loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 14 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'chấp Ngã -chấp Pháp - chấp Thường - chấp Đoạn'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-08-2022

Câu hỏi:

Nam Mô Phật
Con xin kính đảnh lễ Sư Ông,
Con có đọc được một câu: "Người thế gian ngoài mê thì chấp tướng, trong mê thì chấp không" con không hiểu biết được vế sau "trong mê thì dính không" là ý nghĩa như thế nào, kính xin Sư Ông giải đáp cho con về sự pháp này.
Con xin cảm ơn nhiều và chúc Sư Ông thân tâm thường an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-06-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Vì sao tâm mình muốn tha thứ cho một người đã gây ra nổi khổ vì đã xúc phạm mình nhưng bản ngã của mình lại không chấp nhận? Có phải bản ngã quá cố chấp?
Xin thầy khai thị. Kính thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-12-2021

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, trong quá trình thiền quán con thấy bên trong tâm con rỗng không không có một cái gì hết, như vậy là con thấy đúng hay sai để không rơi vào chấp không chấp đoạn ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2021

Câu hỏi:

Kính thầy, con xin chia sẻ câu nói của đức Phật con rất tâm đắc "Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta".
Con đã khó chịu về những cái đeo bám mình quá lâu rồi, hôm nay con chợt ngộ ra, tại sao mình lại khó chịu, là do tính cố chấp của mình. Tại sao mình không vui vẻ, an lạc mà đón nhận? Tấm gương có thể phản ánh vô số hình ảnh mà tại sao nó không điên đầu như con? Vì bản chất của nó là soi chiếu chân thực không thêm bớt gì cả. Tâm như tấm gương soi chiếu những cảm giác khó chịu của cơ thể chứ không để bản ngã chen vào làm tăng độ khó chịu lên thì lúc đó chỉ còn đau mà không khổ. Quả thật, thời gian này đầu con căng quá không nghe pháp nổi, toàn thân thì không mất sức chỗ này cũng mệt chỗ kia. Lần đầu tiên con trải nghiệm cái mệt mỏi mà mình phải nhẫn chịu trực tiếp chứ không còn giải pháp nào để giảm bớt được cả. Đây là cơ hội để con quán chiếu cái đau mà không khổ con mới thấy sơ sơ. Cái khó chịu này cũng là vạn vật đang cung ứng cho ta nhưng không thuộc về ta, con không đuổi nó đi nữa, mà con cần bỏ cái cố chấp của mình thôi.
Con xin trình thầy. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2021

Câu hỏi:

Kính thầy, con đã nhận ra được bài học về tính cẩn trọng, tính sở hữu và nhận thức về thường và đoạn.
Muốn giảm bớt sai sót là chỉ có nhìn thực tế chứ đừng ngồi đó mà suy tưởng rồi cầu nguyện cho được như ý.
Bản thân sinh ra có một mình, đi cũng có một mình. Nhưng giải thoát là ở sự tương giao với vạn pháp thì cần nên làm tròn trách nhiệm mà không oán thán.
Con nhận ra chấp thường chấp đoạn không chỉ ở sinh tử mà cả ở quan niệm sống hàng ngày: nếu hoa trước sau gì cũng chết vậy trồng hoa để làm gì, nếu trước sau gì cũng chết vậy bỏ hết mọi thứ hết sống chi cho khổ hay sinh ra đời làm gì, nhà trước sau gì cũng dơ vậy quét để làm gì, người thân gì cũng sớm lìa ta vậy ta đi tu cho rồi còn có lợi hơn... tất cả là lý luận chạy trốn nỗi khổ phải đối mặt với cái tham muốn được che đậy là cầu sự hạnh phúc giả tạm được tồn tại mãi mãi.
Con xin kính trình thầy. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-02-2020

Câu hỏi:

Con kính chào thày. Con biết câu: "Thà chấp có như núi Tu di còn hơn chấp không như hạt cải". Sáng nay, con chợt hiểu: tất cả những sự đối đãi nhị nguyên chỉ là khái niệm, quan niệm của thế gian, của ngã chấp. Khi bản ngã rơi rụng, tất cả mọi nhị nguyên đều rơi rụng theo, chỉ còn lại tánh biết sáng ngời thấy rõ sự thật đang diễn ra nơi thân - tâm - cảnh. Xin thày chỉ dạy thêm cho con. Con thành kính cảm ơn thày .

