Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 06-04-2022
Câu hỏi:
Dạ con xin đảnh lễ thầy ạ.
Thưa thầy, con đọc trong kinh Đế Thích Sở Vấn, thấy Đức Phật đề cập tầm và tứ là một trong các nhân duyên tập khởi nên sự thù hận giữa chúng sanh. Vậy tầm và tứ này là gì mà lại sinh ra nhiều sự rắc rối vậy thưa thầy? Mong thầy khai thị giúp con ạ.
Ngày gửi: 26-07-2020
Câu hỏi:
Con xin thành kính đảnh lễ thầy.
Thầy cho con hỏi hai câu hỏi như sau:
1. Khi mình có khởi lên một ý niệm bất thiện và cũng ngay lúc đó ý niệm thiện cùng khởi sanh
Và hành động chưa xuất hiện - như vậy nghiệp có hình thành không?
2. Trong thiền định có nhắc đến năm chi thiền: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Vậy nếu trong đời sống hàng ngày của chúng con, khi chúng con hướng tâm tới một vấn đề gì trong công việc hoặc trong sinh hoạt hàng ngày thì ngay đó có phải là tầm, tứ không? Và nếu như lúc đó có hỷ và lạc nữa thì đó có phải định không?
Ngày gửi: 22-02-2020
Câu hỏi:
Kính bạch Sư,
Kính sư giảng giải giúp con:
1/ Tâm ghi nhận, tâm quan sát, tâm hay biết khác nhau thế nào?
2/ Tâm hay biết cùng phát sinh cùng tâm tham hoặc sân chăng?
3/ Tầm và tứ là gì, trong thiền Minh sát có tầm và tứ không?
Con cảm ơn Sư và kính chúc Sư nhiều sức khỏe.
Con chào Sư.
Ngày gửi: 19-11-2018
Câu hỏi:
Con chào thầy!
Thưa thầy khi ở trạng thái khinh an, tầm tứ gồm 2 loại thiện và ác, vậy an trú tâm có mấy cách ạ? Và khi dùng ý thức tác ý cho thân có những cảm thọ của khổ thì thân cũng khinh an và nhu nhuyến. Vậy Định thì phải ly tầm, tứ để cho thân, tâm định tĩnh ạ. Và như trong kinh Song tầm, và an trú tầm đức Phật có đưa ra những phương pháp để đi đến đoạn diệt tầm tứ. Thưa thầy như vậy có đúng không ạ?
Ngày gửi: 20-08-2017
Câu hỏi:
Kính Sư Trưởng lão,
Chữ "Tứ" trong Ngũ thiền chi có nghiã là: trụ vào, bám vào?
Thế nhưng tại sao trong các Từ điển Hán Việt không có nghiã nầy?
Xin thầy vui lòng chỉ bảo cho con.
Ngày gửi: 21-03-2017
Câu hỏi:
Mô Phật! Con xin chào sư. Sư cho hỏi trong lúc hành thiền, con rơi vào trạng thái cứ trụ vào hơi thở mãi, không quán xét các đề mục thường xuyên được, vì các đề mục lúc sẽ trống trải mình cố tìm nhưng không thấy, buộc phải trở về hơi thở trở thành thiền định mất, không còn thiền tụê được. Mong thầy chỉ dạy cho con, con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 17-02-2017
Câu hỏi:
Kính Sư Trưởng Lão,
Trong quá trình hành thiền, thường liên hệ đến hai chữ "tầm" và "tứ".
Kính xin thầy cho biết: "tầm" và "tứ" có nghiã là gì?
Con chân thành cảm tạ ân đức chỉ dạy của thầy.
Ngày gửi: 20-10-2016
Câu hỏi:
Con chào Thầy, con có một câu hỏi muốn Thầy giúp con. Sống với thực tại hiện tiền là sống có tầm và tứ với tất cả các pháp xảy đến với thân và tâm với một thái độ tự nhiên, con nghĩ như thế có đúng không ạ? Xin Thầy hoan hỷ chỉ giúp con.
Ngày gửi: 17-03-2015
Câu hỏi:
Con xin đa tạ thầy đã chỉ cho con tìm ra chỗ sai và chỗ cần học. Con cũng bận nên hôm nay mới được đọc trả lời của thầy và tiếc là con chưa tìm thấy mười điều cản trở tuệ. Nhận thấy điều này không chỉ có lợi ích cho mình nên con xin làm phiền hỏi thêm là chính vì niệm Phật là thiền định con đang tầm tứ câu A-di-đà nay chuyển sang tầm tứ hơi thở và các duyên khác chứ chưa phải tuệ soi chiếu với tâm rỗng lặng mà tùy duyên thuận pháp. Có điều con thấy tùy duyên thuận pháp nó vẫn cứ còn năng quán sở quán và con thấy vậy rất khó vô ngã ở chỗ này. Mong thầy hoan hỷ chỉ bày. Con hoan hỷ đa tạ thầy
Ngày gửi: 06-01-2013
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Mong Thầy hoan hỷ, cho con xin hỏi.
Sơ Thiền có Tầm có Tứ, vậy Tầm, Tứ là gì? Mong thầy giảng rộng nghĩa cho con.