loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 63 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tương giao - mối quan hệ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-10-2022

Câu hỏi:

Nam Mô Phật. Thưa Thầy, con thấy các mối quan hệ càng thân thiết càng dễ làm tổn thương nhau do những mong cầu đôi khi không được đáp ứng. Con hiện tại tách ra khỏi nhóm bạn thân, nói là tự cô lập cũng đúng. Con chỉ muốn tương giao, cùng nhau làm các thiện pháp, con không muốn thân quá nên khi bạn nhờ mình làm gì mà mình từ chối thì bạn giận hay bạn xen quá nhiều vào chuyện cá nhân của mình rồi bảo là vì quan tâm mình nên mới vậy. Giờ con tách ra, nhưng cũng thấy mình cô đơn và cô lập bởi ngoài những người bạn đó thì con cũng không thân với ai cả. Kính mong Thầy cho con lời khuyên. Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2022

Câu hỏi:

1. Con từng nghe Thầy dạy về "tình yêu" và "mối tương giao". Con thắc mắc là nếu mình đã tự nương tựa chính mình tốt, thì đâu cần đến mối tương giao đâu nhỉ? Ngược lại khi mình cần có mối tương giao thì tức là mình đang dựa vào bên ngoài - thế thì có khác gì tình yêu?

2. Nếu một người đi đến đâu đều dễ khiến người khác xiêu lòng vì mình, dù không cố ý, thì người đó có đang tạo "nghiệp" không? Và làm sao để tiết chế việc người khác xiêu lòng vì mình lại, do có chút phiền phức và khó xử cho cả hai bên.

3. Con tự nhận thấy mình có cố "né tránh" trong hầu hết các tương quan với con người. Trước kia, nguyên do là do con sợ hãi, sợ bị tổn thương, sợ bị ràng buộc. Sau một thời gian dài chuyển hóa, con tránh né vì tự thấy mình không có nhu cầu từ đối phương, và cũng tự thấy chẳng ai có thể đáp ứng nhu cầu bất tận của mình, hoặc là thiệt rủi ro, mất giá, nếu cứ phải chạy theo năn nỉ ai đó quan tâm thương yêu mình, nên thôi tự thương mình cho rồi.

Con thấy ổn cho riêng mình, còn một số người thì hình như họ không thấy thế. Con xin Thầy khai thị thêm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-06-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,

Trước khi đi tu, con cũng đã nghe pháp của thầy, và con thích nhất 2 bài giảng của thầy, 1 là về mối quan hệ, 2 là về sự cô đơn. Con tưởng con đã hiểu hết. Rồi khi con đã buông được tình cảm gia đình, người thân, yêu đương nam nữ để nhẹ nhàng bước vào cuộc tu với một cái tâm dũng mãnh, sẵn sàng cô độc và không sợ bị ràng buộc bởi bất cứ mối quan hệ nào. Chập chững bước vào con đường tu, con không khó để hoà nhập môi trường và hội chúng nên con tưởng mình sống được bằng "sự tương giao" như thầy nói.

Nhưng không, cho đến khi con thật sự trở nên thật thân thiết với một vị sư huynh sau một thời gian dài tu tập, bảo ban nhau, chăm sóc nhau những lúc ốm đau, động viên nhau những lúc xuống tinh thần,... con nhận ra con có sự dính mắc, con đã quan tâm, can thiệp vào đời tu và đời tư của vị ấy hơi nhiều khiến vị ấy cảm thấy bị làm phiền, con cũng thật lòng nói ra cảm giác có tình cảm với vị ấy đặc biệt hơn với tất cả huynh đệ khác, con tin tưởng và dũng cảm nói ra vừa là để nhẹ lòng vừa là mong muốn vị ấy có thể hỗ trợ để con nhìn nhận đúng đắn về mối quan hệ này, để con thoát khỏi sự dính mắc.

Để rồi, từ một người thân thiết với con nhất, vị ấy đã lựa chọn thẳng thắn cự tuyệt với con, không muốn gặp hay nghe bất cứ một lời nào từ con. Cùng trong hội chúng, gặp nhau mỗi ngày, con vừa khó xử vừa thấy rất đau lòng, cảm giác tổn thương cũng chẳng khác gì cảm giác bị ruồng bỏ bởi người thân hay bị người thương quay lưng vậy. Và vì không giải quyết được, con đã rời sang trú xứ khác.

Nay, khi đã ổn định một thời gian ở nơi mới, bình tâm nhìn nhận lại những chuyện đã qua, con cũng thấy ra những điều mình làm chưa tốt, muốn xin lỗi, muốn cảm ơn vì dù cách ứng xử của vị ấy khiến con thật sự đau khổ nhưng cú đau ấy lại giúp con trưởng thành hơn, và con nghĩ rằng vị ấy cũng thương con nên mới làm như vậy - đó có thể không phải cách tốt nhất nhưng đó là cách tốt nhất vị ấy có thể làm trong quan điểm của mình.

Con cứ bị đẩy qua đẩy lại giữa 2 lựa chọn, lúc thì rất muốn về lại để giải quyết mâu thuẫn, để xin lỗi, để cảm ơn, để nhẹ lòng. Nghĩ đến lựa chọn này, con lại tưởng tượng ra nhiều viễn cảnh xấu, nhiều chướng ngại, đặc biệt nỗi sợ sẽ đau thêm lần nữa. Còn những lúc khác, con lại thấy ổn với hiện tại, nghĩ về vị ấy mà lòng vẫn bình an và không cảm thấy cần quay về, có duyên gặp lại thì tính sau. Một bên là "ổn với hiện tại" nên cứ ở yên; một bên là rất muốn về gặp kèm theo nỗi sợ.
Con cứ băn khoăn mãi thưa thầy.

Còn một vấn đề nữa, qua trải nghiệm lần này, con nhận thấy một sự nguy hiểm của người tu, một cái "vỏ bọc tinh tế" được tạo ra do sống khuôn phép đạo đức, do giữ gìn thân khẩu nhẹ nhàng, nhã nhặn, để rồi khi xảy ra điều nghịch ý thì giống như một ngọn núi lửa bùng lên. Vì nếu không thì làm sao thái độ và cách cư xử lại có thể quay ngược hẳn từ quan tâm nhẹ nhàng sang cự tuyệt phũ phàng như vậy? Con nghĩ là mình không thể tu kiểu bắt chước thánh nhân để trở thành bậc thánh, mà phải thấu hiểu và chấp nhận chính mình từ những điều đẹp đẽ đến xấu xí nhất trước đã, thầy cho con thêm góc nhìn về điều này với ạ.

Con thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi, con không có bạn thân hay nhóm chơi thân. Ban đầu con cũng thấy nhiều bạn muốn chơi với con nhưng con thì không. Con cảm thấy ở một mình thoải mái hơn. Tuy vậy, cuộc sống không phải lúc nào cũng một mình mà được. Sau này, con thấy suy nghĩ của con khác đi. Con cởi mở với mọi người nhưng có vẻ như mọi người có hai xu hướng. Một là, thấy con thì sợ do khi đã đi đến tận cùng vấn đề. Con là một người khá sắc sảo. Hai là, con với họ không có điểm chung. Những thứ họ thích thì con không thích và ngược lại. Con cảm thấy đôi lần lúng túng không biết làm sao thoát khỏi tình cảnh này. Thầy chỉ bày cho con với. Con kính đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-05-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy,
Hôm nay con gặp lại người mà từ lâu con mong nhớ, mong gặp và trò chuyện cùng người ấy.
Vậy mà khi gặp người ta, con thấy rất bình thường, như một người bạn hết sức bình thường, con cảm nhận đó là tình bạn tương giao hết sức tự nhiên.
Những tháng ngày mong nhớ là những tháng ngày ảo tưởng, tham ái.
Con thấy thật mắc cười mình, à ra vậy, con thấy thật nhẹ, thật vui.
Con kính trình thầy.
Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-03-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông
Vừa rồi con thấy trên Facebook có chia sẻ trích dẫn sau đây của Krishnamurti:

"We live in this world in a state of relationship - relationship between man and woman, between friends, between ourselves and our ideas, our property, and so on. Life demands relationship, and relationship cannot exist when the mind is isolating itself in all its activities. Please watch this process in yourselves. When there is self-centred activity, there is no relationship. Whether you are sleeping in the same bed with another, or going in a crowded bus, or looking at a mountain, as long as your mind is caught up in self-centred activity, obviously it can only lead to isolation, and therefore there is no relationship".

Theo con hiểu thì nếu hoạt động "vị kỷ", con người vẫn có thể tạo ra những mối quan hệ chế định, chỉ có điều là nó tạm bợ và ít có sự tin tưởng, hay xảy ra áp lực, lợi dụng, phản bội lẫn nhau. Cho nên chữ "relationship" ở trên đây có phải là "tương giao tự nhiên" mà Sư Ông hay nói tới không ạ? Vả lại, mấy ông này ổng hay nói bản ngã tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Qua chiêm nghiệm kết hợp nghe Phật pháp, con nghĩ là "bản ngã" hay thương ghét, lấy bỏ theo cảm tính, không biết rõ cái mình muốn nắm giữ, không biết cái đó cũng vô thường, cũng vận hành ngoài sự kiểm soát của "cái ta", cho nên thành ra "bản ngã" bị đơn độc, giống như ngoài đời có những người khinh người này, đeo bám người khác chỉ để chuốc lấy mâu thuẫn và tan rã với người họ đeo bám. Có phải ý ổng là vậy không ạ?

Nguyện Sư Ông và mọi đệ tử đều được an vui lâu dài!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-03-2022

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Sau khi nghe các bài pháp thoại hướng dẫn của Thầy về Sự tương giao và mối quan hệ. Con luôn quan sát tâm con với các Pháp đến và đi với sự hiểu rằng, mỗi người hay chúng sinh sinh ra đều có bài học riêng của mình cần phải học và trải nghiệm là:
- Không cố gắng tạo lập mối quan hệ dựa trên ý muốn chủ quan mà chỉ nên thiết lập các mối quan hệ do duyên và Pháp đưa đến.
- Không nên can thiệp vào sự vận hành nơi người hay vật đó nếu không có sự yêu cầu
- Chỉ nên can thiệp trong những tình huống khẩn cấp với tâm trực nhận qua sự thấy biết rõ ràng
Hiện tại, khi hiểu ra được nguyên lý của sự tương giao này thì con thấy tâm mình không như trước, không cố gắng để tạo tác các mối quan hệ trong công việc và đời sống và cố gắng làm đẹp lòng người khác.
Khi một Pháp đến với mình như người bạn hoặc người thân gặp nỗi buồn hoặc khó khăn nghịch cảnh thì nghĩ rằng mình cần làm gì đó để thể hiện là mình luôn sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với họ; nhưng bây giờ khi đã hiểu mỗi người đến có bài học do Pháp đem đến cho mỗi người và khi con chia sẻ về sự hiểu đó đó với những đối tượng là bạn hoặc người thân (chỉ giúp đỡ một cách nhiệt tình khi họ cần hoặc đề nghị được giúp đỡ, không thể hiện nhiều sự hỏi han, quan tâm) thì một số người gọi đó là sự dửng dưng, thụ động, không có sự thể hiện trách nhiệm với vai trò là người trong gia đình hoặc bạn thân. Nói rằng nếu sống như vậy sẽ rất khó để tồn tại ở cuộc sống luôn cần phải tạo dựng những mối liên hệ xung quanh mình.
Như vậy theo con hiểu thì khi ứng tâm với đời sống bên ngoài vẫn phải sử dụng linh hoạt, khéo léo những cách thức ứng xử của Tục đế để có sự hài hòa với mong cầu của cuộc sống. Còn với mặt bên trong tâm thức thì luôn rỗng lặng trong sáng để chỉ quan sát cảm nhận các Pháp theo góc nhìn Chân đế mục đích không để cho các Tâm bất thiện khởi sinh.
Con xin trình bày về góc nhìn của con về sự tương giao và mối quan hệ để nhờ Thầy cho con lời khuyên để có được sự ứng xử đúng tốt trong cuộc sống.
Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-02-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Nếu bản thân mình chưa đủ trong lành, định tĩnh, sáng suốt, chưa có được "trong nghe chỉ nghe, trong thấy chỉ thấy" thì mình phải tránh xa những người thường gây cho mình phiền não khi tiếp xúc cho dù họ là những người thân thiết không ạ?
Mặt khác, mình phải thấy được không chấp vào sự khác biệt đúng không Thầy.
Thật sự để tâm không chấp vào sự khác biệt với người ngoài, cảnh xa lạ đối với con cũng dễ nhưng đối với người thân thiết, cảnh gần gữi khó quá Thầy ơi. Nó cứ ràng buộc, đan chéo rất khó vô tâm đối với sự vật hiện tượng đó.
Con kính đảnh lễ tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Con xin kính tri ân Sư Ông, hôm nay con lại xin Người chỉ dạy:
Có phải khi chúng ta nhìn được cuộc sống trong SỰ TƯƠNG GIAO thì không còn có ý kiến gì nữa, tất cả chúng sinh đều phải thọ nhận sự tương giao do chính mình tạo ra nên đừng tìm cách lý giải những sự bất hợp lý, chúng sinh đi mãi trong luân hồi vì luôn không chấp nhận sự tương giao của mình, luôn phản đối và tìm cách thu xếp theo ý mình (bản ngã dẫn dắt).
Như vậy nếu chúng ta sống với sự tương giao, nhìn được mọi sự với sự tương giao thì sẽ tìm được sự an lạc ngay bây giờ.
Con xin chân thành biết ơn.
Nay kính

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Cho con xin hỏi: Thầy có giảng trong cuộc sống thì thận trọng chú tâm quan sát để thấy ra sự thật nơi thân thọ tâm tương giao với pháp thế nào để điều chỉnh thái độ nhận thức và hành vi của mình sao cho đúng tốt.
Vậy cho con xin hỏi cái để nhận ra thái độ nhận thức và hành vi của mình thì nó vẫn là cái Thức phải không ạ vì nó vẫn còn phân biệt. Hiểu và tương giao thế nào để thấy ra bản tánh của mình ạ, trong sự tương giao thì vẫn song song phải dùng cả thức và tánh phải không ạ? Con xin cảm ơn ạ!

Xem Câu Trả Lời »