Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 08-10-2021
Câu hỏi:
Thưa thầy. Trước tiên cho con được cảm ơn thầy vì từ khi biết đến thầy cuộc đời con đã thay đổi rất tốt, như đi trong đêm tối nhìn thấy ánh thái dương. Con vẫn luôn dõi theo thầy. Con biết thầy tinh thông dịch lý và con cũng rất say mê học dịch. Vốn Hán Việt của con còn yếu nên chỉ có thể đọc bản dịch. Hiện con đang đọc bản "Dịch Kinh Tường Giải" của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Xin thầy chỉ điểm cho con xem có phải bổ sung gì không và phương pháp tiếp cận cho đúng đắn ạ?
Và còn một điều con muốn hỏi thầy là xin thầy cho con biết phải hiểu "như lý tác ý" như thế nào mới đúng ạ?
Ngày gửi: 16-05-2020
Câu hỏi:
Dạ thưa Sư Ông, qua quá trình trải nghiệm chính và cuộc sống con thấy ra một điều là hễ tâm mình chứa đựng tập khí gì thì sẽ đưa mình tới những môi trường, con người có chứa những điều tương đồng như vậy. Đôi khi do chính mình bị lực đẩy của tập khí mà tự động tới môi trường đó, con người như vậy. Nhưng có lúc chính những tập khí bên trong mình phát ra từ trường nên những đối tượng hay môi trường sự việc ấy tự đến với mình. Không biết điều con nhìn ra như vậy có đúng không và nó có phải là một quy luật của pháp? Con xin cám ơn Sư Ông!
Ngày gửi: 20-11-2017
Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy!
Thưa Thầy, con xin được hỏi, con có nghe pháp thoại của Thầy nói đến phần cách tu học là có hai cách, thứ nhất là lấy cái này bỏ cái kia. Cách thứ hai là nhận thấy ra tất cả.
1/ Thưa thầy con chưa hiểu lắm về cách thứ nhất ạ? Xin Thầy chỉ giúp con với ạ.
2/ Kính bạch Thầy! Con có biết Thầy đã từng nghiên cứu qua kinh dịch. Thưa thầy con có thể nghiên cứu giống Thầy được không ạ? Chúng có ích gì nhiều cho sự giúp mình và giúp đời không ạ? Xin Thầy cho con lời khuyên.
Con chân thành tri ân Thầy.
Ngày gửi: 26-07-2017
Câu hỏi:
Kính bạch thầy!
Khi ngồi thiền con thấy niệm này nối tiếp niệm khác và có một khoảng cách chừng vài giây giữa hai niệm, vậy khoảng cách đó là gì thưa thầy? Khi tâm sân khởi con có cảm nhận có một cái gì đó bình yên ở đâu con cũng không rõ nữa, nếu con có thể an trú vào cái đó thì mọi chuyện đến đi sẽ rất nhẹ nhàng. Hơn một lần con muốn hỏi thầy điều này nhưng bây giờ mới dám hỏi, xin thầy chỉ cho con được rõ. Tri ân thầy!
Ngày gửi: 20-03-2017
Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy!
Con xin Thầy giảng cho con điều này. Trong một câu trả lời trong mục pháp thoại này, Thầy có viết: "Giác quan thứ 6 thầy gọi là linh tri bên cạnh tưởng tri, thức tri, thắng tri, tuệ tri và liễu tri. Khi còn trong tưởng tri và thức tri, tức trong nhận thức tương đối thuộc tục đế, thì thường có hai mặt đối đãi như con nói. Do đó có câu "nhất niệm khởi thiện ác dĩ phân", khi một tâm niệm khởi lên thì liền phân đôi thành thiện và ác. Điều này trong Dịch Lý gọi là "nhất nguyên lưỡng tính". Người giác ngộ không phải bỏ mặt này lấy mặt kia mà cả hai mặt đều giúp họ thấy ra sự thật tương đối của thế giới hiện tượng, nhờ vậy họ không chấp trước điều gì ở đời mà sống ung dung giải thoát. Con đừng bận tâm hoặc lo lắng, khi tâm thế nào con cứ thấy như vậy thôi, sự thấy biết này giúp con dần nhận ra sự thật và không còn dính mắc trong phân biệt nhị nguyên nữa. (Xem bốn loại nhận thức)"
Con không hiểu ở chỗ "khi một tâm niệm khởi lên thì liền phân đôi thành thiện và ác". Con kính xin Thầy giảng giải và cho ví dụ để con có thể hiểu hơn.
Con cảm ơn Thầy. Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe!
Ngày gửi: 01-01-2017
Câu hỏi:
Thầy kính,
Tâm con đã khá hơn nhiều rồi ạ. Thưa Thầy, công việc của người đời là để kiếm thu nhập. Nhiều chương trình đưa ra để tăng doanh số thường để mọi người cạnh tranh và thi đua với nhau. Con không biết việc dẫn dắt một tổ chức dựa theo kiểu như vậy có làm tăng trưởng lòng tham của mọi người hay không? Con nghĩ đó là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến con chần chừ trong công việc. Việc khơi gợi và làm tăng trưởng lòng tham ắt hẳn là việc không tốt. Mặc dù lòng con không gợn chút gì, nhưng mọi người thì lại rất sôi động xung quanh những chương trình đó. Câu chuyện về người diễn viên hài nghĩ rằng khi chết sẽ được lên Hý Tiếu Thiên nhưng được trả lời sẽ bị đoạ địa ngục cứ ám ảnh con mãi. Con phải làm sao hả Thầy?
Con đọc mấy câu về Dịch Lý. Con không hiểu lắm, nhưng con biết cách tính để gieo quẻ Dịch. Nhiều lúc hỏi, quẻ Dịch ra đúng lắm Thầy ạ. Nhưng nhiều lúc thì con chịu thua, không thể hiểu được quẻ nói gì, mà cũng chắc quẻ muốn giấu không cho mình biết duyên cơ.
Con xin cám ơn Thầy. Và kính chúc Thầy năm mới được nhiều bình an.
Ngày gửi: 28-12-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Con được biết là thầy cũng rất tinh thông về Dịch lý. Trước đây chưa hiểu rõ Pháp, con có đọc qua Dịch thì hoàn toàn không hiểu gì. Nhưng nay đã thấu triệt Pháp ở mức độ khái niệm rồi, khi đọc lại Dịch có lẽ con đã vỡ ra một số điều. Con có một vài kiến giải thế này, thầy xem giúp có hợp lý không ạ.
Dịch là Pháp. Phần biến thiên của Dịch là Pháp hữu vi, là vô thường. Phần bất biến của Dịch là Pháp vô vi.
Vô cực sinh Thái cực. Vô cực ở đây chắc là Vô minh + Hành gộp lại. Thái cực là Thức.
Thái cực sinh Lưỡng nghi. Lưỡng nghi ở đây là Danh (Âm) và Sắc (Dương).
Lưỡng nghi sinh Tứ tượng. Con đoán nó là Lục nhập (Thiếu Dương), Xúc (Thái Dương), Thọ (Thiếu Âm), Ái (Thái Âm).
Tứ tượng sinh Bát quái (chắc là 4 Thủ x 2 Hữu = 8).
Trong đấy Thái Cực (Thức), Lưỡng Nghi (Danh, Sắc) và Thiếu Dương (Lục Nhập) là quả hiện tại của nhân quá khứ. Còn lại Thái Dương (Xúc), Thiếu Âm (Thọ), Thái Âm (Ái), Bát quái là nhân hiện tại cho quả tương lai.
Trong Bát quái, lại phân ra:
- Nghiệp hữu (kết hợp với 4 Thủ) là Nhân
- Sinh hữu (kết hợp với 4 Thủ) là Quả
Bói Dịch dựa trên 64 quẻ thực ra là câu chuyện về nhân quả. Người muốn coi bói khi định tâm mà gieo quẻ (Nhân) thì tâm sẽ linh, người xem bói muốn giải quẻ (Quả) thì tâm cũng phải định thì mới nghiệm.
Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 28-11-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Con có một thắc mắc giác quan thứ 6 hay chính là linh cảm trong đạo Phật được gọi tên là gì ạ? Và trong mỗi con người có phải luôn có 2 mặt thiện và ác phải không Thầy? Mỗi khi con định làm một việc gì dù tốt hay xấu con đều cảm thấy như có tiếng nói ở bên trong con thúc giục con nên làm hay đừng làm nhưng con không hiểu nó là gì ạ. Mong Thầy chỉ giúp con. Con cảm ơn Thầy !
Ngày gửi: 21-10-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con có nghe Thầy giảng về nguyên lý của vạn vật “cực lạc sinh bi” (Dịch lý), cùng cực của Thái sẽ đến Bỉ, nhưng một vị đã thành tựu một thái độ tâm cao nhất là A-la-hán rồi thì khi xả báo thân không thể trở lại một chúng sinh vô minh như ban đầu được, con thấy có mâu thuẫn? Con kính xin Thầy khai thị.
Ngày gửi: 07-08-2015
Câu hỏi:
Kính Thầy! Kính Thầy giải đáp giúp con: <p>
1/ Như con hiểu: Thực tại tại đây và bây giờ chỉ có Tánh Biết thấy thực tánh pháp. Hiểu theo Bắc tông thì Tánh Biết là Tánh Không, nhưng Không này là Chơn Không diệu hữu, là cái liễu liễu thường tri. Còn thấy Thực tánh pháp là thấy ra Tự tánh không của các pháp, tức là thấy ra các pháp vốn không có tự tánh, chỉ do duyên hợp giả có mà thôi. (Một cái Không vi diệu và một cái “không” nghĩa là “hổng có” thôi.) Con hiểu vậy có đúng không? Kính Thầy chỉ dạy cho con. <p>
2/ Trong Dịch lý, từ “vô cực” và “thái cực” nghĩa hoàn toàn giống nhau hay có gì khác? <p>
3/ Người xuất gia có nên học thêm về Dịch lý không? Con muốn học thì phải bắt đầu từ những quyển sách nào thưa Thầy? <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy với tất cả lòng tôn kính và biết ơn. Nguyện cầu Tam bảo gia hộ cho Thầy được nhiều sức khoẻ, mãi là nơi nương nhờ lâu dài và là nhà tư vấn đầy tin cậy cho tất cả chúng con.