loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 15 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Lão Tử & Trang Tử'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-06-2022

Câu hỏi:

Bạch Thầy, cho con mạn phép được trình thầy một câu hỏi. Trong Đạo Đức Kinh có viết: "Hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn", câu này nghĩa là gì ạ?
Con xin tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-04-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Thầy ơi, có 2 từ con chưa hiểu, tu theo đức hạnh Đất của Đức Phật, và tu theo đức hạnh Nước của Lão Tử là gì?
Xin Thầy khai thị.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-03-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông!
Con có một kinh nghiệm cũng lâu rồi trong việc tu học muốn trình lên cho Sư Ông ạ. Có nhiều lần con vác nước lên dốc, mới đầu vác thì cứ đắn đo, phân tích thấy mệt nhưng khi con buông ra, mềm yếu trở lại, cứ vác thôi thì nó khoẻ, nhẹ nhàng, thoải mái. Trong cuộc sống và lúc hành thiền cũng thế, con thường mềm yếu, thả lỏng hết, chẳng đắn đó, suy xét, nỗ lực gì hết thì lại bình an, nhẹ nhàng, dẻo dai, ngồi lâu dài hơn, dường như cái thấy biết lại được rõ ràng, trọn vẹn hơn, đặc biệt trong lúc ngồi thiền, có khi hôn trầm, phóng tâm này nọ đến con cứ thản nhiên, không chống cự gì cả, hoà mình với nó thì nó yếu dần và mất đi mà con thấy rất khoẻ, tỉnh táo (ngày trước con phải khởi tâm tiêu diệt, phản ứng, quán tưởng này nọ đôi khi nó cũng hết nhưng xong thì con kiệt sức, có sự bất an), con giống người đã chết ấy, càng chết đi, càng mềm yếu, càng buông lỏng thì con càng thấy bình an, nhận biết tốt hơn, con không biết tại sao như thế ạ?
Con có nhớ rằng có ai nói: "MỀM YẾU LÀ CÁI DỤNG CỦA ĐẠO". Hay con đọc trên mạng thấy có nguyên lý cái cốc, chỗ rỗng mới là dụng, rỗng càng nhiều thì đựng được càng nhiều... Giống như cái bản ngã càng yếu đi thì cái thấy biết tự nhiên càng mạnh phải không ạ?
Xin sư ông khai thị cho con thêm để con có thái độ đúng đắn và niềm tin hơn trong tu học ạ. Con xin tri ân Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-10-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Trong một số bài giảng Thầy có đề cập đến Lão Tử, nhưng con vốn khờ khạo không tiếp thu được nhiều xin Thầy từ bi hoan hỷ khai thị cho con ba điều:
1. Những điều cốt yếu trong tinh thần Lão Tử là gì?
2. Về mặt ứng dụng tinh thần Lão Tử nên như thế nào để hòa hợp với tinh tấn chánh niệm tỉnh giác của Phật Giáo?
3. Con có cần đọc Đạo Đức Kinh không và nếu cần thì con nên đọc bản dịch của vị nào để hợp với căn cơ thấp kém của con?
Con cảm ơn Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-04-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, quyển "Đừng hiểu lầm Lão Tử" có phải là quyển "Tư Tưởng Lão Tử Qua Quan Điểm Phật Học" không ạ? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2018

Câu hỏi:

Con chào Thầy! Con chưa hiểu rõ sống thế nào là "tùy duyên thuận pháp". Con nghĩ thuận pháp là thuận theo quy luật vận hành của trời đất, vũ trụ, âm dương nên con nghiên cứu thêm về "dịch lý" và triết học của Lão Tử để sáng rõ hơn. Con xin Thầy cho con ý kiến ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-01-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Sư!
Con không hiểu câu của Lão Tử: "Đức dày như trẻ thơ". Kính mong sư giải đáp cho con.
Con cảm ơn Sư!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-11-2017

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy,
Con cám ơn Thầy đã bỏ thời gian trả lời câu hỏi của con (ngày 4/11/2017). Con đã hiểu sự khác nhau của hai chữ "đắc". Chữ "đắc" đầu là không thể dùng trí để "đắc" được chân đế, còn chữ "đắc" sau là nhận ra "Phật tánh" của chính mình. Con hiểu như vậy không biết đã thật đúng chưa?
Kính thưa Thầy, con lâu nay vẫn bị lấn cấn cách hiểu chữ "Pháp", con thường hiểu "Pháp" là quy luật tự nhiên như "sinh, lão, bệnh, tử", "xuân, hạ, thu, đông" cứ vậy mà vận hành. Và con rất tâm đắc lời dạy của Thầy "tùy Duyên, thuận Pháp" không cơ, cầu. Nhưng như vậy lại có bóng dáng "vô vi" của Lão? Con nghĩ chữ "Pháp" của Phật phải thâm sâu hơn, nhưng mà con vẫn chưa thể hiểu ra. Con mạo muội viết ra những suy nghĩ chưa thấu đáo của con, mong Thầy chỉ dạy giúp con. Con thành kính cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-04-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Mẹ con theo Nho giáo. Theo như bên đạo của mẹ con, đây là Đạo Trời, tam giáo quy nguyên (Thích, Nho và Lão) nên vừa rồi mẹ con có thỉnh hình Đức Khổng tử và Lão tử về thờ chung với Phật Thích Ca. Ngoài ra, ở nhà mẹ con đã có thờ Phật Quan Âm, Đức Quan Thánh, và bài vị Cửu Huyền Thất Tổ.
Anh em tụi con chỉ muốn thờ Phật Thích Ca, Phật Quan Âm, và Cửu Huyền Thất Tổ, nên sau này khi mẹ con mất, tụi con sẽ phải làm sao với hình Đức Khổng tử, Lão tử và Đức Quan Thánh? Con xin kính cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!

Có phải Bát-nhã trong đạo Phật tương đương với Vô Vi của Lão Tử không ạ? Vì con thấy có 1 số điểm giống nhau, nhưng cũng có 1 số điểm khác nhau về mức độ quán chiếu, đối tượng quán chiếu giữa Bát-nhã trong đạo Phật và Vô vi của Lão Tử. Kính mong Thầy giảng cho con được rõ! <p>

Xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »