Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 21-07-2022
Câu hỏi:
Kính thưa sư ông con trình bày 5 triền cái như sau.
Muốn hành thiền định = tham
Ngồi mà không được định = sân
Ngồi lâu quá không định được mệt mỏi = hôn trầm thụy miên
Muốn đắc định = trạo cử
Ngồi nhớ lại lỗi lầm = hối quá
Ngồi mãi không định được = nghi ngờ
Có một cái định con xin gọi là đại định chính là cái định có sẵn đó là buông xả thì tự nhiên tâm định tâm này vốn có đủ tuệ giới và định ạ.
Ngày gửi: 22-05-2022
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con có một vấn đề nơi pháp hành xin thầy từ bi chỉ dạy. Bản thân nhận thức mình không phải là bậc đại căn đại trí, chưa đủ trình độ nên chẳng gượng ép đối đầu với thực tại và chọn dùng các phương tiện xem ra hữu ích hơn mà cũng tỏ ra biết lượng sức mình hơn. Con thường niệm Phật, tay lần chuỗi. Tuy nhiên dù là con niệm Nam mô A Mi Đà Phật hay Araham Sammā Sambuddho thì niệm chừng vài câu là tâm nó nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác mà không còn trọn vẹn với việc mình đang niệm Phật nữa, cụ thể là miệng vẫn còn đang niệm, tay vẫn còn đang lần chuỗi mà cái tâm nó tự nhiên nhớ chuyện cơ quan, nhớ đến một quyển sách đã đọc... rồi ngay đó cái tâm nó cứ tiếp tiếp miên man trong câu chuyện nhớ lại, rồi có lúc bỗng chợt nhận ra tâm mình đang đi lang thang đâu á. Kính xin Thầy từ bi chỉ dùm con cụ thể trong lúc hành pháp niệm Phật thì mình nên như thế nào cho đúng, cho tâm bớt vọng động và gặp tình huống trên thì nên như thế nào.
Kính chúc Thầy pháp thể khinh an, Phật sự viên thành
Ngày gửi: 10-04-2022
Câu hỏi:
CON KÍNH CHÀO THẦY, Con xin phép thầy và nêu câu hỏi ạ:
Thiền định không tách rời cuộc sống
"... Trong thiền định không thể có người suy nghĩ, mà có nghĩa rằng tư tưởng phải kết thúc – cái tư tưởng mà bị thúc đẩy về phía trước bởi sự ham muốn đạt được một kết quả. Thiền định không liên quan gì đến việc đạt được một kết quả. Nó không là vấn đề của hít thở bằng một phương pháp đặc biệt, hay nhìn thẳng ngay mũi, hay đánh thức khả năng để thực hiện những trò ma mãnh nào đó, hay tất cả những chuyện vô lý không chín chắn chung quanh nó... Thiền định không là điều gì tách rời cuộc sống. Khi bạn đang lái xe hơi hay đang ngồi trên xe buýt, khi bạn đang nói chuyện liến thoắng không ngừng nghỉ, khi bạn đang dạo bộ một mình trong cánh rừng hay đang nhìn ngắm một con bướm đang được cơn gió mang đi – tỉnh thức không chọn lựa được tất cả những việc đó là thành phần của thiền định..."
Ngẫm Nghĩ Hàng Ngày Cùng Krishnamurti
Lời dịch: Ông Không
Con hỏi chỗ này ạ:
1."Thiền định không tách rời cuộc sống. Trong thiền định không thể có người suy nghĩ, mà có nghĩa rằng tư tưởng phải kết thúc... tư tưởng phải kết thúc toàn bộ" à thầy?
2. Có tư tưởng mà vẫn THIỀN có được không thầy?
Rảnh thầy trả lời giúp con nhé. CON BIẾT ƠN SƯ ÔNG NHIỀU Ạ
Ngày gửi: 24-03-2022
Câu hỏi:
Kính thưa sư ông, thiền định không sai mà sai là do tu thiền định với tâm dục vọng mong cầu sở đắc mới là sai đúng không ạ?
Ngày gửi: 15-03-2022
Câu hỏi:
Kính thưa sư ông, trong quá trình trải nghiệm con thấy ra một điều là nếu không có phiền não thì không thể nào phát huy trí tuệ thấy vô thường, khổ, vô ngã được ạ. Nếu an trú trong thiền định hữu/vô sắc trong tam giới thì khó có trí tuệ thoát khỏi tam giới. Chỉ có chánh định tự nhiên mới thật là định sinh tuệ giác ngộ giải thoát ạ.
Ngày gửi: 30-01-2022
Câu hỏi:
Câu hỏi 1: Thưa thầy có phải Phật pháp ra đời để giúp chúng sanh tiến hóa nhanh hơn về mặt nhận thức và hành vi của mình hay là tăng thượng duyên giúp chúng sanh giác ngộ sớm hơn. Vậy thầy dạy phải học hết thì người tu cũng không khác gì người không học Phật pháp phải không thầy?
Câu hỏi 2: Nếu không cần thiền định thì đối với người lực tu còn yếu kém làm sao giữ được mình trong Phật pháp. Khi bình thường thì không sao còn khi gặp chuyện trái ý nghịch lòng làm sao mà không bị dao động được. Có phải chúng sanh nào cũng cần thiền định để loại bỏ ngũ dục trước sau đó phải buông bỏ thiền định mới giải thoát được phải không thầy? Trừ những bậc căn cơ lớn đã tu nhiều kiếp mới không cần thiền định.
Câu hỏi 3: có phải chúng sanh nào cũng phải tiến hóa đến đại ngã như đắc được tứ thiền bát định nhưng vẫn khổ không được giải thoát sau đó phải buông xuống đầu hàng pháp mới giác ngộ phải không thầy? Xin tri ân công đức của thầy. Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật
Ngày gửi: 14-01-2022
Câu hỏi:
Dạ con chào thầy, con là nam, năm nay 20 tuổi. Con đang thực tập theo phương pháp quán tâm theo kinh Đại Niệm Xứ, con lấy thiền định hơi thở làm trợ duyên tu tập. Con có hai vấn đề muốn xin thầy chỉ dạy:
1. Con có tính nghi và cầu toàn nên khi con ghi nhận diễn biến tâm con hay bị rối giữa tâm này với tâm kia, con hay có tâm lý ép mình phải ghi nhận tâm theo chuẩn danh từ, lý thuyết như trong kinh điển. Vấn đề lớn hơn hay xảy ra nữa là con hay lưỡng lự giữa các đề mục thiền quán này với thiền quán khác, như cái nào cũng thích, cũng muốn, không có quyết đoán. Vậy con nên chỉnh sửa như thế nào cho đúng ạ?
2. Khi con hành thiền quán hơi thở, sau một lúc, khi nhanh khi chậm, con tập trung vào hơi thở thì thấy có ánh sáng trắng hoặc vàng toả ra, hoặc đôi lúc là một hình tròn đỏ chói như máu. Những lúc thấy hình tròn đỏ chói như thế con hay có tâm lý sợ và tưởng ra các hình ảnh ma quỷ nên không thể tập trung sâu vào định được. Và có những lúc khi ngồi thiền con cảm thấy khinh an, nhẹ nhàng, rỗng rang nhưng sau khi xuất định, ngực con hơi tức, nhói hay cơ thể nặng nề. Con nghĩ thiền định chỉ là tạm thời lấy đá đè cỏ, khi xuất định phiền não, vọng tưởng sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, con vẫn muốn xin ý kiến của thầy.
3. Con chủ yếu sống một mình nên thi thoảng dễ chán, sinh phóng dật. Con nên làm sao để trừ bỏ phóng dật khi ở một mình nhiều ạ?
Con cám ơn thầy vì lắng nghe và phản hồi những vấn đề linh tinh, than thở của con. Chúc thầy an lạc.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa.
Ngày gửi: 01-01-2022
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch thầy: Nhờ đủ duyên Phước lành mà con đã nghe pháp của thầy xuyên suốt hơn nửa năm nay, và con cũng đã ứng dụng với cái tâm buông xả, rỗng lặng trong sáng, tự nhiên vô tâm trong mọi hoạt động và sinh hoạt cũng như trong lúc hành thiền và con đã thấy được thật sự tánh biết khi nó thấy được diễn tiến của thân thọ tâm pháp, khi thân con đau ở đâu thì con nhìn vào cái đau Tánh Biết sẽ di chuyển đến đó làm cho hết đau khi đang ngồi thiền, những cơn đau nặng sẽ giảm dần. Và con cũng đã thử dùng cái tánh biết đó để trị cơn đau nhức vai của con, nó thật sự hiệu quả và hết đau dù uống thuốc vẫn không hết. Và con phát hiện ra thêm một điều nữa là khi con Chánh niệm tỉnh giác liên tục (đã ở trong Chánh định), Tâm hoàn toàn rỗng lặng trong sáng thì Tánh Biết nó tự hoạt động và điều trị (chỉnh sửa, giống như trị liệu) toàn thân con với những gì trong thân không được tốt thì nó hoàn toàn biết tất cả và tự điều chỉnh mà không hề có một bất kỳ ý thức hay bản ngã nào xem vào, Cái Biết vẫn luôn biết một cách hoàn hảo. Con có chút chia sẻ trình với thầy và con xin tri ân công Đức thầy, nguyện xin đem công Đức này hướng về tất cả chúng sanh đều tròn thành Phật đạo. Và một ngày nào đó đủ duyên con đến chùa xin đảnh lễ thầy được không ạ?
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Ngày gửi: 01-01-2022
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy!
Thưa thầy, làm sao để phát triển định tĩnh lặng, tịch tịnh (patipassaddha samadhi) ạ. Con tìm hiểu các tài liệu của Thầy mà chưa tìm ra. Xin thầy từ bi giảng giải cho con!
Ngày gửi: 16-12-2021
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy, con thấy Tánh Biết nó có tính chất định phải ko Thầy? Nhưng cái định này nó ko phải đóng băng một chỗ ạ?