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-04-2019

Câu hỏi:

Con cám ơn và kính mong thầy luôn mạnh khỏe, nhờ nghe pháp của thầy con đã không còn kẹt trong chấp không nữa. Một lần nữa xin chân thành cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-04-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.
- Phương tiện thiện xảo đúng với vận hành của pháp chính là thiền Vipassanā. Thiền Vipassanā đúng mức chỉ có thể là nguyên lý không thể là phương pháp. Vì các pháp vốn vô ngã (Tâm vô ngã và pháp cũng vô ngã). Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác là yếu tính tự nhiên của tánh biết. Khi không có cái ta ảo tưởng khởi lên sử dụng yếu tính này theo ý đồ chủ quan của nó thì tánh biết tự động trở về, trọn vẹn, trong sáng với thực tại. Hoàn toàn không có ai trong đó để thực hiện tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Tánh biết biết được pháp thực và pháp ảo (bản ngã) cho nên khi cái biết bất động trước hoạt động của cái ta lăng xăng thì nhiều nhất cái ta ảo tưởng chỉ có thể sinh diệt chứ không thể sử dụng tướng biết theo ý đồ của nó. Bất động không phải là định lại mà là biết pháp như nó đang là. Biết pháp như nó đang là tức là động nhưng không động (cái biết trong sáng nhưng không sinh khởi).
- Khái niệm tục đế không phải là ngã. Khái niệm tục đế nếu đơn thuần là khái niệm thì không sao cả. Chỉ có thái độ chấp khái niệm mới là ngã mà thôi.
- Sở hữu nếu thuần túy là sự phân chia trong xã hội cũng không phải là ngã. Chỉ có thái độ chấp vào tài sản mới là ngã. Vợ tôi, con tôi, tài sản của tôi thực chất không có nhưng mà có. Cái không có là cái thái độ ảo tưởng chấp lầm vợ, con, tài sản là của mình. Cái thái độ ấy thì có nhưng đối tượng của cái thái độ ấy thì không có. Đối tượng vợ, con, tài sản mà bản ngã cho là có thì thực chất cái có đó chỉ là ý niệm trong tâm trí ảo tưởng của bản ngã mà thôi chứ vợ con, tài sản thực thì nó vẫn như nó đang là và biến đổi vô thường theo vận hành của pháp.
- Đối tượng của bản ngã thì không có còn bản ngã thì không thực. Vì không thực nên mới gọi là ảo tưởng. Cho nên trong cái thực thì không có cái không thực vì vậy mà khi Minh hoàn toàn thì hoàn toàn không có bản ngã.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2017

Câu hỏi:

Con kính thưa thầy. Có lần con đọc thấy có một thầy khác giảng như sau: "Hồi-hướng" chính là một thứ chấp-trước, nhưng "không hồi-hướng" cũng là chấp-trước. Phàm hễ có chấp-trước thì không tương ưng với Phật Pháp được! Con còn ngu muội nên không hiểu câu này, con thường chỉ nghĩ nếu mình làm được điều thiện điều lành thì dù với mong muốn để được hồi hướng thì vẫn tốt hơn mình không làm gì cả. Con suy nghĩ thế có gì sai không hả thầy? Con xin thầy chỉ dạy cho con. Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2015

Câu hỏi:

Kính Thầy!
Sao gọi là chấp pháp? Sống với thực tại đang là có bị chấp pháp không?
Con thành kính đảnh lễ và tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »