Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 27-08-2022
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy ạ con có một câu hỏi mong thầy khai thị giúp con là có một người rõ ràng họ đã giác ngộ rồi và cái cảm giác trong tâm rất thanh tịnh. Nhưng khi họ sống ở một môi trường không tốt một thời gian thì tất cả những cảm giác thanh tịnh bên trong tâm họ dần không còn nữa. Vậy làm sao để họ có thể tìm được cái cảm giác mà họ đã giác ngộ như lúc đầu ạ, dù họ rất cố gắng để tìm cái cảm giác trong tâm đó nhưng vẫn không được. Con xin cảm ơn thầy
Ngày gửi: 02-06-2022
Câu hỏi:
Bạch Thầy, có hai câu nói về thiền như sau:
- Thiền là trạng thái của tâm khi thấy bên ngoài động mà bên trong không động.
- Thiền là trạng thái của tâm khi thấy bên ngoài động thì thấy động, bên trong động thì thấy bên trong động và ngược lại (tĩnh)
Hai câu trên đều diễn tả trạng thái của tâm nhưng câu trên thể hiện sự cố gắng nổ lực để đạt được mục đích trạng thái của tâm, còn câu dưới thì thể hiện trạng thái của tâm định tĩnh, an nhiên không mong cầu.
Bạch Thầy cách con nhìn nhận về hai câu như trên có đúng không?
Kính tri ân Thầy và chúc Thầy sức khỏe và an vui.
Con mong sớm được gặp Thầy.
Ngày gửi: 13-04-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy trở về với tánh biết chính là đỉnh cao của thiền quán đúng không ạ?
Ngày gửi: 20-01-2022
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy ạ!
Thưa thầy! Tánh biết thấy pháp tương đương với tầng tuệ nào trong 10 tầng tuệ trong thiền minh sát ạ?
Con xin cám ơn thầy.
Ngày gửi: 21-12-2021
Câu hỏi:
Kính thưa sư ông, xin sư ông chỉnh lại cho con nếu con hành thiền sai. Thiền quán là chỉ chú tâm Quan sát thôi hay mình nói thầm là cái này không phải ta?
Ngày gửi: 18-12-2021
Câu hỏi:
Kính thưa sư ông! Khi tâm không động, không khởi là thiền định mà không cần chỉ. Dù tâm khởi hay không khởi vẫn trọn vẹn rõ biết là thiền tuệ. Định, Tuệ song hành trong từng khoảnh khắc như thế, con thấy thiền không khó như nhiều người cứ tưởng tượng.
Ngày gửi: 07-12-2021
Câu hỏi:
Con chào Thầy. Nhờ Thầy cho con hỏi khi tâm rỗng lặng trong sáng chỉ còn tánh biết tự chiếu thì là ở giai đoạn nào trong Phật Pháp ạ? Có phải là đồng với Tâm chư Phật chưa vì con mới được trải nghiệm 01 lần duy nhất con cũng chưa biết là nếu có dịp lặp lại thì tiếp theo là gì hay chỉ là vậy ạ. Con xin cảm ơn những lời chỉ dạy của Thầy
Ngày gửi: 13-07-2021
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Sư Ông,
Con thưa Sư Ông, con nghe Sư Ông giảng bài kinh Trạm Xe con tự ghi chú lại theo con hiểu như sau:
1. Sīlavisuddhi – Giới Thanh Tịnh:
+ Là tứ thanh tịnh giới (những hành động, nói năng, biểu hiện qua thân, khẩu không có hại mình hại người).
+ Không còn giới cấm thủ, thấy được sự trong sạch của giới.
2. Cittavisuddhi – Tâm Thanh Tịnh: Loại bỏ ảo tưởng, dính mắc, tán loạn, dứt trừ sạch sẽ 5 triền cái.
3. Diṭṭhivisuddhi – Kiến Thanh Tịnh: Thấy như thật, đoạn tận hoàn toàn thân kiến, khi tâm trong sáng thì phản ánh trung thực mọi pháp.
4. Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi – Đoạn Nghi Thanh Tịnh: Thấy được thực tánh pháp, không phải thấy do ảo tưởng nên không còn hoài nghi.
5. Maggāmaggañāṇadassanavisuddhi – Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh: Biết rõ cái gì là đạo, cái gì là trở ngại của đạo (Ví dụ các ấn chứng thiền định).
6. Paṭipadāñāṇadassanavisuddhi – Đạo Tri Kiến Tịnh: Sử dụng được đạo thánh đế trong mọi hoàn cảnh.
7. Ñāṇadassanavisuddhi – Tri Kiến Thanh Tịnh:
+ Trong thấy chỉ có thấy, không có bản ngã trong đó ... nghe ... ngửi ... nếm ... xúc... Đây chỉ là tướng biết thanh tịnh, vẫn chưa là cứu cánh của phạm hạnh.
Con thưa Sư Ông, theo con hiểu lời sư ông giảng thì giới tịnh là vị hành giả đoạn trừ được giới cấm thủ, kiến tịnh là vị ấy loại trừ được thân kiến, đoạn nghi tịnh là vị ấy dứt sạch được nghi ngờ. Vậy bản thân con tự suy ra là đến giai đoạn thứ 4 là vị ấy đã gột sạch được 3 kiết sử chứng được quả nhập lưu có phải không ạ?
Tuy nhiên, con có đọc một bài viết trên Trung Tâm Hộ Tông về 16 tầng tuệ minh sát, con thấy đến tuệ thứ 14 (thức là phải giai đoạn thanh tịnh thứ 7 - tri kiến thanh tịnh), thì vị đó mới chứng được quả nhập lưu.
Con kính bạch Sư Ông, là con hiểu sai, hiểu chưa đúng hay như thế nào con kính mong Sư ông khai thị cho con để con đường tu tập của con được sáng tỏ hơn. Con kính đảnh lễ Sư Ông!
Ngày gửi: 20-01-2021
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ Thầy. Thầy cho con hỏi, từ lâu con đã bén duyên với thiền, nhưng đến với Nguyên thuỷ thì mới đây. Con thấy rất hợp, rất minh triết rõ ràng. Con có 2 câu hỏi, xin thầy giải đáp.
1. Thầy có giảng pháp môn khổ hạnh và thiền định đức Phật nói không đưa đến giải thoát. Nhưng con tu tập thiền định đã lâu và kết hợp với thiền tuệ, con nghĩ rằng thiền định như những viên gạch còn thiền tuệ như bức tường. Vậy thiền định cũng có thể là tiền đề hay là 1 pháp môn dẫn lối đến bài học gì mình hiểu ra... ý là vậy.
2. Khi con toạ thiền định, con lắng nghe quan sát hơi thở đến khi con cảm nhận hơi thở vào và ra chỉ là tích tắc, tích tắc, hít vào rất ít, thở ra rất nhẹ giống như không cần oxy vào máu để lên não đó. Con rất tỉnh giác không bị ma mị gì. Khi thiền chỉ tầm tứ hơi thở, mọi suy nghĩ, ảo vọng, hình tướng... xuất hiện con để tự nhiên cho Tâm, tuệ tự chiếu soi. Con thấy rất an lạc trú tâm trong định. Và phỉ phát sanh nơi thân, rần rần hạt hạt cả người.
Vậy cho con hỏi cảm giác đó đúng không? Con thiền theo cách đó đúng không? Con xin cảm ơn ngài.
Ngày gửi: 04-06-2020
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Trước đây, khi con ngồi quan sát hơi thở vào ra nơi đầu mũi, 1 thời gian sau con thấy an tĩnh, mọi thứ ngưng bặt như đang ngủ, khi mở mắt ra thì đã hơn 30ph hoặc 1 giờ. Ý con là thời gian đồng hồ có vẻ trôi qua nhanh hơn thời gian cảm nhận bằng tâm lý.
Nhưng dạo gần đây, khi con thực hành thì không có trạng thái ngưng bặt như ngủ nữa mà vẫn có sự an tĩnh và con thấy rõ sự an tĩnh, thân thể nhẹ nhàng. Nhưng trong tình huống này thì khi con mở mắt ra thời gian thực tế lại ngắn hơn thời gian cảm nhận của tâm lý. Ví dụ con cảm thấy trạng thái an tĩnh này dường như diễn biến hơn 30ph, 1 tiếng, nhưng thời gian đồng hồ thì khoảng 15-20ph thôi.
Nhờ Thầy chỉ giúp con, liệu như vậy có bình thường hay có thực hành đúng không ạ?
Con cảm ơn Thầy.