thì đúng là quá khổ rồi. Khi con nhận ra như thế bỗng lòng con nhẹ bẫng, con để cho tất cả được đi. Bỗng con hiểu được câu hãy làm tốt việc của mình, đừng xen vào việc của người khác và đừng lo việc của ông trời. Việc của mình chỉ có việc thận trọng chú tâm quan sát và cái gì đến để nó đến, cái gì đi để nó đi thôi. Con đã nghe Pháp của thầy rất nhiều, đến hôm nay con đã hiểu được và thấy được phần nào về việc một cái bản ngã ảo tưởng cứ ôm lấy tất cả mọi thứ và cho nó là của mình, do mình, vì mình như thế nào; không chỉ là tiền bạc, địa vị, danh tiếng, thân thể, sức khỏe,... ngay cả ôm lấy những cảm xúc, những tư tưởng,... cũng tự làm khổ mình, hại mình, và chẳng cần thiết đến thế, tự con thấy cái gì đến cứ nhiệt tình làm, cái gì đi mà buông ra được thì nhẹ cái đấy; con vẫn đang trên con đường học, thấy biết và buông thầy ạ.
Con đã từng đến thăm thầy ở chùa Bửu Long, con đã được thầy chỉ cho thế nào là trọn vẹn thấy biết, được ngồi uống trà cùng thầy và các sư. Hôm nay con viết những dòng này, vì con xúc động khi nhận ra thêm 1 điều, ngày nào con cũng nhận ra những điều nhỏ bé và vỡ ra buông đi khi thấy biết chính mình thầy ạ. Con nghĩ khi hành theo Pháp thầy khai thị, chính là sự cúng dường lớn nhất đối với một người thầy mà con kính trọng. Con kính chúc thầy sức khỏe và thành kính cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-09-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con nghe trong một bài pháp, thầy giảng: “Không cần tin mà khi Pháp đến, cứ thận trọng, chú tâm, quan sát”. Khi con trải nghiệm một việc gì đó, con thấy đúng, từ đó, con có niềm tin cho việc tương tự vào những lần sau. Đối với những chuyện con chưa biết thực hư, con thường đặt niềm tin để bản thân có động lực làm, từ đó mới biết được đúng/sai, con cảm thấy niềm tin là điều thúc đẩy con người hành động. Vậy trong trường hợp của con, niềm tin có gì sai không thầy? Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »